Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

Quân Chí Nguyện Áo Đỏ

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

QUÂN CHÍ NGUYỆN ÁO ĐỎ

Hải cảng về khuya rất yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ. Hai chiếc tàu cũ Piêmôn và Lômbacđi vỗ ở cảng biển ngoại thành Giênôva (Italia) hình như đang chờ đợi một sứ mệnh đặc biệt gì đó.

– Toàn đội lên tàu! – Một người tuổi trung niên râu quai nón khe khẽ ra lệnh. 1.100 chiến sĩ cách mạng Italia bận áo sơ mi đỏ, đầu đội mũ rộng vành nhanh chóng lên tàu.

– Vì giải phóng đồng bào đảo Xixin, vì thống nhất Italia, hãy tiến lên! – Vị chỉ huy trung niên ngẩng cao đầu chỉ tay về phía trước hô. Hai chiếc tàu theo con nước thủy triều chạy như bay về hướng biển Tirơnian, rồi mất hút trong biển đêm mịt mùng.

Sự việc trên xảy ra vào tảng sáng mồng 6 tháng 5 năm 1860. Nhà cách mạng chỉ huy “Quân chí nguyện áo đỏ” đó tên là Garibanđi. Garibanđi sinh năm 1807, xuất thân thủy thủ, thời thanh niên tham gia cuộc khởi nghĩa của “Đảng Italia trẻ” chống bọn chiếm đóng nước ngoài. Sau khi thất bại, ông trốn sang châu Mỹ La tinh, tổ chức “Quân đoàn Italia” tham gia cuộc khởi nghĩa của nhân dân địa phương. Năm 1848 về nước, ông trở thành người lãnh đạo phong trào thống nhất Italia.

Khi đó, Italia bị chia ra làm rất nhiều nước nhỏ. Mấy nước nhỏ ở miền bắc bị Áo chiếm, vương quốc Lưỡng Xixin ở miền nam bị Tây Ban Nha chiếm, miền trung thuộc về Giáo hoàng Rôma, chỉ có vương quốc Sácđinia ở miền tây là nước tương đối lớn mạnh trong rất nhiều nước nhỏ của Italia. Cho nên, việc thống nhất Itaiia gắn liền với độc lập dân tộc.

Đêm ngày 10 tháng 5, biển cả tối đen như mực. Đột nhiên phía trước có nhiều đốm lửa xuất hiện. Các chiến sĩ quân chí nguyện áo đỏ ào lên boong tàu đồng thanh reo lên:

– Tới rồi! Xixin hòn đảo yêu quí của Tổ quốc kia rồi!

Garibanđi rất xúc động, lập tức triệu tập hội nghị sĩ quan, bàn bạc kế hoạch đổ bộ. Lúc đó, một chiếc thuyền đánh cá nhỏ lao tới. Một ngư dân dơ cao đèn lắc đi lắc lại, thì ra đó là nhân viên tình báo của quân khởi nghĩa Xixin đã đến. Garibanđi mời ông lên tàu. Ông ta cho biết hai chiến hạm ở Macsara đã rời cảng đi tuần, cảng trống không, rất thuận lợi cho việc đổ bộ. Garibanđi lập tức ra lệnh cho tàu chạy. Hai tiếng sau, tảng sáng ngày 11 tháng 5, hai chiếc tầu của Garibanđi vào cảng an toàn.

Nghĩa quân Xixin nghe tin quân chí nguyện áo đỏ tới chi viện, đều rất phấn khởi chạy đến bến cảng đón tiếp. Đồng bào xa cách nhau lâu ngày nay gặp lại, vui mừng không lời nào tả xiết. Đột nhiên, tiếng súng nổ vang, chiếm hạm của Tây Ban Nha đã về cảng để lùng bắt các chiến sĩ cách mạng. Đúng vào lúc các chiến sĩ cách mạng chuẩn bị chiến đấu thì tiếng súng lại lắng xuống. Tại sao vậy? Thì ra trong cảng có hai tàu buôn Anh, họ kháng nghị, tàu chiến Tây Ban Nha đành chuồn.

Nhân dân địa phương nhất trí ủng hộ Garibanđi làm lãnh tụ của Xixin. Họ mang theo súng bắn chim, mã tấu đến tham gia quân đội cách mạng. Đội quân Áo đỏ phát triển khá đông đảo, Garibanđi ra lệnh tiến quân về Palecmô thủ phủ của Xixin.

Trên đường tiến quân có một quả núi cao hình bậc thang chắn ngang. Trên núi có một đội quân địch đông gấp ba quân cách mạng canh giữ. Lúc này đang là mùa hạ, trời nóng nực, đội ngũ vừa tập hợp lại không thể chịu dựng được dài ngày, nên Garibanđi quyết định tấn công ngay. Các chiến sĩ cách mạng không sợ hy sinh, hăng hái xông lên núi, hầu như không dùng đến đạn mà toàn đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê với địch. Quân địch đều là bọn sợ chết, thấy quân cách mạng xông tới là bỏ chạy. Quân cách mạng nhanh chóng chiếm được quả núi.

Palécmô đã ở ngay trước mắt. Ở cửa vào phía tây có 20.000 quân địch canh giữ. Garibanđi trước tiên dùng một đơn vị nhỏ giả vờ tấn công chính diện, nhử địch ra ngoài pháo đài. Đồng thời ông dẫn đại bộ phận lực lượng vu hồi xuống phía nam, suốt đêm vượt đường núi gập ghềnh, chọc thẳng vào hậu phương của Palecmô. Tảng sáng ngày 27 tháng 5, cuộc tổng công kích bắt đầu. Quân chí nguyện áo đỏ và quân du kích địa phương bất ngờ tấn công vào thành phố. Quân địch trong thành phố ngoan cố chống lại, cuộc chiến trên đường phố diễn ra liên tục hai ngày hai đêm. Quân chiếm đóng Tây Ban Nha và quân đội phản động của Xixin phần thì chết, phần thì đầu hàng, quân cách mạng toàn thắng.

Để không cho quân địch có dịp xả hơi, tháng 8 năm đó Garibanđi chỉ huy quân cách mạng vượt eo biển đổ bộ lên đất liền, tiến quân về Napôli thủ đô của vương quốc Lưỡng Xixin. Khi đó, quân chí nguyện áo đỏ không còn là 1.100 người mà là 11.000 người. Được nhân dân địa phương ủng hộ, họ nhanh chóng đánh đến ngoại thành Napôli. Mồng 6 tháng 9, quốc vương của vương quốc Lưỡng Xixin trốn khỏi Napôli. Garibanđi không đợi đại quân cùng vào thành, ông dẫn hai sĩ quan vào Napôli trước. Nhân dân Napôli đứng đầy hai bên đường phố ca hát nhảy múa, nhiệt liệt hoan hô đón chào vị lãnh tụ phong trào giành độc lập của Italia.

Khi đó, quân đội của vương quốc Sacđinia từ phía tây tiến sang phía đông, gặp quân đội của Garibanđi ở khu giáo hoàng, họ tìm cách ngăn chặn không cho quân cách mạng tiếp tục tiến. Thông qua đàm phán và thông qua việc bỏ phiếu biểu quyết của toàn thể công dân, hai bên quyết định sáp nhập Sácđinia và Lưỡng Xixin với nhau thành Vương quốc Italia. Garibanđi tỏ ý, vì sự thống nhất của Italia, tình nguyện từ bỏ mọi sự đãi ngộ và địa vị để trở về quê hương; đồng thời cũng nói rõ, nếu Tổ quốc cần, ông nhất định tiếp tục tổ chức quân chí nguyện phục vụ Tổ quốc.

Một ngày đầu tháng 11 năm 1860, quốc vương mới của Italia Ơmanuen (nguyên là quốc vương của Sacđinia) cùng với lãnh tụ phong trào thống nhất Italia Garibanđi cưỡi ngựa sóng đôi tiến vào Napôli. Toàn thành phố Napôli nhộn nhịp hẳn lên, mọi người vô cùng xúc động và tràn trề hạnh phúc, chào mừng bước đầu thực hiện sự nghiệp thống nhất và độc lập Tổ quốc Italia.

Sau khi vương quốc Italia thành lập, năm 1866 Italia thu hồi Vơnidơ từ tay Áo, năm 1870 lại thu hồi khu Giáo hoàng cai quản. Từ đó, Italia hoàn toàn thống nhất lấy Rôma làm thủ đô.

CẢI CÁCH MEIJI

Thu năm 1867 là một mùa thu nước Nhật có rất nhiều sự kiện. Khi những chiếc lá vàng rơi xuống đất thì thiên hạ đồn đại rằng thế giới sẽ có cuộc đảo lộn long trời lở đất.

– Hay quá rồi! Hay quá rồi! Thời thế sắp thay đổi to rồi!

– Vận rủi sẽ biến thành vận may! Hay quá! Hay quá!

Hàng ngàn hàng vạn người Nhật, cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ, bận những bộ quần áo đẹp màu sắc sặc sỡ, gõ trống khua chiêng, gảy đàn, hát những bài ca tự mình sáng tác tràn xuống đường. Hễ thấy cửa hàng gạo của phú thương là họ xông vào cướp sạch sành sanh, cứ thấy cửa hàng vải của phú thương là xông vào đập phá tan tành. Mọi người căm ghét bọn phú hào đầu cơ tích trữ bóc lột nhân dân, nên thẳng tay trừng trị chúng.

Cuộc bạo động lan tràn khắp kinh đô và các thành phố lớn của Nhật như Kôia, Ôsaca, Iôkôhama, Eđô, làm cho Mạc phủ Tôcưgaoa thống trị nước Nhật lúng túng không biết đối phó ra sao.

Đúng năm đó, Thiên hoàng nước Nhật qua đời, Hoàng Thái tử Mứtsưhito lên ngôi được gọi là “thiên hoàng Meiji”. Khi đó Meiji mới 15 tuổi. Các chư hầu ở miền nam muốn thừa cơ lật đổ Mạc phủ Tôkưgaoa, dựng nên chính quyền do Thiên hoàng đứng đầu.

700 năm nay, Thiên hoàng của nước Nhật chỉ là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, còn thực quyền nắm trống tay “Mạc phủ”. Mạc phủ do gia đình Tôkưgaoa thế tập, trên danh nghĩa họ là “đại tướng quân”, trên thực tế họ tự xưng là “đại quân”, về đối ngoại đại diện cho quốc gia, về đối nội nắm đại quyền, chủ trì chính phủ. Điều nổi bật nhất là Mạc phủ không đặt ở kinh đô (Kyôtô) mà đặt ở Êđô (tức Tokyo ngày nay). Mạc phủ làm việc, xử lý việc quốc gia đại sự thường theo ý mình không coi Thiên hoàng vào đâu cả.

Hai ngày 13 và 14 tháng 10 Âm lịch, đại biểu của mấy chư hầu miền tây nam họp nhau ở Kyôtô bàn nhau lật đổ Mạc phủ. Họ lấy được một tờ “Mật chiếu hỏi tội Mạc phủ” của Thiên hoàng Meiji, ai nấy tươi cười hớn hở muốn ra quân đánh Mạc phủ ngay.

– Chiếu thư của Thiên hoàng trong tay, không sợ Tôcưgaoa nhà ngươi không đầu hàng! – Một vũ sĩ chư hầu nói vậy.

– Đúng! Chúng ta bây giờ lật đổ Mạc phủ thật sự danh chính ngôn thuận! – Hai người khác phụ họa theo.

Đúng lúc đó một thị vệ cung đình từ ngoài cửa chạy vào hấp tấp nói:

– Thưa các vị đại nhân, Mạc phủ Tôcưgaoa đã dâng biểu nói “xin trả lại chính quyền, xin giao lại quyền bính cho Thiên hoàng”.

– Ồ! – Các vũ sĩ chư hầu ngớ ra, cùng đồng thanh – Tên Tôkưgaoa này lại đi trước một bước rồi!

Tôkưgaoa giao trả chính quyền cho Thiên hoàng vốn chỉ là trò đại bịp. Ông ta muốn nhân dịp này mượn danh nghĩa của Thiên hoàng đến kinh đô nắm giữ đại quyền. Như vậy kế hoạch lật đổ Mạc phủ của các chư hầu miền tây nam sẽ phá sản.

Các chư hầu tây nam không phải những tên ngốc. Họ thấy Tôkưgaoa đi trước một bước, lập tức điều binh khiển tướng, tập trung binh lực của mình về kinh đô chuẩn bị khởi sự.

Mồng 9 tháng Chạp Âm lịch năm đó (mồng 3 tháng 1 năm 1868), quân của các chư hầu miền tây nam bao vây hoàng cung, tước vũ khí đội cảnh vệ của Mạc phủ đóng ở hoàng cung. Họ vây quanh Thiên hoàng Meiji, triệu tập cuộc họp trước mặt Thiên hoàng, tuyên bố “khôi phục vương chính theo như cổ xưa”, tức đại quyền đều do Thiên hoàng nắm như ngàn đời xưa vậy. Các vũ sĩ chư hầu đều được làm đại thần của triều đình. Họ tuyên bố hủy bỏ mọi quyền lực của Mạc phủ, ra lệnh cho Tôkưgaoa phải giao nộp đất phong và tất cả tài sản của mình.

Tôkưgaoa vội chạy khỏi kinh thành. Sau khi mật đàm với sứ thần của hai nước Anh, Pháp, ông ta tập trung toàn bộ binh lực ở Osaka hung hăng tiến về kinh đô.

Quân của Tôkưgaoa nhanh chóng chiếm được ngoại thành phía nam kinh đô, giao chiến với quân chính phủ ở hai khu phố Tôrisưme và Tusimi. Nói về quân số đương nhiên quân của Tôkưgaoa nhiều hơn, nhưng chúng do người nước ngoài đỡ lưng, là nô tài của đế quốc, nên dân chúng Nhật đương nhiên không ủng hộ. Quân chính phủ của Meiji được tập đoàn tài chính Mitsưi của giai cấp đại tư sản chi viện tiền bạc, lại có danh chính ngôn thuận là “trừng trị bọn phản nghịch”, nên có lợi thế hơn. Quân hai bên vừa giao chiến, quân của Tôkưgaoa đã đại bại, Tôkưgaoa buộc phải chạy về Êđô.

Tháng 4 năm 1868, hai bên ký kết hiệp nghị, Tôcưgaoa phải từ bỏ mọi quyền lực, đầu hàng làm chư hầu, quyền lực của nhà nước do Thiên hoàng Meiji nắm giữ. Tiếp đó, Meiji dời thủ đô của Nhật về Eđô và đổi tên là Tôkyô.

Sau khi nắm quyền, Meiji ban bố một loạt pháp lệnh “duy tân” xóa bỏ phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản, cả nước Nhật xuất hiện một cao trào phát triển giáo dục, mở xí nghiệp công thương và xây dựng quân đội mới. 20 năm sau, Nhật trở thành cường quốc tư bản ở phương Đông. Đó chính là “cuộc cải cách Meiji” nổi tiếng trong lịch sử cận đại của Nhật.

NƯỚC CỘNG HÒA ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI DA ĐEN

– Thiêu chết nó đi! Thiêu chết nó đi!

Một đám đông nô lệ da đen vô cùng phẫn nộ xông vào nhà của bọn quan lại Pháp và chủ đồn điền bắt ném bọn chúng vào đống lửa. Lửa rực cháy suốt cả đêm, rất nhiều con quỉ hút máu từ châu Âu đến đã cháy thành tro.

Đó là sự kiện xảy ra ở đảo Haiti vào đêm 22 tháng 8 năm 1791.

Hàng vạn nô lệ da đen đã đứng lên khởi nghĩa! Khắp nơi trên đảo Haiti đều bùng lên ngọn lửa khởi nghĩa. Chưa đến vài ngày, những người khởi nghĩa đã đốt cháy hơn 1.000 đồn điền, xử tử hơn 2000 tên thực dân kẻ cướp Pháp, giải phóng đại bộ phận vùng Pháp chiếm. Trong cuộc khởi nghĩa, người tỏ ra dũng cảm nhất là thầy thuốc quân y da đen Phơrăngxoa Đôminích Tutsanh.

Tutsanh sinh năm 1743, ông nội là người châu Phi bị bọn thực dân Pháp bắt đưa về Haiti làm nô lệ. Haiti vốn có 200.000 người Inđian, nhưng họ bị quân đội thực dân Pháp và Tây Ban Nha giết sạch cả, nên hiện nay trên 90% cư dân trên đảo là người da đen cướp ở châu Phi về. Con cái của nô lệ chỉ có thể làm nô lệ. Từ nhỏ Tutsanh đã phải chăn cừu nuôi ngựa, làm các công việc khổ sai, về sau làm phu xe ngựa. Qua tự học ông biết tiếng Pháp, đọc được rất nhiều sách báo cách mạng tư sản tuyên truyền tự do bình đẳng. Ông đã đọc những bài viết của Vonte và của nhiều người khác, hiểu được nhiều đạo lý. Sau khi tham gia khởi nghĩa, do ông có học thức phong phú và có tài năng tổ chức, nên rất nhanh chóng trở thành lãnh tụ của quân khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa người da đen rất yêu quí ông, gọi ông là “L’ouverture”, có nghĩa là “Người mở đường khai lối”. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân khởi nghĩa đánh bại quân đội thực dân Pháp và Tây Ban Nha, tiêu diệt 10.000 quân Anh do người Pháp “mời tới”, phát triển mạnh mẽ đội ngũ nghĩa quân. Tháng 1 năm 1801, quân khởi nghĩa phát triển lên tới hơn 4.000 người, chỉ một trận họ đã chiếm được XanĐômingô thủ phủ của vùng Tây Ban Nha chiếm, giải phóng toàn bộ đảo Haiti.

Người da đen suốt đời phải làm nô lệ, cuối cùng đã đập tan xiềng xích đứng lên làm chủ. Tháng 6 năm 1801, họ triệu tập Nghị viện Haiti, thảo luận việc củng cố thành quả của cuộc khởi nghĩa. Mồng 1 tháng 7, bộ hiến pháp đầu tiên trên thế giới do người da đen soạn thảo đã ra đời. Hiến pháp qui định: Vĩnh viễn xóa bỏ chế độ nô lệ, người thuộc các màu da khác nhau bình đẳng như nhau, Haiti chính thức độc lập. Trong tiếng hoan hô nhiệt liệt, Tutsanh được bầu làm Tổng thống Haiti.

Một ngày hạ tuần tháng 1 năm 1802, sóng Đại Tây Dương ào ào dữ dội. Tutsanh cùng mấy chiến hữu đi thị sát bờ biển. Họ leo lên một quả núi ở bờ biển phía bắc, dùng ống nhóm quan sát mặt biển bao la.

Ống nhòm quét đi quét lại khắp mặt biển. Bỗng nhiên phía xa xa một đàn hải âu bay vút lên. “Có động!” Tutsanh cảnh giác chăm chú quan sát hướng đó. Phút chốc trên mặt biển xuất hiện mấy chấm đen. “Hạm đội!” Tutsanh giật mình kêu lên. Ông ý thức được tình hình nghiêm trọng, ngoảnh lại nói với các chiến hữu:

– Pháp cho hạm đội đến báo thù!

– Cũng chưa chắc! – Một chiến hữu còn tỏ vẻ hoài nghi – Năm ngoái, khi Napôlêông lên, ông ta còn phong Ngài làm tướng, cử Ngài làm Tổng tư lệnh Haiti cơ mà!

Nghe nói vậy, Tutsanh yên lặng không nói gì. Buông ống nhòm xuống, ngẫm nghĩ một lát ông bảo:

– Không đúng đâu. Tôi nghe một chiến hữu từ Pháp tới nói là năm ngoái Napôlêông đã tuyên bố: “Từ nay về sau không phong quân hàm cho người da đen nữa”. Chúng ta cảnh giác thì hay hơn.

Mấy hôm sau, dự đoán của Tutsanh quả đúng như vậy. Quân Pháp đổ bộ lên bờ biển phía bắc, giết hết người da đen ở trong làng, người già và trẻ em cũng không tha.

Hành động tàn bạo của chúng đã làm cho nhân dân Haiti vô cùng phẫn nộ. Tutsanh tập hợp binh sĩ và dân chúng lại động viên họ, ông cất cao giọng dõng dạc nói:

– Nước Pháp lại cho người đến nô dịch chúng ta! Chúng không có quyền cướp đi tự do của chúng ta! Chúng ta hãy đốt hết nhà cửa, đốt hết lương thực, phá nát đường sá, bỏ thuốc độc xuống giếng! Hãy để cho chúng nếm mùi địa ngục!

– Đả đảo bọn xâm lược Pháp! – Binh sĩ và dân chúng đồng thanh hô vang. Họ lập tức hành động, phá hủy sạch mọi thứ, rồi chuyển vào rừng.

Quân Pháp tiến vào những tòa thành trống rỗng, chẳng cướp được cái gì ăn, ngay cả chỗ có thể yên thân cũng chẳng có. Tối đến quân du kích ở trên núi xuống tập kích. Chỗ này “Đoàng! Đoàng!” bắn chết mấy quân Pháp, chỗ kia phóng hỏa, doanh trại quân Pháp bị đốt sạch trơn. Quân xâm lược thảy đều nơm nớp lo sợ.

Lơcléc, Thống soái quân Pháp là em rể của Napôlêông. Con người hắn nham hiểm độc ác, không từ một tội ác nào không làm, hắn nghĩ ra một thủ đoạn hèn hạ. Số là Tutsanh có hai con trai đang lưu học tại Pháp, Lơcléc liền bắt chúng, ép chúng phải viết thư cho cha nói là nếu ông không đầu hàng thì Lơcléc sẽ giết chúng.

Xem xong thư, Tutsanh rất buồn, lòng đau như cắt. Nhưng nghĩ đến nhân dân Haiti đang hy sinh đổ máu, ông đã hạ quyết tâm cương quyết nói: “Không đầu hàng! Tôi tuyệt đối không thể hy sinh nhân dân để cứu hai con của mình”. Tiếp đó, ông đích thân chỉ huy các chiến sĩ tấn công quân Pháp đánh cho chúng đại bại.

Được vài hôm, Tutsanh lại nhận được một lá thư của Lơcléc. Thư nói rằng, để tiến hành đàm phán hòa bình, Lơcléc mong muốn Tutsanh đến doanh trại quân Pháp để bàn bạc. Cuối thư, ông ta khẳng định nhất định bảo đảm an toàn tính mạng của Tutsanh. Lơcléc còn tự tâng bốc: “Ông sẽ không có thể tìm được một người bạn nào thành thực hơn tôi!”.

Tutsanh thầm nghĩ quân Pháp thua trận, nay đề nghị hòa bình, nhất định là thực lòng, nên nhận lời mồng 7 tháng 6 tới đàm phán. Nhưng khi Tutsanh vừa bước chân vào doanh trại đã bị quân Pháp bắt giữ, và ngày 15 tháng 6 ông bị áp giải lên chiến hạm đưa về Pháp.

Lá quốc kỳ ba màu xanh trắng đỏ của nước Pháp phần phật bay trên chiến hạm. Tutsanh phẫn nộ chỉ lá cờ nói với bon xâm lược Pháp:

– Tự do, bình đẳng, bác ái của các người ở đâu? Lá cờ của các người chỉ là mảnh khố của kẻ cướp! Nó nhuốm đầy máu đào của đồng bào chúng tao! Chỉ cần trong tay của người da đen chúng tao còn một khẩu súng, thì lưỡi đao đồ tể của các người nhất định có ngày phải rơi xuống!

– La hét cái gì! Đến Pháp rồi hãy nói. – Trước những lời lẽ lên án nghiêm khắc đó, bọn xâm lược Pháp lúng túng không đám đối đáp trực diện.

Đến Pháp, Napôlêông giam Tutsanh ở một nhà tù trên núi Anpơ. Sau nữa năm, vị lãnh tụ anh dũng của người da đen bị hành hạ đày đọa cho đến chết. Ông mất ngày 27 tháng 4 năm 1803.

Hành động tội ác của quân Pháp làm cho nhân dân Haiti vô cùng phẫn nộ. Họ càng đánh càng anh dũng, đấu tranh càng quyết liệt. 40. 000 quân xâm lược Pháp, kẻ bị giết, kẻ bị ốm chết, chẳng bao lâu thiệt hại tới 80%, ngay tên đầu sỏ của quân xâm lược là Lơcléc cũng mất mạng trên hòn đảo Haiti.

Nửa cuối của năm 1803, quân khởi nghĩa Haiti mở cuộc công kích lớn. Tháng 10, giải phóng được hải cảng lớn nhất nằm trong tay quân Pháp – cảng Thái tử. Ngày 18 tháng 11, toàn bộ 8.000 tàn quân Pháp đầu hàng. Ý đồ xâm lược Haiti của Napôlêông hoàn toàn phá sản.

Ngày 29 tháng 11 năm đó, nhân dân Haiti thông qua “Tuyên ngôn Độc lập”, và vào dịp Nguyên đán năm sau – năm 1804, chính thức tuyên bố độc lập. Nước cộng hòa đầu tiên trên trái đất của người da đen đã ra đời trên vùng biển Caribê ở châu Mỹ La tinh.

NGƯỜI VINH HẠNH ĐƯỢC NHẬN DANH HIỆU “NGƯỜI GIẢI PHÓNG”

“Boong! Boong!” Tiếng chuông nhà thờ Vaticăng ngân nga. Giáo hoàng khoác áo thụng dài ngồi vào bảo tọa. Những người tới triều kiến Giáo hoàng lần lượt nối đuôi nhau đi vào. Họ người nào cũng mắt nhìn mũi, mũi dòm ngực, cúi đầu lặng lẽ đi, không dám thở mạnh. Trong số họ chỉ có đại sứ Tây Ban Nha là cười nói vui vẻ dẫn một thanh niên đi vào đại sảnh. Vừa thấy Giáo hoàng ngồi chểm chệ trước mặt, viên đại sứ đã “rụp!” một tiếng quì móp xuống đất, dùng môi hôn hình cây thánh giá thêu trên giầy Giáo hoàng.

Viên đại sứ quay đầu lại nháy mắt ra hiệu cho chàng thanh niên làm theo ông ta.

Chàng thanh niên lắc đầu, không thèm đếm xỉa đến ông ta.

Chàng thanh niên đó là Simônbôliva, sinh năm 1783 ở Caracat thủ phủ của Vênêxuêla. Khi đó Vênêxuêla là thuộc địa của Tây Ban Nha, đại sứ Tây Ban Nha đưa Bôliva đến gặp Giáo hoàng chắc là muốn lung lạc nhân dân thuộc địa, song kết quả bị một phen bẽ mặt.

Sau khi trở về nước, Bôliva càng kiên quyết hơn trong việc lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đã giải phóng được một vùng đất rộng lớn, được nhân dân Vênêxuêla tặng cho danh hiệu vinh dự “Người giải phóng”.

Tháng 5 năm 1819, đội quân yêu nước Vênêxuêla gồm 1.300 chiến sĩ, 800 tuấn mã tiến về phía tây. Trong đội quản có người da trắng, người da đen, người Langnô địa phương và các chiến sĩ tình nguyện từ châu Âu đến. Họ đi xuyên qua những cánh rừng nguyên thủy rộng đến 1.200km2, chuẩn bị vượt qua dãy núi Anđet cao ngất chín tầng mây. Thời tiết rất xấu, mưa và tuyết rơi liên miên, chiến sĩ dầm mình trong nước lạnh ngập đến ngang bụng hành quân suốt bẩy ngày bẩy đêm. Cá sấu há miệng đỏ lòm, cá điện phóng những dòng điện tê người, cá galơbi với hàm răng sắc nhọn, chúng liên tục tấn công các chiến sĩ.

– Thật chẳng ra sao cả! Không đi đánh Caracat thủ phủ của Vênêxuêla lại đi đánh Pêru, bắt chúng ta phải đi biệt bao đường đất khốn khổ thế này – Một chiến sĩ yêu nước Vênêxuêla phàn nàn.

Tôi đến giúp nhân dân Vênêxuêla giải phóng, chứ không đến để cùng chịu khổ với người khác! – Một người lính tình nguyện từ châu Âu đến giọng ấm ức.

Các chiến sĩ ngẩng đầu nhìn dẫy Anđet trước mặt, thấy núi cao vời vợi, sườn núi dốc đứng, vực sâu thăm thẳm, rất khó vượt qua. Tiếng rống của những con sư tử châu Mỹ vang lên khiến mọi người càng thêm hoảng sợ.

– Các chiến sĩ! – Bôliva đứng ra nói chuyện với các chiến sĩ. Ông dơ tay phải lên giọng xúc động – Chúng ta phải tới Pêru mảnh đất phì nhiêu đó, tới biên giới cuối cùng của châu Mỹ! Số mệnh đang kêu gọi chúng ta tiến lên!

Các chiến sĩ yêu nước Vênêxuera tại sao phải đi giải phóng Pêru? Số là, toàn bộ châu Mỹ Latinh, ngoại trừ Braxin, đều là thuộc địa của Tây Ban Nha. Vênêxuêla ở đầu phía đông, Pêru ở đầu phía tây, Bôliva kêu gọi các chiến sĩ đi giải phóng Pêru chính là muốn đuổi bọn thực dân Tây Ban Nha ra khỏi cả châu Mỹ Latinh. Vả lại, điều quan trọng nhất trong chiến tranh là yếu tố bất ngờ, bí mật vượt qua được dãy núi Anđet sẽ có thể đập nát đại bản doanh của quân thực dân trong khi chúng không hề đề phòng gì.

Bôliva tiếp tục nói:

– Ai tình nguyện tiếp tục tiến thì đi theo tôi! Ai không muốn thì hãy trở lại!

Tuyệt đại đa số chiến sĩ đi theo Bôliva, chỉ một số ít người tụt lại.

Ở lại đội ngũ là những chiến sĩ cách mạng kiên định nhất, họ bắt đầu vượt Anđet. Những mục dân từ thảo nguyên tới chưa từng thấy núi cao to như vậy, sơ ý một tí là rơi từ vách núi xuống vực sâu hy sinh. Đại đa số binh sĩ mặc áo đơn, leo lên núi cao trên 200m đều rét run cầm cập, phải quấn thêm tấm thảm dã chiến lên người cho đỡ rét. Khi lên đến điểm cao 4.000m, nhiều binh sĩ tai ù mắt hoa, toàn thân rã rời. Các sĩ quan phải luôn mồm giục binh lính nằm nghỉ trên đất đứng dậy đi tiếp, vì ở trên núi cao giá lạnh, không khí loãng, người nằm nghỉ thường không dậy được nữa.

Trên đường hành quân, mỗi khi gặp khó khăn người ta luôn thấy một người cưỡi con tuấn mã đi tới hô to:

– Hỡi các chiến sĩ! Phía trước là thắng lợi! Hạnh phúc và vinh dự đang chờ đợi chúng ta, nhân dân đang chờ đợi chúng ta. Hãy tiến lên!

Các chiến sĩ vừa nghe đã biết đó là tiếng của Bôliva.

Dãy núi Anđet có ba hẻm núi, hai nơi người ta thường qua lại, còn một nơi thì hoang vắng không một bóng người. Đi đường nào đây? Bôliva chọn con đường khó đi nhất, nơi đó có thể tránh dụng độ với quân Tây Ban Nha. Họ đang đi bỗng nhiên chẳng trông thấy gì, mây mù phủ kín cả vùng đồi núi hoang vu ở đây, ngoài khoảng cách hai ba mét là một vùng trắng xóa, các chiến sĩ phải dắt tay nhau dò dẫm tiến từng bước. Mồng 6 tháng 7, đoàn quân yêu nước cuối cùng ra khỏi hẻm núi. Lúc này ngựa đã chết hết, vũ khí bị mất rất nhiều, quân số cũng giảm đi, nhưng nhiệt tình cách mạng trong họ lại lên rất cao. Họ luôn luôn hô vang: “Thắng lợi muôn năm! Thắng lợi muôn năm!” Họ thiết tha mong được chiến đấu.

Quân Tây Ban Nha được trang bị tốt hơn đã tới chặn đường. Các chiến sĩ yêu nước hiểu rằng con đường duy nhất là tiến lên. Nhưng do thể lực giảm sút, vũ khí không đủ, vừa giao chiến đã bất lợi, đội ngũ bắt đầu rối loạn.

Bôliva vọt lên đầu hàng quân hét to:

– Đại tá Loongđơn hãy cứu nguy cho Tổ quốc!

Loongđơn là người Langnô từ thảo nguyên tới, nghe thấy mệnh lệnh lập tức dơ cao súng lục chỉ huy bộ đội xung phong. Loongđơn không may bị đạn bắn trúng gục xuống. Nhưng các chiến sĩ của ông vẫn anh dũng xông lên đánh cho quân Tây Ban Nha chạy tan tác.

Trong lúc giao chiến, các chiến sĩ tình nguyện từ châu Âu tới tỏ ra rất kiên cường dũng cảm. Một chiến sĩ người Anh bị quân địch bắn gãy một cánh tay đã huơ cánh tay máu chảy ròng ròng lên hét to:

– Các chiến hữu! Hãy chiến đấu cho quê hương chúng ta!

Một chiến sĩ người Airơlen nằm bên cạnh hỏi:

– Quê hương anh ở đâu?

Chiến sĩ người Anh dùng giọng nói khàn khàn bật ra câu cuối cùng:

– Nơi tôi đang nằm đây! – Nói xong anh anh dũng hy sinh.

Quân Tây Ban Nha rút lui, Bôliva liền nắm lấy thời cơ thừa thắng truy kích, mồng 7 tháng 8 tiêu diệt 2.900 quân địch, giải phóng thủ phủ Bôgôta của Niu Grơnađa (Côlôngbia ngày nay). Nhân dân địa phương lại tặng cho ông danh hiệu “Người giải phóng”. Tiếp đó, ông đưa quân trở về giải phóng toàn bộ Vênêxuêla, rồi tiến quân về phía tây giải phóng Kitô (Êcuađo ngày nay), thành lập nước Cộng hòa Đại Côlôngbia (bao gồm Vênêxuêla, Côlôngbia, Êcuađo và Panama ngày nay), Bôliva được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa.

Khi đó, quân cách mạng Buênôairet (nay là thủ đô của Achentina) đang tiến lên phía bắc tấn công quân Tây Ban Nha. Tháng 7 năm 1822, Bôliva và Thống soái miền Nam Xanh Mactin gặp nhau ở cảng Goayakin (nay thuộc Êcuađo), hai bên cùng nhau vạch ra phương án tác chiến, do Bôliva tiến quân vào Pêru. Năm 1824, quân đội yêu nước tiêu diệt quân chủ lực của Tây Ban Nha ở Pêru, bắt sống tên Toàn quyền và 4 nguyên soái. Năm sau, Bôliva lại đem quân vào giải phóng Thượng Pêru. Để ghi nhớ công lao vĩ đại của Bôliva, nhân dân ở đây đã đổi tên Thượng Pêru thành “Bôlivia”, đó chính là nước Cộng hòa Bôlivia hiện nay. Đến lúc này, toàn bộ quân đội thực dân Tây Ban Nha ở châu Nam Mỹ đã bị tiêu diệt hết.

Cùng lúc đó, Mêhicô và Braxin cũng tuyên bố độc lập, châu Mỹ La tinh về cơ bản đã thoát khỏi sự trói buộc của chủ nghĩa thực dân.

Ngày 17 tháng 12 năm 1830, Bôliva bị lao phổi cấp tính tạ thế năm 47 tuổi. Theo thống kê của các nhà sử học, trong suốt cuộc đời mình Bôliva đã tham gia 472 lần chiến đấu, khi bại khi thắng, cuối cùng lấy ít thắng nhiều. Thủ đô nhiều nước châu Mỹ Latinh đã dựng tượng ông, nhân dân châu Mỹ Latinh làm rất nhiều bài hát ca ngợi công tích vĩ đại của ông. Một trong những bài hát đó viết rằng:

Người giải phóng ơi!

Một thế giới hòa bình,

Đã sinh ra trong bàn tay của Người,

Máu của Người sinh ra hòa bình,

Sinh ra mùa màng, bông lúa hạt ngô.

VƯƠNG TRIỀU CUỐI CÙNG CỦA AI CẬP

Giữa tháng 3 năm 1804, thành Cairô bỗng nổi lên một cơn phong ba bão táp dữ dội.

– Bantixi quân khốn kiếp!

– Bantixi tại sao ngươi bòn rút tiền của người nghèo?

Nhân dân thành phố vô cùng phẫn nộ lũ lượt đổ ra đường phố.

“Tùng! Tùng! Xèng! Tùng! Tùng! Xèng!” Những người đàn ông Ảrập đầu chít khăn trắng, miệng la hét, tay cầm chiếc trống có nhạc đồng vừa đi vừa đánh trống vừa rung nhạc đồng kêu vang trời.

– Ối trời cao đất dầy ơi! Ối trời cao đất dầy ơi! – Những người đàn bà Ảrập mặt che mạng vừa đi vừa gào khóc, hai tay đấm thùm thụp vào ngực, chân giẫm đành đạch xuống đất.

Trong tiếng gào khóc, chửi rủa hỗn độn đó, duy nhất một câu người ta nghe thấy rõ nhất là: “Bantixi quân khốn kiếp! Tại sao người bòn rút tiền của người nghèo?”

Bantixi là ai? Hắn là tên đầu sỏ của nền thống trị quân sự của nước ngoài, tên đại diện cho Napôlêông. Hắn vừa lên cầm quyền đã ra sức vơ vét tiền bạc của cư dân Ai Cập, không biết đã cưỡng bức thu không biết bao nhiêu thuế má. Nhân dân Ai Cập không chịu đựng được nữa, cuối cùng đã nổ ra bạo động.

Khi chính phủ Bantixi đang rối loạn như mớ bòng bong, thì bỗng nhiên xuất hiện một đạo quân Anbani. Họ nhanh chóng tiếp quản toàn bộ bộ máy của chính phủ, kiểm soát cả thành phố Cairô.

Đạo quân Anbani từ đâu tới? Chuyện là thế này: Từ thế kỷ 7, khi người Ảrập đến bờ sông Nin, Ai Cập trở thành một nước Ảrập. Sau thế kỷ 16, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó, Anbani cũng thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ nên đế quốc Thổ phái một đạo quân Anbani vào đóng ở Ai Cập. Họ nhân dịp dân chúng Cairô bạo động liền cướp lấy chính quyền.

Viên chỉ huy đội quân Anbani đóng ở Ai Cập là người Anbani tên là Môhamet Ali. Sau khi lên làm Toàn quyền Ai Cập, Môhamét đưa quân đi đánh miền nam. Nhân lúc đó quân xâm lược Anh thừa cơ chiếm lấy hải cảng chính của Ai Cập – Alêchxanđrơ và tấn công thành phố Laxit nơi cửa sông Nin chảy ra biển. Thành phố Cairô phải một phen kinh hoàng. Thủ đô Ai Cập lúc đó không có thủ lĩnh, quân lính ít, dân chúng thảy đều khiếp sợ.

Một sự việc bất ngờ đã xảy ra. Mồng 3 tháng 4 năm 1807, tin thắng trận báo về: nhân dân Laxit đã tiêu diệt quân xâm lược Anh.

– Mau đến mà xem! Mau đến mà xem! Tù binh và thủ cấp của quân Anh đưa về đây rồi! – Dân chúng Cairô từ các ngả đổ về. Từng tốp, từng tốp lính Anh bị trói đứng ủ rũ ở đầu đường cho dân chúng xem, một số cũi gỗ dựng đầu lâu lính Anh treo trên các cột gỗ.

Thành phố Laxit chỉ có ba bốn trăm lính Ai Cập, làm sao có thể đánh bại được hơn 1.400 lính Anh được trang bị tốt hơn?

Số là khi quân Anh hùng hổ kéo vào chiếm thành phố Laxit, thị trưởng thành phố dẫn binh sĩ rút lui. Quân Anh chia làm ba đường nghênh ngang tiến vào thành phố. Thoạt đầu lẻ tẻ cũng có vài tiếng súng, nhưng sau khi vào thành phố được hơn một tiếng, quân Anh không còn gặp một sự chống trả nào.

– Xin mời! Tôi đặt tiệc để đón các ngài. – Viên phó lãnh sự Anh mặt tươi cười, ân cần tiếp rượu các sĩ quan Anh. Trong khi đó, binh lính Anh tốp năm tốp ba lủi vào các quá cà phê tìm thú vui.

“Pằng! Pằng!” Đột nhiên đạn từ nóc nhà bắn xuống, từ cửa sổ bắn ra, lính Anh nối tiếp nhau gục xuống. Thì ra thị trưởng Laxít đã dẫn quân quay lại phản công. Bọn lính Anh phân tán tìm thú vui ở khắp nơi không kịp tập trung đã bị diệt sạch. Những dòng máu nhơ bẩn của quân xâm lược nhuộm đỏ cả dòng sông Nin. Nước sông Nin cuốn trôi những dòng máu nhơ bẩn đó của quân xâm lược. Chiến thuật du kích của nhân dân Ai Cập đã toàn thắng.

Tin tức đánh bại quân Anh đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Ai Cập. Họ tự phát động viên nhau, kẻ có tiền góp tiền, người có sức góp sức, tổ chức ra quân đội của mình.Tiếp đó, họ đập tan cuộc tấn công thứ hai của quân Anh thu hồi lại cảng Alêchxanđrơ, bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Con cháu của dòng sông Nin – nhân dân Ai Cập đã tỏ rõ sức mạnh dời non lấp biển của mình.

Trong những ngày nhân dân ăn mừng thắng lợi, Môhamét Ali trở về Cairô, củng cố quyền thống trị của mình. Từ đó Ai Cập lập nên một vương triều mới. Để tránh xung đột trực tiếp với “mẫu quốc”, trên danh nghĩa Môhamet Ali vẫn xưng là Toàn quyền Ai Cập của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, song trên thực tế ông là nguyên thủ của một quốc gia. Trong hơn 40 năm ông cầm quyền, Ai Cập được thống nhất, sự nghiệp xây dựng về các mặt có những bước phát triển. Dòng họ Môhamet Ali thống trị ở Ai Cập khoảng 150 năm, tất cả trước sau có 10 đời vua. Đến tháng 7 năm 1952, cuộc đảo chính quân sự do Nátxe lãnh đạo lật đổ quốc vương Pha rúc – huyền tôn của Môhamét Ali, thủ tiêu hoàn toàn vương triều cuối cùng của Ai Cập.

Hải cảng về khuya rất yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ. Hai chiếc tàu cũ Piêmôn và Lômbacđi vỗ ở cảng biển ngoại thành Giênôva (Italia) hình như đang chờ đợi một sứ mệnh đặc biệt gì đó.

– Toàn đội lên tàu! – Một người tuổi trung niên râu quai nón khe khẽ ra lệnh. 1.100 chiến sĩ cách mạng Italia bận áo sơ mi đỏ, đầu đội mũ rộng vành nhanh chóng lên tàu.

– Vì giải phóng đồng bào đảo Xixin, vì thống nhất Italia, hãy tiến lên! – Vị chỉ huy trung niên ngẩng cao đầu chỉ tay về phía trước hô. Hai chiếc tàu theo con nước thủy triều chạy như bay về hướng biển Tirơnian, rồi mất hút trong biển đêm mịt mùng.

Sự việc trên xảy ra vào tảng sáng mồng 6 tháng 5 năm 1860. Nhà cách mạng chỉ huy “Quân chí nguyện áo đỏ” đó tên là Garibanđi. Garibanđi sinh năm 1807, xuất thân thủy thủ, thời thanh niên tham gia cuộc khởi nghĩa của “Đảng Italia trẻ” chống bọn chiếm đóng nước ngoài. Sau khi thất bại, ông trốn sang châu Mỹ La tinh, tổ chức “Quân đoàn Italia” tham gia cuộc khởi nghĩa của nhân dân địa phương. Năm 1848 về nước, ông trở thành người lãnh đạo phong trào thống nhất Italia.

Khi đó, Italia bị chia ra làm rất nhiều nước nhỏ. Mấy nước nhỏ ở miền bắc bị Áo chiếm, vương quốc Lưỡng Xixin ở miền nam bị Tây Ban Nha chiếm, miền trung thuộc về Giáo hoàng Rôma, chỉ có vương quốc Sácđinia ở miền tây là nước tương đối lớn mạnh trong rất nhiều nước nhỏ của Italia. Cho nên, việc thống nhất Itaiia gắn liền với độc lập dân tộc.

Đêm ngày 10 tháng 5, biển cả tối đen như mực. Đột nhiên phía trước có nhiều đốm lửa xuất hiện. Các chiến sĩ quân chí nguyện áo đỏ ào lên boong tàu đồng thanh reo lên:

– Tới rồi! Xixin hòn đảo yêu quí của Tổ quốc kia rồi!

Garibanđi rất xúc động, lập tức triệu tập hội nghị sĩ quan, bàn bạc kế hoạch đổ bộ. Lúc đó, một chiếc thuyền đánh cá nhỏ lao tới. Một ngư dân dơ cao đèn lắc đi lắc lại, thì ra đó là nhân viên tình báo của quân khởi nghĩa Xixin đã đến. Garibanđi mời ông lên tàu. Ông ta cho biết hai chiến hạm ở Macsara đã rời cảng đi tuần, cảng trống không, rất thuận lợi cho việc đổ bộ. Garibanđi lập tức ra lệnh cho tàu chạy. Hai tiếng sau, tảng sáng ngày 11 tháng 5, hai chiếc tầu của Garibanđi vào cảng an toàn.

Nghĩa quân Xixin nghe tin quân chí nguyện áo đỏ tới chi viện, đều rất phấn khởi chạy đến bến cảng đón tiếp. Đồng bào xa cách nhau lâu ngày nay gặp lại, vui mừng không lời nào tả xiết. Đột nhiên, tiếng súng nổ vang, chiếm hạm của Tây Ban Nha đã về cảng để lùng bắt các chiến sĩ cách mạng. Đúng vào lúc các chiến sĩ cách mạng chuẩn bị chiến đấu thì tiếng súng lại lắng xuống. Tại sao vậy? Thì ra trong cảng có hai tàu buôn Anh, họ kháng nghị, tàu chiến Tây Ban Nha đành chuồn.

Nhân dân địa phương nhất trí ủng hộ Garibanđi làm lãnh tụ của Xixin. Họ mang theo súng bắn chim, mã tấu đến tham gia quân đội cách mạng. Đội quân Áo đỏ phát triển khá đông đảo, Garibanđi ra lệnh tiến quân về Palecmô thủ phủ của Xixin.

Trên đường tiến quân có một quả núi cao hình bậc thang chắn ngang. Trên núi có một đội quân địch đông gấp ba quân cách mạng canh giữ. Lúc này đang là mùa hạ, trời nóng nực, đội ngũ vừa tập hợp lại không thể chịu dựng được dài ngày, nên Garibanđi quyết định tấn công ngay. Các chiến sĩ cách mạng không sợ hy sinh, hăng hái xông lên núi, hầu như không dùng đến đạn mà toàn đánh giáp lá cà bằng lưỡi lê với địch. Quân địch đều là bọn sợ chết, thấy quân cách mạng xông tới là bỏ chạy. Quân cách mạng nhanh chóng chiếm được quả núi.

Palécmô đã ở ngay trước mắt. Ở cửa vào phía tây có 20.000 quân địch canh giữ. Garibanđi trước tiên dùng một đơn vị nhỏ giả vờ tấn công chính diện, nhử địch ra ngoài pháo đài. Đồng thời ông dẫn đại bộ phận lực lượng vu hồi xuống phía nam, suốt đêm vượt đường núi gập ghềnh, chọc thẳng vào hậu phương của Palecmô. Tảng sáng ngày 27 tháng 5, cuộc tổng công kích bắt đầu. Quân chí nguyện áo đỏ và quân du kích địa phương bất ngờ tấn công vào thành phố. Quân địch trong thành phố ngoan cố chống lại, cuộc chiến trên đường phố diễn ra liên tục hai ngày hai đêm. Quân chiếm đóng Tây Ban Nha và quân đội phản động của Xixin phần thì chết, phần thì đầu hàng, quân cách mạng toàn thắng.

Để không cho quân địch có dịp xả hơi, tháng 8 năm đó Garibanđi chỉ huy quân cách mạng vượt eo biển đổ bộ lên đất liền, tiến quân về Napôli thủ đô của vương quốc Lưỡng Xixin. Khi đó, quân chí nguyện áo đỏ không còn là 1.100 người mà là 11.000 người. Được nhân dân địa phương ủng hộ, họ nhanh chóng đánh đến ngoại thành Napôli. Mồng 6 tháng 9, quốc vương của vương quốc Lưỡng Xixin trốn khỏi Napôli. Garibanđi không đợi đại quân cùng vào thành, ông dẫn hai sĩ quan vào Napôli trước. Nhân dân Napôli đứng đầy hai bên đường phố ca hát nhảy múa, nhiệt liệt hoan hô đón chào vị lãnh tụ phong trào giành độc lập của Italia.

Khi đó, quân đội của vương quốc Sacđinia từ phía tây tiến sang phía đông, gặp quân đội của Garibanđi ở khu giáo hoàng, họ tìm cách ngăn chặn không cho quân cách mạng tiếp tục tiến. Thông qua đàm phán và thông qua việc bỏ phiếu biểu quyết của toàn thể công dân, hai bên quyết định sáp nhập Sácđinia và Lưỡng Xixin với nhau thành Vương quốc Italia. Garibanđi tỏ ý, vì sự thống nhất của Italia, tình nguyện từ bỏ mọi sự đãi ngộ và địa vị để trở về quê hương; đồng thời cũng nói rõ, nếu Tổ quốc cần, ông nhất định tiếp tục tổ chức quân chí nguyện phục vụ Tổ quốc.

Một ngày đầu tháng 11 năm 1860, quốc vương mới của Italia Ơmanuen (nguyên là quốc vương của Sacđinia) cùng với lãnh tụ phong trào thống nhất Italia Garibanđi cưỡi ngựa sóng đôi tiến vào Napôli. Toàn thành phố Napôli nhộn nhịp hẳn lên, mọi người vô cùng xúc động và tràn trề hạnh phúc, chào mừng bước đầu thực hiện sự nghiệp thống nhất và độc lập Tổ quốc Italia.

Sau khi vương quốc Italia thành lập, năm 1866 Italia thu hồi Vơnidơ từ tay Áo, năm 1870 lại thu hồi khu Giáo hoàng cai quản. Từ đó, Italia hoàn toàn thống nhất lấy Rôma làm thủ đô.

Thu năm 1867 là một mùa thu nước Nhật có rất nhiều sự kiện. Khi những chiếc lá vàng rơi xuống đất thì thiên hạ đồn đại rằng thế giới sẽ có cuộc đảo lộn long trời lở đất.

– Hay quá rồi! Hay quá rồi! Thời thế sắp thay đổi to rồi!

– Vận rủi sẽ biến thành vận may! Hay quá! Hay quá!

Hàng ngàn hàng vạn người Nhật, cả nam lẫn nữ, cả già lẫn trẻ, bận những bộ quần áo đẹp màu sắc sặc sỡ, gõ trống khua chiêng, gảy đàn, hát những bài ca tự mình sáng tác tràn xuống đường. Hễ thấy cửa hàng gạo của phú thương là họ xông vào cướp sạch sành sanh, cứ thấy cửa hàng vải của phú thương là xông vào đập phá tan tành. Mọi người căm ghét bọn phú hào đầu cơ tích trữ bóc lột nhân dân, nên thẳng tay trừng trị chúng.

Cuộc bạo động lan tràn khắp kinh đô và các thành phố lớn của Nhật như Kôia, Ôsaca, Iôkôhama, Eđô, làm cho Mạc phủ Tôcưgaoa thống trị nước Nhật lúng túng không biết đối phó ra sao.

Đúng năm đó, Thiên hoàng nước Nhật qua đời, Hoàng Thái tử Mứtsưhito lên ngôi được gọi là “thiên hoàng Meiji”. Khi đó Meiji mới 15 tuổi. Các chư hầu ở miền nam muốn thừa cơ lật đổ Mạc phủ Tôkưgaoa, dựng nên chính quyền do Thiên hoàng đứng đầu.

700 năm nay, Thiên hoàng của nước Nhật chỉ là nguyên thủ quốc gia trên danh nghĩa, còn thực quyền nắm trống tay “Mạc phủ”. Mạc phủ do gia đình Tôkưgaoa thế tập, trên danh nghĩa họ là “đại tướng quân”, trên thực tế họ tự xưng là “đại quân”, về đối ngoại đại diện cho quốc gia, về đối nội nắm đại quyền, chủ trì chính phủ. Điều nổi bật nhất là Mạc phủ không đặt ở kinh đô (Kyôtô) mà đặt ở Êđô (tức Tokyo ngày nay). Mạc phủ làm việc, xử lý việc quốc gia đại sự thường theo ý mình không coi Thiên hoàng vào đâu cả.

Hai ngày 13 và 14 tháng 10 Âm lịch, đại biểu của mấy chư hầu miền tây nam họp nhau ở Kyôtô bàn nhau lật đổ Mạc phủ. Họ lấy được một tờ “Mật chiếu hỏi tội Mạc phủ” của Thiên hoàng Meiji, ai nấy tươi cười hớn hở muốn ra quân đánh Mạc phủ ngay.

– Chiếu thư của Thiên hoàng trong tay, không sợ Tôcưgaoa nhà ngươi không đầu hàng! – Một vũ sĩ chư hầu nói vậy.

– Đúng! Chúng ta bây giờ lật đổ Mạc phủ thật sự danh chính ngôn thuận! – Hai người khác phụ họa theo.

Đúng lúc đó một thị vệ cung đình từ ngoài cửa chạy vào hấp tấp nói:

– Thưa các vị đại nhân, Mạc phủ Tôcưgaoa đã dâng biểu nói “xin trả lại chính quyền, xin giao lại quyền bính cho Thiên hoàng”.

– Ồ! – Các vũ sĩ chư hầu ngớ ra, cùng đồng thanh – Tên Tôkưgaoa này lại đi trước một bước rồi!

Tôkưgaoa giao trả chính quyền cho Thiên hoàng vốn chỉ là trò đại bịp. Ông ta muốn nhân dịp này mượn danh nghĩa của Thiên hoàng đến kinh đô nắm giữ đại quyền. Như vậy kế hoạch lật đổ Mạc phủ của các chư hầu miền tây nam sẽ phá sản.

Các chư hầu tây nam không phải những tên ngốc. Họ thấy Tôkưgaoa đi trước một bước, lập tức điều binh khiển tướng, tập trung binh lực của mình về kinh đô chuẩn bị khởi sự.

Mồng 9 tháng Chạp Âm lịch năm đó (mồng 3 tháng 1 năm 1868), quân của các chư hầu miền tây nam bao vây hoàng cung, tước vũ khí đội cảnh vệ của Mạc phủ đóng ở hoàng cung. Họ vây quanh Thiên hoàng Meiji, triệu tập cuộc họp trước mặt Thiên hoàng, tuyên bố “khôi phục vương chính theo như cổ xưa”, tức đại quyền đều do Thiên hoàng nắm như ngàn đời xưa vậy. Các vũ sĩ chư hầu đều được làm đại thần của triều đình. Họ tuyên bố hủy bỏ mọi quyền lực của Mạc phủ, ra lệnh cho Tôkưgaoa phải giao nộp đất phong và tất cả tài sản của mình.

Tôkưgaoa vội chạy khỏi kinh thành. Sau khi mật đàm với sứ thần của hai nước Anh, Pháp, ông ta tập trung toàn bộ binh lực ở Osaka hung hăng tiến về kinh đô.

Quân của Tôkưgaoa nhanh chóng chiếm được ngoại thành phía nam kinh đô, giao chiến với quân chính phủ ở hai khu phố Tôrisưme và Tusimi. Nói về quân số đương nhiên quân của Tôkưgaoa nhiều hơn, nhưng chúng do người nước ngoài đỡ lưng, là nô tài của đế quốc, nên dân chúng Nhật đương nhiên không ủng hộ. Quân chính phủ của Meiji được tập đoàn tài chính Mitsưi của giai cấp đại tư sản chi viện tiền bạc, lại có danh chính ngôn thuận là “trừng trị bọn phản nghịch”, nên có lợi thế hơn. Quân hai bên vừa giao chiến, quân của Tôkưgaoa đã đại bại, Tôkưgaoa buộc phải chạy về Êđô.

Tháng 4 năm 1868, hai bên ký kết hiệp nghị, Tôcưgaoa phải từ bỏ mọi quyền lực, đầu hàng làm chư hầu, quyền lực của nhà nước do Thiên hoàng Meiji nắm giữ. Tiếp đó, Meiji dời thủ đô của Nhật về Eđô và đổi tên là Tôkyô.

Sau khi nắm quyền, Meiji ban bố một loạt pháp lệnh “duy tân” xóa bỏ phong kiến, phát triển chủ nghĩa tư bản, cả nước Nhật xuất hiện một cao trào phát triển giáo dục, mở xí nghiệp công thương và xây dựng quân đội mới. 20 năm sau, Nhật trở thành cường quốc tư bản ở phương Đông. Đó chính là “cuộc cải cách Meiji” nổi tiếng trong lịch sử cận đại của Nhật.

– Thiêu chết nó đi! Thiêu chết nó đi!

Một đám đông nô lệ da đen vô cùng phẫn nộ xông vào nhà của bọn quan lại Pháp và chủ đồn điền bắt ném bọn chúng vào đống lửa. Lửa rực cháy suốt cả đêm, rất nhiều con quỉ hút máu từ châu Âu đến đã cháy thành tro.

Đó là sự kiện xảy ra ở đảo Haiti vào đêm 22 tháng 8 năm 1791.

Hàng vạn nô lệ da đen đã đứng lên khởi nghĩa! Khắp nơi trên đảo Haiti đều bùng lên ngọn lửa khởi nghĩa. Chưa đến vài ngày, những người khởi nghĩa đã đốt cháy hơn 1.000 đồn điền, xử tử hơn 2000 tên thực dân kẻ cướp Pháp, giải phóng đại bộ phận vùng Pháp chiếm. Trong cuộc khởi nghĩa, người tỏ ra dũng cảm nhất là thầy thuốc quân y da đen Phơrăngxoa Đôminích Tutsanh.

Tutsanh sinh năm 1743, ông nội là người châu Phi bị bọn thực dân Pháp bắt đưa về Haiti làm nô lệ. Haiti vốn có 200.000 người Inđian, nhưng họ bị quân đội thực dân Pháp và Tây Ban Nha giết sạch cả, nên hiện nay trên 90% cư dân trên đảo là người da đen cướp ở châu Phi về. Con cái của nô lệ chỉ có thể làm nô lệ. Từ nhỏ Tutsanh đã phải chăn cừu nuôi ngựa, làm các công việc khổ sai, về sau làm phu xe ngựa. Qua tự học ông biết tiếng Pháp, đọc được rất nhiều sách báo cách mạng tư sản tuyên truyền tự do bình đẳng. Ông đã đọc những bài viết của Vonte và của nhiều người khác, hiểu được nhiều đạo lý. Sau khi tham gia khởi nghĩa, do ông có học thức phong phú và có tài năng tổ chức, nên rất nhanh chóng trở thành lãnh tụ của quân khởi nghĩa. Quân khởi nghĩa người da đen rất yêu quí ông, gọi ông là “L’ouverture”, có nghĩa là “Người mở đường khai lối”. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân khởi nghĩa đánh bại quân đội thực dân Pháp và Tây Ban Nha, tiêu diệt 10.000 quân Anh do người Pháp “mời tới”, phát triển mạnh mẽ đội ngũ nghĩa quân. Tháng 1 năm 1801, quân khởi nghĩa phát triển lên tới hơn 4.000 người, chỉ một trận họ đã chiếm được XanĐômingô thủ phủ của vùng Tây Ban Nha chiếm, giải phóng toàn bộ đảo Haiti.

Người da đen suốt đời phải làm nô lệ, cuối cùng đã đập tan xiềng xích đứng lên làm chủ. Tháng 6 năm 1801, họ triệu tập Nghị viện Haiti, thảo luận việc củng cố thành quả của cuộc khởi nghĩa. Mồng 1 tháng 7, bộ hiến pháp đầu tiên trên thế giới do người da đen soạn thảo đã ra đời. Hiến pháp qui định: Vĩnh viễn xóa bỏ chế độ nô lệ, người thuộc các màu da khác nhau bình đẳng như nhau, Haiti chính thức độc lập. Trong tiếng hoan hô nhiệt liệt, Tutsanh được bầu làm Tổng thống Haiti.

Một ngày hạ tuần tháng 1 năm 1802, sóng Đại Tây Dương ào ào dữ dội. Tutsanh cùng mấy chiến hữu đi thị sát bờ biển. Họ leo lên một quả núi ở bờ biển phía bắc, dùng ống nhóm quan sát mặt biển bao la.

Ống nhòm quét đi quét lại khắp mặt biển. Bỗng nhiên phía xa xa một đàn hải âu bay vút lên. “Có động!” Tutsanh cảnh giác chăm chú quan sát hướng đó. Phút chốc trên mặt biển xuất hiện mấy chấm đen. “Hạm đội!” Tutsanh giật mình kêu lên. Ông ý thức được tình hình nghiêm trọng, ngoảnh lại nói với các chiến hữu:

– Pháp cho hạm đội đến báo thù!

– Cũng chưa chắc! – Một chiến hữu còn tỏ vẻ hoài nghi – Năm ngoái, khi Napôlêông lên, ông ta còn phong Ngài làm tướng, cử Ngài làm Tổng tư lệnh Haiti cơ mà!

Nghe nói vậy, Tutsanh yên lặng không nói gì. Buông ống nhòm xuống, ngẫm nghĩ một lát ông bảo:

– Không đúng đâu. Tôi nghe một chiến hữu từ Pháp tới nói là năm ngoái Napôlêông đã tuyên bố: “Từ nay về sau không phong quân hàm cho người da đen nữa”. Chúng ta cảnh giác thì hay hơn.

Mấy hôm sau, dự đoán của Tutsanh quả đúng như vậy. Quân Pháp đổ bộ lên bờ biển phía bắc, giết hết người da đen ở trong làng, người già và trẻ em cũng không tha.

Hành động tàn bạo của chúng đã làm cho nhân dân Haiti vô cùng phẫn nộ. Tutsanh tập hợp binh sĩ và dân chúng lại động viên họ, ông cất cao giọng dõng dạc nói:

– Nước Pháp lại cho người đến nô dịch chúng ta! Chúng không có quyền cướp đi tự do của chúng ta! Chúng ta hãy đốt hết nhà cửa, đốt hết lương thực, phá nát đường sá, bỏ thuốc độc xuống giếng! Hãy để cho chúng nếm mùi địa ngục!

– Đả đảo bọn xâm lược Pháp! – Binh sĩ và dân chúng đồng thanh hô vang. Họ lập tức hành động, phá hủy sạch mọi thứ, rồi chuyển vào rừng.

Quân Pháp tiến vào những tòa thành trống rỗng, chẳng cướp được cái gì ăn, ngay cả chỗ có thể yên thân cũng chẳng có. Tối đến quân du kích ở trên núi xuống tập kích. Chỗ này “Đoàng! Đoàng!” bắn chết mấy quân Pháp, chỗ kia phóng hỏa, doanh trại quân Pháp bị đốt sạch trơn. Quân xâm lược thảy đều nơm nớp lo sợ.

Lơcléc, Thống soái quân Pháp là em rể của Napôlêông. Con người hắn nham hiểm độc ác, không từ một tội ác nào không làm, hắn nghĩ ra một thủ đoạn hèn hạ. Số là Tutsanh có hai con trai đang lưu học tại Pháp, Lơcléc liền bắt chúng, ép chúng phải viết thư cho cha nói là nếu ông không đầu hàng thì Lơcléc sẽ giết chúng.

Xem xong thư, Tutsanh rất buồn, lòng đau như cắt. Nhưng nghĩ đến nhân dân Haiti đang hy sinh đổ máu, ông đã hạ quyết tâm cương quyết nói: “Không đầu hàng! Tôi tuyệt đối không thể hy sinh nhân dân để cứu hai con của mình”. Tiếp đó, ông đích thân chỉ huy các chiến sĩ tấn công quân Pháp đánh cho chúng đại bại.

Được vài hôm, Tutsanh lại nhận được một lá thư của Lơcléc. Thư nói rằng, để tiến hành đàm phán hòa bình, Lơcléc mong muốn Tutsanh đến doanh trại quân Pháp để bàn bạc. Cuối thư, ông ta khẳng định nhất định bảo đảm an toàn tính mạng của Tutsanh. Lơcléc còn tự tâng bốc: “Ông sẽ không có thể tìm được một người bạn nào thành thực hơn tôi!”.

Tutsanh thầm nghĩ quân Pháp thua trận, nay đề nghị hòa bình, nhất định là thực lòng, nên nhận lời mồng 7 tháng 6 tới đàm phán. Nhưng khi Tutsanh vừa bước chân vào doanh trại đã bị quân Pháp bắt giữ, và ngày 15 tháng 6 ông bị áp giải lên chiến hạm đưa về Pháp.

Lá quốc kỳ ba màu xanh trắng đỏ của nước Pháp phần phật bay trên chiến hạm. Tutsanh phẫn nộ chỉ lá cờ nói với bon xâm lược Pháp:

– Tự do, bình đẳng, bác ái của các người ở đâu? Lá cờ của các người chỉ là mảnh khố của kẻ cướp! Nó nhuốm đầy máu đào của đồng bào chúng tao! Chỉ cần trong tay của người da đen chúng tao còn một khẩu súng, thì lưỡi đao đồ tể của các người nhất định có ngày phải rơi xuống!

– La hét cái gì! Đến Pháp rồi hãy nói. – Trước những lời lẽ lên án nghiêm khắc đó, bọn xâm lược Pháp lúng túng không đám đối đáp trực diện.

Đến Pháp, Napôlêông giam Tutsanh ở một nhà tù trên núi Anpơ. Sau nữa năm, vị lãnh tụ anh dũng của người da đen bị hành hạ đày đọa cho đến chết. Ông mất ngày 27 tháng 4 năm 1803.

Hành động tội ác của quân Pháp làm cho nhân dân Haiti vô cùng phẫn nộ. Họ càng đánh càng anh dũng, đấu tranh càng quyết liệt. 40. 000 quân xâm lược Pháp, kẻ bị giết, kẻ bị ốm chết, chẳng bao lâu thiệt hại tới 80%, ngay tên đầu sỏ của quân xâm lược là Lơcléc cũng mất mạng trên hòn đảo Haiti.

Nửa cuối của năm 1803, quân khởi nghĩa Haiti mở cuộc công kích lớn. Tháng 10, giải phóng được hải cảng lớn nhất nằm trong tay quân Pháp – cảng Thái tử. Ngày 18 tháng 11, toàn bộ 8.000 tàn quân Pháp đầu hàng. Ý đồ xâm lược Haiti của Napôlêông hoàn toàn phá sản.

Ngày 29 tháng 11 năm đó, nhân dân Haiti thông qua “Tuyên ngôn Độc lập”, và vào dịp Nguyên đán năm sau – năm 1804, chính thức tuyên bố độc lập. Nước cộng hòa đầu tiên trên trái đất của người da đen đã ra đời trên vùng biển Caribê ở châu Mỹ La tinh.

“Boong! Boong!” Tiếng chuông nhà thờ Vaticăng ngân nga. Giáo hoàng khoác áo thụng dài ngồi vào bảo tọa. Những người tới triều kiến Giáo hoàng lần lượt nối đuôi nhau đi vào. Họ người nào cũng mắt nhìn mũi, mũi dòm ngực, cúi đầu lặng lẽ đi, không dám thở mạnh. Trong số họ chỉ có đại sứ Tây Ban Nha là cười nói vui vẻ dẫn một thanh niên đi vào đại sảnh. Vừa thấy Giáo hoàng ngồi chểm chệ trước mặt, viên đại sứ đã “rụp!” một tiếng quì móp xuống đất, dùng môi hôn hình cây thánh giá thêu trên giầy Giáo hoàng.

Viên đại sứ quay đầu lại nháy mắt ra hiệu cho chàng thanh niên làm theo ông ta.

Chàng thanh niên lắc đầu, không thèm đếm xỉa đến ông ta.

Chàng thanh niên đó là Simônbôliva, sinh năm 1783 ở Caracat thủ phủ của Vênêxuêla. Khi đó Vênêxuêla là thuộc địa của Tây Ban Nha, đại sứ Tây Ban Nha đưa Bôliva đến gặp Giáo hoàng chắc là muốn lung lạc nhân dân thuộc địa, song kết quả bị một phen bẽ mặt.

Sau khi trở về nước, Bôliva càng kiên quyết hơn trong việc lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đã giải phóng được một vùng đất rộng lớn, được nhân dân Vênêxuêla tặng cho danh hiệu vinh dự “Người giải phóng”.

Tháng 5 năm 1819, đội quân yêu nước Vênêxuêla gồm 1.300 chiến sĩ, 800 tuấn mã tiến về phía tây. Trong đội quản có người da trắng, người da đen, người Langnô địa phương và các chiến sĩ tình nguyện từ châu Âu đến. Họ đi xuyên qua những cánh rừng nguyên thủy rộng đến 1.200km2, chuẩn bị vượt qua dãy núi Anđet cao ngất chín tầng mây. Thời tiết rất xấu, mưa và tuyết rơi liên miên, chiến sĩ dầm mình trong nước lạnh ngập đến ngang bụng hành quân suốt bẩy ngày bẩy đêm. Cá sấu há miệng đỏ lòm, cá điện phóng những dòng điện tê người, cá galơbi với hàm răng sắc nhọn, chúng liên tục tấn công các chiến sĩ.

– Thật chẳng ra sao cả! Không đi đánh Caracat thủ phủ của Vênêxuêla lại đi đánh Pêru, bắt chúng ta phải đi biệt bao đường đất khốn khổ thế này – Một chiến sĩ yêu nước Vênêxuêla phàn nàn.

Tôi đến giúp nhân dân Vênêxuêla giải phóng, chứ không đến để cùng chịu khổ với người khác! – Một người lính tình nguyện từ châu Âu đến giọng ấm ức.

Các chiến sĩ ngẩng đầu nhìn dẫy Anđet trước mặt, thấy núi cao vời vợi, sườn núi dốc đứng, vực sâu thăm thẳm, rất khó vượt qua. Tiếng rống của những con sư tử châu Mỹ vang lên khiến mọi người càng thêm hoảng sợ.

– Các chiến sĩ! – Bôliva đứng ra nói chuyện với các chiến sĩ. Ông dơ tay phải lên giọng xúc động – Chúng ta phải tới Pêru mảnh đất phì nhiêu đó, tới biên giới cuối cùng của châu Mỹ! Số mệnh đang kêu gọi chúng ta tiến lên!

Các chiến sĩ yêu nước Vênêxuera tại sao phải đi giải phóng Pêru? Số là, toàn bộ châu Mỹ Latinh, ngoại trừ Braxin, đều là thuộc địa của Tây Ban Nha. Vênêxuêla ở đầu phía đông, Pêru ở đầu phía tây, Bôliva kêu gọi các chiến sĩ đi giải phóng Pêru chính là muốn đuổi bọn thực dân Tây Ban Nha ra khỏi cả châu Mỹ Latinh. Vả lại, điều quan trọng nhất trong chiến tranh là yếu tố bất ngờ, bí mật vượt qua được dãy núi Anđet sẽ có thể đập nát đại bản doanh của quân thực dân trong khi chúng không hề đề phòng gì.

Bôliva tiếp tục nói:

– Ai tình nguyện tiếp tục tiến thì đi theo tôi! Ai không muốn thì hãy trở lại!

Tuyệt đại đa số chiến sĩ đi theo Bôliva, chỉ một số ít người tụt lại.

Ở lại đội ngũ là những chiến sĩ cách mạng kiên định nhất, họ bắt đầu vượt Anđet. Những mục dân từ thảo nguyên tới chưa từng thấy núi cao to như vậy, sơ ý một tí là rơi từ vách núi xuống vực sâu hy sinh. Đại đa số binh sĩ mặc áo đơn, leo lên núi cao trên 200m đều rét run cầm cập, phải quấn thêm tấm thảm dã chiến lên người cho đỡ rét. Khi lên đến điểm cao 4.000m, nhiều binh sĩ tai ù mắt hoa, toàn thân rã rời. Các sĩ quan phải luôn mồm giục binh lính nằm nghỉ trên đất đứng dậy đi tiếp, vì ở trên núi cao giá lạnh, không khí loãng, người nằm nghỉ thường không dậy được nữa.

Trên đường hành quân, mỗi khi gặp khó khăn người ta luôn thấy một người cưỡi con tuấn mã đi tới hô to:

– Hỡi các chiến sĩ! Phía trước là thắng lợi! Hạnh phúc và vinh dự đang chờ đợi chúng ta, nhân dân đang chờ đợi chúng ta. Hãy tiến lên!

Các chiến sĩ vừa nghe đã biết đó là tiếng của Bôliva.

Dãy núi Anđet có ba hẻm núi, hai nơi người ta thường qua lại, còn một nơi thì hoang vắng không một bóng người. Đi đường nào đây? Bôliva chọn con đường khó đi nhất, nơi đó có thể tránh dụng độ với quân Tây Ban Nha. Họ đang đi bỗng nhiên chẳng trông thấy gì, mây mù phủ kín cả vùng đồi núi hoang vu ở đây, ngoài khoảng cách hai ba mét là một vùng trắng xóa, các chiến sĩ phải dắt tay nhau dò dẫm tiến từng bước. Mồng 6 tháng 7, đoàn quân yêu nước cuối cùng ra khỏi hẻm núi. Lúc này ngựa đã chết hết, vũ khí bị mất rất nhiều, quân số cũng giảm đi, nhưng nhiệt tình cách mạng trong họ lại lên rất cao. Họ luôn luôn hô vang: “Thắng lợi muôn năm! Thắng lợi muôn năm!” Họ thiết tha mong được chiến đấu.

Quân Tây Ban Nha được trang bị tốt hơn đã tới chặn đường. Các chiến sĩ yêu nước hiểu rằng con đường duy nhất là tiến lên. Nhưng do thể lực giảm sút, vũ khí không đủ, vừa giao chiến đã bất lợi, đội ngũ bắt đầu rối loạn.

Bôliva vọt lên đầu hàng quân hét to:

– Đại tá Loongđơn hãy cứu nguy cho Tổ quốc!

Loongđơn là người Langnô từ thảo nguyên tới, nghe thấy mệnh lệnh lập tức dơ cao súng lục chỉ huy bộ đội xung phong. Loongđơn không may bị đạn bắn trúng gục xuống. Nhưng các chiến sĩ của ông vẫn anh dũng xông lên đánh cho quân Tây Ban Nha chạy tan tác.

Trong lúc giao chiến, các chiến sĩ tình nguyện từ châu Âu tới tỏ ra rất kiên cường dũng cảm. Một chiến sĩ người Anh bị quân địch bắn gãy một cánh tay đã huơ cánh tay máu chảy ròng ròng lên hét to:

– Các chiến hữu! Hãy chiến đấu cho quê hương chúng ta!

Một chiến sĩ người Airơlen nằm bên cạnh hỏi:

– Quê hương anh ở đâu?

Chiến sĩ người Anh dùng giọng nói khàn khàn bật ra câu cuối cùng:

– Nơi tôi đang nằm đây! – Nói xong anh anh dũng hy sinh.

Quân Tây Ban Nha rút lui, Bôliva liền nắm lấy thời cơ thừa thắng truy kích, mồng 7 tháng 8 tiêu diệt 2.900 quân địch, giải phóng thủ phủ Bôgôta của Niu Grơnađa (Côlôngbia ngày nay). Nhân dân địa phương lại tặng cho ông danh hiệu “Người giải phóng”. Tiếp đó, ông đưa quân trở về giải phóng toàn bộ Vênêxuêla, rồi tiến quân về phía tây giải phóng Kitô (Êcuađo ngày nay), thành lập nước Cộng hòa Đại Côlôngbia (bao gồm Vênêxuêla, Côlôngbia, Êcuađo và Panama ngày nay), Bôliva được bầu làm tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa.

Khi đó, quân cách mạng Buênôairet (nay là thủ đô của Achentina) đang tiến lên phía bắc tấn công quân Tây Ban Nha. Tháng 7 năm 1822, Bôliva và Thống soái miền Nam Xanh Mactin gặp nhau ở cảng Goayakin (nay thuộc Êcuađo), hai bên cùng nhau vạch ra phương án tác chiến, do Bôliva tiến quân vào Pêru. Năm 1824, quân đội yêu nước tiêu diệt quân chủ lực của Tây Ban Nha ở Pêru, bắt sống tên Toàn quyền và 4 nguyên soái. Năm sau, Bôliva lại đem quân vào giải phóng Thượng Pêru. Để ghi nhớ công lao vĩ đại của Bôliva, nhân dân ở đây đã đổi tên Thượng Pêru thành “Bôlivia”, đó chính là nước Cộng hòa Bôlivia hiện nay. Đến lúc này, toàn bộ quân đội thực dân Tây Ban Nha ở châu Nam Mỹ đã bị tiêu diệt hết.

Cùng lúc đó, Mêhicô và Braxin cũng tuyên bố độc lập, châu Mỹ La tinh về cơ bản đã thoát khỏi sự trói buộc của chủ nghĩa thực dân.

Ngày 17 tháng 12 năm 1830, Bôliva bị lao phổi cấp tính tạ thế năm 47 tuổi. Theo thống kê của các nhà sử học, trong suốt cuộc đời mình Bôliva đã tham gia 472 lần chiến đấu, khi bại khi thắng, cuối cùng lấy ít thắng nhiều. Thủ đô nhiều nước châu Mỹ Latinh đã dựng tượng ông, nhân dân châu Mỹ Latinh làm rất nhiều bài hát ca ngợi công tích vĩ đại của ông. Một trong những bài hát đó viết rằng:

Người giải phóng ơi!

Một thế giới hòa bình,

Đã sinh ra trong bàn tay của Người,

Máu của Người sinh ra hòa bình,

Sinh ra mùa màng, bông lúa hạt ngô.

Giữa tháng 3 năm 1804, thành Cairô bỗng nổi lên một cơn phong ba bão táp dữ dội.

– Bantixi quân khốn kiếp!

– Bantixi tại sao ngươi bòn rút tiền của người nghèo?

Nhân dân thành phố vô cùng phẫn nộ lũ lượt đổ ra đường phố.

“Tùng! Tùng! Xèng! Tùng! Tùng! Xèng!” Những người đàn ông Ảrập đầu chít khăn trắng, miệng la hét, tay cầm chiếc trống có nhạc đồng vừa đi vừa đánh trống vừa rung nhạc đồng kêu vang trời.

– Ối trời cao đất dầy ơi! Ối trời cao đất dầy ơi! – Những người đàn bà Ảrập mặt che mạng vừa đi vừa gào khóc, hai tay đấm thùm thụp vào ngực, chân giẫm đành đạch xuống đất.

Trong tiếng gào khóc, chửi rủa hỗn độn đó, duy nhất một câu người ta nghe thấy rõ nhất là: “Bantixi quân khốn kiếp! Tại sao người bòn rút tiền của người nghèo?”

Bantixi là ai? Hắn là tên đầu sỏ của nền thống trị quân sự của nước ngoài, tên đại diện cho Napôlêông. Hắn vừa lên cầm quyền đã ra sức vơ vét tiền bạc của cư dân Ai Cập, không biết đã cưỡng bức thu không biết bao nhiêu thuế má. Nhân dân Ai Cập không chịu đựng được nữa, cuối cùng đã nổ ra bạo động.

Khi chính phủ Bantixi đang rối loạn như mớ bòng bong, thì bỗng nhiên xuất hiện một đạo quân Anbani. Họ nhanh chóng tiếp quản toàn bộ bộ máy của chính phủ, kiểm soát cả thành phố Cairô.

Đạo quân Anbani từ đâu tới? Chuyện là thế này: Từ thế kỷ 7, khi người Ảrập đến bờ sông Nin, Ai Cập trở thành một nước Ảrập. Sau thế kỷ 16, Ai Cập trở thành một tỉnh của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ. Khi đó, Anbani cũng thuộc đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ nên đế quốc Thổ phái một đạo quân Anbani vào đóng ở Ai Cập. Họ nhân dịp dân chúng Cairô bạo động liền cướp lấy chính quyền.

Viên chỉ huy đội quân Anbani đóng ở Ai Cập là người Anbani tên là Môhamet Ali. Sau khi lên làm Toàn quyền Ai Cập, Môhamét đưa quân đi đánh miền nam. Nhân lúc đó quân xâm lược Anh thừa cơ chiếm lấy hải cảng chính của Ai Cập – Alêchxanđrơ và tấn công thành phố Laxit nơi cửa sông Nin chảy ra biển. Thành phố Cairô phải một phen kinh hoàng. Thủ đô Ai Cập lúc đó không có thủ lĩnh, quân lính ít, dân chúng thảy đều khiếp sợ.

Một sự việc bất ngờ đã xảy ra. Mồng 3 tháng 4 năm 1807, tin thắng trận báo về: nhân dân Laxit đã tiêu diệt quân xâm lược Anh.

– Mau đến mà xem! Mau đến mà xem! Tù binh và thủ cấp của quân Anh đưa về đây rồi! – Dân chúng Cairô từ các ngả đổ về. Từng tốp, từng tốp lính Anh bị trói đứng ủ rũ ở đầu đường cho dân chúng xem, một số cũi gỗ dựng đầu lâu lính Anh treo trên các cột gỗ.

Thành phố Laxit chỉ có ba bốn trăm lính Ai Cập, làm sao có thể đánh bại được hơn 1.400 lính Anh được trang bị tốt hơn?

Số là khi quân Anh hùng hổ kéo vào chiếm thành phố Laxit, thị trưởng thành phố dẫn binh sĩ rút lui. Quân Anh chia làm ba đường nghênh ngang tiến vào thành phố. Thoạt đầu lẻ tẻ cũng có vài tiếng súng, nhưng sau khi vào thành phố được hơn một tiếng, quân Anh không còn gặp một sự chống trả nào.

– Xin mời! Tôi đặt tiệc để đón các ngài. – Viên phó lãnh sự Anh mặt tươi cười, ân cần tiếp rượu các sĩ quan Anh. Trong khi đó, binh lính Anh tốp năm tốp ba lủi vào các quá cà phê tìm thú vui.

“Pằng! Pằng!” Đột nhiên đạn từ nóc nhà bắn xuống, từ cửa sổ bắn ra, lính Anh nối tiếp nhau gục xuống. Thì ra thị trưởng Laxít đã dẫn quân quay lại phản công. Bọn lính Anh phân tán tìm thú vui ở khắp nơi không kịp tập trung đã bị diệt sạch. Những dòng máu nhơ bẩn của quân xâm lược nhuộm đỏ cả dòng sông Nin. Nước sông Nin cuốn trôi những dòng máu nhơ bẩn đó của quân xâm lược. Chiến thuật du kích của nhân dân Ai Cập đã toàn thắng.

Tin tức đánh bại quân Anh đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Ai Cập. Họ tự phát động viên nhau, kẻ có tiền góp tiền, người có sức góp sức, tổ chức ra quân đội của mình.Tiếp đó, họ đập tan cuộc tấn công thứ hai của quân Anh thu hồi lại cảng Alêchxanđrơ, bảo vệ được nền độc lập của Tổ quốc. Con cháu của dòng sông Nin – nhân dân Ai Cập đã tỏ rõ sức mạnh dời non lấp biển của mình.

Trong những ngày nhân dân ăn mừng thắng lợi, Môhamét Ali trở về Cairô, củng cố quyền thống trị của mình. Từ đó Ai Cập lập nên một vương triều mới. Để tránh xung đột trực tiếp với “mẫu quốc”, trên danh nghĩa Môhamet Ali vẫn xưng là Toàn quyền Ai Cập của đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, song trên thực tế ông là nguyên thủ của một quốc gia. Trong hơn 40 năm ông cầm quyền, Ai Cập được thống nhất, sự nghiệp xây dựng về các mặt có những bước phát triển. Dòng họ Môhamet Ali thống trị ở Ai Cập khoảng 150 năm, tất cả trước sau có 10 đời vua. Đến tháng 7 năm 1952, cuộc đảo chính quân sự do Nátxe lãnh đạo lật đổ quốc vương Pha rúc – huyền tôn của Môhamét Ali, thủ tiêu hoàn toàn vương triều cuối cùng của Ai Cập.

Chọn tập
Bình luận