Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

Sirus Đánh Chiếm Babilon

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

SIRUS ĐÁNH CHIẾM BABILON

Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babilon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babilon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babilon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự.

Quốc vương Babilon tự tin nói:

– Có gì ghê gớm đâu? Quân Sirus dám đến đánh thành, ta sẽ cho chúng theo nhau chết trên sông Ơphrat?

Các thiết bị và công trình phòng ngự ở thành Babilon vô cùng dày đặc, chẳng những thành cao, tường dày, công sự kiên cố, lại còn có hệ thống dẫn nước đặc biệt. Chỉ cần mở nắp cống, nước sông Ơphrat sẽ ào ào đổ về chân thành Babilon, biến vùng đất ngoài thành trở thành ao hồ.

Một buổi tối chạng vạng, tên lính thị vệ vội vã chạy đến tâu với nhà vua:

– Tâu Quốc vương, quân Ba Tư đã đến đánh thành!

– Tháo nước?

Quốc vương Babilon hạ lệnh xong liền quay về cung điện, chờ tin vui.

Nửa đêm, bỗng nhiên có tiếng người huyên náo.

Thị vệ cuống quít gõ cửa phòng ngủ của Quốc vương:

Không hay rồi, quân Ba Tư đã xông được vào trong thành!

– Thế nào? Chẳng lẽ chúng có cánh bay được vào đây sao?

Quốc vương bèn vội vàng ra lệnh cho Thái tử mang quân chống cự, nhưng đã muộn, quân Ba Tư đã chiếm được thành Babilon.

Điều gì đã xảy ra vậy?

Tầng lớp thống trị Vương quốc Babilon chia thành ba tập đoàn: Dòng họ vua, quý tộc thương nhân giàu có và tăng lữ. Bọn họ luôn tranh cướp quyền lực, chẳng thể đoàn kết với nhau. Quốc vương Ba Tư Sirus nhận ra điểm yếu này liền phái gián điệp vào trong thành, đem nhiều vàng bạc của cải biếu đám quý tộc thương nhân giàu có và tăng lữ, bảo đảm khi tiến quân vào trong thành không làm tổn hại tới họ. Lại nói thêm nếu như dâng thành Babilon cho quân Ba Tư thì sẽ được trọng thưởng. Đám người bán nước cầu vinh này liền dẫn dòng chảy từ nước sông Ơphrat sang một hướng khác, rồi ngay trong đêm, mở cổng thành đón quân Ba Tư vào. Như vậy, Sirus đã không tốn sức mà tiêu diệt được Vương quốc Babilon.

Sirus là người sáng lập ra đế quốc Ba Tư. Người Ba Tư vốn ở miền Nam cao nguyên Iran, bị người Međơ ở miền Bắc thống trị. Năm 550 tr. CN, Sirus khởi binh đánh đổ Vương quốc Međơ, thống nhất cao nguyên Iran, thành lập một đế quốc Ba Tư lớn mạnh. Tiếp đó, Sirus tiến quân vào Tiểu Á, đánh thẳng tới ven biển Êgiê, rồi đưa quân xuống phía Nam, chinh phục Phênixi và Palestin, cuối cùng đã tiêu diệt được Babilon, cường quốc ở Trung Đông, Lãnh thổ Ba Tư từ vịnh Ba Tư vươn thẳng tới Địa Trung Hải.

Sau khi tiến vào Babilon, thành thị phồn hoa bậc nhất thế giới đương thời, Sirus quyết định dời thủ đô đế quốc Ba Tư tới thành Babilon và tuyên bố mình là Vua của bốn phương vũ trụ.

Đối tượng chinh phục tiếp theo của Sirus là Ai Cập. Nhưng ông biết rằng muốn viễn chinh Ai Cập trước hết phải củng cố hậu phương miền Đông của mình. Thế là ông dẫn quân tiến về phía biển Caspiên, chuẩn bị đánh chiếm nước Mazacat.

Trong vương cung Mazacat, Nữ vương đang có cuộc họp khẩn cấp. Chỉ nghe tiếng Nữ vương cố cầm nước mắt đau đớn nói:

– Quân Ba Tư đã xâm chiếm đất nước chúng ta, giết hại nhân dân ta, còn giết cả con đẻ của ta, chúng ta nhất định phải báo thù!

Các đại thần và tướng lĩnh cùng thề:

– Nhất định phải báo thù!

Họ bàn kế sách đối phó. Trước hết phải dụ kẻ địch vào sâu. Họ rút chạy ra thảo nguyên. Sirus cho rằng quân Mazacat đã thua trận, bèn dẫn một đơn vị kỵ binh đuổi theo. Bỗng nhiên, bốn phương tám phương đều vang lên tiếng gào thét phẫn nộ. Kỵ binh Mazacat đã mai phục sẵn lập tức tấn công. Sirut muốn lui quân nhưng không kịp, đã bị bao vây chặt.

”Vua của bốn phương vũ trụ” cuối cùng đã bị bắt. Quân lính Mazacat dẫn ông ta đến trước mặt Nữ vương.

Nữ vương chỉ vào mặt Sirus quát to:

– Ngươi khát máu, sẽ cho ngươi được tắm máu!

Nữ vương hạ lệnh chặt đầu Sirut, đem đầu lâu ném vào trong túi đựng máu.

Sau này, thi thể Sirus được chuyển về Ba Tư, táng trong một lăng mộ sa hoa vĩ đại Lăng mộ này vẫn còn bảo tồn đến ngày nay tại cao nguyên Iran.

Sau khi Sirus chết, con là Cambydơ (Cambyse) kế thừa sự nghiệp ông, năm 525 đem quân đi đánh chiếm Ai Cập, cả lưu vực sông Nin cũng bị thu vào bản đồ đế quốc Ba Tư.

Về sau, các nước bị Ba Tư chinh phục đã nổi dậy chống lại. Đế quốc Ba Tư bắt đầu tan rã.

Năm 522 tr. CN, Đarius I (Darius I) lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Đarius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc Ba Tư rộng lớn trải dài trên ba châu lục Á – Phi – Âu, phía Đông bắt đầu từ lưu vực sông Ấn (Inđu), phía Tây tới sa mạc Sahara, phía Bắc lên đến biển Aran, Caspiên, Hắc Hải, phía Nam giáp vịnh Ba Tư. Để kỷ niệm thắng lợi vĩ đại của mình, Đarius cho khắc một bài văn bia của mình lên trên vách đá. Bài văn bia này vẫn còn lưu giữ đến nay trên vách đá Bêsistơn ở độ cao 450 mét tại Tây bộ Iran. Phía trên văn bia, khắc tượng toàn thân Đarius, ngẩng cao đầu, ưỡn ngực trong tư thế kiêu hãnh của người thắng trận. Dưới chân Đarius khắc một đám người đang quỳ. Cạnh đó còn có chín tù nhân, cổ bị buộc thừng, hai tay trói quặt lại phía sau. Truyền rằng đó chính là chàm quốc vương bị bắt làm tù binh khi ông đánh chiếm Ai Cập và các nước chống đối.

Sau khi chinh phục được khu vực rộng lớn ở Á – Phi – Âu, nền văn hóa tiên tiến ở Cổ Ai Cập và lưu vực Lưỡng Hà đã nhanh chóng truyền bá tới mọi vùng trong đế quốc Ba Tư. Sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất mạnh. Đarius I trở thành ông vua chúa tể tất cả.

Hãy xem ông vua này sắp xếp, tổ chức.

Khi thiết triều, các đại thần đều phải quỳ, phủ phục trên đất để triều bái. Còn trong hội nghị cơ mật, giữa vua tôi cũng phải ngăn cách nhau bằng một tấm màn, cốt để hơi thở của các quan không phả tới nhà vua. Đarius trên đầu đội chiếc mũ quốc vương cao cao bằng vàng, mình mặc áo bào dài mầu đỏ sẫm, lưng thắt đai lưng làm bằng những sợi dây vàng, tay cầm cây ”quyền trượng” cũng chế tạo bằng vàng, vua để râu ria dài uốn cong. Ông đi đâu, bước chân khoan thai, uy phong lẫm liệt, một đám tùy tùng vác quạt và giương cao ô lọng đi theo, bọn lính thị vệ bâu kín chung quanh. Trong cung, nô bộc, thư lại, ca kỹ nhạc công, thợ săn, đầu bếp. . . tổng cộng có 15.000 người. Ngoài ra, Đarius còn có đội quân cận vệ gồm 12.000 người, trong đó có 1000 người sử dụng giáo dài, 1000 kỵ binh, 10.000 bộ binh. Lính sử dụng giáo dài trên mình khoác áo giáp dài hộ thân, dưới mũi giáo thường trang trí một quả cầu nhỏ bằng vàng hoặc bạc. Kỵ binh mặc áo giáp có vẩy, đầu đội mủ vải dầy thô mang cung tên, kiếm và lá chắn. Bộ binh được gọi là ”đội quân bất tử”, vì quân số vĩnh viễn không thay đổi, luôn có đội dự bị sẵn sàng bổ xung chỗ thiếu.

Việc ăn uống của Đarius có người chuyên cung ứng, phục vụ. Ông chỉ uống nước sông Sudơ ở quê hương. Hàng ngày phải cho rất nhiều người dùng những bình bằng bạc chuyên chở nước sông từ đấy mang về. Cho dù ông đến nơi nào cũng vẫn phải đưa nước sông đó đi theo. Ông thích ăn cá tươi ở biển Êgiê, đã cho xây dựng đường ”Hoàng đạo” dài trên 2000 km, toàn tuyến đường đặt hơn 100 trạm dịch, có phu trạm thay nhau phi ngựa theo kiểu chạy tiếp sức để kịp đem cá tươi về. Đương nhiên, xây dựng đường Hoàng đạo là để phát triển giao thông, nhưng cung ứng cho nhu cầu ẩm thực của nhà vua, cũng là một chức năng của nó.

Đarius đã chinh phục nhiều quốc gia, đổi làm ”hàng tỉnh” trực tiếp phái Tổng đốc đến cai trị. Vàng bạc, của cải ở các nước bị chinh phục ùn ùn chở về kinh đô đế quốc Ba Tư. Đarius lệnh cho thợ nấu chảy vàng và bạc cướp đoạt được đổ vào các bình gốm, khi nguội đập vỡ vỏ bình gốm, thành những khối vàng và bạc đúc lớn, cất giữ trong kho tàng của hoàng gia. Để thống nhất tiền tệ, Đarius ra lệnh cho tất cả các vùng đã chinh phục nhất loạt phải dùng đồng tiền vàng gọi là đồng đaric (daric) lưu hành trong toàn quốc: Mặt trước của đồng tiền có hình Đarius, mặt sau là hình một cung thủ. Việc chi phí cho bộ máy quan liêu và đội quân lính khổng lồ của Đarius đều do các nước bị chinh phục phải gánh vác. Chỉ một địa phương Ai Cập cũng đã phải lo nuôi dưỡng 12 vạn quân.

Mong muốn lớn nhất của Đarius là chinh phục Hy Lạp, khống chế châu Âu. Năm 500 tr. CN, ông bắt đầu viễn chinh sang Hy Lạp, nhưng cuộc tiến quân không được thuận lợi. Năm 490 tr. CN, trong chiến dịch Maratông, quân đội Ba Tư bị người Hy Lạp đánh bại. Sau đó 10 năm, người kế thừa Đarius là Xecxet (Xercès – 486 – 465) thân chinh, tự mình chỉ huy một đạo quân to lớn chưa từng thấy, ồ ạt tiến đánh Hy Lạp nhưng đã bị thất bại thảm hại trong trận hải chiến ở vịnh Salamin và trong trận chiến ở Platê (Platée). Từ đó đế quốc Ba Tư dần dần suy yếu Năm 330 tr. CN, đế quốc Ba Tư bị quân đội của Alêcxanđrơ, vua nước Hy Lạp – Maxêđônia, kéo sang tiêu diệt.

Năm 115 tr. CN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng.

Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một viên tướng mặc nhung phục đang đứng chờ ở biên giới Pacthia (Parthia). Pacthia là tên gọi nước Ba Tư từ sau thế kỷ III tr. CN. Các đời vua của vương triều này đều gọi theo dòng họ Axêmênit (Achéménides) nên trong sử sách Trung Quốc gọi nước họ thành An Tức. Viên tướng ngồi trên con ngựa cao to chạy đi chạy lại, phía sau ông là hai vạn người ngựa. Các binh sĩ ngồi trên mình ngựa, xếp thành đội ngũ chỉnh tề, không một tiếng động.

Hai vạn quân đang chờ mệnh lệnh chiến đấu chăng? Không! Họ phụng mệnh Quốc vương Pacthia đến đón chào đoàn sứ thần hữu nghị từ nơi xa đến.

Từ phương Đông vang vọng lại tiếng vó ngựa rầm rập. Tiếng nhạc ngựa “leng keng lanh canh”, các binh sĩ nhìn thấy một đoàn người ngựa xuất hiện, dẫn đầu là một lá cờ tươi thắm trên thêu ba chữ lớn ”Bác Vọng hầu” theo lối chữ triện đặc biệt của Trung Quốc.

Binh sĩ Pacthia reo mừng:

– Đến rồi! Đến rồi!

Viên tướng trên lưng ngựa ra lệnh:

– Xếp hàng chào đón!

Hai vạn ky binh rầm rập chia thành hai đội, một bên trái, một bên phải bày thành trận thế hai bên đường chào đón. Đội nhạc tấu bên khúc quân nhạc, mặt đất vang rền tiếng reo vui.

Sứ giả Trung Quốc nhảy xuống ngựa, tay phải giơ cao cây tiết trượng (bằng chứng của sứ giả đời Hán), nét mặt tươi cười rảo bước đi tới. Viên tướng uốn mình xuống ngựa, đứng nghiêm hô to:

– Chào mừng sứ giả nước Đại Hán?

Sứ giả Trung Quốc chắp hai tay đáp lễ:

– Phiền tướng quân phải đi đón từ xa. Tôi là Phó sứ của Bác Vọng hầu Trương Khiên, xin được thay mặt Hoàng đế Đại Hán gửi lời chào kính trọng tới An Tức Quốc vương Bệ hạ.

Viên tướng cúi rạp mình tỏ ý cảm tạ.

Sứ giả Trung Quốc chỉ vào đoàn ngựa phía sau mình nói:

– Đây 1à chút lễ mọn của Hoàng đế Đại Hán kính tặng An Tức Quốc vương Bệ hạ.

Viên tướng mỉm cười bước lên xem, thấy mỗi con ngựa đều thồ hai bọc lớn, bên trong đựng đầy các hàng thủ công mỹ nghệ và đồ dùng bằng vàng bạc nhiều, hình nhiều loại sáng long lanh, chạm khắc tinh xảo trông rất thích mắt. Hấp dẫn hơn cả là trong rất nhiều bọc, đựng đầy những tấm lụa, tấm đoạn, the, sa, những mặt hàng tơ tằm mà lúc bấy giờ chỉ có Trung Quốc mới sản xuất được. Giở ra nhìn, thật là rực rỡ sắc màu, tranh đua vẻ thắm, lấp lánh dưới ánh mặt trời. Viên tướng Pacthia vui vẻ gật đầu nói:

Con đường tơ lụa trông đợi từ lâu bây giờ đã được khai thông. Tôi xin thay mặt Quốc vương Pacthia, tặng quà cho sứ giả của Hoàng đế Đại Hán:

Ông vẫy tay, bốn binh sĩ bê đến hai chiếc hộp. Mở ra xem, bên trong đựng rất nhiều những quả trứng lớn, mỗi quả nặng đến một cân. Đó là trứng đà điểu mà người Trung Quốc lúc đó chưa từng nhìn thấy bao giờ.

Sứ giả Trung Quốc đang định cảm tạ thì viên tướng lại vẫy tay ra hiệu. Có hai người bước tới. Đó là nhà quỷ thuật. Người đi đầu rút ra một lưỡi kiếm chủy thủ đút vào trong mồm rồi nuốt xuống. Anh vỗ bụng một cái, lưỡi kiếm lại từ trong mồm trồi ra. Người thứ hai lập tức bước lên, mở to mồm phun ra từng tia lửa, khói bay lên trời. Cuộc biểu diễn đặc sắc của nhà quỷ thuật khiến mọi người có mặt đều kinh ngạc vô cùng.

Viên tướng tươi cười nói:

Đây là hai nhà quy thuật ở Lixian (nay 1à thành Alêcxanđrơ Ai Cập) mà nước Cộng hòa Rôma tặng cho Quốc vương nước tôi. Nay Quốc vương nước tôi quyết định trao tặng lại cho Hoàng đế Đại Hán. Vì thế mới để cho họ cùng tham gia lễ đón tiếp.

Sứ giả Trung Quốc khoanh tay cảm tạ, vui vẻ nói:

– Con đường tơ lụa đúng là con đường hữu nghị giữa Trung Quốc và phương Tây.

Con đường tơ lụa đã được khai phá như thế nào?

Năm 138 tr. CN, kỵ binh Hung Nô đã tập kích một bộ lạc người Đại Nguyệt Thị (nay ở Tây bộ tỉnh Cam Túc Trung Quốc) . Thuyền Vu (vua) Hung Nô đã chặt đầu vua Đại Nguyệt Thị, còn lấy xương đầu làm thành bát uống rượu. Bộ lạc Đại Nguyệt Thị bị buộc phải dời sang phía Tây, quyết một lòng báo thù. Lúc này quân Hung Nô cũng thường xâm phạm quấy rối Trung Nguyên, cho nên Hán Vũ Đế quyết tâm liên hợp với Đại Nguyệt Thị để tấn công Hung Nô. Nhưng muốn đi đến Đại Nguyệt Thị, buộc phải qua khu vực chiếm đóng của Hung nô, đường đi vô cùng nguy hiểm Hán Vũ Đế bèn cho treo ”bảng chiêu hiền” ở cổn thành Tràng An, ban thưởng cho người nào tình nguyện đi sứ sang Tây Vực. Ngày hôm sau, một chàng trẻ tuổi phấn chấn xin được xuất chinh. Đó là Trương Khiên, người ở Thành Cố, Hán Trung (nay thuộc Thiểm Tây).

Trương Khiên dẫn gần trăm người, tay cầm tiết trượng, tạm biệt Tràng An, qua Dương Quan đi về phía Tây (nay gần khu vực Đôn Hoàng), vất vả băng qua sa mạc. Bỗng nhiên có hàng ngìn kỵ binh Hung Nô xông ra bao vây chặt lấy họ. Trương Khiên lập tức chỉ huy đồng đội tổ chức đánh trả, nhưng quả bất địch chúng, họ đều bị bắt làm tù binh, áp giải đến triều đình Thuyền Vu Hung Nô (nay thuộc Huhêhết – Nội Mông Cổ).

Thuyền Vu Hung Nô nói với Trương Khiên:

– Người đầu hàng đi. Chẳng còn đường trở về đâu!

Trương Khiên trấn tĩnh trả lời:

– Không, sứ thần Đại Hán không biết đầu hàng!

Thuyền Vu Hung Nô đe dọa:

– Ta sẽ giết nhà ngươi?

Trương Khiên không hề biến sắc mặt:

Muốn giết thì cứ giết!

Thuyền Vu Hung Nô tức giận nói:

– Không, ta muốn ngươi làm một người Hung Nô.

Thuyền Vu giữ Trương Khiên ở lại Hung Nô, muốn dụ dỗ ông. Trương Khiên không nói một lời, lặng lẽ cất giấu cây tiết trượng của mình.

Mười năm trôi qua, trong một đêm vừa gió vừa mưa. Trương Khiên hẹn với đồng đội cùng bỏ trốn khỏi Hung Nô, đi sang nước Đại Uyển (nay là vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ).

Vua Đại Uyển mở tiệc chiêu đãi sứ giả nhà Hán. Các nhạc công dùng những nhạc cụ chưa từng thấy ở Trung Quốc: tỳ bà,…không hầu, hồ địch, nhị hồ, tấu lên những khúc nhạc rung động lòng người. Trên bàn tiệc thịnh soạn bày đầy những món ăn cũng chưa từng có ở Từng Quốc: Hồ qua tròn (dưa vàng), ba thái xanh thẫm, nho táo vừa ngọt vừa thơm, lại có rượu thơm màu hổ phách rượu bồ đào. Trương Khiên và đồng đội mở rộng tầm mắt, cảm tạ tấm thịnh tình của vua nước Đại Uyển.

Vua Đại Uyển cho người tiễn đưa Trương Khiên sang nước Khang Cư (nay thuộc vùng gần hồ Baican nước Nga). Vua Khang Cư lại cho người đưa Trương Khiên đến Đại Nguyệt Thị. Nhưng lúc này, người dân Đại Nguyệt Thị đã định cư, đất đai màu mỡ, sản vật phong phú, họ không còn muốn đánh nhau với người Hung Nô nữa. Đương nhiên, họ cũng không muốn lập liên minh quân sự với nhà Hán. Thế là Trương Khiên lại lên đường đến nước Đại Hạ.

Nước Đại Hạ (nay thuộc Apganistan) có cư dân không ít là người Hy Lạp, thương nghiệp rất phát đạt. Trong các chợ, Trương Khiên nhìn thấy những mặt hàng chưa từng có ở Trung Quốc: thảm Đại Nguyệt Thị, vải sợi Rôma, dây cương ngựa ngũ sắc An Tức, da điêu Khang Cư, ngựa côn của nước Điều Chi (nay ở vùng phụ cận Siri)…

Đường ấp Phụ, trợ thủ của Trương Khiên chỉ vào một đống hàng hóa nói:

– Đây là cái gì vậy?

Trương Khiên định thần nhìn kỹ, thì ra đây là gậy trúc, vải đất Thục, đặc sản của Tứ Xuyên, mặt hàng xuất khẩu của nhà Hán.

Trương Khiên hỏi người bán hàng:

– Xin hỏi, những hàng hóa này từ đâu chuyển đến đây?

Thương nhân người Hy Lạp trả lời:

Mua từ nước Thân Độc (tức Ấn Độ) về.

Té ra từ Tứ Xuyên đi về phương Nam, qua Ấn Độ rồi vòng lên hướng Tây Bắc là có thể đi thẳng tới Đại Hạ. Trương Khiên và đồng sự đã học được nhiều tri thức về địa lý.

Lại một năm trôi qua, Trương Khiên lên đường về nước. Họ vượt qua dãy Panmia, đi men theo sườn Bắc núi Côn Luân. Chẳng ngờ đại bị kỵ binh Hung Nô bao vây rồi bị bắt giải về Hung Nô.

Lại qua một năm nữa, nước Hung Nô xảy ra nội loạn. Trương Khiên và trợ thủ Đường Ấp Phụ nhân cơ hội đó chạy về Tràng An, hoàn thành sứ mạng vẻ vang lần đầu tiên đi sứ Tây Vực. Sau lần đó, Hán Vũ Đế phong cho ông làm ”Bác Vọng hầu”.

Năm 119 tr. CN, Trương Khiên lần thứ hai đi sứ Tây Vực. Lần này dẫn theo sứ bộ rất đông người. Họ mang theo những lá cờ thêu chữ ”Bác Vọng hầu Trương Khiên” đi đến các nước: có đoàn đến An Tức (Ba Tư) có đoàn đến Điều Chi (Siri), có đoàn đến Kê Tân (nay là Casơmia). . . Tiếp theo, sứ giả của những nước này nhộn nhịp đến thăm viếng hữu nghị Trung Quốc. Con đường tơ lụa băng qua ba đại châu Âu – Á – Phi. Người Hy Lạp rất thích tơ lụa Trung Quốc, gọi Trung Quốc là ”nước của tơ lụa”. Người Rôma cũng rất thích tơ lụa Trung Quốc, nhiều quan chấp chính đều may áo dài bằng tơ lụa Trung Quốc. Sau này, Hoàng đế đế quốc Rôma là Antônius còn phái sứ giả đến Tràng An, tiến thêm một bước giao lưu giữa hai nền văn minh phương Tây và phương Đông.

Từ đó, từng đoàn thương nhân chuyên chở bằng lạc đà đã qua lại trên con đường tơ lụa, họ vượt qua núi cao khe sâu đưa kỹ thuật nuôi tằm, ươm tơ, luyện sắt, tưới nước, làm giấy của Trung Quốc sang Trung Á, Tây Á và Châu Âu ; rồi lại mang từ đây những mặt hàng thực phẩm nho, hồ đào, thạch lựu, dâu tằm, dưa vàng, vừng, ô liu. . . về Trung Quốc. Lại còn có sư tử, tuấn mã, tê ngưu, công, lạc đà . . . các loại động vật cũng được đưa vào Trung Quốc. Âm nhạc, vũ đạo, hội họa, điêu khắc của Trung Quốc đã tiếp nhận những nét đặc sắc, tinh hoa của Tây Vực, tạo nên một sự đột biến mới, trở nên càng phong phú và đa dạng hơn.

Bạn có biết không, văn minh cổ Ấn Độ cũng là một trong những ngọn nguồn văn hóa nổi tiếng của thế giới. Ngay từ 5000 năm trước, trên bán đảo Ấn Độ đã hình thành nền văn hóa và tập tục độc đáo. Cư dân ở đây làm nghề nông và sản xuất thủ công nghiệp, sau này đã xuất hiện nhiều thành thị, đã sáng tạo ra chữ viết của riêng mình. Nhưng vào năm 2000 tr. CN, có giống người da trắng từ phương Tây Bắc đến chinh phục họ. Những người da trắng này tự xưng là ”Arian” có nghĩa là tộc người ”xuất thân cao quý’. Chúng gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da ”xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ.

Chế độ ”chủng tính”, cũng gọi là chế độ ”vácna” (varna) phân chia nhân dân thành bốn đẳng cấp.

Đẳng cấp thứ nhất là ”braman” (Brahman) tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quy tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.

Đẳng cấp thứ hai là ”Xatơrya” (kcatrya) gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.

Đẳng cấp thứ ba là ”Vaixya” (Vaicya), gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho, nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Braman và Xatơrya.

Đẳng cấp thứ tư là ”Xuđơra” (Cudra) gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau. Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là “tiện dân”, còn gọi là ”người không thể đến gần”. Nếu một người braman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân” thì coi như gập phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, “tiện dân” chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.

Dưới đây là một câu chuyện xảy ra trong một thôn làng ở Ấn Độ 3000 năm trước.

Khi đó, ở miền Trung Ấn Độ có một thôn làng rất to, trong làng có một gia đình braman vô cùng giàu có. Ở làng này có một cậu bé tên là Athira, mi thanh mục tú, rất đáng yêu chỉ có nước da không được trắng như các cậu bé khác. Vì vậy các cậu bé nghi ngờ cậu không phải là braman. Một hôm, mấy cậu bé braman tan học về nhà muốn bắt Athira phải xách cặp cho mình, cậu không chịu, liền bị chúng đánh đòn, chửi mắng:

– Đồ lạc loài!

Athira khóc trở về nhà, gục đầu vào gối mẹ, hỏi:

– Vì sao mọi người cứ bảo con không phải là braman?

Bà mẹ ôm hôn Athira:

– Con ơi, mặc kệ chúng. Mẹ con ta là braman từ tỉnh khác chuyển đến đây…

– Nhưng braman có thể làm tăng lữ, họ còn luôn luôn được đi dự tiệc của braman, vì sao mẹ con ta không được đi? Vì sao còn không cho chúng ta cùng ăn với họ?

Bà mẹ đã tốn sức để an ủi con trai nhưng Athira vẫn buồn bã không vui.

Athira biết rằng trong làng cậu cũng giống như ở trong cả nước Ấn Độ đều chia dân thành bốn đẳng cấp. Braman là chủ mọi thứ trong làng, Xuđơra và “tiện dân” bị mọi người khinh thường nhất. Athira suy nghĩ, chẳng may mình bị đuổi ra khỏi braman, trở thành Xuđơra hay “tiện dân” thì đáng sợ biết chừng nào!

Nhưng ngờ vực vẫn là ngờ vực, mọi người không tìm ra chứng cớ. Ít lâu sau, Athira vào học trường của braman. Ở trường học này phải học kinh điển tôn giáo braman là .”Kinh Vêđa” và ”Luật Manu”.

Các thầy braman mang một bộ luật ra giảng cho các học trò về lịch sử vẻ vang của braman.

Athira lắng nghe, bất chợt hỏi:

– Thưa thầy vì sao lại phân chia mọi người thành bốn đẳng cấp?

Thầy bực dọc nhìn cậu, rồi lật giở bộ ”Kinh Vêđa”, nói với giọng cứng nhắc:

– Sách kinh đã viết rất rõ ràng rằng: Thần Brama (brahma) là đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Người đã dùng miệng lưỡi của mình tạo ra ”braman”, dùng tay và vai tạo ra ”Xatơrya” dùng đầu gối tạo ra ”Vaixya”, dùng bàn chân tạo ra ”Xuđơra”. . . đẳng cấp cao thấp đều do Thần quyết định?

Athira nghe giảng vẫn nghi hoặc không hiểu liền hỏi:

– Thưa thầy, thế thì có một ngày nào đó, braman sẽ có thể biến thành Xuđơra, Xuđơra biến thành braman được không?

Ờ, trừ phi chết rồi đến đầu thai ở kiếp sau – Thầy giáo rành rọt nói từng tiếng – Còn người đang sống, mãi mãi không bao giờ thay đổi địa vị? Giữa các đẳng cấp khác nhau, không được kết hôn với nhau, người không cùng đẳng cấp cũng không được ngồi ăn chung… vì thế, các trò là con em braman nhất định phải biết quý trọng thân thế và danh giá của mình! Athira càng sợ hãi, trong lòng lo lắng, chẳng may mình quả không phải là braman thì biết làm thế nào?

Việc đáng sợ cuối cùng cũng đã xảy ra.

Trong một ngày ảm đạm, thầy tu braman cho họp toàn dân làng trên bãi rộng đầu làng. Đây là cuộc họp trừng phạt những người phạm tội.

Thầy tu đứng trên bục cao ra lệnh:

– Giải phạm nhân vào!

Một người Xuđơra thân thể cường tráng bị dẫn lên bục.

Thầy tu cầm bộ ”Luật Manu”, dõng dạc nói:

Theo quy định của bộ luật, người thuộc chủng tính thấp hèn mà xâm hại người ở chủng tính cao quý thì phải chặt một phần chân tay của họ, đụng đến tay thì phải chặt tay, đụng đến chân thì phải chặt chân. Hôm trước, tên xuđơra này đã dùng hai tay đánh một vị braman cao quý của chúng ta, vì vậy cần phải trừng phạt răn đe.

Chỉ nghe thấy tiếng ”phập, phập”, hai tay của người Xuđơra trong chớp mắt đã bị chặt đứt rời.

Tiếp đó một ‘‘tiện dân” bị dẫn lên bục, mấy người nắm chặt đầu, cắt lưỡi anh ta, lấy chiếc dùi nung đỏ đâm vào mồm, rồi lại rót dầu sôi vào mồm, vào tai anh ta. . . Thầy tu kể tội trạng của người này là đã nói xấu sau lưng đối với một thầy tu braman.

Athira đứng im bên cạnh mẹ, lặng lẽ cúi đầu. . . bỗng vị thầy tu cao giọng tuyên bố:

Hôm nay, chúng ta phải đuổi một kẻ mạo nhận là braman. Kẻ đó chính là nó…

Vị thầy tu giơ tay chỉ thẳng vào Athira – Cậu bé hồn bay phách lạc sợ hãi vùi đầu vào trong lòng mẹ.

Vị thầy tu chỉ vào mẹ của Athira nói lớn:

– Mụ đàn bà này cũng không phải lấy chồng braman. Hôm qua một vị braman từ ngoài tỉnh đến phát giác rằng mụ đã lấy một xuđơra. Mọi người nhìn xem đứa con của mụ, nước da đen đủi, đâu có giống với người braman? Bắt đầu từ hôm nay, ta tuyên bố, cả nhà mụ là tiện dân!

Kể từ hôm đó, Athira và mẹ bị đuổi ra ở ngoài làng, mãi mãi không được tiếp xúc với người braman. Mẹ con đi đường, trên người phải mang dấu hiệu của kẻ tiện dân, mồm phải luôn luôn phát ra những âm thanh riêng biệt, hoặc gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người braman và người xatơrya tránh khỏi phải gặp họ, vì họ đã trở thành ”người không thể đến gần”.

Mẹ của Athira chịu không nổi nỗi đau đớn này, ít lâu sau thì chết. Athira ôm xác mẹ, phẫn uất gào lên:

– Vì sao con người lại phải phân chia ra đẳng cấp thế này!

Chế độ đẳng cấp tàn ác này đã kéo dài mấy ngàn năm ở Ấn Độ, thậm chí vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến tận ngày nay.

Bạn đã đến Tây Sơn ở Bắc Kinh chưa? Ở  đây có Chùa Phật Nằm, trong chùa có một pho tượng đúc bằng đồng rất lớn, thân dài hơn 5 mét, nặng mấy vạn cân. Đặc biệt là thân tượng nằm nghiêng, tay phải gối đầu, ánh mắt hiền từ, thần thái trang trọng, chung quanh còn có 12 pho tượng Phật nhỏ bằng đồng. Phật nằm như là đang đau yếu mà vẫn giảng giải không biết mệt mỏi cho các đệ tử. Ngoài Bắc Kinh ra, ở các nước Phật giáo trên thế giới cũng đều có tượng Phật nằm với hình dáng tương tự. Vị Phật nằm đó là ai? Đó chính là người sáng lập ra đạo Phật: Xakya Muni (Sakya Muni) tức Thích-ca Mâu-ni.

Xakya Muni sinh ngày 8 tháng 4 năm 565 tr. CN, họ Gôtama (Gautama) tên là Xitđacta (Siddharta). Cha ông là Quốc vương một nước nhỏ ở Bắc bộ bán đảo Ấn Độ (nay thuộc Nêpan). Phong tục nơi đó, trẻ em mới sinh ra thì đến ở nhà bà ngoại. Bà mẹ của Xakya Muni mang thai, sửa soạn về nhà mẹ đẻ để sinh nở, trên đường đi qua một vườn hoa, khi ngồi nghỉ dưới một gốc cây thì sinh ra vương tử. Bà mẹ từ đó mắc bệnh đến ngày thứ bảy thì qua đời. Vì vậy Xakya Mani được bà gì nuôi nấng lớn khôn. Cậu bé này lúc nhỏ rất ham học, văn học, triết học, toán học đều tinh thông. Đồng thời cậu cũng ham thích vũ thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm, môn nào cũng thành thục. Cha cậu rất vui mừng, quyết định sẽ truyền ngôi vua cho cậu và hy vọng cậu sẽ trở thành một vị đại vương thống nhất thiên hạ, làm rạng rỡ tổ tông.

Nhưng Xakya Muni không ham quyền thế. Đầu óc chàng toàn nghĩ tới mọi thứ bất bình trong thế gian: Vì sao phải phân chia người Ấn Độ thành bốn đẳng cấp? Vì sao người da trắng lại thống trị những người da mầu khác? Vì sao những đứa con hỗn huyết lại thành những người dân hèn hạ bị mọi người khinh rẻ.

Một hôm chàng ngồi xe đi du ngoạn, nhìn thấy những người nông dân đang làm việc trồng trọt trên đồng ruộng dưới ánh nắng chói chang, người nào cũng gầy gò, mặt mũi vàng vọt, mồ hôi ướt đẫm lưng, lộ rõ vẻ đói khát mệt mỏi. Con trâu già đang cầy ruộng càng kiệt sức. Phía trước có người kéo căng đoạn giây rợ xỏ qua mũi trâu lôi đi, phía sau có người dùng roi vụt đen đét. Con trâu già đau đớn lúc lắc cặp sừng, thở phì phò, lôi chiếc lưỡi cày cắn sâu xuống đất, chậm chạp bước lên.

Xakya Muni bất giác buột mồm than:

– Khổ thay!

Trong lòng Xakya Muni cuộn trào những câu hỏi:

– Con người trên thế gian vì sao lai có bao khổ đau về sinh, lão bệnh, tử? Làm sao có thể thoát khỏi những khổ đau này? Chàng đã đọc rất nhiều sách mà không tìm được câu trả lời. Sau này chàng hiểu rằng, Quốc vương quyền lực lớn bao nhiêu cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề này. Thế là chàng quyết tâm từ bỏ quyền thừa kế ngôi vua, xuất gia tu đạo.

Quốc vương nghe tin, giật mình kinh hãi:

– Con ta điên rồi sao? Nó chưa đến 20 tuổi!

Để ngăn con xuất gia, Quốc vương tìm mưu tính kế, cưới cho Xakya Muni một Nữ vương xinh đẹp trẻ trung ở nước láng giềng.

Quốc Vương nói:

– Con xem, sau này mọi thứ ở hai nước đều thuộc về con, chẳng lẽ như vậy vẫn không đủ sao?

Một năm sau, Xakya Muni sinh một cậu con trai: Nhưng quyền thế lớn lao, cuộc sống hào hoa, người vợ kiều diễm mỹ 1ệ, đứa con kháu khỉnh đáng yêu, cũng đều không thể ngăn cản được quyết tâm xuất gia của chàng.

Đêm khuya ngày mồng 8 tháng 12 năm vừa tròn 29 tuổi, Xakya Muni lẳng lặng cưỡi ngựa phóng ra khỏi kinh thành tới vùng rừng sâu một nước khác. Ông thay đổi quần áo vương tử, cắt trọc đầu tóc, làm một nhà tu hành.

Quốc vương không thấy vương tử, lo lắng vô cùng liền phái năm người đi tìm, cuối cùng đã tìm thấy Xakya Muni trong rừng sâu, nhưng ông quyết không trở về. Xakya Muni đã tìm ba học giả nổi tiếng để học hỏi triết học, sau đó lại vào trong rừng cây thâm u theo các nhà sư khổ hạnh học đạo. Ông đã bôn ba sáu năm trời, ngay tắm rửa cũng không, mà trước sau vẫn chưa tìm được biện pháp xóa bỏ nỗi thống khổ trong nhân gian.

Một hôm, ông đi tới một dòng sông, quyết xuống sông tắm táp để tẩy rửa sạch những vết nhơ bẩn trên người tích lại từ sáu năm qua. Một cô gái chăn bò ven sông thấu tình cảnh ấy liền mang nhiều sữa bò đến mời ông uống. Xakya Muni đã trở lại như xưa. Ông đến bên một gốc bồ đề, mặt đất phủ đầy cỏ, ngồi xuống xếp bằng tròn, mặt quay về hướng Đông, thề với Trời rằng:

– Nếu ta không thể giác ngộ đến cùng thì cho dù thịt nát xương tan cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này.

Cứ như vậy, ông ngồi trầm tư trước gốc bồ đề tìm lời giải cho việc giải thoát khổ đau của con người.

Đêm mồng 8 tháng 2 năm ông 35 tuổi, khi một ngôi sao sáng mọc lên ở phương Đông, ông bỗng nhiên hiểu ra thông suốt đạo lý này, tìm ra con đường giải thoát và từ đó được gọi là Buđa (Bouddha) tức Phật, có nghĩa là ”người giác ngộ”. Di tích cây bồ đề này hiện nay vẫn còn ở tỉnh Bôca Ấn Độ. Sau đó Xakya Muni đi khắp nơi trên bán đảo Ấn Độ để truyền bá giáo lý mới của ông, mà về sau người ta gọi là đạo Phật (Bouddhisme). Truyền rằng ông còn đi tới Xâylan (Ceylan, nay là SaiLanka) và Miến Điện. Giáo lý cua Phật giáo là chống lại việc phân chia con người theo đẳng cấp: chống lại hiện tượng bất bình đẳng, đồng tình với người dân bất hạnh. Đồng thời cũng tuyên truyền thuyết nhân quả báo ứng cho rằng đời nay làm việc thiện, đời sau sẽ được hưởng phúc lành, đời nay làm điều ác, đời sau tất có ác báo. Những thuyết này của Xakya Muni có mặt tiêu cực là trốn tránh hiện thực tàn khốc. Ông còn chủ trương xóa bỏ mọi phiền não bằng cách tự giải thoát, phủ định đấu tranh. Chủ trương này đương nhiên là có lợi cho giới chủ nô và bọn thống trị phong kiến, cho nên giai cấp thống trị các đời đều lợi (dụng Phật giáo để củng cố nền thống trị của họ đối với quần chúng bị áp bức.

Năm 485 tr. CN, Xakya Muni sắp tròn 80 tuổi. Ông vừa già vừa ốm yếu nhưng vẫn đi khắp nơi truyền giáo. Ngày 15 tháng 2 ông đến bên một dòng sông, bệnh tình đã nặng, biết mình không qua khỏi ông liền xuống sông tắm rửa. Các đệ tử liền đặt một chiếc giường vải gai giữa mấy cây chà là. Xakya Muni nằm nghiêng trên đó, gối đầu bên tay phải, vẫn rành rọt căn dặn các đệ tử, không được vì không có thấu mà sa ngã, vẫn phải lấy Phật pháp để dẫn đường. Nói xong, ông qua đời. Sau này để tưởng niệm tới việc ông hết lòng dạy dỗ các đệ tử mọi người đã tạc tượng Xakya Muni nằm, đặt ở các chùa chiền. Rồi lấy ngày Xakya Muni giáng sinh (mồng 8 tháng 4) là ngày ”Lễ tắm Phật”, ngày ông đi tu đạo (ngày 8 tháng 12) làm ngày ”Lễ lạp bát”.

Di thể của Sakya Muni sau khi hỏa táng, tro xương kết thành từng hạt, đạo Phật gọi những hạt đó là ”Xá lị”- Sau này, tám nước chia nhau xá lị, đem cất giữ cúng lễ trong những cây tháp cao được xây dựng đặc biệt, để tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ Xakya Muni. Loại tháp này dùng bảy thứ báu vật vàng, bạc, trân châu, mã não. . . để trang trí, mọi người gọi là ”Bảo tháp”. Thế kỷ I CN, Phật giáo truyền vào vùng người Hán ở Trung Quốc, sau này lại từ Trung Quốc truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Nhưng từ sau thế kỷ VIII, đạo Bà-la-môn ở Ấn Độ thắng thế, đổi gọi thành đạo Hinđu (Hindouisme) tức Ấn Độ giáo. Phật giáo ở Ấn Độ dần dần suy yếu, cho nên ở Ấn Độ ngày nay còn rất ít người theo tín ngưỡng Phật giáo. Nhưng Phật giáo bắt nguồn từ bán đảo Ấn Độ vẫn được toàn thế giới coi trọng. Trong bảo tháp ở chùa Linh Quang, Tây Sơn, Bắc Kinh truyền rằng còn cất giữ được một chiếc răng của Xakya Muni, mọi người gọi bảo tháp này là ”Phật Nha Tháp” (Tháp Răng Phật).

Chọn tập
Bình luận