NGUYÊN THỦ ỐCTAVIÚT
Sáng sớm một ngày thứ năm 43 trước công nguyên, thành Rôma đột nhiên bị giới nghiêm. Các cổng thành, phố xá, quảng trường, cửa sông, đỉnh núi đều nhan nhản binh sĩ tay cầm khi giới và quân kỳ; ở ngoại thành, tất cả những chỗ có thể qua lại hoặc ẩn nấp cũng đều có lính gác.
Trong nội thành, cáo thị dán la liệt: Ai giết được những người bị tuyên bố là “kẻ thù chung” có thể tính theo số thủ cấp chặt được mà lĩnh tiền thưởng; nếu nô lệ giết được “kẻ thù chung”, ngoài tiền thưởng ra, còn có thể được trả tự do. Ai che dấu “kẻ thù chung”, sẽ bị xử tử như họ.
Một ông già nghe đọc xong cáo thị, thở dài:
– Chà chà, lại sắp giết người rồi, giết người rồi! Đáng sợ quá! Đáng sợ quá!
Một bà già đứng bên cạnh lắc đầu:
– Thật lắm tai lắm họa? Nghe người ta nói, hai hôm vừa rồi trong thành xảy ra nhiều chuyện lạ: bò tự dưng nói tiếng người, trẻ con mới đẻ ra đã biết nói, chó sói xuất hiện ở quảng trường. Toàn những điềm gở! Không khéo thánh thần lại sắp xuống trị tội chúng ta!
– Cái ông Ốctaviút ký ở cáo thị là ai nhỉ? – Một người nhà quê hỏi.
Ốctaviút? – Ông già giọng ngạc nhiên – Cả đến ông Ốctaviút mà bác cũng không biết à? Ông ấy là cháu của Xêda! Xêda đã chia cho ông ta phần lớn của cải để lại, còn nhận ông ta làm con nuôi. Ông ấy năm nay mới 20 tuổi, nhưng đã làm quan Chấp chính rồi đấy!
Vừa lúc đó một viên đội trưởng săm săm đi ngang qua, một tay cầm gươm, một tay xách chiếc đầu lâu bê bết máu.
– Mau lên – Hắn dục binh lính phía sau – Đừng để cho “kẻ thù chung” chuồn mất! Chặt ngay đầu đi mà lĩnh thưởng.
Quả thế thật, những người bị liệt vào danh sách “kẻ thù chung” rất khó mà chạy thoát. Họ phần lớn đều là những đối thủ chính trị của phái Ốctaviút, là những quí tộc phái Nguyên lão đã đâm chết Xêda, một số nữa là những kẻ thù riêng của phái Ốctaviút. Chỗ nào cũng có binh lính tuần tra canh gác. Chỗ nào cũng có những kẻ muốn lĩnh thưởng truy lùng họ. Dù họ có nấp ở dưới giếng, dưới cống ngầm, trong ống khói, giữa đống gạch, hoặc phủ phục dưới chân những nô lệ của mình khóc lóc van xin tha mạng cũng vô ích. Một số “kẻ thù chung” không muốn bị lăng nhục đã tuyệt thực, treo cổ, nhảy xuống sông, tự thiêu hoặc liều chết chống trả. Cũng đã xảy ra những chuyện con tố giác bố, vợ bán đứng chồng, nô lệ chết cùng với chủ. . .
Trong cuộc thảm sát tàn khốc này, những người bị chặt đầu và tịch thu tài sản có 300 vị Nguyên lão và hơn 2000 kỵ sĩ!
Cùng với Ốctaviút ký lệnh trong Cáo thị còn có một quan Chấp chính tên là Antôniút. Năm 42 trước Công nguyên, Antôniút làm Tổng đốc các tỉnh phía đông Rôma rồi sang Ai Cập. Nhưng sau đó, người ta được biết những tin sửng sốt từ Ai Cập truyền về:
– Tổng đốc Antôniút mê Nữ hoàng Ai Cập và sắp lấy bà ta làm vợ?
– Nghe nói Tổng đốc phong bà ta là “Hoàng hậu của tất cả các bà Hoàng hậu”, thậm chí tuyên bố mình nhất nhất nghe theo lời “bà chúa sông Nin”?
– Chuyện đó chưa là cái gì. Tổng đốc đã tuyên bố, sẽ tặng cho con trai yêu nữ này nhiều tỉnh phía đông của Rôma chúng ta!
Tất cả những lời đồn đại đó đã khiến bọn quí tộc danh giá của Rôma nổi giận. Họ quyết định ủng hộ Ốctaviút, chống lại Antôniút. Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân tuyên bố tước bỏ quyền lực của Antôniút, đồng thời quyết định đem quân thảo phạt Antôniút và nữ hoàng Ai Cập. Đạo quân này đặt dưới quyền chỉ huy của Ốctaviút.
Tháng 9 năm 31 trước Công nguyên, hạm đội của Ốctaviút giao chiến với hạm đội của Antôniút và Nữ hoàng Ai Cập trên vùng biển phía Tây bắc Hy Lạp. Số lượng thuyền chiến của hai bên không chênh nhau nhiều lắm. Đang lúc chưa phân thắng bại thì 60 thuyền chiến của Ai Cập đột nhiên nhận được lệnh của Nữ hoàng: lập tức quay về Ai Cập. Tiếp đó, Antôniút cũng chỉ huy chiến thuyền của mình rút chạy về hướng Ai Cập. Nhiều chiếc còn lại vì mất người chỉ huy đã phải đầu hàng.
Mùa hạ năm sau, Ốctaviút tiến quân vào kinh đô Ai Cập. Tàn quân của Antôniút theo nhau đầu hàng. Trong cơn tuyệt vọng, Antôniút đã dùng kiếm tự sát; còn trong nội cung, Nữ hoàng Ai Cập cũng cho rắn độc cắn chết.
Khi Ốctaviút về đến Rôma, ông ta đã trở thành nhân vật vĩ đại giống như Xêda. Ốctaviút quyết định ban tặng hòa bình cho người Rôma, kêu gọi các công dân ngày hôm sau hãy tới thần miếu Ianút.
Bình minh hôm sau, người Rôma từ khắp nơi đổ về thần miếu. Và khi mặt trời vừa mọc cũng là lúc Ốctaviút có mặt ở miếu thần.
Ốctaviút đứng trên một gò đất, vẫy hai tay ra hiệu cho những người đang cuồng nhiệt hoan hô ông bình tĩnh trở lại, rồi cất to giọng nói:
– Hỡi các công dân! Chúng ta ai cũng biết trong thần miếu Ianut đang thờ thần Mác, vị thần Chiến tranh của chúng ta. Mỗi khi có chiến tranh, chúng ta lại mở cửa miếu thần để thần Mác vĩ đại phù hộ cho chúng ta chiến thắng. Suốt 200 năm nay, cửa lớn của miếu thần luôn luôn mở. Đến nay, chiến tranh đã chấm dứt, hòa bình đã trở lại. Do đó ta ra lệnh, từ nay sẽ đóng cửa thần miếu, để người Rôma chúng ta mãi mãi được sống trong hòa bình!
Ốctaviút vừa dứt lời, tiếng hoan hô đã dậy đất. Sau khi cử hành xong nghi thức tế lễ long trọng, hai tấm cánh cửa nặng nề của thần miếu Ianut từ từ khép lại Ốctaviút muốn cho người Rôma “mãi mãi được sống trong hòa bình”, điều này đương nhiên không thể có, dẫu sao một Rôma hòa bình cũng đã kéo dài được 200 năm sau đó.
Viện Nguyên lão tặng cho Ốctaviút tất cả những vinh quang của Xêda. Ốctaviút trở thành quan Chấp chính, Đại Tư tế và quan Bảo dân, được nhận danh hiệu “Người cha của Tổ Quốc”. Năm 27 trước Công nguyên, ông lại được Viện Nguyên lão phong tặng danh hiệu “Ôgustut”. “Ôgustut” tiếng La tinh có nghĩa là “thần thánh”, là “đấng chí tôn”. Ốctaviút còn được nhận danh hiệu vẻ vang 1à “Nguyên thủ” và Nguyên soái, một mình nắm trọn đại quyền về hành chính, quân sự, tư pháp và tôn giáo của Rôma. Từ “Nguyên thủ”, từ đó được chính thức sử dụng ở các nước trên thế giới. Năm đó Ốctaviút mới 36 tuổi.
Ốctaviút cai trị Rôma được 43 năm. Đó là thời đại kinh tế thịnh vượng nhất của Rôma cổ đại, cũng là “thời đại hoàng kim” của văn hóa Rôma cổ đại. Nền chính trị “nguyên thủ” do Ốctaviút khai sáng trên thực tế là sự mở đầu đế chế Rôma. Tuy ông không xưng đế, nhưng trên thực tế ông là vị Hoàng đế đầu tiên của đế quốc Rôma. Nền độc tài khoác tấm áo Cộng hòa này kéo dài cho mãi tới nửa cuối thế kỷ III sau Công nguyên, khi Điôcơlêtianut lên nắm chính quyền, mới công khai trở thành chế độ quân chủ chuyên chế.
Hoàng hôn một chiều thu, chiếc xe ngựa bốn bánh chạy tới cổng một ngôi nhà sang trọng thì dừng lại. Chiếc xe ngựa vừa dừng bánh, mọi người trong nhà đều hốt hoảng cả lên, cùng lúc đó vẳng ra tiếng khóc nức nở của phụ nữ.
Chủ nhân của ngôi nhà sang trọng này là Ôviđiút một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của Rôma. Ông tuổi trạc ngũ tuần, vóc người cao lớn, mặc bộ trang phục kỵ sĩ chung quanh có mép viền nhỏ xanh xanh đỏ đỏ, đang đi đi lại lại trong thư phòng. Nghe thấy tiếng khóc của mấy người đàn bà, ông chợt dừng bước, ánh mắt lộ vẻ xót xa đến cùng cực. Ông hiểu rằng, giây phút mà ông mãi mãi phải xa rời cái gia đình êm ấm này đã đến.
Ôviđiút là nhà thơ Rôma được mọi người tôn kính. Giới thanh niên thấy tự hào vì đã thuộc thơ ông, các bậc đại thần danh giá thường mời ông đến chơi nhà, các nhân sĩ có tiếng tăm nhất ở Rôma đều đã qua thăm nhà ông. Ôviđiút và người vợ thân yêu của mình nhiều lần được “nguyên thủ” Ốctaviút vời vào cung…
Thế nhưng, tất cả bây giờ đều tan thành mây khói. Ốctaviút đột nhiên lại ra lệnh đầy ông tới bờ biển Hắc Hải, và mãi mãi không cho phép ông trở về Rôma. Lý do ông phải đi đầy, nghe nói vì tác phẩm của ông đi ngược lại ý đồ của Nguyên thủ muốn khôi phục lại những lề thói đạo đức xa xưa. Hôm nay, một ngày tháng 10 năm thứ 8 sau Công nguyên, là ngày cuối cùng ông được ở trong căn nhà của mình. Chiếc xe ngựa đỗ ở ngoài cổng lúc này đến để đưa ông rời khỏi Rôma.
Ôviđiút từ từ bước tới trước bàn viết. Trên bàn ngổn ngang những cuộn giấy, những tấm giấy da cừu và những tấm bảng gỗ bôi nến. Đó là những bản thảo của ông. Ông cầm lên mấy cuộn, mắt đăm đăm nhìn.
Tập truyện thơ gồm cả thảy 15 cuốn với 12.000 câu là tác phẩm ông hài lòng nhất. Ông đã dồn hết tâm huyết cho tác phẩm này. Tập thơ gồm 250 câu chuyện thần thoại của Hy Lạp và Rôma cổ đại, nội dung kể từ khi khai thiên lập địa đến thời Rôma ông đang sống. Ông lật từng trang từng trang bản thảo, trước mắt ông như hiện ra một thế giới thần thoại kỳ diệu…
Thuở sơ khai hỗn mang, sau cuộc biến thiên đầu tiên, một thế giới phồn vinh thịnh vượng đã xuất hiện. Hoa quả và lúa gạo mọc đầy trên những đất đai chưa được khai phá, sữa chảy đầy sông, những giọt mật ong vàng óng tiết ra từ trên các thân cây, mọi người sống yên ổn hạnh phúc, không biết chiến tranh là gì. Đó là “thời đại hoàng kim” của loài người.
Sau này, đứng đầu chúng thần là Giupite (vị thần tối cao trong thần thoại Rôma, tức thần Dớt chúa tể trong thần thoại Hy Lạp) trong trị thế giới đó Thần Giupite chia một năm thành 4 mùa, xuân hạ, thu, đông. Con người để tránh cái giá lạnh đã phải vào ở trong hang núi, để có miếng ăn đã phải lao động vất vả, Đó là “Thời đại bác”. Tiếp sau đó chiến tranh xuất hiện, loài người bước vào “thời đại đồng”. Nhưng đáng sợ nhất khi con người tiến vào “thời đại sắt”. Trước đây trái đất thuộc sở hữu con người, giống như không khí và ánh sáng; giờ đây nó bị chia thành rất nhiều khu vực. Con người chui vào lòng đất đào sắt và vàng. Để tranh cướp của cải, con người đã mất đi lòng thành thực và sự xấu hổ, thay vào đó là sự xảo trá và nham hiểm, cường bạo và cướp đoạt.
Ôviđiút thở dài, tiếp tục lần giở các trang bản thảo, một câu chuyện kỳ diệu khác lại hiện ra trước mắt ông:
Thần Mặt trời Hêliốt ngày nào cũng ngồi trên chiếc xe làm bằng vàng có bốn thần mã kéo tung tẩy khắp bầu trời, từ đông sang tây, sáng sớm ra đi đến đêm lại nghỉ, đem ánh sáng soi khắp thế gian và có thể quan sát mọi hoạt động dưới trần gian. Một lần, con trai của thần Hêliốt là Phaêthôn xin với cha cho điều khiển chiếc xe mặt trời trong một ngày. Thần Mặt Trời tuy trong lòng không muốn nhưng vẫn chiều theo ý con. Chiếc xe mặt Trời phóng đi, Phaêthôn không điều khiển được những con thần mã, dây cương trong tay vừa buông lỏng, cỗ xe đã rời đường chạy bay vút xuống sát mặt đất. Để cứu loài người, thần Giupite pháp lực vô biên liền dùng sấm sét đánh chết chàng. Ôviđiút có thể không nhìn vào giấy mà vẫn đọc thuộc những vần thơ kỳ diệu do ông sáng tác. Lúc này ông tạm thời lãng quên số phận nghiệt ngã đang chờ đợi ông. Ôviđiút cao giọng đọc những lời kết thúc tập thơ:
– Tôi đã hoàn thành tác phẩm của tôi. Đó là một cuốn sử thi mà sự giận dữ, lửa, đao, kiếm của Giupite cũng như mọi thời đại của sự hủy diệt đều không thể tiêu diệt được nó. Dân chúng của tất cả các thuộc địa dưới quyền thống trị của Rôma sẽ đọc nó ở khắp nơi! – Ngừng lại giây lát, ông như tự nói với mình, – nhưng bây giờ nó còn có ích gì nữa?.
Ôviđiút bước đến bên lò sưởi đã sắp tàn, định lần lượt quăng tất cả bản thảo của mình vào ngọn lửa.
Bà vợ của Ôviđiút thấy chồng sắp sửa đốt hết các bản thảo, vội chạy tới giằng lại, nhờ thế mà tập bản thảo đã không bị đốt. Ôviđiút nói với vợ rằng ông sắp sửa phải rời khỏi chốn này. Bà ôm chặt lấy chồng, nén nỗi đau thương nói:
– Chẳng lẽ chúng ta phải phân ly như thế này sao? Không! Chúng ta phải cùng sống với nhau như vợ chồng Orphêux.
– Hãy vĩnh biệt ta đi! Nhờ nàng nói lại với “nguyên thủ” Ốctaviút, bắt ta đi đày là không công bằng!
Không Em sẽ đi cùng với chàng! Hãy để cho em làm một nữ tù nhân bị đi đày, dù phải tới chân trời góc biển em cũng cam lòng? – Nói xong, người vợ ngất lịm trong vòng tay của chồng.
Ốctaviút lấy hết can đảm, đẩy vợ ra rồi lao ra cổng nhảy lên chiếc xe tứ mã.
Chiếc xe đưa Ốctaviút đến cửa sông Pô. Sau một chuyến hành trình trên biển đầy gian lao nguy hiểm, Ốctaviút đã tới thành Đômi, nơi ông bị đi đày.
Tại nơi xa xôi hẻo lánh này, Ốctaviút học tiếng địa phương, làm thơ bằng thứ ngôn ngữ đó. Trong 9 năm đi đày, ông đã viết được hai tập thơ: “Bi ca” và “Thư gửi từ Đômi” để bày tỏ nỗi niềm thương nhớ cố quốc. Năm 17 sau Công nguyên, Ốctaviút kết thúc số phận cay đắng của mình, ông đã chết bi thảm nơi biệt xứ.
Thật bất hạnh cho số phận của nhà thơ Ốctaviút, nhưng thơ của ông, nhất là tập “Biến hình ký” (Métamorphoses) thì mãi mãi bất hủ. Đời sau, rất nhiều nhà văn, họa sĩ, nhà điêu khắc ở châu Âu thường chọn đề tài trong bộ sử thi vĩ đại đó để sáng tạo ra những tác phẩm tuyệt vời.
Năm 54 sau Công nguyên, vào một ngày nọ, vị Hoàng đế già 78 tuổi của đế quốc Rôma đột ngột qua đời. Những người hiểu biết về nội tình cung đình đều xôn xao bàn tán, cho rằng vị Hoàng đế anh minh một thuở đã bị người vợ trẻ của ông ta là AgRifpina đầu độc chết.
AgRifpina vì sao hại giết chồng mình? AgRifpina vốn là cháu gái của vị Hoàng đế già, đã có chồng và sinh được một người con trai tên gọi Nêrô. Vị Hoàng đế già sau khi người vợ thứ ba chết đã lấy AgRifpina. AgRifpina là một người đàn bà nham hiểm, ham thích quyền lực. Sau khi được làm Hoàng hậu, bà ta xúi giục nhà vua phế bỏ thái tử, đưa con trai Nêrô của mình lên kế vị, sau thấy nhà vua tỏ ra hối hận về việc này đã quyết định hạ độc thủ.
Hoàng đế vừa tắt thở, AgRifpina bèn ra lệnh cho ngự y, kẻ hầu người hạ trong Hoàng cung không được loan tin này, rồi truyền gọi Brúc trưởng quan cấm vệ quân tới gặp.
– Bệnh của Hoàng thượng rất nặng, khanh có biết không?
– Dạ. . . – Brúc cảm thấy lạ, vì sức khỏe của Hoàng thượng vẫn rất tốt. Ông ta không rõ ý đồ của hoàng hậu, nhất thời không biết nên trả lời thế nào.
– Nếu Hoàng thượng có chuyện gì bất trắc, liệu nhà ngươi còn trung thành với hoàng thất nữa không? – Đôi mắt của AgRifpina nhìn chòng chọc vào Brúc, giọng truy vấn.
– Điều đó, đương nhiên – Brúc lúc này mới hiểu rõ ý tứ của Hoàng hậu, lập tức trả lời với giọng khẳng định. Nếu Hoàng thượng có mệnh hệ gì – cấm vệ quân tất nhiên vẫn trung thành với Hoàng hậu, ủng hộ việc lập thái tử Nêrô lên làm Hoàng đế, xin Hoàng hậu yên tâm.
Gương mặt AgRifpina lộ vẻ tươi tỉnh, giọng trở nên ôn hòa:
Nếu vậy, ta nghĩ thái tử quyết không quên ngươi. – Ngừng một lát, mặt bà ta đột nhiên rầu rĩ – Nhờ ngươi báo ngay cho Viện Nguyên lão biết – Hoàng đế đã băng hà!
Nhờ sự giúp đỡ của Brúc, Viện Nguyên lão đã trao vương miện cho Nêrô. Mới 17 tuổi, Nêrô lên ngôi Hoàng đế.
Ngay từ khi còn nhỏ, Nêrô đã được AgRifpina nhồi nhét cho tính cách tham lam quyền lực, tàn nhẫn hống hách, ích kỷ nham hiểm. Lên kế vị vua cha, Nêrô cảm thấy tác phong võ đoán của mẹ đã hạn chế hành động tự do của mình. Thế là hai mẹ con xảy ra xung đột.
Một hôm, AgRifpina trách hỏi Nêrô:
– Nghe nói con không thích vợ của mình, lại tằng tịu với một con nô tỳ, có chuyện đó không? Ta cảnh cáo con, Hoàng hậu là do ta kén chọn cho con, ta không cho phép con đối xử tệ bạc với hoàng hậu.
Thì ra, để khống chế Nêrô, AgRifpina đã bắt ép Nêrô phải lấy con gái của người vợ trước của vua cha, nhưng Nêrô không thích nàng công chúa này. Người thầy dạy của Nêrô và Brúc không hài lòng với thói ngang ngược của AgRifpina đã thừa cơ dâng cho Nêrô một nô tỳ xinh đẹp. Chuyện này đã khiến AgRifpina vô cùng tức giận.
– Con thích ai thì lấy người ấy – Nêrô bất chấp cả sự đe dọa của Hoàng thái hậu – Con không còn là một đứa trẻ con nữa, mà là một Hoàng đế, con có thể quyết định mọi việc.
Ngươi dám đối xử với mẹ của ngươi như vậy sao? – AgRifpina giận dữ – Nếu ngươi còn tiếp tục làm trái ý ta, đứng về phía thầy giáo và Brúc của ngươi, thì ta sẽ tới chỗ anh của ngươi.
Câu nói cuối cùng đã khiến Nêrô cảnh giác. Người anh mà AgRifpina nhắc tới chính là vị thái tử mà bà ta đã xúi bẩy ông vua già phế truất. Nêrô sợ bà Hoàng thái hậu này sẽ giúp người anh của mình giành lại ngôi báu, bèn sai người bí mật giết chết ông ta. Từ đó, quan hệ giữa hai mẹ con ngày càng xấu đi.
Năm Nêrô 19 tuổi lại yêu một quí phu nhân Rôma, tiếp đó muốn ly hôn với người vợ cũ. AgRifpina tìm mọi cách phản đối nên Nêrô ngay càng cảm thấy căm ghét bà ta. Cuối cùng, Nêrô quyết tâm hạ độc thủ người mẹ đã đẻ ra mình: nhân khi AgRifpina ngồi thuyền sang sông, Nêrô cho người lật thuyền để bà ta chết đuối; sau khi bà được người cứu sống, Nêrô quyết định cử một toán quân đi giết kỳ được AgRifpina!
Sau chuyện này, Nêrô ly hôn với vợ và đầy nàng ra một hòn đảo, ít lâu sau lại cho người ra giết. Để kết hôn được với quí phu nhân kia, Nêrô buộc bà ta phải ly hôn với chồng. Có điều, số phận của người đàn bà này cũng chẳng được bao lâu, khi bà ta mang thai đã bị Nêrô hung bạo đánh chết. Thậm chí cả Người thầy của mình, Nêrô cũng không tha. Mặc dù người thầy dạy đã phải bỏ ông mà đi, Nêrô vẫn buộc ông ta phải tự vẫn. Từ đó, Nêrô bất chấp mọi lễ tiết, ngày đêm đắm mình trong đàn ca, phung phí và phóng đãng.
Năm thứ 7 sau khi Nêrô lên ngôi, Thành Rôma bị một trận hỏa hoạn lớn. Ngọn lửa rừng rực cháy suốt 6 ngày đêm, 14 khu trong kinh thành chỉ còn lại 4 khu. Bao nhiêu con người không may đã gặp nạn, số đông hơn phải lưu lạc không nơi nương náu. Người ta đồn rằng đó là vì Hoang đế muốn xây dựng một thành Rôma mới, muốn được ngắm nhìn ngọn lửa hung dữ, nên đã hạ lệnh phóng hỏa. Sau trận hỏa hoạn, Nêrô thừa cơ giết hết những người bị hiềm nghi, sát hại hàng loạt những tín Đồ Cơ đốc xuất thân từ tầng lớp dưới trong xã hội.
Trận hỏa hoạn đốt cháy thành Rôma và những vụ tàn sát dã man của Nêrô khiến dân chúng ngày càng bất mãn với nền thống trị của Nêrô. Trong khi đó Nêrô vẫn tiếp tục sống trong xa xỉ, phóng đãng, ông ta cho xây dựng hoàng cung nguy nga tráng lệ, điên cuồng truy hoan trong âm nhạc và hí kịch, công khai lên sân khấu sắm vai ca sĩ, thi nhân, nhạc công, thậm chí sang cả Hy Lạp thi tài với các diễn viên và nhạc sĩ. Thời đó, diễn kịch người ta yêu cầu phải đưa lên sân khấu những cảnh chém giết, tử hình đúng như thật. Người sắm những vai “tử tù” là những nô lệ. Nêrô còn bày đặt ra bao nhiêu thứ lễ lạt mới, tiêu phí không, biết bao nhiêu tiền của, khiến quốc khố trống rỗng, thuế má càng thêm nặng nề. Và thế là, số người chống lại Nêrô ngày càng nhiều hơn.
Năm 68, viên Tổng đốc tỉnh Tây Ban Nha và Gôlơ thuộc đế quốc Rôma đứng lên kêu gọi chống lại nền thống trị tàn bạo của Nêrô, dấy binh làm bạo động. Sau đó, cả cấm vệ quân cũng phản bội lại Nêrô. Viện Nguyên lão Rôma nhân cơ hội này phế bỏ vương vị của Nêrô, tuyên bố Nêrô phi pháp. Bạo chúa Nêrô bị người đời phỉ nhổ hoảng hốt tháo chạy khỏi Rôma. Ít lâu sau, ông ta đã tự sát trong một ngôi biệt thự ở ngoại ô. Nghe nói, trước khi chết ông ta vẫn còn rên rỉ: “Một nhà nghệ thuật vĩ đại sắp sửa qua đời!”.
2001 năm về trước, trong những người Do Thái sống ở bờ biển phía đông Địa Trung Hải lưu truyền một câu chuyện ly kỳ:
Trong thành Jêrusalem có một thiếu nữ tên là Maria. Maria đã đính hôn, nhưng chưa làm lễ cưới thì đã có thai. Chồng chưa cưới của Maria là Giôsép rất muốn xóa bỏ hôn ước. Một đêm, Giôsép nằm mộng thấy vị thiên sứ hiện về nói với anh ta rằng:
– Cái thai mà Maria mang trong bụng là của thánh linh, con trai của Thượng đế, tên gọi là Giêsu, người sẽ cứu mọi người ra khỏi vòng tội lỗi”.
Giôsép tuân theo lời phán bảo của Thiên sứ, cưới Maria về, quả nhiên ít lâu sau nàng sinh được một đứa con trai, bèn đặt tên là Giêsu.
Hôm Giêsu ra đời, một ngôi sao sáng chói từ trên trời rớt xuống thành Jêrusalem. Mấy nhà thông thái phương Đông nhìn thấy, bất giác kêu lên: “Chúa Cứu thế đã giáng sinh xuống nhân gian rồi”.
Người Do Thái vốn từ lâu đã có tôn giáo của mình, đó là đạo Do Thái. Họ tôn thờ Thượng đế Giêhôva, tin rằng thế giới là do Thượng đế đã sáng tạo ra trong 7 ngày: ngày thứ nhất sáng tạo ra trời và đất, ngày và đêm; ngày thứ hai sáng tạo ra không khí và nước; ngày thứ ba sáng tạo ra cây cối, rau cỏ và hoa quả; ngàythứ tư sáng tạo ra mặt trời, mặt trăng và các vì sao; ngày thứ năm sáng tạo ra chim cá, muông thú và các loài động vật; ngày thứ sáu, Thượng đế theo hình hài của mình sáng tạo ra con người; ngày thứ bảy Thượng đế nghỉ. Thượng đế nhìn thấy loài người đau khổ quá nhiều, sẵn sàng phái con trai của mình là chúa Cứu thế Kitô xuống nhân gian cứu khổ cứu nạn cho mọi người.
Các nhà thông thái nô nức kéo nhau vào thành chúc mừng Maria. Không ngờ, câu chuyện bị viên quan cai trị thành Jêrusalem biết được: Ông ta cho rằng chuyện này cố ý làm mê hoặc nhân tâm, và để diệt tận gốc lời đồn đại đó, ông ta đã hạ lệnh giết hết các trẻ em dưới 2 tuổi trong toàn thành. Biết được tin, Giôsép và Maria đang đêm đã ôm con trốn sang Ai Cập.
Sau khi lớn lên, Giêsu đã đi khắp các vùng Trung Đông. Một hôm, đi tới bờ sông Gióocđan, gặp một tu sĩ tên là Giôn. Ông này vừa đọc kinh, vừa dìm Giêsu xuống dòng sông, làm lễ tắm rửa. Nghe nói, được ban phép tắm rửa tức là đã nhận được thánh linh của Thượng đế.
Giêsu sau khi làm lễ tắm rửa còn phải trải qua nhiều thử thách khác, chẳng hạn không được ăn được uống trong 40 ngày liền v.v… Cuối cùng, trên đầu Giêsu xuất hiện một vòng hào quang khổng lồ. Từ trong bóng đêm, dân chúng vẫn nhìn thấy rất rõ Giêsu. Từ đó, Giêsu tự xưng là con trai của Thượng đế, đi truyền giáo khắp nơi, thu nhận rất nhiều tín đồ. Số người đi theo Giêsu càng ngày càng đông. Giêsu lên núi cao giảng giải cho mọi người:
– Các người nghe đây, phàm là người khiêm tốn đều sẽ được hạnh phúc, Thiên đường sẽ thuộc về họ; phàm là người hòa thuận đều sẽ được hành phúc, họ sẽ được coi là con của Thượng đế, những người bị kẻ khác lăng mạ, lừa dối cũng sẽ được hạnh phúc, sau khi chết họ sẽ được ban thưởng trên Thiên đường; phàm những người ghen ghét căm thù kẻ khác, nhất định sẽ bị Thượng đế trừng phạt. Ngừng lại giây lát, Giêsu nói tiếp: “Phải có lòng yêu thương kẻ thù của mình, chớ nên đối đầu với kẻ ác. Có người nào vả vào má bên phải của anh, anh hãy đưa má bên trái cho họ đánh; có người nào lột mất áo ngoài của anh, anh hãy cho họ nốt áo trong. . .”
Giêsu xuống núi, gặp một người bị bệnh hủi, ngài lấy tay xoa cho con bệnh, bệnh hủi lập tức biến mất. Giêsu bước vào nhà tông đồ Pitơ, thấy mẹ vợ của Pitơ đang sốt nằm trên giường, ngài lấy tay vuốt nhẹ, cơn sốt lập tức tiêu tan.
Giêsu dẫn các tông đồ đi biển, bỗng nhiên sóng to gió lớn ập tới, nước biển ùa vào trong thuyền. Trông chừng chiếc thuyền sắp sửa đắm, các tông đồ sợ hết cả hồn. Giêsu an ủi họ: “Đừng sợ!” Nói đoạn đứng dậy nguyền rủa sóng to gió lớn một trận, mặt biển lập tức trở lại bình yên như cũ.
Một hôm, mấy nghìn con người đi theo Giêsu đã hết mọi thứ để ăn. Giêsu bèn cầm lấy mấy chiếc bánh cuối cùng, bẻ ra làm đôi, một cái biến thành hai, cứ như thế đem phân phát cho mọi người ăn. Kết quả là mấy nghìn con người đều được ăn no nê, bánh vụn thừa lại đủ nhét đầy cả mấy chiếc làn.
Về sau, Giêsu đem theo 12 tông đồ về đến Jêrusalem, đi chữa bệnh cho mọi người. (Nghe nói dù mắc chứng bệnh gì, Giêsu cứ sờ tay vào là khỏi. Ngay cả những người câm, Giêsu cũng làm cho họ nói được. Giêsu còn thường xuyên giảng đạo cho mọi người, khuyên mọi người nên làm những việc tốt.
– Không nên tham của cải tiền bạc? Những người giầu có sau khi cho không được lên Thiên đường, họ muốn lên Thiên đường còn khó hơn cả lạc đà muốn chui qua lỗ kim khâu!
Khi đi truyền giáo, Giêsu luôn luôn khuyên mọi người phải tin vào Thượng đế. Một hôm, Giêsu chỉ vào một cây sung nói:
– Từ nay về sau, ngươi vĩnh viễn không có quả nữa!
Cây sung đó lập tức héo quắt lại. Mọi người nhìn thấy rất ngạc nhiên. Giêsu bèn dạy rằng:
– Chỉ cần các người thành tâm tin vào Thượng đế, các người sẽ có sức mạnh chuyển cả một quả núi xuống biển cả!
Số người tin vào Giêsu ngày càng đông đã khiến bọn quan lại địa phương căm ghét ông. Họ tìm mọi cách giết chết Giêsu. Khi đó, trong số 12 môn đồ của Giêsu có một người tên gọi Giuđa. Hắn tới nhà trưởng quan và hỏi:
– Tôi nộp Giêsu cho các ông, các ông cho tôi bao nhiêu tiền?
Viên trưởng quan bèn đưa cho Giuđa 30 đồng bạc trắng.
Tối hôm đó, Giêsu cùng ăn cơm với 12 tông đồ. Giêsu nói:
Có kẻ đã mang bán ta.
Các tông Đồ đều kinh hoàng. Vốn đã có ý đồ đen tối, Giuđa cố tình hỏi:
Phải chăng ngài định nói tôi?
Giêsu gật đầu:
– Người nói đúng.
Giuda lo lắng cúi gục đầu, không nói một lời.
Hôm sau, Giêsu đang đi cùng với 12 tông đồ thì gặp viên Trưởng quan cùng đồng bọn tay dao tay gậy đi tới. Giuda đưa mắt cho trưởng quan làm ám hiệu rồi ôm chặt lấy Giêsu hôn lên miệng như để chúc mừng. Bọn ác ôn ùa tới bắt Giêsu. Một tông đồ rút kiến ra chống cự, một nhát kiếm đã chặt đứt tai của một tên.
Thấy vậy Giêsu vội vàng ngăn lại:
– Chớ động đến kiếm! Phàm kẻ nào động đến kiếm, sau này nhất định sẽ chết dưới lưỡi kiếm.
Vị tông đồ đó đành thu kiếm về. Kết cục Giêsu đã bị bắt mang đi.
Sau khi bị bắt, Giêsu đã chịu đủ mọi sự đánh chửi và lăng nhục. Cuối cùng, ông bị viên Tổng đốc địa phương kết án tử hình. Giêsu bị đóng đinh trên cây thập tự. Trong buổi hành hình hôm đó, còn có cả 2 tên cướp nữa.
Ba ngày sau, Giêsu sống lại. Mọi người kéo đến quỳ lạy. Giêsu nói với mọi người:
– Chí cần các người làm theo lời dặn dò của ta, ta sẽ mãi mãi sống cùng với các người.
Nghe nói, hôm Giêsu sống lại đúng vào ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày rằm tháng Xuân phân. Ngày đó chính 1à ngày “Lễ phục sinh” của đạo Kitô hiện nay. Sau này, người ta đã lấy ngày sinh của Giêsu (25- 12) làm ngày “Lễ Giáng sinh” (Noen).
Kinh Thánh của Kitô giáo là tổng hợp “Cựu ước” vốn của đạo Do Thái soạn và “Tân ước” do những tín đồ của Gỉêsu sau này biên soạn. “Kitô” có nghĩa là “Chúa cứu thể”. Truyền thuyết kể rằng Giêsu là do Thượng đế phái xuống để cứu vớt chúng sinh, cho nên các tín đồ gọi ông là “Kitô Giêsu” (Chúa cứu thế Giêsu). Giáo lý của Kitô giáo có mặt tích cực là khuyên răn mọi người giúp đỡ người khác và đừng làm việc xấu, nhưng đồng thời nó chủ trương không đấu tranh với cái ác, thậm chí phải yêu thương đùm bọc cả kẻ thù, trên thực tế là làm tê liệt ý chí đấu tranh của con người. Lúc đầu đế quốc Rôma ngăn cấm việc truyền bá Kitô giáo.
Đến thế kỷ IV, giai cấp thống trị Rôma do những khó khăn trong ngoài nước, cảm thấy Kitô giáo có lợi cho họ, nên đã coi Kitô giáo là quốc giáo. Từ đó Kitô giáo được truyền bá khắp thế giới.
Giêsu tuy là một nhân vật trong truyền thuyết, nhưng năm ra đời của Giêsu theo như truyền thuyết phổ biến lại được dùng làm mốc để tính năm. Đó là cách tính năm sau Công nguyên mà nhiều nước trên thế giới hiện nay đã áp dụng.
Cách đây hơn 2000 năm về trước, phía đông nam Rôma có một thành phố cổ với tên gọi Pômpêi. Phía tây thành phố này giáp với vịnh Napôli một màu xanh thẳm, phía bắc dựa vào ngọn núi lửa Vêduyvơ sừng sững nguy nga, hơn 2 vạn dân đã từng sống ở đây.
Ngày 24 tháng 8 năm 79 sau Công nguyên, một tai họa khủng khiếp đã giáng xuống Pômpêi. Khoảng 1 giờ chiều ngày hôm đó, ngọn núi Vêduyvơ cách tòa thành chừng 10 cây số đột nhiên phun lửa. Những cột khói đen cuồn cuộn và muôn vàn những cục lửa từ đỉnh núi phun lên trời cùng với những tiếng nổ dữ dội liên tục không ngớt chỉ trong khoảnh khắc, bầu trời tối đen, mặt đất rung chuyển, ngay cả vịnh Napôli hiền hòa cũng lồng lộn những đợt sóng hung dữ. Những cục lửa là những khối dung nham từ lòng đất phun lên, khi rơi xuống đất đông lại thành những tảng đá. Đất đá và tro bụi của núi lửa phủ kín các vùng chung quanh. Tiếp đó lại có mưa lớn, tạo nên lũ quét cuốn theo tất cả mọi thứ, hình thành một con sông bùn khổng lồ đổ xuống chân núi chôn vùi cả tòa thành cổ Pômpêi được xây dựng vào thế kỷ VI trước Công nguyên.
Hơn 1000 năm đã trôi qua, thành Pômpêi dần dần bị người đời quên lãng. Chỉ tới khi các nhà nghiên cứu lịch sử tra duyệt các sách cổ của Rôma mới biết có một tòa thành Pômpêi. nhưng di chỉ của nó ở đâu thì vẫn chưa tìm ra lời giải đáp.
Đầu thế kỷ XVIII, nông dân Italia trong khi đào kênh tại một địa điểm cách núi lửa Vêduyvơ về phía tây nam 8 cây số đã tìm thấy một số đồng tiền cổ Rôma và những mảnh đá vụn đã được mài dũa. Năm 1748, người ta lại đào được ở gần đó một phiến đá trên có khắc chữ “Pômpêi”. Thì ra Pômpêi nằm ở đây. Tấm màn bí mật về thành phố cổ Pômpêi đã được vén lên.
Bắt đầu từ năm 1860, người ta bắt đầu công việc khai quật thành phố cổ Pômpêi một cách có kế hoạch. Liên tục suốt hơn 200 năm, phần lớn thành phố cổ Rôma ngủ kỹ cả nghìn năm dưới lòng đất lại nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Giờ đây, người ta có thể lui tới thành phố Pômpêi như năm nào, dạo bước trên những đường phố thênh thang, ngắm nghía phong cảnh của thành phố cổ này.
Diện tích của Pômpêi rộng chừng một cây số vuông, bao chung quanh là bức tường thành xây bằng đá với 7 công lớn. Trong thành dọc ngang có hai con đường lớn thẳng tắp chạy song song chia thành phố thành 9 khu vực, mỗi khu vực lại có những con đường nhỏ. Đường lớn được lát bằng những phiến đá rộng 10 mét, hai bên có vỉa hè dành cho khách bộ hành. Những con đường nhỏ cũng được lát bằng đá ở mỗi ngã tư đều có những bồn nước. Bồn nước làm toàn bằng đá, trong đặt những pho tượng chạm trổ công phu với những dòng nước trong vắt chảy từ bên trong ra. Nước được dẫn tới đây quả là không dễ dàng. Người ta phải làm những máng nước đưa nước từ trên núi ở ngoại thành cho chảy vào một tháp nước xây ở nơi cao nhất trong thành, từ đó nước được dẫn tới những hồ nước công cộng và những bồn phun nước trong các vườn hoa của gia đình giầu có.
Những tòa kiến trúc hùng vĩ nhất trong thành phố đều tập trung chung quanh quảng trường hình chữ nhật nằm ở phía tây nam. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế và tôn giáo của Pômpêi.
Phía đông nam quảng trường là khu vực công đường của Pômpêi, những người có quyền thế làm việc, bàn bạc công chuyện ở đây. Kế bên là tòa án. Đó là một tòa kiến trúc hình chữ nhật hai tầng. Đây cũng là nơi các thương nhân ký các hợp đồng buôn bán. Các hàng hóa do địa phương sản xuất như rượu nho, len đá, đồ thủy tinh cũng như hương liệu, đá quí của phương Đông tơ lụa của Trung Quốc, ngà voi của châu Phi, tất cả đều được bàn bạc thỏa thuận giá cả ở đây.
Phía đông bắc quảng trường là nơi buôn bán. Kết quả khai quật cho thấy, thời đó nơi đây cửa hiệu san sát, hàng hóa phong phú, buôn bán sầm uất. Khi khai quật phát hiện thấy trên một giá của cửa hàng bán hoa quả bầy đầy các loại hạnh nhân, đào, nho v.v. . . , mặc dầu đã trải qua hơn 1000 năm nhưng qua hình dáng bên ngoài người ta vẫn nhận ra. Trên quầy của một cửa hiệu thuốc người ta phát hiện một hộp thuốc viên, tuy những viên thuốc đã nát vụn thành đất nhưng cạnh đó vẫn còn nguyên vẹn một dụng cụ vê thuốc. Rõ ràng ông chủ cửa hiệu đang chế thuốc thì tai họa đột ngột ập tới, không kịp cất các thứ đi. Các cửa hàng buôn thời bấy giờ đã xuất hiện phường hội. Trong lò của một nhà làm bánh mì người ta phát hiện thấy một chiếc bánh mỹ đã nướng xong, chẳng những hình dáng còn nguyên vẹn mà tên của cửa hàng in trên chiếc bánh vẫn còn thấy rõ.
Góc đông nam thành Pômpêi có hai công trình kiến trúc công cộng qui mô rất lớn – sân thi đấu thể dục và rạp hát ngoài trời. Sân thi đấu thể dục xây dựng được 9 năm thì thành phố bị vùi lấp, nó có thể chứa được khoảng 2 vạn người, nghĩa là có thể chứa được hầu hết cư dân trong thành phố. Trong thành Pômpêi có rất nhiều nhà cửa sang trọng. Cổng những ngôi nhà này thường dựng bằng những trụ đá to trên có chiếc lầu nhỏ chạm trổ hoa văn công phu. Hành lang và trong vườn chỗ nào cũng đặt tượng thiên thần và dã thú. Phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ đều rộng rãi sáng sủa, sang trọng, chung quanh bày các đồ đạc bằng bạc, bằng đồng. Trên tường vẽ bích họa, sàn nhà tô điểm bằng những bức tranh khảm. Người ta đã phát hiện được một bức tranh khảm rộng 0,5 mét, cao 3,8 mét, được ghép bởi 1,5 triệu mảnh pha lê và đá cẩm thạch đủ mọi màu sắc. Bức tranh đã mô tả sinh động một trận đánh diễn ra vào năm 333 trước Công nguyên trong cuộc chiến tranh giữa quốc vương Alêcxăngđrơ của Maxêđônia với Đariuýt III của Ba Tư. Khi khai quật thành phố Pômpêi, người ta đã phát hiện nhiều cảnh tượng bi thảm của những người bị nạn. Khi núi lửa bắt đầu phun, nơi trú ngụ của khoảng 2000 con người này vẫn còn ở chỗ ẩn náu nên họ không bị đè chết ngay, nhưng khi bị những lớp bụi phủ kín thì họ không còn con đường nào thoát chết. Sau một thời gian rất dài, xương thịt của nạn nhân đều tiêu tan, tro bụi của núi lửa vô tình đã giữ lại trong lòng nó những chiếc khuôn đúc người. Các nhà khảo cổ dùng thạch cao đổ vào các khuôn đó, đã tái hiện lại được các tư thế của những kẻ xấu số lúc lâm chung: nhiều người đưa hai tay lên che mặt, một bà mẹ bế một đứa bé đang khóc, không ít người đang quì dưới chân tường moi lỗ, có cả một đám đấu sĩ nô lệ vẫn bị gông trong xiềng xích.
Bức màn bí mật về tòa thành cổ Pômpêiđã được vén lên, giúp mọi người hiểu được đầy đủ bộ mặt chân thực của thành thị đế quốc Rôma hồi thế kỷ 1 trướcCông nguyên.