Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

Bản Hòa Ước Trên Tấm Bảng Bằng Bạc

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

BẢN HÒA ƯỚC TRÊN TẤM BẢNG BẰNG BẠC

Năm 1296 trước Công nguyên, trong vương cung của Pharaôn Ai Cập có một đoàn sứ thần cửa nước Hátti đến thăm. Họ mang đến một bảng chữ làm bằng bạc, bên trên khắc 18 điều khoản về chấm dứt chiến tranh và ký kết hòa ước giữa hai bên: ”Thủ lĩnh người Hátti vĩ đại mà dũng cảm Hathôsin” và ”Người thống trị Ai Cập vĩ đại mà dũng cảm Ramset” tuyên thệ cùng tin cậy lẫn nhau, hai bên không bao giờ giao chiến với nhau. Khi một nước phải chiến đấu với nước khác thì phải chi viện cho nhau…

Hátti ở Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), Ai Cập ở Bắc Phi, hai nước cách nhau hàng ngàn dặm, làm sao lại xảy ra chiến tranh? Số là, người Hátti sau khi hình thành quốc gia vào năm 2000 trước Công nguyên đã không ngừng bành trướng ra ngoài. Năm 1600 trước Công nguyên, người Hátti đã đánh chiếm Syria và Palestin. Sau đó 5 năm lại đánh chiếm thành Babilon, thủ đô của đế quốc Babilon (nay ở vùng phụ cận Bátđa, Irắc) đã cướp phá sạch thành phố phồn vinh nhất thế giới lúc đó. Để tranh giành quyền bá chủ ở Trung Đông, người Hátti đã tiến đánh Ai Cập. Sau này Tân Vương quốc Ai Cập dần dần cường thịnh, cuối cùng đã phát động cuộc phản công chống người Hátti.

Hãy trở lại với những sự kiện trước khi ký hòa ước.

Một ngày vào năm 1312 trước Công nguyên, trong Vương cung Hátti đang có một cuộc họp khẩn cấp.

– Hãy đọc ngay bản tin tình báo khẩn này cho các vị đại thần nghe – Quốc vương Môvata ra lệnh gấp cho viên thư ký.

– Xin vâng! Viên thư ký cúi rạp người vâng lệnh rồi bê bảng đất sét lên đọc to Pharaôn Ai Cập Ramset II thân thống lĩnh đại quân tấn công chúng ta!

Hathôsin, em trai của Quốc vương kêu to:

Thế nào? Quân Ai Cập dám đánh đến đây sao?

Các Pharaôn Ai Cập to gan lớn mật quá! Một vị tướng tức giận nói.

– Quân đội Hátti chúng ta là vô địch, chúng ta nhất định phải chiến thắng người Ai Cập! Một vị vương tử đứng lên, hoa chân múa tay gào lên.

– Ai có diệu kế đánh địch? Quốc vương Hátti vội vã hỏi.

– Thần có một diệu kế. . . Một vị tướng ưỡn ngực nói ra mưu kế của mình.

Dựa vào kiến nghị của vị tướng này, quân đội Hátti định ra phương án tác chiến.

Ngoài mặt trận, quân Ai Cập chia thành bốn thê đội tiến lên. Phalaôn thân thống lĩnh đội quân tiên phong đã tiến gần tới thành Cađich, điểm nút giao thông của Syria đã bị quân Hátti chinh phục trước đó.

Có một cỗ chiến xa vô cùng hoa lệ, chung quanh dát vàng bạc và đá quý, càng rực rỡ lóa mắt trong ánh sáng ban mai – Pharaôn Ai C.ập đứng trên chiến xa ra lệnh tạm dừng tiến quân, ông đưa mắt nhìn cảnh sắc chung quanh: phía bên trái, một con đường lớn chạy thông ra biển cả sóng vỗ ầm ầm, bên phải là khe sâu dốc đứng, ở giữa là một dòng sông nước chảy xiết. Trước mặt là một giải đồng bằng, bức tường thành ẩn hiện trên đỉnh núi phía xa, chính là thành đá Cađich.

– Bẩm Pharaôn, đã bắt được hai tên gián điệp. Một vệ binh tâu trình.

– Dẫn chúng tới đây Pharaôn ra lệnh.

Kẻ bị bắt là kỵ binh Hátti cải trang thành dân du mục. Chúng nói, để tránh xung đột, Quốc vương Hátti đã ra lệnh cho quân đội rút khỏi thành đá Cađich rồi.

Chẳng trách trên đường không thấy quân Hátti. Rút cục chúng đã sợ chúng ta!

Pharaôn Ai Cập cười ngạo nghễ rồi vung tay hô to:

– Tiến lên!

Pharaôn Ai Cập dẫn đội cận vệ của mình lao nhanh đến dưới chân thành đá Cađich. Do ông quyết định chớp nhoáng như vậy nên ngay đội quân tiên phong cũng đến không kịp.

Lúc này, Quốc vương Hátti đã dẫn đại quân men theo dòng sông ở phía đông bao vây phía sau Pharaôn Ai Cập. Hai tên quân Hátti bị quân Ai Cập bắt được lúc sáng sớm là do Quốc vương của chúng phái đến để mê hoặc quân Ai Cập. Quả nhiên Pharaôn Ai Cập đã bị mắc lừa. Quốc vương Hátti chuẩn bị sáng sớm ngày hôm sau sẽ vây hãm quân đội Ai Cập mà số lượng không nhiều, bắt sống Pharaôn Ai Cập Ramset. Cẩn thận hơn ông lại cho hai gián điệp nửa ban đêm đến quan sát địa hình doanh trại của quân Ai Cập.

Trong doanh trại, Pharaôn Ai Cập đang chuẩn bị cho việc đánh thành vào sáng mai. Chợt vệ binh đến bẩm báo:

– Tâu đức Vua, lại bắt được hai tên gián điệp!

Pharaôn ra lệnh:

– Dẫn chúng lên đây!

Hai tên lính Hátti này không giống với hai tên buổi sáng, chúng không chịu nói một lời. Vị tướng Ai Cập ra lệnh cho binh sĩ đánh mỗi tên một trăm gậy. Hai tên lính Hátti đau quá không chịu nổi đành phải cứ thật khai ra, tiết lộ rằng sáng mai Quốc vương Hátti sẽ thực hiện kế hoạch bao vây diệt gọn.

Pharaôn AI Cập lo lắng bội phần bèn vội vàng ra lệnh cho một quan đại thần đi về phía sau triệu đoàn quân của thê đội 2 đến ngay. Nhưng lúc này đã quá muộn. Đoàn quân Ai Cập thuộc thê đội 2 giữa đường đã bị quân đội Hátti tập kích, đánh cho tan tác. Các chiến xa Hátti quay đầu lại nhằm thẳng doanh trại của Pharaôn Ai Cập tấn công, vây chặt quân Ai Cập dưới chân thành đá Cađích.

Pharaôn Ai Cập quyết định phải mạo hiểm thoát khỏi vòng vây, thân tự chỉ huy đơn vị cận vệ dũng cảm phá vây.

Pharaôn nhảy lên chiến xa, lao ra trận tiền, hô lớn:

– Xông lên!

– Xông lên! Binh lính Ai Cập bám sát Pharaôn tiến lên phía trước.

Trận công kích xuất kỳ bất ý của quân Ai Cập khiến cho quân Hátti choáng váng, không biết rõ quân Ai Cập rút cục có bao nhiêu, hoảng hồn quay đầu bỏ chạy, chen lấn nhau, không biết có bao nhiêu người rơi xuống chết đuối dưới sông.

Quốc vương Hátti lập tức tổ chức phản công. Quân Ai Cập số người có hạn, buộc phải rút lui. Quân Hátti đã xông vào doanh trại của Pharaôn Ai Cập. Của cải của Pharaôn và các quan lại Ai Cập nhiều vô kể, từng hòm từng hòm vàng bạc châu báu làm cho quân lính Hátti nhìn đỏ con mắt, ào ào xông vào tranh cướp lẫn nhau.

Chinh lúc quân Hátti quẳng đao kiếm giáo mác xô đẩy nhau cướp của cải thì Đội quân tiên phong của Pharaôn Ai Cập đã vượt biển đến kịp. Họ vung các thanh đao xông vào chém giết, chỉ trong chốc lát đã đánh tan tác đội quân Hátti đang rối loạn.

Quốc vương Hátti lại tổ chức đợt xung phong thứ ba, huy động hết 1000 cỗ chiến xa và toàn bộ đơn vị dự bị còn lại.

– Giết! Các binh lính liều mạng xông lên.

– Giết! Các tướng lĩnh huơ thanh bảo kiếm, đứng trên chiến xa.

Pharaôn Ai Cập quyết tử chiến chống lại cuộc tiến công của chiến xa Hátti. Các xác chết chất đầy quanh thành đá Cađích. Quân Ai Cập số lượng dần giảm sút nhưng họ vẫn giữ vững trận địa tới lúc mặt trời gác núi.

Quân Hátti đã sắp nắm chắc thắng lợi. Bỗng nhiên, bốn phía nhộn nhạo lộn xộn. Đội ngũ chiến xa rối loạn, cái chạy đông cái chạy tây. Bộ binh càng rối loạn hơn. Rút cục điều gì đã xảy ra? Thì ra đoàn quân thuộc thê đội thứ ba Ai Cập đã đến kịp, từ phía sau xông lên. Quân Hátti không trụ nổi trận công kích cả phía trước và phía sau của quân Ai Cập, buộc phải rút lui.

Trận chiến ở Cađích hai bên đều bị tổn thất nặng nề nên tạm thời chấm dứt. Nhưng chiến tranh giữa Hátti và Ai Cập vẫn chưa dừng, còn kéo dài thêm mười sáu năm nữa.

Năm l296 trước Công nguyên, Quốc vương Hátti là Môvata qua đời. Em trai ông là Hathôsin lên nối ngôi. Do có nhiều khó khăn trong nước và ngoài nước, không thể tiếp tục cuộc chiến nên ông (quyết định giảng hòa với Ai Cập. Hathosin bèn cử một đoàn sứ giả hữu nghị mang theo bản hòa ước khắc trên tấm bảng bằng bạc đến Ai Cập. Cũng do chiến tranh lâu dài, Ai Cập đã quá mệt mỏi nên Pharaôn Ramset hoàn toàn đồng ý đình chiến với Hátti.

Khắc trên tấm bảng bằng bạc là chữ hình góc nhọn (Văn tự tiết hình – cunéiforme) của người Hátti. Để giữ niềm tin với đời, lại dùng chữ tượng hình Ai Cập khắc bản hòa ước này trên bức tường của một ngôi đền. Đó là bản hòa ước quốc tế đầu tiên mà ngày nay chúng ta được biết.

Mùa thu năm 1922, tại một ngọn núi ở vùng sâu Ai Cập, ba nhà khảo cổ học đã tìm thấy lăng mộ bí mật của Pharaôn.

Một nhà khảo cổ học bỗng nhiên kinh ngạc kêu lên:

– Có bậc thang!

Hai người cùng đi vội chạy ngay đến. Dưới chân họ quả nhiên có một đường bậc thang thông xuống hang đá sâu. Ba người men theo khe núi hẻm vạch lá chặt cành đón đường, cẩn thận, tiến về phía trước. Trên một sườn dốc, họ phát hiện thấy vết tích của một số con dấu thời cổ đại, trên mỗi dấu ấn đều khắc một con chó sói và chín tù binh bị trói.

– Dấu ấn của mộ địa Tebơ!

Ba nhà khảo cổ bất chợt cùng kêu lên.

Tebơ là Thủ đô của Ai Cập thời kỳ Trung Vương quốc và Tân Vương quốc từ thế kỷ XXI đến thế kỷ XI trước Công nguyên. Tòa thành này đã bị phá hủy năm 88 trước Công nguyên. Theo tập quán đương thời, sau khi đóng kín lăng mộ Pharaôn, nơi cửa ra vào đều phải đóng các dấu ấn, Bây giờ các dấu ấn đã dần dần nhìn rõ chứng tỏ rằng ở đây nhất định có một lăng mộ bí mật thời cổ đại. Quả nhiên sau khi quét sạch sườn dốc đã phát hiện ra dấu ấn rõ nét của Pharaôn Tutankhamôn.

Tutankhamôn là Pharaôn Vương triều thứ XVIII Ai Cập giữa thế kỷ XIV trước Công nguyên. Ông lên ngôi năm 9 tuổi, chết lúc 20 tuổi, sinh thời ông đã cho chấm dứt cuộc cải cách tôn giáo của Vương triều trước, dời kinh đô về Tebơ. Tất cả những điều đó, qua sử sách và các bức chạm khắc ở đền miếu, các nhà khảo cổ đã biết rất rõ, nhưng lăng mộ của Tutankhamôn ở chỗ nào vẫn chưa ai biết, bây giờ không ngờ lại tìm ra. Mệt nhà khảo cổ đục một lỗ nhỏ qua cửa vào đã bị bịt chặt đưa cây nến vào trong rồi ghé mắt nhìn qua khe hở. Trước mắt ông thấp thoáng ẩn hiện những chiến xa nạm vàng, chiếc giường trang trí bằng những con sư tử và các con thú dát vàng, một bức tượng Quốc vương cao bằng người thật cùng rất nhiều hòm to hộp nhỏ.

Cửa hầm cuối cùng đã được mở ra. Ba nhà khảo cổ cầm đèn pin lách vào. Ngoài những thứ nói trên, họ còn nhìn thấy những cái bát hình lá sen, chiếc ghế, tựa dát vàng, nhưng không tìm thấy quan tài đựng xác ướp. Họ chợt chú ý tới một bức tường, màu sắc ở giữa và ở chung quanh không giống nhau hình như đây là một lối vào đã bị xây bịt lại. Nhưng không thể mở ra ngay được cánh cửa này mà cần trước hết phải kiểm kê gian phòng chất đầy đồ vật này.

Các loại đồ vật trong gian phòng đã tồn tại hơn 3000 năm, không ít những thứ đã bị mủn nát. Sau khi chỉnh lý, phát hiện thấy trong một số hòm gỗ khảm ngà voi đựng rất nhiều vật quý của Pharaôn: nhẫn vàng, vòng tay, vòng bịt đầu nạm ngọc quý, các loại quần áo, giầy, cây ”quyền trượng” bằng vàng tượng trưng cho uy quyền. Dưới gầm tường còn tìm thấy những chiếc hộp đựng đầy thức ăn trong đó có ngỗng quay, vịt, chân giò thui, bánh mì sớm đã hóa thạch, gian phòng đã sạch quang, các nhà khảo cổ bắt đầu gỡ bỏ bức tường bịt lối ra vào. Hóa ra bên trong là một chiếc thùng gỗ cực lớn bịt vàng, chạm khảm sứ mầu lam, dài 5 mét, rộng 3,3 mét, cao 2,75 mét, nắp thùng hầu như chạm tới trần.

Các nhà khảo cổ học tìm thấy một cánh cửa trên nắp thùng. Họ cẩn thận gỡ dần lớp cửa thì phát hiện thấy bên trong là một chiếc thùng giống hệt thùng bên ngoài lại tìm cách mở tiếp bên trong lại là một chiếc thùng nữa. Có tới bốn chiếc thùng như vậy từ to đến nhỏ.

Khi nắp chiếc thùng cuối cùng mở ra, xuất hiện một chiếc quan tài làm bằng thủy tinh. Quan tài dài 2,75 mét, cao và rộng đều là 1,5 mét. Trên góc quan tài thủy tinh có một bức tượng nữ thần giang rộng tay và đôi cánh ôm lấy quan tài thủy tinh như muốn bảo vệ an toàn cho nó. Mở nắp quan tài nặng hơn một tấn ra, bên trong là một vật được quấn bằng vải. Sau khi gỡ hết lớp vải quấn ra lại xuất hiện một quan tài óng ánh sắc vàng. Quan tài này không phải là hình hộp chữ nhật mà làm theo hình dạng khuôn khổ cơ thể người, trên nắp chạm khắc tinh tế khuôn mặt của Pharaôn Tutankhamôn, còn rất trẻ chưa ra dáng 20 tuổi.

Nhìn kỹ mới phát hiện ra quan tài làm bằng gỗ, bên ngoài bọc vàng lá. Khuôn mặt trên nắp quan tài đúc bằng vàng thỏi, Lông mi và mắt làm bằng pha lê màu lam sẫm, lòng trắng làm bằng thạch cao, đồng tử chế tạo từ pha lê núi lửa, tay nắm cây quyền trượng bằng vàng khảm pha lê xanh và cây roi.

Tiếp đó lại mở nắp quan tài bọc vàng lá và gắn vàng thỏi ra. Mọi người phát hiện thấy bên trong lại là một chiếc quan tài bọc vải. Gỡ bỏ các lớp vải bọc ra, tất cả mọi người có mặt đều kinh ngạc, há mồm trợn mắt: té ra bên trong lại có một chiếc quan tài thứ ba làm bằng vàng dài 1,85 mét, hình dáng hoàn toàn giống hệt với hai chiếc trước. Bây giờ mọi người mới nhìn thấy xác ướp của Pharaôn Tutankhamôn, xác được quấn lớp vải mỏng, trên người đầy những vòng chít đầu, đai lưng, nhẫn bằng vàng bạc và các loại đá quý. Trong đó còn có hai thanh kiếm, một thanh bằng vàng, một thanh chuôi bằng vàng lưỡi bằng sắt. Thanh kiếm này rất hiếm, vì khi đó người Ai Cập vừa mới biết dùng sắt. Trên đầu xác ướp có mang một mặt nạ che mặt thể hiện khuôn mặt của vị Pharaôn trẻ tuổi. Trong nơi để quan tài còn có một gian phòng nhỏ. Nơi đây để những vật phẩm dùng trong lúc cử hành nghi lễ tuẫn táng: tượng sói đen rất lớn, tượng người hầu và tranh vẽ các thần. Còn có một chiếc hòm trang trí rất đẹp, bên trong có bốn cái bát chậu đựng bộ phận nội tạng của Pharaôn mổ lấy ra khi làm xác ướp.

Việc khai quật thành công lăng mộ của Tutankhamôn giúp mọi người hiểu biết được tình hình chân thực của việc chôn cất Pharaôn thời kỳ Tân Vương quốc ở Ai Cập thế kỷ XIV trước Công nguyên. Một số lượng lớn vật phẩm quý báu tìm được trong lăng mộ bí mật này đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn tại Viện bảo tàng Cairô.


Hơn 2000 năm trước Công nguyên, có rất nhiều người Phênixi cư trú ở bờ đông Địa Trung Hải. Họ nổi tiếng thế giới về tài đi biển.

Thời đó, người châu Âu thường truyền miệng với nhau rằng Đại Tây Dương là tận đầu của thế giới, không ai có thể vượt quá eo biển Gibranta. Nhưng các nhà hàng hải Phênixi đã băng qua Địa Trung Hải một cách thắng lợi, rồi men theo Đại Tây Dương, phía bắc đi tới Anh, phía nam tới Tây Châu Phi. Hai cột cọc tiêu đặt ở eo biển Gibranta từ đó được gọi theo tên vị thần của Phênixi là ”Tháp Meca”.

Nói tới người Phênixi, người ta thường nhắc tới mẩu chuyện thú vị sau.

”Phênixi” có nghĩa là mầu đỏ sẫm. Thời đó quý tộc Ai Cập, Babiion, Hátti, Hy Lạp và các thầy tu đều thích mặc áo mầu đỏ. Nhưng loại mầu này rất dễ phai, bạc màu. Chỉ có loại vải do Phênixi sản xuất mà không bạc mầu, cho dù quần áo mặc đã rách mà mầu sắc vẫn tươi như mới. Vì thế mọi người mới gọi nhưng cư dân ở bờ đông Địa Trung Hải này là người Phênixi.

Người Phênixi làm thế nào mà có được loại thuốc nhuộm đỏ như vậy?

Truyền rằng có một người chăn nuôi ở bờ đông Địa Trung Hải, nuôi được một con chó săn nòi. Một hôm chó săn ngoạm được một con sò từ biển mang về. Nó ra sức nhai, trong sáng mắt trong mồm và trên mũi nó dính đầy chất nước màu đỏ tươi. Người chăn nuôi tưởng rằng mõm chó bị thương liền lấy nước sạch rửa cho nó. Nhưng rửa xong, mặt chó vẫn một mầu hồng tươi. Người chăn nuôi suy nghĩ: ”Chẳng lẽ trong vỏ sò lại có chứa thuốc nhuôm đỏ?” Thế là ông lấy vỏ sò ra quan sát, quả nhiên phát hiện ra có hai mảng mầu đỏ tươi. Từ đó những người ở đây tranh nhau xuống biển mò loại sò này dùng để chế thành thuốc nhuộm đỏ. Sau này loại vải nhuộm đỏ này được tiêu thụ ở nhiều nước ven bờ Địa Trung Hải, trở thành nguồn thu nhập lớn cho người Phênixi. Người Phênixi cũng dần dần bỏ nghề nông chuyển sang nghề buôn, dấu chân của họ đã đặt trên khắp các cảng biển ở nam bắc Địa Trung Hải.

Vào giữa thế kỷ VII trước Công nguyên, Pharaôn Ai Cập cho triệu tập những nhà đi biển giỏi giang nhất của Phênixi tới vương cung.

Pharaôn Nêcao (Néchao II, 611- 595 tr. CN) hỏi:

– Nghe nói các người rất thạo đi biển phải không?

Người Phênixi đưa mắt nhìn nhau, trả lời một cách chắc chắn:

– Tâu Đức vua, ngài cứ ra lệnh, ngài muốn chúng tôi đi tới đâu chúng tôi đều có thể đi tới đó.

Pharaôn cười nói:

Thật có khí phách. Các ngươi có thể đi đường biển vòng quanh Châu Phi không?

Những nhà đi biển lại đưa mắt nhìn nhau. Lần này họ chưa thể lập tức trả lời ngay, vì thời đó họ mới chỉ đi ven bờ châu Phi cạnh Địa Trung Hải và Hồng Hải, còn đối với toàn bộ đại lục Châu Phi thì vẫn chưa có hiểu biết gì.

Pharaôn nói tiếp luôn:

– Các người xuất phát từ Hồng Hải đi vòng quanh châu Phi, bờ biển luôn ở phía bên phải, cuối cùng vòng qua eo biển Gibranta tiến vào Địa Trung Hải, quay về Ai Cập. Nếu như các ngươi làm được điều đó, ta nhất định sẽ trọng thưởng!

Thời kỳ đó trên thế giới còn chưa khai phá những con đường biển vì gặp rất nhiều nguy hiểm. Dũng cảm nhận nhiệm vụ này hay hèn nhát từ chối? Sau một lúc suy nghĩ, các nhà đi biển Phênixi mạnh dạn trả lời Pharaôn:

– Tâu Đức Vua, chúng tôi vui lòng đi thử!

Pharaôn Nêcao nghiêm sắc mặt:

– Nếu như các ngươi tham sống sợ chết, nửa đường quay về, ta sẽ trừng phạt nghiêm khắc các ngươi!

Các nhà đi biển Phênixi hiếu thắng, trả lời một cách kiên định:

– Xin Đức Vua yên lòng!

Rất nhanh chóng, ba chiếc thuyền đi biển Phênixi đã chuẩn bị xong. Đó là loại thuyền hai tầng dùng bơi chèo. Mũi thuyền nhỏ mà nhọn, đuôi thuyền vểnh lên cao. Thuyền viên ở tầng trên phụ trách việc định hướng đi cho thuyền. Các thuyền viên ở tầng dưới chỉ lo việc dùng bơi chèo chèo thuyền. Thân thuyền dùng chusa và đá đỏ chế ra thành sơn đỏ quét lên trông rất rực rỡ. Sau khi đã xếp đầy lương thực cho chuyến đi và các hàng hóa để trao đổi mỗi khi cập bến, đoàn thuyền từ cảng biển Ai Cập nhổ neo xuất phát.

Đoàn thuyền đi được 40 ngày, đến một làng nọ. Cư dân ở đây có nước da đen xám, cởi trần. Họ nhiệt tình mời các nhà đi biển một bữa ăn no. Người Phênixi giỏi việc buôn bán liền bày ra trên mặt đất các mặt hàng: tấm vải mầu đỏ, vòng vàng vòng bạc, mũ đội đầu nạm hổ phách, thanh kiếm sắt sắc nhọn… Cư dân địa phương chưa bao giờ nhìn thấy những thứ đẹp đẽ như vậy, họ tranh nhau mang rất nhiều con vật ra để đổi chác. Có con khỉ đã được dạy thuần thục, con chó săn chạy rất nhanh, con bò đực sừng dài… Nhưng người Phênixi đều không cần, họ chỉ muốn có thứ nhựa cây thơm nức mũi của cây một dược. Vì họ biết rằng các thầy tu Ai Cập sẵn sàng đem nhiều vàng bạc ra để đổi lấy vị thuốc quí giá này. Lại đi thêm nhiều ngày nữa, thời tiết mỗi ngày một nóng. Các thủy thủ rất muốn nghỉ ngơi nhưng không tìm ra nơi có thể cập bến an toàn, Số là cư dân ở đấy thuộc giống người mà họ chưa từng nhìn thấy bao giờ. Những người này có da đen bóng, môi rất dầy, mũi to lại hếch lên. Người nào cũng cởi trần, eo lưng đeo từng xâu vỏ sò ốc. Chỉ cần nhìn thấy thuyền của người Phênixi là chúng lập tức ném rất nhiều đá xuống rồi giương cung tên đứng trên bờ đe đọa, không cho người Phênixi cập bến. Xem ra chúng rất cảnh giác với những người đi biển mà chúng chưa nhìn thấy bao giờ.

Đội thuyền buộc phải đi tiếp, đến một bãi cát vắng vẻ những người Phênixi mới lên bờ nghỉ ngơi.

– Cái gì đây? – Một thuyền viên trẻ chỉ vào đống ngà voi hỏi. Bên cạnh đống ngà voi còn mấy tấm da báo.

– À đúng rồi – Một nhà đi biển cao tuổi vỗ trán nói – Những người ở đây muốn chúng ta trao đổi hàng hóa nhưng lại sợ chúng ta xông vào làng của họ cho nên họ bày hàng của họ trên bãi biển.

– Đúng là vận may rồi!

Các thuyền viên trẻ chuyển hết 120 chiếc ngà voi xuống khoang thuyền. Sau đó họ đặt trên bãi cát một số chuỗi hạt châu lóng lánh, những chiếc bát ngọc nhiều mầu sắc và những chiếc rìu bằng đồng.

Họ rời bờ biển vui cười nói:

– Lần này chúng ta phát tài to?

Họ đã đi được 12 tháng. Bỗng nhiên xảy ra một sự lạ.

– Làm sao mặt trời lại chiếu sáng từ mạn Bắc thế này?

Một thuyền viên kinh ngạc kêu lên. Thì ra, khi đó những người ở Bắc bán cầu chưa bao giờ vượt qua đường xích đạo, họ chỉ quen nhìn mặt trời lúc giữa trưa là từ mạn Nam chiếu xuống. Bây giờ họ đã tới Nam bán cầu, cho nên thấy được hiện tượng này mà kinh ngạc như vậy.

Lại mấy ngày trôi qua, đội thuyền dừng lại bên bãi cát không đi nữa. Các nhà đi biển đang bàn bạc với nhau.

Một thuyền viên lo lắng hỏi:

Lương thực trên thuyền sắp hết rồi, làm thế nào đây?

Mọi người thở dài:

– Xem ra chúng ta đành phải ở lại đây trồng trọt vậy.

Họ buộc phải lên bờ săn muông thú, kiếm thức ăn, rồi gieo trồng đại mạch tiểu mạch trên những mảnh đất này. Nhờ nắng nóng và độ ẩm, chưa tới ba tháng ruộng lúa mạch đã chín. Họ thu hoạch lương thực xong lại tiếp tục chuyến đi biển dài ngày.

– A, đất liền đã vòng sang hướng Tây rồi! Chúng ta có thể về nhà rồi!

Khi đội thuyền vòng qua mũi phía Nam của đại lục Châu Phi các thuyền viên đều sung sướng nhảy lên reo hò.

Đội thuyền bắt đầu chuyển đi theo hướng Bắc. Kết thúc năm thứ hai chuyến đi biển, mặt trời lúc giữa trưa lại từ mạn Nam chiếu xuống, họ đã trở lại Bắc bán cầu.

Những nhà đi biển bước lên một hòn đảo nhỏ, lại phát hiện một việc lạ lùng.

– Cái gì vậy?

Các thuyền viên nhìn lên phía trước. Có một số ”người” toàn thân mọc đầy lông lá đang nhanh nhẹn chạy nhảy như bay trên vách đá. Thật ra đây là những con tinh tinh, lúc đó mọi người chưa biết về loài động vật này nên gọi chúng là ”người có lông” mao nhân).

– Bắt lấy mấy tên!

Mấy người Phênixi giỏi săn bắn cầm cây lao dài chạy lên, nhưng đám ”người có lông đều bỏ chạy hết. Khó khăn lắm mới bắt được ba đứa. Chúng có mồm rộng, eo bụng to toàn thân mọc đầy lông dài, kêu rít lên hung dữ, cắn xé lung tung. Đem chúng về không được đành đánh chết lột da mang đi.

Đội thuyền lại đi mấy tháng nữa, tới cửa một dòng sông lớn. Dưới sông có nhiều cá sấu và hà mã nhưng ven bờ lại có rất nhiều xóm làng. Bước lên bờ hỏi thăm, té ra đều là đồng hương – người Phênixi. Họ đă nhanh chóng tiến vào Địa Trung Hải rồi di chuyển đến bờ Đại Tây Dương. Hay lắm, chúng ta đã về đến nhà!

Đội thuyền lại đi qua Gibranta, nhanh chóng tiến vào Địa Trung Hải, trở về Ai Cập, kết thúc chuyến đi biển 3 năm ròng.

Chuyến đi biển vòng quanh Châu Phi của các nhà hàng hải Phênixi cách ngày nay đã hơn 2600 năm. Đó là một phát kiến vĩ đại trong lịch sử hàng hải của loài người.

Một năm có 365 ngày, lại chia thành 12 tháng, cứ thế vần xoay luân chuyển liên tục không dứt. Đó là cách tính thời gian phổ thông nhất, chẳng ai cần phải thắc mắc. Nhưng vì sao loài người lại lấy đơn vị tính thời gian là năm, tháng, ngày, nó được tính toán như thế nào và phương pháp tính toán thời gian như vậy được bắt đầu từ bao giờ?

Muốn trả lời câu hỏi này ta phải nói từ Cổ Ai Cập hơn 6000 năm trước đây.

Khi đó, người Ai Cập đã định cư và làm nông nghiệp ở hai bờ sông Nin. Sông Nin hàng năm cứ vào tháng 7 là nước dâng tràn, cuối tháng 10 nước lại rút xuống lòng sông, để lại một lớp phù sa màu mỡ trên đồng ruộng. Tháng 11 người Ai Cập làm công việc gieo trồng, tháng 3 tháng 4 năm sau là bắt đầu thu hoạch.

Để không bị trái thời vụ, kịp thời nắm chắc việc sản xuất nông nghiệp, người Ai Cập dần dần hiểu rằng phải nắm cho được định kỳ nước sông Nin lên xuống, tính toán thời gian chuẩn xác nghĩa là cần phải có một thứ lịch. Có người đã sáng tạo ra một phương pháp hết sức đơn giản: ghi lại thời gian mỗi lần nước sông Nin dâng lên bằng cách khắc lên một cột gỗ rồi đem so sánh, qua đó phát hiện ra khoảng cách giữa hai thời kỳ nước sông dâng lên là trên dưới 365 ngày. Ngoài ra lại phát hiện thêm mỗi khi đỉnh nước sông Nin dâng cao nhất tới vùng gần thủ đô Cairô Ai Cập ngày nay thì sao Thiên Lang và mặt trời đồng thời cùng mọc và nằm ở đường chân trời. Vì vậy họ định ra một năm là 365 ngày và lấy ngày sao Thiên Lang và mặt trời cùng xuất hiện ở đường chân trời làm khởi điểm cho một năm. Một năm chia thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, còn thừa 5 ngày làm ngày Tết cuối năm. Đó là lịch Mặt trời của Cổ Ai Cập.

Lịch Mặt trời chia một năm thành 365 ngày, so sánh với thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời tức ”năm mặt trời” là 365 ngày 5 giờ 48 phút 16 giây thì chỉ sai số có 1/4 ngày. 6000 năm trước đây tính toán được như vậy là rất chính xác. Nhưng, một năm sai 1/4 ngày không dễ cảm thấy, phải qua 4 năm mới sai 1 ngày. Trải qua 730 năm, thời gian trong lịch pháp và thời gian thực tế đã sai nhau nửa năm, nóng lạnh trái ngược nhau. Năm tháng như vậy tất nhiên mang lại phiền phức cho sản xuất nông nghiệp, Mặc dù thế lịch pháp này vẫn được truyền sang Châu Âu.

Đến năm 46 trước Công nguyên, viên thống soái Rôma là Giuliut Xêda quyết định lấy lịch Mặt trời Ai Cập làm cơ sở để biên soạn lịch pháp. Lịch pháp Giuliut đã điều chỉnh sự sai sót mỗi năm khoảng 1/4 ngày trong lịch Mặt trời Ai Cập bằng cách đặt ra năm thường và năm nhuận, năm thường có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày, cứ 4 năm có một năm nhuận. Tháng lẻ mỗi tháng có 31 ngày, tháng 2 thuộc tháng chẵn năm thướng là 29 ngày, năm nhuận là 30 ngày, còn các tháng chẵn khác mỗi tháng 30 ngày. Như vậy gần với vòng quay một năm hơn. Sau khi Xêđa qua đời, Augustô kế nghiệp vì ông sánh vào tháng 8, ông liền rút một ngày của tháng 2 bù sang tháng 8 để cho tháng 8 cũng trở thành tháng lớn, tức tháng thừa có 31 ngày, đồng thời chuyển hai tháng 9 và 11 tương ứng với hai tháng nhỏ, hai tháng 10 và 12 thành hai tháng lớn. Qua sự sửa đổi này, số ngày trong tháng đã không khác mấy với Công lịch Dương lịch) mà ta đang sử dụng hiện nay.

Năm 325 Công nguyên, Hoàng đế Rôma trong một hội nghị của giáo hội, quy định lấy lịch Giuliut làm lịch pháp của Kitô giáo, nhưng không quy định năm nào là năm khởi điểm. Đến thế kỷ VI các giáo sĩ Kitô giáo mới lấy ngày trong truyền thuyết nói là ngày Giêsu Clit, người sáng lập ra Kitô giáo giáng sinh hơn 500 năm về trước, coi là năm đầu Công nguyên. Chữ Latin “Công nguyên” có nghĩa là  “năm sinh của Chúa”, biểu thị bằng chữ Latin là A.D.(Anno Domini). Trước năm đó gọi là ”trước Công nguyên” tiếng Anh gọi là ”trước Crit” biểu thị bằng chữ B.C (before Christ), tiếng Pháp gọi là ”trước Giêsu Crit” biểu thị bằng chữ av. J. C. (avant Jesus Christ).

Lịch Giuliut tuy có tiến một bước so với lịch Mặt trời của Ai Cập nhưng so với thời gian năm mặt trời vẫn còn sai 11 phút 14 giây, cứ 128 năm lại sai mất một ngày. Tính lại cho đến cuối thế kỷ XVI đã sai tới 10 ngày. Thế là Giáo hoàng Rôma Grêgôri XIII vào năm 1582 đã tập hợp các nhà thiên văn học để sửa lại lịch Giuliut. Trước hết là bỏ thời gian 10 ngày trong lịch pháp chậm so với thời gian năm mặt trời, tức là lấy ngày 5 tháng 10 năm đó đổi thành ngày 15 tháng 10 (tháng đó chỉ có 20 ngày). Đồng thời đổi phương pháp tính năm nhuận theo tiêu chuẩn ghi năm Công nguyên: những năm chia hết cho 4 là năm nhuận, nhưng năm đầu tiên của mỗi thế kỷ tuy có thể chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 thì vẫn không phải là năm nhuận. Ví như năm 1600 là năm nhuận, còn năm 1700 lại không phải năm nhuận. Trước kia cứ 4 năm có một năm nhuận, 400 năm có 100 năm nhuận, bây giờ tháng 400 năm chỉ có 97 năm nhuận. Như vậy trên đại thể đã bổ sung cho sai sót 11 phút 14 giây mỗi năm, phải mất hơn 3000 năm nữa mới sai 1 ngày so với năm mặt trời. Đó chính là lịch pháp thông dụng trên thế giới hiện nay, mọi người gọi đó là lịch Grêgôriut hay Công lịch, Dương lịch.


Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới.

Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông là Tigrơ, đều bắt nguồn từ vùng núi rừng Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay vòng sang hướng Đông-Nam cùng chảy ra vịnh Ba Tư. Vùng đất ven hai dòng sông này, đất đai mầu mỡ, nguồn nước phong phú rất thích hợp với việc sản xuất nông nghiệp. Từ 4000 năm trước Công nguyên, người Sume là Cư dân chính ở vùng Nam bộ lưu vực Lưỡng Hà đã dần dần xây dựng nên quốc gia chiếm hữu nô lệ cổ đại ở đây, sáng tạo ra nền văn hóa Sume phong phú rực rỡ.

Dưới đây ta chỉ nói tới việc người Sume đã sáng tạo và sử dụng chữ viết như thế nào.

Trong trường học ở Sume cổ đại, thường thấy các học trò dùng những ”chiếc bút” làm bằng thân cây sậy hoặc cành cây vót đầu nhọn thành hình tam giác đang tập viết chữ bằng cách vạch ra các nét trên bảng đất sét.

Học trò đọc ”sách” cũng là đọc trên những tấm bảng đất sét. Mỗi bảng đất sét nặng khoảng 1 kg, một cuốn sách 50 trang nặng đến 50 kg. Loại sách này được sắp xếp có quy tắc trên những giá gỗ chế tạo đặc biệt. Học trò cần học trang đất sét nào thì lấy từ trên giá gỗ xuống trang đó, học xong lại đem xếp về chỗ cũ.

Trên bảng đất sét dùng sợi chỉ nhỏ vạch ra thành từng dòng. Chữ viết thành hàng ngang từ trái sang phải. Mỗi một nét chữ đều từ to đến nhỏ giống như các góc nhọn hay các đỉnh nhọn nên người ta gọi là ”chứ hình góc nhọn” hay ”chữ hình nêm” (cunéiforme). Đây là thứ chữ cổ ở lưu vực Lưỡng Hà.

– Thưa thầy, trang sách này con xem không hiểu, viết như thế nào đây? Một học sinh lễ phép hỏi.

Thầy giáo là một người trung niên khoảng trên dưới 40 tuổi, dáng thấp nhỏ nhưng tráng kiện, mặt tròn trán hơi ngắn, râu tóc đều cạo nhẵn. Ông thong thả đi tới nhìn xem rồi cười nói:

– Ồ, đây là chữ Sume cổ nhất, cách viết không giống như chúng ta hiện nay. Con hãy xoay ngang lại để đọc, xem có được không?

Cậu học trò xoay ngang tấm bảng đất sét lại, vừa nhìn đã sung sướng nói:

– Chà, đúng là những chữ như vậy thôi!

Thì ra chữ hình nêm xưa nhất viết từ trên xuống dước, từ phải sang trái. Sau thấy viết như vậy không thuận tiện liền xoay ngang tấm bảng 90 độ, chuyển viết thành hàng ngang từ trái sang phải.

Chữ hình nêm là phát minh của người Sume. Ngay từ 4000 năm trước Công nguyên, cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, họ đã sáng tạo ra thứ chữ viết này. Đầu tiên đây là loại chữ tượng hình, khi cần phải biểu đạt ý nghĩa phức tạp thì ghép hai phù hiệu với nhau. Ví dụ ghép ”bò” với ”núi” thì thành bò rừng; ”mắt” ghép thêm với ”nước” thì thành ”khóc” v.v… Cùng với việc dùng chữ phổ biến, một phù hiệu lại mang nhiều loại ý nghĩa. Ví dụ chữ ”chân” còn chỉ ý ”đi lại”, ”đứng thẳng” v.v.. . Sau cùng mỗi phù hiệu lại dứt khoát biểu thị một thanh âm. Ví như ”mũi tên” và ”sinh mệnh” trong tiếng Sume là từ đồng âm nên biểu thị bằng một phù hiệu.

Thưa thầy, trang sách này con đã chép xong – Một học sinh khác rất lễ phép nói.

– Tốt lắm, con hãy đem phơi bảng đất sét ra ngoài nắng, sau đó đem nung cứng trên lửa, con sẽ có một trang sách đẹp.

Thầy giáo xem xét cẩn thận rồi khuyến khích nói:

– Sau này con nhất định trở thành một viên thư lại tốt.

Trường học của người Sume chủ yếu dạy sách sử, học sinh đều là con em quý tộc Trường thường được đặt trong các đền miếu.

Chữ hình nêm sau được truyền sang nhiều nơi ở Tây bộ châu Á, đóng góp lớn lao vào nền văn minh của loài người. Năm 2007 trước Công nguyên, vương triều cuối cùng của người Sume suy vong, vương quốc Babilon đã kế thừa phần di sản văn hóa này và phát triển lên càng lớn lao hơn.

Chọn tập
Bình luận