Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

Chiến Thuyền “Chim Ó Đen”

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

CHIẾN THUYỀN “CHIM Ó ĐEN”

Trên bãi cát mênh mông của bờ biển miền trung Italia xếp chi chít vô số những chiếc ghế dài: Trên mỗi chiếc có vài ba người ngồi. Họ đều là những chàng trai trẻ trung, vạm vỡ, người trần trùng trục, tay nắm một chiếc mái chèo gỗ dài, đang ra sức tập bơi chèo.

Ánh mặt trời như thiêu như đốt chiếu một cách vô tình lên những tấm lưng trần đen chũi của các chàng trai. Những giọt mồ hôi nhỏ xuống bãi cát chỉ một thoáng đã thấy biến đâu mất. Một số người xem chừng đã thấm mệt, động tác chèo bắt đầu uể oải.

Các chàng trai, cố lên! Nghe khẩu lệnh của tôi: một, hái, ba, bốn…

– Người nói là một sĩ quan Rôma. Ông ta vừa hô, vừa sửa động tác bơi chèo?

Giờ giải lao, một chiến binh mon men đến hỏi:

– Thưa ông, sao ta không để đóng xong thuyền rồi hẵng tập chèo?

– Không được, thế thì không kịp – Viên chỉ huy khoát tay nói – Đối với người Rôma chúng ta, đảo Xixin là vô cùng quan trọng. Chúng ta quyết không thể để người Cáctagiơ xưng hùng xưng bá ở đấy. Tuy chúng ta đã chiếm được nhiều thành phố của Xixin, nhưng nếu chúng ta không có hải quân hùng mạnh, mọi thắng lơi chúng ta giành được trong chiến tranh trên bộ sẽ coi như không có!

– Nghe nói hải quân của Cáctagiơ rất lợi hại, còn chúng ta bây giờ mới bắt đầu đóng thuyền…

– Đúng thế, cho nên đồng thời với việc đóng thuyền chúng ta phải tập chèo thuyền. Chờ khi thuyền đóng xong, chúng ta cũng biết chèo thành thạo rồi. Mỗi chiến thuyền có trên 150 tay chèo, nếu động tác không nhịp nhàng, lúc đánh nhau chắc sẽ bị ăn đòn. Chuyện này không phải trò đùa!

Một chiến binh khác giọng băn khoăn:

– Nhưng chiến thuyền của người Cáctagiơ đều là loại chèo năm lớp, kinh nghiệm hải chiến của họ lại nhiều, còn chúng ta. . .

– Sợ cái gì? – Viên chỉ huy cắt ngang câu nói của anh chàng – Chiến thuyền của chúng ta cũng có năm lớp chèo, với lại. . . – Ông ta cười có vẻ bí hiểm – Thuyền của chúng ta có trang bị kiểu mới, chắc chắn sẽ đánh bại người Cáctagiơ. Thôi, tiếp tục tập đi!

Sau một năm trời ngắn ngủi, Rôma đã xây dựng được một đội chiến thuyền mới, hơn 3 vạn tay chèo cũng được huấn luyện xong. Năm 260 trước Công nguyên, đoàn chiến thuyền của Rôma vượt biển xuống phía nam, thẳng tới đảo Xixin.

Chẳng bao lâu đã gặp chiến thuyền của Cáctagiơ trên mặt biển phía bắc đảo. Người Cáctagiơ tuy yếu thế trong đánh nhau trên bộ, nhưng về hải quân thì luôn luôn chiếm ưu thế. Do đó, họ không hề tỏ ra hốt hoảng khi phát hiện chiến thuyền của Rôma đang tiến lại gần.

 – Tất cả có bao nhiêu chiếc? – Viên Tư lệnh hải quân Cáctagiơ hỏi.

– 100 chiếc năm lớp chèo, 20 chiếc ba lớp chèo! – Lính quan sát báo cáo.

– 120 chiếc? – Viên Tư lệnh giọng khinh miệt – Truyền lệnh của tôi điều 130 chiến thuyền ra nghênh chiến!

– Thưa chỉ huy? Theo đội hình nào? – Lính truyền lệnh khẽ hỏi.

Viên Tư lệnh không trả lời ngay. Ông ta bước lên boong thuyền, quan sát đoàn chiến thuyền của Rôma rồi cười ngất:

– Toàn một lũ đần độn! Đối phó với loại này, cần quái gì phải dàn đội hình, cứ xông vào đâm chìm lũ chúng là được rồi?

Chiến thuyền của hai bên từ từ sáp lại gần nhau. Lính quan sát báo cáo với viên chỉ huy:

Báo cáo chỉ huy: thuyền đối phương, đầu mũi chiếc nào cũng lắp một chiếc cầu nhỏ.

Viên Tư lệnh nheo mắt quan sát, chẳng rõ đối phương dùng nó vào việc gì, bụng sinh nghi hoặc. Nhưng vốn coi khinh chiến thuyền của Rôma, ông ta vẫn hạ lệnh:

– Mặc kệ nó, lệnh cho chiến thuyền của ta tăng tốc xông tới.

Nhận được lệnh, đoàn chiến thuyền Cáctagiơ chẳng kể gì cứ thế ào ào xông lên. Khi thuyền hai bên sát lại gần nhau, quân Cáctaigơ bắt đầu bắn đạn đá, phóng trường mâu, tên bắn sang như mưa. Nhưng điều kỳ lạ là bị các chiến thuyền Cáctagiơ tấn công như vậy, chiến thuyền Rôma vẫn không chuyển hướng để tránh mũi thuyền của đối phương, ngược lại cố gắng tiếp cận, đồng thời cho hạ những chiếc cầu treo ở mũi thuyền xuống. Trong phút chốc, những chiếc cầu nhỏ đều móc chặt được vào chiến thuyền của Cáctaigiơ.

– Giết !

– Giết!

– Xung phong.

Quân Rôma vừa la hét, vừa vượt qua chiếc cầu nhỏ xông sang thuyền đối phương. Hải chiến biến thành lục chiến.Trên các chiến thuyền Cáctagiơ, ánh kiếm sáng lòa, máu phun tứ tung.

Quân Cáctagiơ hoàn toàn không ngờ tới loại kỹ thuật mới này của hải quân Rôma. Trong phút chốc đã mất toi 50 chiến thuyền, những chiếc khác hốt hoảng tháo chạy.

– “Ó đen” thắng lợi rồi!

– “Ó đen” muôn năm?

Quân sĩ Rôma hô vang. Thì ra người Rôma đã tính toán, hạm đội mới xây dựng của họ tất sẽ thiếu kinh nghiệm hải chiến, phải phát huy sở trường về lục chiến của mình, do đó trên mỗi chiến thuyền đều lắp một chiếc cầu treo nhỏ. Loại cầu này hai bên có lan can, một đầu có móc câu sắt. Khi tiếp cận thuyền địch, chiếc móc câu sẽ móc chặt thuyền đối phương để bộ binh vượt cầu xông sang chiến đấu. Chiếc móc câu đầu nhọn, khoằm xuống, rất giống mỏ chim ó cho nên được gọi là “Ó đen”. Trang bị kiểu mới mà viên chỉ huy Rôma nói hồi nào chính là bộ phận này.

Tin chiến thuyền kiểu “Ó đen” đánh thắng hải quân Cáctagiơ truyền về đến Rôma, cả thành phố reo mừng. Để kỷ niệm chiến thắng vẻ vang trong trận hải chiến này, người Rôma đã dựng một cột đá lớn trên quảng trường Rôma, trên tạc chiếc mũi thuyền Cáctagiơ bị bắt; còn quan Chấp chính chỉ huy trận hải chiến này đã giành được một vinh dự chưa từng có: Viện Nguyên lão quyết định, sẽ cho một người cầm đuốc và hai người thổi sáo đi theo ông ta. Ông ta đi tới đâu, nơi đó biết ngay là ông ta đến.

Người Rôma tin chắc chiến thuyền kiểu “Ó đen” là vô địch, do đó quyết định dùng “Ó đen” đi viễn chinh châu Phi, đánh chiếm Cáctagiơ. Mùa hạ năm 256 trước Công nguyên, một hạm đội khổng lồ gồm 330 chiến thuyền, 4 vạn bộ binh cùng với 10 vạn tay chèo rầm rộ tiến sang châu Phi. Dọc đường, hạm đội của Rôma đã giao chiến với hạm đội của Cáctagiơ gồm 350 chiến thuyền cùng với 16 vạn người. Nhờ uy lực của những chiến thuyền kiểu “Ó đen, hạm đội Rôma lại giành được thắng lợi. Tiếp đó, người Rôma đổ bộ thành công lên châu Phi, vây hãm thành Cáctagiơ, song không hạ được thành. Mùa hạ năm sau Rôma cử thêm nhiều chiến thuyền sang đón quân của mình, không may trên đường trở về gặp bão lớn, hơn 280 chiến thuyền, 2 vạn rưởi binh lính cùng với 7 vạn tay chèo bị dìm sâu dưới đáy biển.

Tháng 3 năm 241 trước Công nguyên, hạm đội kiểu mới của Rôma lại một lần nữa đã đánh chìm 120 chiến thuyền của Cáctagiơ. Lúc này, ở Cáctagiơ xảy ra khởi nghĩa, trong ngoài đều khó khăn nên buộc phải cầu hòa với Rôma. Cáctagiơ chấp nhận một khoản bồi thường lớn và cắt nhường đảo Xixin cho Rôma. Từ đó, đảo Xixin trở thành một tỉnh của Rôma. Vì Cáctagiơ đã từng là thuộc địa của người Phênixi, mà người Rôma gọi người Phênixi là Puních, cho nên lịch sử gọi cuộc chiến tranh ấy là chiến tranh Puních. Chiến tranh Puních cả thảy đã diễn ra ba lần, kéo dài trong suốt 118 năm.

Đây là một trận đánh nổi tiếng tiêu biểu cho lối đánh lấy ít thắng nhiều xảy ra hồi thế kỷ III trước Công nguyên. Trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh Puních lần thứ hai, Cáctagiơ với 5 vạn binh lực đã bao vây tiêu diệt 8 vạn đại quân của Rôma ở Cannơ, giành thắng lợi vẻ vang.

Cáctagiơ từ sau khi phải ký kết hòa ước nhục nhã với Rôma vẫn một lòng nuôi chí phục thù. 23 năm sau, Thống soái mới của Cáctagiơ là Hanniban tổ chức một cuộc hành quân táo bạo, vượt dãy núi Pirênê và Anpơ đột ngột xuất hiện ở Italia lãnh thổ của Rôma. Mùa xuân năm 218 trước Công nguyên Hanniban chiếm Cannơ nằm trên bờ biển Ađriatích. Cannơ là kho lương thực quan trọng của Rôma. Hai quan Chấp chính năm đó là Varôn và Paulut đã dẫn 8 vạn bộ binh, 6 nghìn kỵ binh, chuẩn bị giành lại Cannơ. Nhưng người Cáctagiơ sớm đã lập doanh trại trên bình nguyên quanh thành phố mất rồi.

Về chiến sự lần này, giữa hai vị quan Chấp chính của Rôma ý kiến rất khác nhau. Một người ra sức chủ trương phải quyết chiến với Cactagiơ, còn một người thì cho rằng đánh nhau trước hết phải thận trọng. Ngày 2 tháng 8 đến lượt Varôn trực ban chỉ huy. Ông quyết định nhân ngày ông nắm quyền chỉ huy quân đội, quyết một phen sống mái với quân Cáctagiơ. Sáng sớm hôm đó, ông đưa quân tới vùng bình nguyên bao la nằm ở phía bắc sông Auphiđut, chia 8 vạn bộ binh thành 70 đơn vị, tập trung đội hình ở tuyến giữa, hai bên bố trí kỵ binh, chuẩn bị dùng ưu thế binh lực tấn công quân địch với hy vọng chỉ một trận giành trọn thắng lợi.

Trong khi đó, bộ binh của Hanniban có 4 vạn người, chỉ bằng một nửa quân Rôma, kỵ binh tuy có hơn Rôma 8000 người nhưng tổng binh lực vẫn là ở thế yếu. Hanniban biết chiến trường cách biển không quá 5 cây số và mặt biển thường nổi gió đông mạnh vào tầm buổi trưa, cho nên ông chọn một trận địa xoay lưng theo hướng gió đông, cho mai phục sẵn một lực lượng và ra lệnh cho họ nếu khi giao chiến mà nổi gió đông thì tập kích vào sau lưng quân địch. Đồng thời chọn 500 lính bộ binh gan dạ dũng mãnh, lệnh cho họ ngoài kiếm dài dùng khi chiến đấu bình thường phải dắt trong người một thanh đoản kiếm, nghe thấy tín hiệu thì bắt đầu hành động.

Hanniban dàn thế trận cũng rất đặc biệt: Ông bố trí đội hình theo hình bán nguyệt, chỗ lồi ra hướng về phía địch, ở đây ông tập trung 2 vạn lính bộ binh nhưng đều là những đơn vị yếu nhất, còn lính bộ tinh nhuệ và lực lượng kỵ binh bố trí ở hai bên sườn.

Đội hình hai bên bố trí xong, các viên chỉ huy cưỡi trên mình ngựa, đi theo đơn vị, động viên sĩ khí.

Khoảng hơn 8 giờ sáng, trên chiến trường mênh mông nổi lệnh kèn hiệu nghe chói tai, tiếp đó là những tiếng la hét làm rung chuyển mặt đất của mười mấy vạn con người: Một cuộc chém giết khủng khiếp đẫm máu bắt đầu!

Bộ binh Rôma vừa bắt đầu đã tập trung toàn lực tấn công vào trung tâm bộ binh Cáctagiơ. Đúng như dự đoán của Hanniban, 2 vạn bộ binh của ông trụ không nổi trước sức tấn công của quân Rôma phải lui dần về phía sau. Cứ như thế, chỗ lồi “của thế trận hình bán nguyệt giờ đây biến thành chỗ lõm quân Rôma càng dấn tới, chỗ lõm càng sâu, trong khi đó hai cánh quân bên sườn của Hanniban sẽ đánh ập vào. Đó chính là mưu kế của Hanniban: làm cho quân Rôma phải chui vào “rọ”, chờ khi đã chui vào rồi, Hanniban mới chỉ huy lính bộ tinh nhuệ và kỵ binh của ông ta từ hai sườn ép vào, đồng thời phát tín hiệu đã hẹn trước “cho 500 lính bộ chọn sẵn trước đây.

Thấy 500 tên lính hỗn loạn chạy về phía mình chẳng khác gì những tên lính đang tháo chạy. Quân Rôma cứ ngỡ bọn họ tới xin hàng nên sau khi bắt giao nộp vũ khí bèn để họ ở lại khu vực bảo vệ phía sau.

Gần trưa, biển nổi gió đông, cát bụi bay mù trời làm mờ cả mắt đạo quân Rôma không biết mình đang chui vào rọ? Do không mở được mắt, quân Rôma đâm chém nhầm nhau, tự gây thương tích rất nhiều, thế trận rối loạn, trong khi đó quân Cáctagiơ xoay lưng theo hướng gió đã thừa thế tiêu diệt hàng loạt quân địch. Đúng vào lúc thế trận của quân Rôma rối loạn nhất 500 lính bộ binh Cáctagiơ can đảm ở phía sau đột nhiên rút đoản kiếm dấu trong người ra mặc sức đâm chém quân Rôma chung quanh, phối hợp với đội quân phục kích đang ào ào xông tới. Tiếp đó, kỵ binh Cáctagiơ như những mũi tên bay đánh vu hồi tới đây, nút chặt “rọ” lại, hoàn thành cuộc bao vây quân Rôma. Phía Rôma tuy binh lực nhiều, nhưng vì tiền quân bị gió đông chặn đứng không tiến lên được, hai bên lại bị bộ binh tinh nhuệ của Cáctagiơ giáp công, hậu quân bị bao vây, cả đạo quân lúng túng không còn biết chống đỡ ra sao, hoàn toàn bị sa vào mẻ lưới Hanniban giăng sẵn dành cho họ.

Cuộc tàn sát diễn ra suốt 12 tiếng đồng hồ. Trời chập choạng tối mới kết thúc. 8 vạn đại quân Rôma thì 54000 người bị chết, 18000 người bị bắt, quan Chấp chính Paulút và toàn bộ tướng tá bí thiệt mạng, quan Chấp chính Varôn phải dẫn tàn quân chạy trốn. Quân Hanniban tổng cộng chỉ tổn thất 6000 người.

Sự việc dĩ nhiên chưa kết thúc. Tin thất bại thảm hại ở Cannơ truyền về đến Rôma, Viện Nguyên lão thi hành biện pháp khẩn cấp: bổ nhiệm quan Độc tài; tuyên bố tất cả thanh niên trên 17 tuổi phải nhập ngũ; nhà nước bỏ tiền ra mua lại của các chủ nô 8000 nô lệ trẻ để lập ra hai quân đoàn. Để làm lễ tế thần, hai người đàn ông và hai người đàn bà bị chôn sống….

70 năm sau, Rôma đã khôi phục lại được lực lượng quân sự, và trong cuộc chiến tranh Puních lần thứ ba cuối cùng đã đập tan được thế lực của Cáctagiơ. Mùa xuân năm 146 trước Công nguyên, sau một trận kịch chiến suốt 6 ngày 6 đêm, 8 vạn rưởi quân Cáctagiơ đã bị tiêu diệt. Cả một thành phố phồn hoa tráng lệ xây dựng từ thế kỷ IX trước Công nguyên sau 6 ngày 6 đêm cướp bóc đốt phá bị san thành bình địa. Toàn bộ 5 vạn người sống sót bị mang bán làm nô lệ, những vùng đất thuộc Cáctagiơ trở thành các tỉnh châu Phi của Rôma. Đến đây, trừ Ai Cập và Xyri, khu vực bờ biển Địa Trung Hải đều nằm dưới quyền cai trị của Rôma.

Đảo nhỏ Đêlốt nằm trong biển Êgiê quanh năm ồn ã. Đây là chợ mua bán nô lệ lớn nhất của Rôma, hàng ngày có hàng ngàn nô lệ được mua ở đây rồi chở đi các nơi.

Trên bãi cát, người ta cho dựng những dãy sàn gỗ. Bọn bán người xua cả đàn nô lệ nam nữ lên sàn, mỗi tốp hơn chục người, người nào cũng bôi phấn trắng trên đùi, cổ đeo tấm bảng nhỏ trên ghi rõ xuất thân, tuổi tác, khả năng, thậm chí cả tính cách của họ.

Một người vạm vỡ mặc áo đỏ bước lên sàn. Người này tha hồ vỗ vỗ vào ngực vào bụng đám nô lệ, bắt nô lệ há mồm để xem răng lợi, bảo họ chạy chạy nhảy nhảy, dơ tay duỗi chân, cuối cùng hỏi:

Giá bao nhiêu?

– Rẻ thôi! Rẻ thôi! Mỗi tên 6 talông (đơn vị tiền tệ thời Hy Lạp cổ đại) – Chủ bán mặt tươi tỉnh nói.

Ồ! Đắt quá! Năm ngoái ta mua người Sácđenhơ chưa đến 3 talông, Quả có chuyện như vậy thật. Sau khi Rôma chinh phục được đảo Sácđenhơ, hàng loạt cư dân trên đảo bị mang bán làm nô lệ, cho nên người bấy giờ khi nói đến những vật không đáng giá thường ví “rẻ như người Sácđenhơ”.

Đấy là ngài nói người Sácđenhơ, còn của tôi toàn người Gôlơ cao to, người Giécman lực lưỡng. .. Hơn nữa, năm nay vật giá đều tăng, một con bò cũng phải 7 truông rồi!

Cò kè bớt một thêm hai, cuối cùng họ cũng ngã giá với nhau.

Cài người vạm vỡ mặc áo đỏ đó là tổng quản nô lệ của Crasút, Crasút là trọc phú của thành Rôma, một mình ông ta có tới 2 vạn nô lệ. Nhiều như vậy rồi, sao ông ta còn mua thêm nô lệ? Chuyện là thế này, từ nửa đầu thế kỷ thứ III trước Công nguyên; trò tiêu khiển đấu vật man rợ đã truyền tới Rôma. Gặp ngày lễ tết, bao giờ cũng có trò đấu vật. Những nô lệ có thân hình cường tráng thường được mua về để làm đấu sĩ. Sau khi được huấn luyện, họ bị đưa tới những hí trường lớn hoặc những nơi công cộng đấu với nhau hoặc đấu với thú dữ để mua vui cho bọn chủ nô bằng những cái chết đẫm máu. Đôi khi một trường đấu có tới vài trăm cặp đấu sĩ và trên cả ngàn thú dữ. Để khoe khoang sự giầu có của mình, Crasút dự định tổ chức một cuộc đấu vật ban đêm thật lớn vào hôm sinh nhật của ông ta và sẽ mời tất cả những người giầu có trong toàn thành phố tới dự. Vì thế, trước đó một năm, Crasút đã cho người đi khắp các chợ bán nô lệ trong cả nước chọn mua những đấu sĩ khỏe mạnh về.

Lần này, viên quản lý của Crasút chọn mua được 200 nô lệ. Hắn lùa các nô lệ xuống thuyền định cho chở đi ngay. Nhưng bỗng nhiên hắn phát hiện có một nô lệ tên là Ali đã cùng với người em trai bỏ trốn, thế là hắn cho người đi bắt về. Viên quản lý bắt hai anh em đeo gông sắt vào cổ, trên gông có có khắc dòng chữ “Bắt được tôi, đừng để tôi chạy trốn”, kèm theo họ tên chủ nhân Crasút, rồi mang nhốt riêng hai anh em Ali ra một chỗ. Dọc đường có một nô lệ bị ốm, viên quản lý bảo:

– Đừng lo, tao sẽ chữa bệnh cho mày.

Khi thuyền tới một hoang đảo, viên quản lý quẳng con bệnh lên đảo, nói rằng ở đó có “thần y” sẽ “chữa bệnh” cho anh ta, kỳ thực là để cho rắn độc và đại bàng mổ chết con người khốn khổ đó.

Những đấu sĩ mới mua về đều bị đưa tới lò huấn luyện vật. Ở đó họ bị giám sát nghiêm ngặt, suốt cả ngày tập đâm chém vật lộn, ban đêm thì bị nhốt trong những chiếc lồng tù riêng biệt, đề phòng họ chạy trốn hoặc liên hệ với nhau.

Ngày “biểu diễn” đấu vật đã tới. Đại hí trường khổng lồ hình bầu dục của thành Rôma được sửa sang như mới.

Nhìn từ ngoài vào, tòa kiến trúc gồm 3 tầng chồng lên nhau bởi hệ thống vòm và các cột tròn. Bên trong có 3 tầng khán đài có thể chứa tới 5 vạn người xem. Khán đài tầng cuối cùng sát cạnh đấu trường dành cho các vua chúa, đại quí tộc, các gia đình giầu có. Các khán đài phía sau và trên cao dành cho thứ dân.

Phần trung tâm của đại hí trường là một đấu trường hình chữ nhật cách ly với khán đài bởi một bức tường để tránh thú dữ như cọp, beo, sư tử. . . vẫn thường được dùng để đấu với các đấu sĩ. Nền đấu trường trải cát, nhưng nếu muốn biểu diễn “hải chiến” người ta có thể cho nước vào biến nó thành hồ, do đó mà nó còn có tên “hý trường thủy lục”. Dấu vết của đại hí trường đến nay vẫn còn lưu giữ trong thành Rôma.

Đêm hôm đó, ánh trăng trong vắt, cả đấu trường rực sáng dưới ánh sáng của vô số ngọn đuốc. Khán đài không còn một chỗ trống. Crasút tuyên bố cuộc “đua tài” bắt đầu. Trong ánh lửa bập bùng, hai đấu sĩ nô lệ được tháo còng và bị đẩy ra đấu trường. Cả hai người đều đầu đội mũ sắt, che mặt nạ, mặc áo giáp, tay xách lá chắn, một người thì cầm kiếm dài, một người thì cầm kiếm ngắn. Người cầm kiếm dài chính là Ali đã có lần bỏ trốn.

– Ồ? Cái thằng cầm kiếm dài người cao, chắc hắn sẽ thắng!

– Thằng cầm kiếm ngắn đâu có thấp! Cặp này tương đương đây, tôi dám đánh cuộc. Đây là một trận đấu hay.

Thấy hai đấu sĩ nô lệ xuất hiện trên đấu trường, khán giả hưng phấn hẳn lên. Các quí tộc hoa chân múa tay bình luận về dáng người, cử chỉ, trang bị, tư thế của từng đấu sĩ, có người còn cá cược với nhau thật.

Trên đấu trường, Ali và đối thủ của anh vờn nhau một lục rồi bắt đầu trận đấu tàn khốc. Họ vừa dùng lá chắn che thân vừa lừa miếng. Đột nhiên, Ali bị đâm trúng một nhát, máu trên bả vai tóe ra. Trên khán đài những tiếng la hét rống lên như điên: “Hay! Hay lắm!” “Bồi thêm nhát nữa! Bồi thêm nhát nữa!” Ali bị mất quá nhiều máu, bắt đầu chống đỡ không nổi, lùi dần về phía sau. Đối phương thấy vậy, có đôi chút do dự, song những tiếng hò hét chung quanh buộc cả hai người phải tiến lên. Trong phút chốc, Ali lại bị đâm thêm một nhát nữa.” Anh ta ngã xuống đất nhưng chưa chết ngay, đối thủ của anh ta cũng dừng tay.

Vừa lúc đó, một bà đồng trên khán đài đứng lên. Cả đấu trường đổ dồn mắt nhìn vào tay bà ta. Giờ là lúc bà ta sẽ quyết định số phận của người thua cuộc. Theo qui định, nếu bà ta chỉ ngón tay cái lên trời thì người thua cuộc được tha mạng; nếu bà ta chỉ ngón tay cái xuống đất, người thua cuộc sẽ bị xử tử tại chỗ. Lần này, có lẽ mụ đồng cảm thấy trận đấu không hay lắm bèn chỉ ngón tay cái xuống đất. Trong tiếng hò reo hoan hô của những người đến xem, anh chàng Ali bị giết chết ngay trên đấu trường đang loang lổ máu của anh. Tiếp đó, trọng tài trận đấu cầm chiếc gậy sắt nung đỏ dí vào người anh ta, toàn thân bất động chứng tỏ anh ta đã chết thật, lúc đó mới cho người lôi xác đi.

Chiếc xác lôi ngang qua ngay bên cạnh người “chiến thắng” thì bỗng nhiên chiếc mặt nạ rơi ra. Anh ta chăm chú nhìn và bất giác kinh hoàng, thì ra đây chính là người anh Ali của anh ta? Anh chàng thấy mắt tối xầm lại, người như bị ngất đi. Vừa lúc đó, Crasút tuyên bố. “Đấu thêm một lần nữa, xem hắn có phải là anh hùng thật không!” Vừa dứt lời, một đấu sĩ đã bước tới trước mặt anh ta. Người em trai của Ali đau đớn tuyệt vọng nhìn trân trân vào cái xác chết bị vằm nát của người anh, và không chờ đối phương vung kiếm đã dùng kiếm đâm thẳng vào ngực mình.

– Đồ gấu chó! Đồ gấu chó! – Khán đài ầm ỹ những tiếng la ó. Crasút cũng cảm thấy cụt hứng, ra lệnh kéo hai xác chết ra ngoài để “cuộc vui” tiếp tục.

Cuộc đấu vật theo tổ theo đội bắt đầu. Lúc đầu là những trận đấu tập thể mươi người, rồi vài chục người, cuối cùng là trận quyết đấu của 300 cặp đấu nô lệ. Trong khói đuốc và ánh sáng lúc mờ lúc tỏ, những tiếng thét, tiếng rên la thảm thiết, của đấu sĩ hòa trong tiếng hò hét của khán giả. Đấu trường nhuộm hồng trong máu đỏ.

Đấu vật là một thú tiêu khiển, một trò giải trí dã man và tàn bạo được bọn quí tộc chủ nô Rôma ưa thích nhất. Đấu sĩ là những người nô lệ bị bức hại nặng nề nhất, tình cảnh bi thảm nhất. Nhưng áp bức càng nặng, sự phản kháng càng quyết liệt. Từ thế kỷ II trước Công nguyên, khắp nơi ở Rôma đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa lớn của nô lệ. Trong số những người nô lệ bị bắt làm đấu sĩ đã có biết bao sự tích anh hùng làm xúc động lòng người, nổi tiếng nhất phải kể đến cuộc khởi nghĩa Spáctacút.

“Thà hiến thân cho tự do chứ tuyệt không chết vì thú vui của kẻ giầu. Đó là lời thề dũng cảm của Spactacút, lãnh tụ cuộc khởi nghĩa của nô lệ hơn 2000 năm về trước.

Mùa hè năm 73 trước công nguyên, tại trại huấn luyện đấu sĩ của thành Capu miền trung Rôma đã xảy ra một vụ bạo động. Những đấu sĩ nô lệ đã vác dao thái rau, xiên nướng thịt, gậy gộc vót nhọn, giết chết lính gác, xông ra khỏi trại huấn luyện được canh phòng nghiêm mật, tháo chạy lên núi lửa Vêduvơ phía nam thành phố. Người tổ chức cuộc bạo động này là Spáctacut, người anh hùng 1ừng danh trong lịch sử Rôma cổ đại.

Spáctacút vốn người Tơrat đã từng chiến đấu chống quân Rôma, bị bắt bán làm nô lệ. Tại trại huấn luyện đấu sĩ, Spáctacút mấy lần tìm cách chạy trốn nhưng đều không thành. Thế là ông lợi dụng mọi cơ hội để bắt mối, vận động những đấu sĩ nô lệ. Đúng vào lúc ông tập hợp được hơn 200 đấu sĩ nô lệ chuẩn bị làm bạo động thì một tên phản bội đã đi tố giác. Spáctacút quyết định hành động sớm, kết quả có 78 người thoát khỏi được miệng hùm.

Sau khi Spáctacút cùng với 78 người trốn thoát lên được tới núi lửa Vêduvơ, nhận thấy nơi đây thế núi hiểm yếu, trừ một con đường nhỏ gập ghềnh có thể thông lên đỉnh núi, bốn bề toàn là vách núi dựng đứng, bèn quyết định chọn làm căn cứ. Từ Vêđuvơ, nghĩa quân thường xuyên tổ chức các cuộc tập kích vào các trang trại của chủ nô chung quanh. Gặp lúc Italia liên tiếp mất mùa đói kém, nô lệ lũ lượt kéo đến xin qui thuận, thậm chí có cả một bộ phận nông dân phá sản. Chẳng bao lâu, nghĩa quân lên tới một vạn người.

Viện Nguyên lão Rôma lúc đầu chẳng xem trọng gì lắm việc có vài ba chục nô lệ bỏ trốn. Sau thấy thế lực của họ ngày càng lớn, bèn cử quan Chấp chính Crôđi dẫn 3000 quân tới đàn áp. Crôđi cho quân phong tỏa chặn con đường núi độc nhất, âm mưu vây hãm nghĩa quân. Trước tình thế nguy khốn, Spáctacút bình tĩnh nói với các chiến binh, “Thà chết trận, không cam chịu chết đói! Lương thực hết, họ đã sống bằng rau rừng.

Một hôm, Spáctacút nhìn thấy các chiến binh dùng cây mây bện thành lá chắn, chợt nghĩ liệu có thể dùng mây làm thang dây xuống núi không? Ông hỏi ý kiến các chiến binh, ai cũng tán thành, thế là họ xúm vào bện thang dây. Đêm hôm đó, sương núi dầy đặc, gió núi gào thét. Quân sĩ Rôma đã ngủ say sưa, Spáctacút dẫn đầu nghĩa quân, bằng nghị lực và dũng khí phi thường, từ trên vách đá cheo leo lặng lẽ theo thang dây bò xuống núi rồi nhanh chóng vu hồi đánh vào sau lưng quân địch.

– Xông lên!

Spáctacút vừa hạ lệnh, nghĩa quân đã dũng mãnh lao vào trại địch: Bị đánh bất ngờ, quân Rôma bỏ cả mũ áo, tháo chạy tán loạn: Crôđi hốt hoảng nhảy lên một con ngựa chưa kịp đóng yên cương lủi mất.

Trận đầu đánh thắng, tinh thần nghĩa quân rất phấn chấn. Spáctacút cùng với các tướng lĩnh nghĩa quân bàn bạc, thấy trong tình hình địch mạnh ta yếu, muốn xây dựng chính quyền ngay giữa trái tim của đế quốc Rôma này là điều rất khó khăn. Thế là họ bắt đầu tiến quân lên miền Bắc Italia, dự định vượt qua dãy núi Anpơ, rời khỏi Italia.

Nghĩa quân hành quân tới một sườn núi. Spáctacút nhìn lại phía sau đã thấy binh mã đông nghìn nghịt đang đuổi theo họ. Thì ra sau khi Crôđi đại bại, Viện Nguyên lão Rôma đã cử tướng Varône đem theo 12000 quân đuổi đánh nghĩa quân.

Giữa lưng chừng núi, quân hai bên giao chiến suốt một ngày trời. Nghĩa quân tuy tiêu diệt được hàng ngàn lính địch, nhưng đã quá mệt mỏi, lại đang bị bao vây chặt trên một ngọn núi, tình hình hết sức nguy ngập. Còn Varônne thì đang hí hửng, chuẩn bị báo tin thắng lợi cho Viện Nguyên lão. Trong tình thế ấy, nghĩa quân lại nghĩ ra được một diệu kế để thoát hiểm. Đêm hôm đó họ mang những xác lính địch chết bị quẳng lại buộc từng xác vào cọc gỗ, cạnh đó đốt những đống lửa nhỏ, xa trông giống hệt như những lính đang đứng gác; đồng thời cho một số người thỉnh thoảng lại thổi kèn hiệu, làm như nghĩa quân vẫn bị bao vây trên núi. Mọi việc được bố trí rất chu đáo chặt chẽ, hành động cũng rất nhẹ nhàng, tất cả diễn ra trong im lặng đến nỗi quân địch không hề phát giác nghĩa quân đã rút lui. Cứ như thế, nghĩa quân đã lặng lẽ men theo đường núi vượt khỏi vòng vây ngay trước mũi quân địch. Trời sáng Varônne mới biết mình trúng kế, vội vã mang quân đuổi theo, bị nghĩa quân phục kích đánh cho tơi bời, cả đội vệ binh và ngựa của ông ta cùng bị bắt sống.

Năm 72 trước Công nguyên, quân Spáctacút đã đánh tan các cuộc bao vây truy đuổi của quân Rôma, tiếp tục tiến lên phía bắc. Chẳng bao lâu, dãy núi Anpơ đã xuất hiện trong tầm mắt. Lúc này nghĩa quân đã lên tới 12 vạn người. Do nội bộ nghĩa quân ý kiến không thống nhất, có thủ lĩnh đòi thay đổi lại kế hoạch vượt núi tiến lên phía bắc trước đây, muốn nhanh chóng đem quân xuống phía nam đánh chiếm kinh thành Rôma, nên đã dẫn đến sự chia rẽ trong hàng ngũ nghĩa quân. Cánh quân theo chủ trương trên sau đó đã bị quân Rôma đánh tan. Những nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Spáctacút tiếp tục bắc tiến. Nhưng vượt qua được dãy núi Anpơ đâu phải chuyện dễ dàng. Đỉnh núi Anpơ quanh năm tuyết phủ, khí hậu khắc nghiệt; người ngựa vượt qua được núi hết sức khó khăn, thêm vào đó cũng khó tìm được nhiều người ủng hộ trong số nông dân giầu có ở miền bắc, do đó Spáctacút quyết định thay đổi kế hoạch: đưa quân xuống phía nam.

Viện Nguyên lão Rôma rất bối rối khi nghe tin quân Spactacút đánh xuống phía nam. Chẳng ai muốn đứng ra nhận chức quan Chấp chính năm đó. Đùn đi đẩy lại, cuối cùng chức vụ này được giao cho đại chủ nô Crasút. Viện Nguyên lão bổ nhiệm Crasút làm Thống soái quân đội đã đàn áp nghĩa quân, phong danh hiệu Độc tài cho ông, giao cho ông 6 quân đoàn (khoảng 36.000 người). Để cứu vãn tình hình, để lấy lại tinh thần chiến đấu cho binh lính, Crasút tuyên bố khôi phục lại “luật thuế 1/10” tàn khốc. Ông ta cho bắt 500 lính đã bỏ trốn khi lâm trận ra trị tội trước công chúng: 10 người một nhóm, tất cả 50 nhóm, mỗi nhóm bốc thăm xử tử một người, ai bốc phải thăm tử hình, người đó sẽ bị mang ra đập chết tươi trước đông đảo quân sĩ.

Crasút sau khi chỉnh đốn quân đội bắt đầu tổ chức tấn công nghĩa quân. Nghĩa quân chiến đấu với quân Crasút suốt hơn một năm trời, tuy nhiều lần giành được thắng lợi, song do lực lượng hai bên quá chênh lệch và nội bộ chia rẽ, cuối cùng đã bị quân địch vây khốn ở Apuli miền nam Italia.

Trong một ngày đầu thu năm 71 trước Công nguyên, Spáctacút đã có trận quyết chiến sinh tử với quân Crasút. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, đến hoàng hôn đã có hơn 6 vạn nô lệ khởi nghĩa anh dũng hy sinh. Spáctacút cùng hơn vạn nghĩa binh cũng bị bao vây.

Cuộc chiến diễn ra mỗi lúc một khốc liệt. Thêm bao nhiêu nghĩa sĩ bị trọng thương nhưng họ vẫn không rời vũ khí, vẫn la hét xông lên phá vây hết đợt này đến đợt khác.

Lúc này, quân Rôma đội hình dày đặc, vừa thít chặt vòng vây, vừa bắn như mưa đạn đá và tên nỏ vào nghĩa quân. Spáctacút cưỡi trên con tuấn mã màu đen, tay cầm trường mâu, tả xung hữu đột, đâm chết vô số quân Rôma. Ông đang đi tìm Crasút, muốn tự tay giết chết tên đao phủ này thì bị một lính địch từ phía sau đâm lén một nhát. Spáctacút bị đâm trúng vào đùi, ngã xuống ngựa, các chiến binh sĩ xô tới cứu ông.

– Mau lên ngựa phá vây!

Một chiến binh dắt tới một con ngựa, tha thiết van xin Spáctacút hãy vì sự nghiệp của những người nô lệ, mau lên ngựa thoát thân. Spáctacút nhìn các bạn chiến đấu đã cùng ông đánh đông dẹp bắc, sống chết có nhau, lòng cảm khái muôn phần. Bỗng ông dơ cao thanh đoản kiếm Hy Lạp, miệng hét to:

– Trận này đánh thắng, ta sẽ lấy chiến mã của địch mà dùng; nếu đánh thua, ta cần con ngựa này làm gì!

Nói đoạn, ông vung kiếm đâm chết con ngựa.

Crasút lại xua quân mở đợt tấn công mới. Quân địch ùn ùn xông tới như một đám mây đen. Spáctacút tiếp tục tả xung hữu đột, nhưng vết thương trên đùi khiến ông không đứng vững được nữa, ông bèn quì một chân xuống, một tay cầm lá chắn, một tay cầm đoản kiếm, tiếp tục chiến đấu với quân địch cho đến khi trên mình bị đâm tới vài chục chỗ, không còn gượng được nữa, ông mới chịu ngã xuống anh dũng hy sinh.

Cuộc khởi nghĩa của nô lệ do Spáctacút lãnh đạo cuối cùng đã thất bại. Để trả thù một cách dã man quần chúng nô lê khởi nghĩa và đề cao thắng lợi của mình, Crasút mang 6000 chiến binh Spáctacút bị chúng bắt được đem đóng đinh trên những giá chữ thập suốt dọc đường từ Capu đến thành Rôma. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa Spáctcút đã làm rung chuyển bán đảo Italia, giáng một đòn mạnh mẽ vào nền thống trị chủ nô Rôma. Mác đánh giá cao về tinh thần đấu tranh bất khuất, tài năng tổ chức tuyệt vời và phẩm chất cao thượng của người anh hùng Spáctacút, coi ông là một nhân vật vẻ vang nhất trong lịch sử thế giới cổ đại, còn Lênin thì coi Spáctacút là người anh hùng kiệt xuất nhất của một cuộc khởi nghĩa nô lệ lớn nhất trước đây 2000 năm.

Đại dương mênh mông bao la. Trên mặt biển yên tĩnh, hai chiếc thuyền ba lớp chèo từ từ tiến gần tới gần chiếc thuyền nhỏ hơn chỉ có hai lớp chèo.

– Dừng chèo! Dừng chèo! Nếu không ta giết hết bọn bay? Có tiếng người quát.

Chiếc thuyền nhỏ dừng chèo để cho hai chiếc thuyền kia áp sát vào mạn. Hơn một chục tên tay đao tay kiếm nhảy ào sang. Rõ ràng chúng là bọn cướp biển.

Bọn cướp biển lục lọi khắp thuyền, lấy đi tất cả mọi thứ đáng giá, sau đó bắt tất cả những người trên thuyền. Trong số này có một chàng thanh niên ăn mặc sang trọng, cử chỉ lịch thiệp nhưng có vẻ kiêu căng, đã khiến tên cầm đầu chú ý.

– Ồ, xem ra mày không phải một tên khố rách! – Tên tướng cướp huơ huơ thanh đoản kiếm – Nói đi! Mày định nộp bao nhiêu tiền để đổi lấy tự do?

Chàng thanh niên mắt lơ đãng ngắm nhìn biển cả, không trả lời. Tên tướng cướp dí mũi kiếm vào ngực chàng thanh niên như để đe dọa, sau đó hắn nêu ra một khoản tiền chuộc kếch sù.

– Con số đó chẳng phải quá ít à? Giọng chàng thanh niên thản nhiên ít nhất các người cũng có thể kiếm được một khoản tiền gấp đôi vì đã bắt được ta! Thôi được, ta ở lại đây làm con tin, cho những người kia đi lo liệu khoản tiền đó.

Và thế là chàng thanh niên ở lại với bọn cướp biển. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo như vậy, anh chẳng tỏ vẻ gì lo lắng cả, hàng ngày anh mang thơ của mình ra đọc, thậm chí còn yêu cầu bọn cướp biển phải giữ yên lặng mỗi khi anh nói chuyện hoặc ngủ. Có một lần chàng thanh niên dám nói thẳng với tên tướng cướp:

– Ta dám cam đoan với ngươi, khi ta được tự do ta sẽ bắt ngay các ngươi và sẽ đem chém hết không một chút do dự.

Tên tướng cướp cười ngất, cho rằng cái anh chàng này điên mất rồi.

40 ngày trôi qua. Cuối cùng thì bọn cướp biển cũng nhận được đủ món tiền chuộc và thả chàng thanh niên như đã hứa. Được tự do, chàng thanh niên bắt tay ngay vào việc trang bị mấy chiếc thuyền đi bắt bọn cướp biển. Quả nhiên chỉ ít ngày sau, họ đã đuổi kịp thuyền của bọn cướp, đoạt lại số tiền chuộc, và như anh ta đã cam đoan, đem giết hết bọn chúng. Chàng thanh niên đó chính là Xêda, một Thống soái lừng danh, một chính khách nổi tiếng thời mạt kỳ Cộng hòa Rôma cổ đại.

Xêda xuất thân trong một gia đình quí tộc truyền thống thời trẻ đã khát vọng giành được quyền lực tối cao. Một lần, Xêda cùng với mấy người bạn đi chơi, khi ngang qua một thôn nhỏ nghèo nàn một anh bạn đùa:

– Chẳng lẽ ở cái xó xỉnh này lại vẫn có người muốn tranh ngôi đầu vị?

Nghe nói vậy, Xêda giọng nghiêm túc:

– Mình thà được làm anh cả ở đây, chứ không muốn làm anh hai ở Rôma?

Nhưng bước đường chính trị của Xêda lúc bắt đầu đã không suôn sẻ. Người cai trị Rôma thời bấy giờ là quan Độc tài Xila. Vợ của Xêda lại là con gái của Xila, một đối thủ chính trị của mình? Xila muốn Xêda phải lấy con gái mình, Xêda thì thà phải chạy khỏi Rôma chứ không chịu phục tùng mệnh lệnh của ,Xila. Mãi tới sau khi Xila chết, Xêda mới được bầu làm đại Tư tế, tiếp đó làm Tổng đốc thành Tây Ban Nha.

Năm 60 trước Công nguyên, Xêda bắt tay liên minh với Pômpêiút và crasút, những kẻ danh tiếng lẫy lừng vì đã đàn áp được cuộc khởi nghĩa Spáctacut. Đây là “chính quyền tay ba” đầu tiên trong lịch sử Rôma: Năm sau, Xêda được bầu làm quan Chấp chính. Năm sau nữa, nhờ sự ủng hộ của Pômpêiút, Xêda giữ chức Tổng đốc tỉnh Gôlơ.

Xứ Gôlơ thời bấy giờ gồm hai vùng: Ngoại Gôlơ nằm phía bắc dãy núi Anpơ và Nội Gôlơ nằm ở phía nam. Ngoại Gôlơ tức khu vực các nước Pháp, Bỉ. . . ngày nay; còn Nội Gôlơ nay là miền bắc Italia. Phạm vi tỉnh Gôlơ do Xêda cai quản chỉ là vùng Nội Gôlơ. Để mở rộng phạm vi thế lực, cướp đoạt của cải và nô lệ, Xêda quyết định chinh phục toàn xứ Gôlơ.

Vùng Ngoại Gôlơ đất đai phì nhiêu, sản vật phong phú, nhưng các bộ tộc ở đây rất dũng mãnh thiện chiến, không dễ đối phó. Họ không cắt tóc không cạo râu, tóc nhuộm đỏ búi tó đằng sau, lúc đánh nhau đội trên đầu chiếc mũ sắt giống sừng thú vật nom thấy đã khiếp sợ. Trên hàng rào của nhiều gia đình người Gôlơ có treo những chiếc đầu của kẻ thù bị nắng gió làm cho khô quắt, dấu hiệu chứng tỏ lòng dũng cảm của chủ nhà, Người Gôlơ khi chết, tất cả những đồ dùng trước đây, bao gồm cả các đồ trang sức, súc vật và nô lệ đều phải mang đốt cùng với xác chủ nhân. Các báu vật đã cúng dâng cho thần thánh – đồ nữ trang bằng vàng bạc, các thứ vũ khí quí báu, đều mang ra để ngoài bãi trống, mặc dù không người trông nom nhưng cũng chẳng ai dám tự ý sờ đến.

Xêda đến Nội Gôlơ lập tức bành trướng thế lực sang Ngoại Gôlơ. Một mặt ông ta dùng vũ lực, một mặt xúi giục các bộ lạc Gôlơ tàn sát lẫn nhau. Không đầy 10 năm, Xêda đã chính phục được 300 bộ lạc, đánh chiếm hơn 800 thành phố, tiêu diệt và bắt làm tù binh 2 triệu người, biến toàn xứ Gôlơ thành một tỉnh của Rôma.

Thắng lợi của Xêda dẫn đến sự đố kỵ của Pômpêiút. Lúc này Crasút đã qua đời. Lợi dụng cương vị quan Chấp chính duy nhất, Pômpêiút ban hành luật pháp, không cho Xêda kéo dài nhiệm kỳ Tổng đốc xứ Gôlơ. Thế là liên minh Xêda – Pômpêiút tan vỡ.

Đầu năm 49 trước Công nguyên, Xêda đem quân về Italia, Pômpêiút trốn khỏi Rôma. Mùa hè nam sau, Xêda và Pômpêiút quyết chiến với nhau ở Hy Lạp. Xêda đã đánh bại Pômpêiút có binh lực mạnh gấp đôi ông ta. Pompêiút dùng thuyền chạy sang Ai Cập, nhưng vừa lên bờ thì bị giết chết.

Ba năng sau, Xêda thắng lợi trở về Italia. Thành Rôma tổ chức lễ mừng chiến thắng lớn chưa từng thấy. Đội ngũ điều hành khiêng hơn 2800 chiếc mũ vàng tiến vào thành phố, số mũ này nặng hơn 2 vạn pao vàng, Tiếp đó là cuộc biểu diễn chiến đấu với qui mô khổng lồ của bộ binh, ky binh và voi chiến: Trên quảng trường và đường phố Rôma bày la liệt hàng nghìn hàng vạn chiếc bàn để cho mọi công dân ăn uống thoả thích. Mỗi công dân đều được nhận một gói quà, mỗi binh sĩ đều được nhận một khoản tiền thưởng lớn. Trò mua vui man rợ diễn ra liên miên ở đại hí trường hình bầu dục với hàng nghìn cuộc đấu vật giữa các đấu sĩ nô lệ với nhau, giữa đấu sĩ nô lệ với thú dữ.

Đại hội nhân dân và Viện Nguyên lão tặng cho Xêda danh hiệu tột đỉnh vinh quang “Người cha của Tổ Quốc”, tuyên bố cho Xêda được làm “quan Độc tài” suốt đời, “quan Bảo dân” suốt đời và quan Chấp chính với nhiệm kỳ 10 năm; cho phép trên quảng trường và trong đền thờ được dựng tượng Xêda. Chân dung của Xêda được đúc trên tiền. Luật pháp quy định, Xêda được ngồi trên bảo tọa hình ngà voi đúc bằng vàng để giải quyết công việc. Những Trưởng quan hành chính cao nhất khi nhậm chức phải thề tuyệt đối trung thành với mọi mệnh lệnh của Xêda.

Số thành viên của Viện Nguyên lão mở rộng tới 900 người, đều là những người ủng hộ ông ta. Tất cả những việc đó xưa nay chưa từng có trong lịch sử Rôma, cũng có nghĩa là chế độ cộng hòa của Rôma đã bị phá hoại hoàn toàn. Xêda nắm được quyền lực là nhờ sự ủng hộ của tầng lớp bình dân. Nhưng khi có trong tay quyền lực tối cao, ông đã bỏ rơi tầng lớp bình dân: giảm bớt hàng loạt số công dân được phát chẩn bột mì, thủ tiêu tổ chức phường hội v.v. Ngoài ra, Xêda còn chuẩn bị tiến hành một cuộc viễn chinh mới qui mô lớn. Những việc làm đó đã đẩy nhanh quá trình diệt vong của ông ta.

Ngày 15 tháng 3 năm 44 trước Công nguyên, Xêda tới Viện Nguyên lão họp. Một người trung thành với ông ta viết vào mảnh giấy báo tin có kẻ định giết ông. Mảnh giấy được giao tận tay Xêda, nhưng ông không xem đã bước vào phòng họp ngồi yên ghế của mình. Một thích khách bước tới, giả dạng muốn cầu xin ông một việc gì đó, giật giật tấm áo bào của ông, cốt để ông thò cổ ra. Tiếp đó, tên thích khách khác dùng đoản kiếm đâm vào cổ Xêda. Xêda đã bị trúng 23 nhát kiếm, ngã vật xuống bên cạnh chân bức tượng Pômpêiút.

Chọn tập
Bình luận