Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

Trận Đại Chiến Một Trăm Trung Đoàn

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

TRẬN ĐẠI CHIẾN MỘT TRĂM TRUNG ĐOÀN

Một hôm, trong phòng khách ngân hàng Akirakoma Nhật Bản ở Hồng Kông bước vào ba “thương nhân” Trung Quốc mặc Âu phục. Khi họ vừa ngồi xuống, thì “kẹt” một tiếng, cửa nhỏ phòng bên cạnh mở ra, ba “thương nhân” Nhật Bản bước vào, bọn họ đều để ria nhờ dưới mũi.

– Xin chào! Người Nhật đứng nghiêm, cúi chào trịnh trọng.

Ba “thương nhân” Trung Quốc đứng dậy ngay, chắp tay cúi khom người nói:

– Đại biểu quý ngài từ xa đến, không ra đón tiếp, rất là không phải, xin thứ lỗi!

– Bây giờ xuất trình giấy tờ! Người Nhật nói, rồi từ trong cặp da lấy ra một văn bản có đóng dấu của Tasionroku, đại thần lục quân Nhật Bản. Trên văn bản ghi rõ: Trưởng phòng Usuhi, ban tham mưu đại bản doanh Nhật Bản, Trưởng phòng Imai, tham mưu Sufuki Bộ Tư lệnh quân phái khiển (quân xâm lược) Trung Quốc. Hóa ra, họ không phải “thương nhân” mà là quân nhân.

Ba “thương nhân” Trung Quốc cũng lập tức lấy từ trong cặp da một văn bản, trên đó có đóng dấu Tổng thư ký Hội đồng quốc phòng tối cao. Trên văn bản ghi: phó cục trưởng Trần, ban Tham mưu hành dinh Trùng Khánh, Bí thư chủ nhiệm Chương, Hội đồng quốc phòng tối cao, còn một người họ Tống không có quân hàm. Hóa ra, họ cũng không phải “thương nhân” mà là ba người có sứ mệnh bí mật.

– Mời ngồi, mời ngồi! Người Nhật mỉm cười, Bây giờ bắt đầu đàm phán. Sáu người ngồi quanh chiếc bàn tròn bắt đầu đàm phán…

Quân đội Nhật Bản đang tàn sát nhân dân Trung Quốc, làm sao. Chính phủ Quốc dân đảng Trùng Khánh lại tiến hành đàm phán bí mật với chúng? Vốn là, từ sau khi Vũ Hán thất thủ vào tháng 10 năm 1938, quân xâm lược Nhật Bản dồn hết sức lực vào tấn công Bát lộ quân, Tân tứ quân. Chúng sử dụng biện pháp dụ hàng Quốc dân đảng, quả nhiên, tên Hán gian Uông Tinh Vệ kéo một lũ rời khỏi Trùng Khánh, trong vòng tay của quân Nhật, thành lập chính quyền Ngụy tại vùng bị chiếm đóng. Tiếp đó, quân Nhật lại gây thêm sức ép, chúng cấu kết vợi Sơcsin nước Anh, phong tỏa đường bộ Miến Điện (Từ Miến Điện tới Vân nam Trung Quốc), khiến Quốc dân đảng mất nguồn viện trợ của bên ngoài, một mặt ném bom dữ dội Trùng Khánh, điều đại quân xâm chiếm Tương Dương, Nghi Xương, dàn trận tấn công toàn diện Trùng Khánh. Dưới sự dụ hàng của giặc Nhật, Tưởng Giới Thạch cử phái đoàn này đi thăm dò “hòa bình” (thực chất là thăm dò đầu hàng)

Đây là chuyện ngày 7 tháng 3 năm 1940

Sau bốn ngày thương thuyết bí mật, hai bên quyết định sau ba tháng nữa tiếp tục tiến hành “Hội nghị bàn tròn”

Một buổi tối tháng 6, ba người Nhật do người của Quốc dân đảng tiếp rước, lần mò đi trên một con đường tối không một hóng người ở Ma Cao. Chúng đi vòng vèo qua bao nhiêu chỗ rẽ, cuối cùng chui vào một căn phòng bí mật tối om. Dưới ánh nến lờ mờ, thấy trong phòng bí mật đã có ba quan chức Quốc dân đảng chờ sẵn. Hai bên lần trước đã biết nhau, cho nên gặp nhau là xuất trình giấy tờ ngay. Hội đàm lần này đã ở cấp cao hơn, trên giấy tờ phía Tôkyo, đã đóng dấu của Kanmiatate Tổng tham mưu trưởng Nhật Bản, phía Trùng Khánh đóng dấu của Tưởng Giới Thạch, Uỷ viên trưởng Uỷ ban quân sự. Trong căn phòng bí mật tối tăm này, dưới ánh nến họ đã bàn bạc ba đêm liền. Cuối cùng thỏa thuận, vào mùa thu năm nay, tổ chức hội đàm bí mật ba người Tưởng Giới Thạch, Uông Tinh Vệ và Itagaki (Tổng tham mưu trưởng quân xâm lược Nhật ở Trung Quốc)

Âm mưu đầu hàng đang được diễn ra…

Nhưng khi mùa thu đến, lại không nghe thấy tiếng xì xào bàn tán về mật đàm Tưởng, Uống, Nhật, chỉ nghe thấy tiếng đại bác ầm vang của Bát lộ quân.

Ngày 22 tháng 7 năm ấy, Tổng tư lệnh Bát lộ quân Chu Đức, Phó Tổng tư lệnh Bành Đức Hoài, tổng tham mưu trưởng Tả Quyền liên danh công bố lệnh, lệnh cho Sư đoàn 129 Bát lộ quân (do Lưu Bá Thừa, Đặng Tiểu Bình chỉ huy), Sư đoàn 120 (do Hạ Long, Quan Hướng Ưng chỉ huy) và quân khu Tấn Sát Ký (do Nhiếp Vinh Trăn chỉ huy), tổng cộng tất cả 115 Trung đoàn tấn công toàn tuyến, đánh mạnh vào bọn xâm lược Nhật Bản, phá đường giao thông và mạch sống kinh tế của giặc Nhật, làm thất bại âm mưu dụ hàng của giặc Nhật. Đây là trận “đại chiến “một trăm Trung đoàn” nổi tiếng trong ngoài nước.

Trận đại chiến mở màn bằng tấn công Nương Tử Quan hiểm trở vào ngày 20 tháng 8 năm 1940.

Nương Tử Quan ở vào nơi xung yếu Sơn Tây, Hà Bắc. Tại đây núi cao ngút trời, đường đi gập ghềnh quanh co, khó tấn công dễ phòng thủ. Từ sau khi thất thủ vào năm 1937, đã trở thành cứ điểm quan trọng của quân Nhật Bản trên đoạn đường sắt từ Thạch Gia Trang đến Thái Nguyên. Bộ Tư lệnh của giặc đặt tại ngôi đền lớn ở phía Tây. Trên núi cao phía Nam, quân giặc dựa vào vách núi hiểm trở, xây dựng bốn lô cốt lớn. Ngoài ra còn có ngụy quân đóng ở trong thôn xóm, có liên lạc tầm xa với lô cốt hình thành nên mắt lưới lửa đan chéo nhau dầy đặc.

Ngày hôm ấy sau khi màn đêm buông xuống khắp làng, hai đại đội chiến sĩ Bát lộ quân, với động tác cực kỳ nhanh nhẹn bao vây chặt ngụy quân trong làng. Quân địch, còn đang ngủ say, đã hốt hoảng tỉnh dậy trong tiếng nổ của súng, pháo, và lựu đạn, còn chưa kịp kháng cự, thì kẻ bị chết, kẻ bị thương, bị tiêu diệt hoàn toàn.

Sau khi quân giặc trong lô cốt phát hiện quân ta, chúng bắn tới tấp. Bát lộ quân lấy xóm làng làm căn cứ, bất chấp lửa đạn dầy đặc của giặc, men theo vách đá dựng đứng quyết tâm tấn công đánh chiếm. Những chiến sĩ bị thương rơi từ vách đá cheo leo xuống vực sâu, nhưng người này ngã xuống người sau vẫn anh dũng xông lên, máu đào đổ khắp Nương Tử Quan. Sau ba tiếng đồng hồ chiến đấu quyết liệt, cuối cùng đã chiếm được Nương tử Quan, tiêu diệt hết quân giặc. Lúc bình minh, lá cờ chiến tươi rói, đón ánh mặt trời rực rỡ phía đông, chẳng khác nào chim én bay qua bầu trời xuân, phấp phới trên bầu trời Nương Tử Quan thấm đẫm máu đào.

– Ba năm rồi, Trên thành trấn Nương Tử Quan, lại xuất hiện lá cờ Tổ quốc!

Các chiến sĩ đứng trước tổ quốc giang sơn tươi đẹp, ngước nhìn lá cờ chiến đấu tươi rói, họ cảm kích đến rơi nước mắt.

Cũng vào ngày đánh chiếm Nương Tử Quan, một Trung đoàn Bát lộ quân cũng triển khai tác chiến mạnh tại mỏ than Tỉnh Hình Hà Bắc.

Mỏ than Tỉnh Hình là một nguồn quân nhu quan trọng quân giặc khai thác tại Hoa Bắc. Than ở đây ngoài việc cung cấp cho toàn bộ nhu cầu của giặc Nhật ở Hoa Bắc ra, phần lớn chuyển về Nhật Bản để lọc dầu. Quân giặc phòng thủ rất nghiêm mật mỏ than. Quanh hai mỏ than đều xây dựng tường bao cao hơn một trượng, trên tường còn chăng mạng điện, ngoài mạng điện còn giây thép gai và hào bên ngoài, trong mạng điện, là mạng lô cốt và chòi canh dầy đặc. Ngoài ra, trên núi cách mỏ than tám dặm còn xây dựng ba lô cốt nữa, để bảo vệ vòng ngoài, theo giặc Nhật thì đối phó với Bát lộ quân vũ khí kém cỏi như vậy, thì đây là tường đồng vách sắt rồi.

Đêm Bát lộ quân xuất kích, một công nhân ưu tú của mỏ dẫn đường. Họ bò xuống từ một ngọn núi cao. Lúc ấy, đèn điện khu mỏ đang tỏa sáng như sao. Xe lửa đang rú còi, ống khói đã tỏa đầy khói đen đặc. Giặc Nhật không hề biết gì.

Nửa đêm, các chiến sĩ Bát lộ quân lặng lẽ vượt qua hào bên ngoài, chặt đứt mạng thép gai, được công nhân chỉ dẫn, lại phá hoại được mạng lưới điện “oàng” một tiếng, quả lựu đạn đầu tiên tung vào lô cốt giặc, tiếp đó là tiếng súng cối, súng máy cùng nổ rền. Dưới sự yểm hộ mạnh của Bát lộ quân, chiến sĩ bắc thang, bò lên tường bao, quân giặc liên tiếp tung lựu đạn lên tường bao, chưa kịp nổ, các chiến sĩ Bát lộ quân anh dũng đá luôn xuống, nổ ngay giữa bọn giặc, giặc chết khá nhiều.

Giặc bị đẩy lùi, Bát lộ quân chiếm được công sự khu mỏ, bọn giặc còn lại lui vào các nhà xưởng chống trả. Cuối cùng, sau hai tiếng đồng hồ chiến đấu, giặc bị tiêu diệt hoàn toàn.

Được sự giúp đỡ của công nhân, 14 cỗ máy, 10 lò, 3 bộ máy quạt, 1 phòng điện máy, 1 ga xe lửa, 5 chiếc cầu sắt và tất cả những kiến trúc trong mỏ, đều bị Bát lộ quân phá huỷ. Trận chiến đấu này làm cho quân giặc tổn thất nặng nề về kinh tế, trong một hai năm khó bề khôi phục lại sản xuất.

“Trận đại chiến một trăm Trung đoàn” bắt đầu từ 20 tháng 8, kết thúc vào ngày 5 tháng 12, kéo dài 3 tháng rưỡi, trước sau tiến hành 1824 đợt chiến đấu lớn nhỏ, tiêu diệt hơn 46.000 quân giặc và quân ngụy, phá huỷ hơn 2900 cứ điếm giặc, thu được rất nhiều súng, đạn dược, đại bác, xe tăng và xe bọc thép.

Đây là một trận đại chiến vĩ đại, gian khổ kể từ ngày nhân dân Trung Quốc kháng chiến. Trong điều kiện kháng chiến cực kỳ khó khăn khi đó, trong tình hình đầu hàng, thỏa hiệp và dòng nước ngược chống Cộng đang lên trong nước, sự thực của thắng lợi “Đại chiến trăm Trung đoàn” đã tấn công mạnh mẽ vào tất cả những âm mưu quỷ kế dụ hàng khuyên đầu hàng, vạch trần bộ mặt xấu xa của tất cả những bọn đầu hàng thỏa hiệp chống Cộng chống Bát lộ quân, cổ vũ mạnh mẽ lòng tin thắng lợi của quảng đại quân dân chống Nhật. Mọi người nhiệt liệt hoan hô thắng lợi vĩ đại chống Nhật của Bát lộ quân. Trong “Tạp chí quân chính Bát lộ quân” ở Diên An, có một bài hát thể hiện tình cảm của nhân dân:

Trời xanh sét nổ Thái Hàng sơn

Muôn dặm âm khí đã sạch trơn.

Binh hùng Chu, Bành trong chiến trận

Cứu nguy ổn định khắp Thần châu.

Thắng lợi của đại chiến trăm Trung đoàn, cổ vũ mạnh mẽ ý chí chiến đấu của quân dân Trung Quốc chống Nhật, âm mưu dụ hàng của giặc Nhật phá sản, Tưởng Giới Thạch cũng sợ hãi không dám hội đàm với Uông Tinh Vệ và giặc Nhật nữa. 

Chúng tôi, những tay súng giỏi giang,

Mỗi phát đạn diệt một quân thù,

Chúng tôi, những đoàn quân thần tốc,

Bất chấp mọi núi cao vực sâu.

Trong rừng cây rậm rì xanh tốt,

Là có doanh trại đồng chí chúng tôi,

Trên đỉnh núi cao cao chót vót,

Có vô số bạn hữu chúng tôi.

Đây là một đoạn lời ca trong “Bài ca đội du kích” của nhà soạn nhạc, nổi tiếng Trung Quốc, Hạ Lục Đinh sáng tác cuối năm l937. Bài hát này trình diễn lần đầu trong một dạ hội của hội nghị tướng lĩnh cao cấp bộ Tổng tư lệnh Bát lộ quân của Quân đội Quốc dân Trung Quốc vào ngày cuối năm ấy, được hoan nghênh nhiệt liệt, nhanh chóng lan rộng ra các căn cứ địa kháng Nhật ở Hoa Bắc, đồng thời nhanh chóng phổ biến tới các vùng khác của Trung Quốc, trở thành vũ khí đầy sức mạnh, khích lệ tinh thần lạc quan của chiến sĩ du kích trong hoàn cảnh gian khổ sau lưng địch, cũng như đã cổ vũ ý chí chiến đấu anh dũng và lòng tự hào cách mạng của họ.

Chiến tranh kháng Nhật vừa bắt đầu, là Đảng Cộng sản Trung Quốc thi hành đường lối kháng chiến toàn diện – đường lối chiến tranh nhân dân. Tháng 8 năm 1937 Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị mở rộng Bộ Chính trị trung ương tại Lạc xuyên, Thiểm Bắc, xác định nhiệm vụ trung tâm của Đảng là: động viện tất cả mọi lực lượng tranh thủ thắng lợi trong kháng chiến, để cho cuộc kháng chiến đã phát động trở thành cuộc kháng chiến toàn diện, toàn dân. Hội nghị quyết định tại hậu phương địch, phóng tay phát động chiến tranh ,du kích độc lập tự chủ, mở ra chiến trường ở hậu phương giặc, xây dựng căn cứ địa chống Nhật ở địch hậu, tại vùng Quốc dân đảng thống trị, phóng tay phát động phong trào quần chúng chống Nhật. Dưới sự chỉ đạo của đường lối kháng chiến toàn diện, Bát lộ quân, Tân tứ quân đi sầu vào vùng địch hậu, lập ra căn cứ địa chống Nhật. “Bài ca đội du kích” thể hiện đường lối kháng chiến đúng đắn mà đảng Cộng sản Trung Quốc đã vạch ra, vì thế có sức sống mạnh mẽ, quân dân cả nước đều thích hát.

Tháng 10 năm 1937 sư đoàn 115 Bát lộ quân dưới sự chỉ huy của Phó Sư trưởng Nhiếp Vinh Trăn, lấy Ngũ Đài Sơn làm trung tâm, phát động chiến tranh du kích chống Nhật rộng rãi, bắt đầu thành lập căn cứ địa chống Nhật đầu tiên căn cứ địa chống Nhật Tần Sát Ký. Tiếp đó, Sư 129 dưới sự chỉ huy của, Sư trưởng Lưu Bá Thừa, Chính uỷ Đặng Tiểu Bình, lần lượt xây dựng căn cứ địa chống Nhật Tần Ký Dự, Ký Lỗ Dự, Sư 120 dưới sự chỉ huy của Sư trưởng Hạ Long, Chính uỷ Quan Hưởng ứng, thành lập căn cứ địa chống Nhật Tần Tuy. Năm 1939 mùa xuân, Sư 115 dưới sự lãnh đạo của Chính uỷ ra Vinh Hằng, thành lập căn cứ địa chống Nhật Sơn Đông, lấy vùng núi Kỳ Mông làm trung tâm. Ngoài ra một cánh Tân tứ quân Giang Nam dưới sự lãnh đạo của Trần Nghị xây dựng căn cứ địa chống Nhật Tô Nam, một cánh ở Giang Bắc, dưới sự lãnh đạo của Trương Vân Dật, thành lập căn cứ địa chống Nhật Hoản Đông. Tại Quảng Đông, còn thành lập hai căn cứ địa chống Nhật, Đông Giang và Quỳnh Nhai.

Tại căn cứ địa chống Nhật ở các nơi, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân thành lập chính quyền dân chủ, tổ chức vũ trang quần chúng, khiến cho căn cứ địa ngày càng phát triển. Năm 1938, Bát lộ quân, Tân tứ quân và nhân dân vũ trang do họ lãnh đạo, đã chống trả 40 vạn quân xâm lược Nhật Bản, chiêm trên một nửa số quân Nhật đang xâm lược Trung Quốc, trở thành lực lượng chủ yếu trên chiến trường chống Nhật.

Các căn cứ địa chống Nhật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, giáng những đòn nặng nề vào quân xâm lược kiềm chế binh lực giặc. Vì vậy giặc Nhật liên tục điều động nhiều quân đến vây đánh “càn quét” chia cắt, phong tỏa họ, thực hiện “chiến thuật” “vết dầu loang”. Chỉ trên chiến trường Hoa Bắc, trong ba năm từ ngày 7 tháng 7 năm 1937 tới ngày 7 tháng 7 năm 1940, quân Nhật đã tiến hành 109 đợt “càn quét” với trên một nghìn quân, binh lực sử dụng lên tới 50 vạn.

Từ ngày 1 tháng 5 năm 1942, viên Tổng tư lệnh phương diện quân ở Hoa Bắc của giặc Nhật, Okamura Yasufi đích thân bố trí kế hoạch, điều đông hơn 5 vạn quân, phát động “đại càn quét chưa từng có vào căn cứ địa chống Nhật ở Ký Trung. Vì lực lương giặc quá mạnh, chủ lực Bát lộ quân vùng Ký Trung đã vượt ra ngoài, để lại một bộ phận phối hợp với du kích và dân quân địa phương, kiên trì chiến lược chiến thuật chiến tranh nhân dân, anh dũng triển khai chiến tranh du kích.

Thế của quân giặc Nhật rất là hung dữ. Tại hơn 800 làng với diện tích hơn 6 vạn cây số vuông, chúng xây dựng hơn 1700 cứ điểm, xây dựng 7500 cây số đường lớn, đào hơn 4000 cây số mương phong tỏa. Chung quanh cứ điểm, lô cốt thành từng cụm, dọc tuyến đường sắt, đường bộ chi chít đồn canh, cứ điểm, lô cốt, đường cái, mương nối liền nhau, dầy đặc như màng nhện, đồng thời thi hành “chính sách tam quang” đốt hết, giết hết, cướp hết. Bình nguyên Ký Trung giầu có tươi đẹp, trong ít ngày trở thành một thế giới khủng khiếp “ngẩng đầu thấy chòi canh, đi trên đường cái, không làng nào không đeo khăn tang, khắp nơi đầy khói lửa.

Trên đồng bằng không có gì hiểm trở, triển khai chiến tranh du kích; chỗ dựa duy nhất là quần chúng nhân dân. Quân giặc cũng thấy điểm này, chúng áp dụng chính sách “tát nước bắt cá”, lập ra rất nhiều “đội kiểm soát”, đế từng làng, từng xóm, từng nhà lục soát bắt bớ Bát lộ quân và chiến sĩ du kích. Hễ thấy dấu vết gì, là bắt chém cả nhà, máu đổ khắp thôn. Nhưng quân lính con em với quần chúng nhân dân như cá với nước, họ bảo vệ quân Đội con em bằng tính mệnh cả gia đình. Quân đội con em ở trong nhà, chủ nhà động viên cả nhà canh gác cảnh giới, trinh sát tình hình giặc, truyền đưa tin tức. Một khi giặc Nhật phát hiện, họ đứng ra che chắn, nhận bộ đội là con em là con trai mình, chồng mình, mặc cho giặc tra khảo dã man, cũng không thay đổi lời đã nói, có một làng che dấu Bát lộ quân, giặc Nhật nghe tin bắt 27 người trong làng, đe doạ bằng chém đầu, để họ nói ra chỗ ẩn náu của Bát lộ quân. Giết một người chẳng ai thốt ra một tiếng. Chính là trong phòng tuyến kiên cố quần chúng nhân dân đắp lên bằng máu thịt của mình, bộ đội con em đứng vững chân, bắt rễ sâu.

Trong đấu tranh chống giặc Nhật “càn quét”, dân vùng giải phóng Trung Quốc, đã trải qua những thử thách gian nan nhất và phát huy cao độ trí tuệ quần chúng trong chiến tranh nhân dân. Nổi bật nhất là triển khai địa lôi chiến, địa đạo chiến với giặc. Đông đảo dân quân và quần chúng dùng nguyên liệu tại chỗ, lấy sắt phế thải, chai thuỷ tinh, đá làm mìn, gài mìn khắp nơi khi giặc đi sâu vào “càn quét” căn cứ địa, đánh cho giặc chết nháo nhào, kinh hồn bạt vía. Địa đạo chiến thông suốt khắp nơi, càng tỏ rõ uy lực, khiến giặc Nhật phải bó tay.

Trước cuộc đại càn quét 1- 5 nhân dân Ký Trung đã đào rất nhiều động đất, hang đất, sử dụng chúng để giữ vững đấu tranh. Sau “đại càn quét 1- 5” đấu tranh ngày càng khốc liệt, đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân phát triển các động đất, hang đất thô sơ thành địa đạo đường hầm nhà nhà thông nhau, cháy quanh khắp làng; Đường hầm trong làng lại vươn dài ra bốn phía, nối thông với đường hầm làng bên, tạo nên mạng đường hầm các thôn thông liền với nhau. Những vấn đề về thông hơi, chiếu sáng, chống nước, chống cháy, phòng độc, phòng đào bới trong mạng đường hầm, đều được quần chúng giải quyết được hết bằng cách làm bình thường đơn giản. Trong đường hầm còn có rất nhiều lỗ quan sát lỗ xạ kích bí mật, có thể quan sát được bốn hướng, bắn ra được tám phương, do đó trở thành trận địa phòng ngự đặc chủng cho dân quân ẩn nấp, tấn công quân giặc. Giặc Nhật đã sử dụng các thủ đoạn tháo nước, hỏa công, hun khói, phun khí độc để phá hoại đường hầm của các làng, nhưng chẳng làm tổn thương nổi một mảy lông của những người trong đường hầm. Cuối cùng dưới sự tấn công hai phía cả trong lẫn ngoài của du kích dân quân, giặc đã tháo chạy bỏ lại hàng trăm xấc chết.

Qua hai tháng anh dũng chiến đấu, quân dân Ký Trung đã đánh bại “đại càn quét 1- 5” của Nhật, giáng cho Nhật những đòn nặng nề.

Đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn diện của Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đã phát huy được đầy đủ tính năng động tự giác chống Nhật của quần chúng nhân dân. Dựa vào đường lối này cuối cùng đã giành được thắng lợi vĩ đại trong chiến tranh chống Nhật. “Bài ca đội du kích” thể hiện đúng đường lối này, tới nay vẫn giữ được sức hấp dẫn bất diệt.

“Yamamoto, đúng vào lúc 9 giờ 45 phút buổi sáng ngày 18 tháng 4, dưới sự bảo vệ của 6 máy bay chiến đấu, đi trên hai máy bay ném bom misufu đến vịnh Kasiry. Toàn bộ thuộc hạ của Yamamơto cũng đi với ông ta. . .”

Đây là điện báo vô tuyến cực kỳ bí mật Bộ Tư lệnh tối cao hải quân Nhật Bản phát đi. Làn sóng điện vượt qua Thái Bình Dương mênh mông, tới các hạm đội Nhật Bản đóng ở các hải cảng Thái Bình Dương và hải cảng Trung Quốc do Nhật Bản đã chiếm đóng, Tư lệnh các hạm đội nhận được mệnh lệnh, biết Trưởng quan Tổng tư lệnh hạm đội liên hợp Nhật Bản, Yamamoto Isoruku sắp đích thân thị sát, lập tức chuẩn bị đón tiếp ngay.

Sớm tinh mơ ngày 18 tháng 4 năm 1942, Yamamoto chỉnh lại quân phục, đeo huân chương vào ngực, và như mọi ngày, bệ vệ bước lên chuyên cơ, bay tới địa điểm dự định thị sát.

Yamamoto Isoruku được giới quân sự Nhật Bản cho là một sĩ quan chỉ huy có tài có kiến thức, giỏi giang dũng cảm. Ông ta đã tham gia chiến tranh Nhật Nga và Thế chiến thứ nhất, năm 1925 làm phó tuỳ viên quân sự Hải quân ở Mỹ, ít lâu sau được thăng lên làm Bộ trưởng hàng không của bộ Hải quân. Tháng 8 năm 1938, ông ta đã dùng máy bay trên tầu sân bay tắm máu Nam Kinh, oanh tạc Thượng Hải, do đó được trao huân chương “ánh sáng bình minh” của vua Nhật, sau đó được thăng chức Tư lệnh hạm đội liên hợp Nhật Bản. Tháng 12 năm 1941, ông ta đánh úp Trân Châu Cảng thắng lợi, khiến cho hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Sau đó cũng chính ông ta tổ chức trận hải chiến đảo Mitwây. Trân hải chiến này tuy bị thất bại thảm hại, nhưng Ông ta đâu có nhụt chí. Giờ đây, ông ta lại tập trung hơn 300 máy bay chuẩn bị không kích tầu chiến của quân Đồng Minh ở đảo Goa và Niu Ghinê. Để chuẩn bị tốt cho cuộc tấn công, ông dẫn nhân viên tham mưu của mình đến quần đảo Sôlômông thị sát cơ sở trang bị quân sự và khích lệ tinh thần chiến đấu.

Nhưng ông ta đã không thể ngờ rằng, khi ông ta đang vô cùng đắc chí bước lên chuyên cơ, thì ngày tàn của ông sắp tới rồi.

Bức điện báo tuyệt mật của bộ Tư lệnh tối cao hải quân Nhật Bản vừa phát đi, thì Bộ chỉ huy hải quân Mỹ, dựa vào “máy mật mã mầu tía” như kiểu ma thuật, giải được mật mã của Nhật Bản, từ đó đã nắm chắc như lòng bàn tay tuyến đi thị sát của tướng Yamamoto, từng địa điểm dừng lại trên đường, thời gian chính xác đến và đi của ông ta. Mật mã đã giải nhanh chóng gửi ngay tới Bộ trưởng hải quân Mỹ khi đó là Frank Nock, và lập tức đặt ngay lên bàn làm việc của Tổng thống Mỹ Rudơven.

Sau khi thảo luận, Tổng thống Rudơven đưa ra quyết đoán cuối cùng, ra lệnh đánh chặn và bắn rơi máy bay của Yamamoto Isoruku. Rồi Bộ trưởng hải quân Nock đích thân chủ trì định ra kế hoạch hành động, quyết định vào lúc Yamamoto bay tới điểm đích cuối cùng – trên không phận Buwivil, sẽ bắn rơi máy bay của ông ta.

7 giờ 35 phút sáng sớm ngày 18 tháng 4, tốp máy bay chiến đấu kiểu tia chớp của Mỹ cất cánh từ đảo Goa. Phi công lãnh đội, Thiếu tá John Mixen và Thiếu tá Tômat Ramphin con, cho máy bay theo tầng thấp bay sát mặt biển nhất loạt không liên lạc bằng vô tuyến điện, chỉ dựa vào la bàn và bảng tốc độ để bay. Qua tuyến bay vòng vèo, đúng giờ dự định đến được địa điểm dự định.

9 giờ 45 phút, hai máy bay ném bom của tướng Yamamoto và đoàn 6 máy bay chiến đấu quả nhiên đã tới đúng giờ.

Tốp bay của thiếu tá Michel làm nhiệm vụ dụ nhử, cố ý bay vọt lên cao để nhử máy bay chiến đấu của Nhật Bản, máy bay chiến đấu kiểu “ Zero “làm nhiệm vụ hộ tống của Nhật Bản quả nhiên mắc lừa, chúng bỏ mặc máy bay của Yamatomơ lao tới tốp máy bay của thiếu tá Mixen.

– Hay quá, điệu hổ ly sơn thành công rồi! Thiếu ta Ranphi làm nhiệm vụ đánh chặn thấy thế, trong lòng rất vui, anh lập tức dẫn tốp bay từ tầng thấp bay vụt lên, tăng ga xông thẳng vào máy bay của Yamamoto.

Chỉ trong chốc lát, Ramphin và trung uý Pan lái máy bay số hai đã đuổi gần tới máy bay của Yamamoto. Vào thời điểm vô cùng căng thẳng này, máy bay hộ tống Nhật Bản đã mắc lừa, đột nhiên phát hiện máy bay chiến đấu Mỹ lẳng lặng bay vụt lên, bất giác vô cùng hoảng sợ. Máy bay Nhật mở hết tốc độ lao xuống, mưu toan yểm hộ cho máy bay của Yamamoto. Nhưng đúng vào giây phút ấy, thiếu tá Ranphi đã bắn một tràng đạn dài. Động cơ bên phải và cánh bên trái của máy bay Yamamoto lần lượt nổ và bốc cháy, máy bay lộn cổ rơi xuống vịnh Casili. Lúc đó, Thiếu tá Ranphi truy đuổi không tha, khi truy kích lại bắn thêm một loạt nữa. Hai cánh máy bay ném bom cỡ lớn chở Đại tướng Yamamamoto rơi xuống phía đông, thân máy bay rơi xuống bụi gai góc chỉ cách Casili, đích tới của Yamamoto mấy dặm Anh và nổ “oang” một tiếng. Nhìn từ xa, thấy bốc lên một luồng khói đen. Tên đầu sõ tội ác mưu tính và phát động chiến tranh Thái Bình Dương, tàn sát nhân dân Trung Quốc, đã vùi thân trong bãi hoang như vậy.

Cùng lúc đó, trung uý Pan lái máy bay số hai của Ranphin cũng bất chấp máy bay bay trở lại đang lao xuống để cấp cứu, bắn một loạt đạn rất chuẩn xác vào chiếc máy bay ném bom thứ hai chở nhân viên tham mưu của Yamamoto, toàn bộ thuộc hạ của Yamamoto cũng toi mạng cùng Đại tướng.

12 giờ 30 phút ngày 20 tháng 7 năm 1944, trong đại bản doanh quân Đức ở Rasdenbuốc, Hitle đang cùng các tướng lĩnh cao cấp tiến hành hội nghị quân sự quan trọng. Phòng hội nghị là một căn nhà gỗ giản dị. Vì thời tiết nóng bức, tất cả các cửa sổ đều mở.

5 phút sau khi bắt đầu họp, một sĩ quan trẻ tên là Stôphan Begơ, cắp một chiếc cặp da màu đen, đi qua nhiều vọng gác cảnh giới thâm nghiêm, bước vào phòng họp. Anh là Tham mưu trưởng Thượng tá bộ Tổng tư lệnh quân đồn trú trong nước vừa được đề bạt, đang vâng lệnh cấp trên, đến đại bản doanh báo cáo với Nguyên thủ tình hình “sư đoàn bộ binh” mới thành lập. Anh đến phía bên phải chỗ ngồi của Hitle, để chiếc cặp da lên sàn nhà dưới chiếc bàn gỗ để cách Hitle ba người.

Khi ấy, Cục trưởng tác chiến bộ Tư lệnh lục quân đang báo cáo tình hình chiến trường Đức – Xô. Stôphan Begơ nghe một lúc rồi nói với người bên cạnh:

– Tôi đi gọi điện thoại, xin lưu ý tôi chiếc cặp da của tôi, trong đó có văn kiện cơ mật. Nói rồi đứng dậy rời bàn hội nghị.

Khi Stôphen Begơ rời phòng họp được mấy chục mét, thì nghe một tiếng nổ “oàng” rất lớn, phòng họp mù mịt khói bụi, mảnh vụn bay tứ tung…

“Có kẻ hành thích!” Trưởng quan đại bản doanh Caiten từ trong khói bụi mù mịt lao ra khỏi phòng họp hét to lên. Phút chốt lính gác cửa và đội bảo vệ xông ngay vào phòng họp. Trong phòng khói bụi mù mịt, chỉ nghe tiếng người rên la. Đội bảo vệ cuống quít, kẻ thì đi tìm Nguyên thủ, kẻ thì lục soát tìm thích khách.

Thích khách là ai? Hóa ra chính là người sĩ quan trẻ Stôphan Begơ vừa rời khỏi phòng họp. Anh xuất thân gia đình quý tộc, sau khi đại chiến bắt đầu, từng làm việc ở bộ Tổng tham mưu, bộ Tư lệnh lục quân. Khi ấy, sĩ quan lục quân nhất là tướng lĩnh cao cấp, hầu như toàn bộ đều là quân nhân chuyên nghiệp xuất thân quý tộc. Họ tuy ủng hộ chính sách xâm lược của Hitle, nhưng thấy vô cùng bất mãn và chán ghét việc lộng hành ngang ngược của phe đảng Quốc xã của Hitle, nhất là việc mạo hiểm nóng vội về quân sự của Hitle. Mùa hè năm 1944, quân Đức liên tiếp thất bại trên các chiến trường, tình cảnh nước Đức cứ sa sút dần, còn Hitle bất chấp sự khuyên ngăn của các tướng lĩnh, càng tự ý lộng hành hơn. Thế là một số tướng lĩnh quyết định loại trừ Hitle, thực hiện lục quân tiếp quản chính quyền, thành lập tổ chức chính quyền do tướng Bêch và tiến sĩ Gơđơlơ đứng đầu, chịu trách nhiệm đàm phán và ký kết hòa ước với các nước Đồng minh chống phát xít.

Tham gia hành động mưu sát này ngoài Bêch và Gơđơlơ ra còn có tướng Ônpơ Tổng tư lệnh quân bố phòng trong nước, tướng Fersaibe, Cục trưởng thông tin bộ thống soái lục quân, và tướng Has tư lệnh phòng thủ Béclin, trách nhiệm thực hiện ám sát do một mình sĩ quan trẻ Stôphan Begơ đảm nhiệm.

Stôphan Begơ đặt chiếc cặp da đựng bom nổ chậm vào phòng họp xong, rời khỏi phòng họp, nghe thấy tiếng nổ, lập tức lên ô tô, trà trộn luồn qua các đồn cảnh vệ, lao thẳng ra san bay. Sau mấy phút đã lên máy bay về đại bản doanh của tập đoàn âm mưu bí mật – bộ Tổng tư lệnh quân bố phòng trong nước ở Béclin.

Khi ấy, tướng Fersaibe Cục trưởng thông tin ngồi chờ ở chỗ cách phòng họp không xa mấy, sau khi nghe tiếng nổ, gọi ngay điện thoại cho Ônpơlisit ở Béclin, bảo ông ta báo cho Tư lệnh quân bố phòng trong nước: gửi mật điện cho quân đồn trú ở các nơi, công bố tin tức Hitle chết và Lục quân tiếp quản Chính phủ nào ngờ ông ta từ chối ra lệnh. Ông này tuy đã biết trước kế hoạch của những người âm mưu bí mật, tỏ ý đồng tình ủng hộ, nhưng không tham gia tổ chức này. Ông ta quyết định đích thân gọi điện tới đại bản doanh, để xác minh hư thực

– A lô, đại bản doanh phải không? Sức khoẻ Nguyên thủ thế nào? hỏi.

– Nguyên thủ bình yên vô sự, chỉ bị thương nhẹ thôi. . . – Caiten trả lời.

Hóa ra, “sau khi bom nổ, chỉ có bốn người chết, trong đó có một người là thư ký, một người nữa bị luồng hơi nổ hất qua cửa sổ ra bên ngoài, Hitle chỉ bị thương nhẹ ở vai phải.

Trụ sở tập đoàn mưu sát Béclin nghe nói Hitle không chết, thì rất kinh ngạc, không biết làm thế nào bây giờ. Đúng lúc ấy, Stôphan Begơ về trụ sở. Anh thấy người đồng mưu không hành động gì; thì rất thất vọng. Anh thấy bây giờ tiến thoái lưỡng nan, chỉ có làm đến cùng thôi. Dù cho không nhìn thấy Hitle sống hay chết, cứ một mực khẳng định Hitle đã chết, mọi tin tức nói là nguyên thủ không chết đều là tin đồn nhảm. Thế là, Ônpơlisit, Hass lập tức hăng hái hẳn lên. Họ giam lỏng Frum đã từ chối hợp tác, và phát ngay mật điện Nguyên thủ đã chết, ra lệnh cho quân quốc phòng đảm nhận trọng trách bảo vệ quốc gia: Các vùng Muyních, Viên Brucxen, Pari, Aten, những người âm mưu đã kiểm soát được tình hình, đám Stôphan Begơ, tiếp quản Thủ đô theo đúng kế hoạch.

Nhưng, lại xẩy ra thất bại mới. Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn cảnh vệ Béclin không tham gia, tập đoàn âm mưu là Thiếu tá Râyman theo lệnh Hass, khi xông vào văn phòng bộ trưởng tuyên truyền bắt Gơben, Gơben hỏi:

– Ai định bắt tôi?

– Theo lệnh tướng Has! Nguyên thủ đã chết rồi. . .

– Nguyên thủ chết rồi?. . . Này, anh nghe xem. . .

Điện thoại gọi ngay tới đại bản doanh, từ ống nghe truyền tới giọng nói khàn khàn đặc biệt của Hitle, Râyman lập tức đứng nghiêm! Hitle phong ngay cho anh cấp Thượng tá, bảo anh phục tùng lệnh của Gơben, lục soát bắt bọn làm phản, bảo đảm an ninh thủ đô.

Râyman được tin cậy, đã nhanh chóng kiểm soát đài phát thanh, phát đi tin tức “có kẻ âm mưu ám sát Nguyên thủ, nhưng Nguyên thủ chỉ bị thương nhẹ, an toàn vô sự” Quân đồn trú các nơi nghe phát thanh, các tướng lĩnh ngừng ngay hoạt động đảo chính để bảo vệ cái đầu mình.

Chiều tối hôm ấy, Râyman chỉ huy quân lính xông vào đại bản doanh bọn âm mưu, bọn âm mưu bó tay chịu chết Frum bị giam lỏng sau khi được tự do, nhanh chóng tắm rửa rồi đi bắt ngay Stôphan Begơ, Ônpơlisit, Hass và Bêch. Frum sau khi “thẩm vấn” qua loa, hạ lệnh xử bắn Stôphan Begơ, Ônpơlisit và hai kẻ đồng đảng cấp dưới tại sân sau ngôi nhà. Bệch xin được tự sát, nhưng bắn hai lần, đều không trúng chỗ hiểm, Frum lệnh cho thủ hạ “giúp ông già này” bắn chết ông ta ngay.

Sáng sớm hôm sau, Hitle qua đài phát thanh nói với cả nước:

– Hỡi những công dân Đức của tôi, mục đích nói chuyện của tôi hôm nay với các bạn, là để các bạn nghe thấy tiếng nói của tôi, để nghe các bạn biết tôi thực sự bình yên vô sự… Tiếp đó tuyên bố, mọi người có nghĩa vụ bắt bọn làm phản, nếu như kháng cự, giết tất không trừ ai.

Ngay sau đó, tổng tư lệnh quân bảo vệ đảng, trùm Gestapô là Himle thay thế Frum ngay hôm đó lên làm Tổng tư lệnh quân đội đồn trú trong nước. Hắn theo lệnh của Hitle trả thù đẫm máu, bắt đầu bắt bớ và tàn sát quy mô lớn trong cả nước và những vùng quân Đức chiếm đóng. Những người bị giết là có tham gia sự kiện ám sát, cũng có người chẳng dính dáng gì với việc ấy.

Sáng sớm ngày 14 tháng 10 năm ấy, nguyên soái Rommen Tư lệnh tối cao quân thiết ở giáp Châu Phi nhận được điện thoại Béclin, nói rằng cục nhân sự sẽ cử người đến bàn bạc với ông về chuyện lên nhận chức, Rommen biết ngay tai họa đến rồi, ông nói với đứa con trai 15 tuổi:

– Hitle định giết cha rồi!

Rommen được mệnh danh là “con cáo sa mạc” vốn là Nguyên soái trẻ nhất của nước Đức Quốc xã, rất được Hitle tin dùng. Do nhiều lần lập “chiến công”, Hitle đích thân trao gậy Nguyên soái cho ông, bổ nhiệm ông làm Tư lệnh tối cao quân thiết giáp ở Châu Phi. Nhưng trước tình thế quân Đức liên tục thất bại thảm hại, ông cũng ngày càng bất mãn với việc liều lĩnh nóng vội và chuyên quyền độc đoán của Hitle, có điều ông ta không chủ trương sử dụng thủ đoạn mưu sát. Ngày xẩy ra vụ ám sát, ông ta đang nằm điều trị vết thương ở bệnh viện.

Nhưng, ông bị nghi ngờ tham gia vụ mưu sát. Nghe nói, trong bọn mưu sát bị bắt đã tìm ra một danh sách, trong danh sách có dự kiến Rommen làm “Tổng thống đế quốc”. Thế là Hitle nhân dịp này xử tử Rommen.

Buổi trưa, một ô tô màu xanh xẩm đến trước nhà Rommen. Hai viên tướng rất lịch sự nhã nhặn bắt tay Rommen, sau đó yêu cầu được nói chuyện riêng với ông ta. Sau một tiếng, hai viên tướng đứng ở cửa, Rommen lên gác vào phòng bà vợ đang chờ nghe tin. Ông ta gương mặt tái đi, hoàn toàn khác thường.

– Chúa ơi! Thượng đế ơi! Đã xẩy ra chuyện gì vậy? Bà vợ hỏi

– Trong 15 phút nữa, tôi sẽ chết. Rommen trả lời

– Sao lại thế được? Rút cục đã xẩy ra chuyện gì thế?

– Nguyên thủ muốn tôi chọn lựa, hoặc là uống thuốc độc chết, hoặc là chịu xét xử của tòa. Thuốc độc uống vào chỉ ba giây sau là chết, hai người này đã mang tới rồi. Vì tôi bị lên án tham gia vụ ám sát.

– Chuyện ấy ai làm thế?

– Có người cung khai liên luỵ đến tôi. Ngoài ra, tôi còn được một danh sách xếp làm Tổng thống đế quốc sau này!

– Vậy ông làm thế nào để trả lời những việc kết án này?

– Tôi đã nói với hai vị tướng rồi! Tôi không thể nào tin được đấy là sự thực, những lời khai ấy chỉ có thể là do ép cung thôi!

– Vậy ông làm thế nào bây giờ!

– Tôi không sợ tòa xét xử, nhưng tôi quyết không đến Béclin, vì trên đường đi sẽ bị họ khử tôi! Hitle nói rằng, nếu tôi uống thuốc độc tự sát, sau khi chết sẽ được quốc tang, gia đình không bị liên luỵ…

Một sĩ quan phục vụ Rommen, yêu cầu giết hai viên tướng kia. Rommen ra hiệu xua tay bảo “Không được đâu, tất cả đường ra vào ở đây bọn Gestapô đã canh giữ hết rồi, chúng chuẩn bị rất kỹ càng chu đáo. . .”

Rommen nói xong, nhìn đồng hồ, đội mũ Nguyên soái, kẹp gậy nguyên soái vào nách, từ biệt người nhà lên ô tô, hai viên tướng cũng nhanh chóng theo lên ô tô phóng đi ngay…

Hai mươi phút sau chuông điện thoại trong nhà Rommen kêu vang. Thông báo Nguyên soái Rommen đã “ốm chết” trong bệnh viện. Người nhà Rommen vội đến bệnh viện, thấy Rommen mặc quân phục mầu nâu xẩm, nằm thẳng trên giường hành quân, hai mắt nhắm. Hôm ấy có cáo phó với danh nghĩa gia đình Rommen: Nguyên soái Rommen sau khi bị thương nặng đã đột nhiên từ trần vào ngày 14 tháng 10 năm 1944, hưởng thọ 53 tuổi. Tiếp đó, Hitle, Gơring, Gơben gửi điện viếng “chia buồn”, sau đó tổ chức tang lễ.

Sau vụ ám sát, gần 5000 người bị giết, khoảng 1 vạn người bị đưa vào trại tập trung. Trong đám tướng lĩnh bị giết, ngoài Nguyên soái Rommen ra, còn có Nguyên soái khét tiếng một thời Visơlơben, Nguyên soái Cơluyơ, còn có tướng Has, tướng Ferchibel, tướng Vacna, tiến sĩ Gơđơlơ, trong đó còn có tướng Frum diễn vai hề trong sự kiện này.

Đầu năm 1945, khởi nghĩa chống phát xít của nhân dân Italia lan rộng khắp miền bắc nước Italia, bọn phát xít Italia đứng trước số phận cuối cùng bị tiêu diệt.

Đêm khuya ngày 26 tháng tư, Ban chỉ huy đội du kích được tin, một đoàn xe gồm 30 chiếc ô tô của bọn phát xít Đức và Italia, chạy tới gần Musô trên tuyến biên giới, mưu toan trốn ra nước ngoài.

– Xuất kích ngay! Đại uý Nary đội trưởng du kích ra lệnh:

– Toàn thể đội viên xông ra tuyến biên giới ngay, phong tỏa bốt gác quan trọng

Lát sau, một đoàn xe hỗn hợp chạy tới. Phía trước là xe bọc thép của Đức, ngay sau đó là những ô tô con tư nhân của Italia.

– Dừng xe! Đội du kích chặn đoàn xe lại, mấy tên sĩ quan Đức được giải tới ban chỉ huy đội du kích. Khi ấy, chợt phát hiện ô tô của người Italia phía sau bắt đầu tháo chạy, có chiếc quay đầu chạy ngược trở lại, có chiếc chui vào đường núi gập ghềnh bên đường cái, có chiếc chạy về hướng Musô, Đội du kích lập tức chia ra Ban chỉ huy đội du kích cử hai đội viên áp giải đoàn xe quân Đức tới thành phố Dongo, và tiến hành kiểm tra tại đây. Khi đã lục soát kiểm tra xong xuôi, đại uý Nary chợt phát hiện ra người Đức trên chiếc ô tô thứ ba thì thầm với nhau. Thế là anh leo lên chiếc xe này, với ánh mắt sắc sảo anh đảo mắt nhìn xuống phía đuôi xe, thấy ở xó góc xe có một người nằm thu lu ở đấy, trên người đắp chiếc áo khoác quân đội Đức, dưới chiếc áo lòi ra hai chân, chiếc quần hắn ta mặc có viền sọc vàng, đây là quần của sĩ quan cao cấp quân đội Đức mới được mặc.

– Hắn là ai thế? Nary hỏi.

– Tên nghiện rượu. Người Đức trả lời.

Nary làm ra vẻ chẳng có chuyện gì, nhảy xuống xe. Anh nói nhỏ với một chiến sĩ du kích đứng bên: “ Chú ý chiếc xe tải thứ ba, không để nó chạy trốn!” Rồi anh đến ngay chính quyền thành phố Dongo báo cáo về con người bí ẩn trên chiếc xe tải.

Một người tên là Ôxtơri vốn là hiến binh thành phố Dongo, cũng chú tới dấu hiệu không bình thường trên chiếc xe thứ ba. Anh đến gần xe, để nhìn cho rõ. Chợt lính Đức liên tiếp nhảy ra khỏi xe. Hóa ra họ biết bí mật trên xe đã bị phát hiện, sợ bị liên lụy nên đều theo nhau rời khỏi chiếc xe này.

Ôxtơri đi tới phía sau xe, mở tấm chắn hậu ra, thì thấy người mặc quần sọc vàng đứng dậy giơ cao hai tay, tỏ ý đầu hàng, sau đó khom người rời khỏi xe.

Ôxtơri túm lấy một tay hắn, một người lính Italia khác đứng ở đấy túm nốt tay kia và giải tên này đến Ban chỉ huy khu của đội du kích – chính quyền cũ của thành phố Dongo.

Qua thẩm vấn thì hóa ra thằng cha mặc quần sọc vàng này, chính là Mutxôlini, tên trùm phát xít Italia.

Mutxôlini làm sao lại đến nông nỗi này?

Từ tháng 7 năm 1943, sau khi liên quân Anh, Mỹ đổ bộ lên đảo Xixin, quân đội phát xít Italia liên tiếp thua chạy, Mutxôlini bị bạn bè người thân bỏ rơi. Tập đoàn lớp trên nước Italia phát động một cuộc đảo chính, gạt hẳn ra khỏi chính trường, rồi giam lỏng hắn trên một ngọn núi cao của dẫy Apennin. Ít lâu sau, nước Italia tuyên bố đầu hàng rút ra khỏi chiến tranh. Nhưng, tới ngày 13 tháng 9, Hitle phái mấy tên lính liều mạng của đội bảo vệ Đảng, đi máy bay “tới chỗ giam Mutxôlini cứu tên trùm tội ác này ra. Hai ngày sau, dưới sự bảo vệ của Hitle, Mutxôlini tuyên bố thành lập nước Cộng hoà xã hội Italia mới tại miền bắc nước Italia, nơi quân Đức chiếm đóng. Lên cầm quyền là hắn lập tức ra lệnh xử bắn những người làm đảo chính gạt bỏ hắn, trong đó có cả con rể hắn Xianô.

Từ đó, Mutxôlini lại sống đàng hoàng được hơn một năm nữa, Nhưng tới đầu năm 1945, phòng tuyến quân Đức liên tiếp bị đánh tan, Mutxôlini đã thấy được ngày tàn sắp đến rồi. Hắn hóa trang thành người Đức, mưu toan trà trộn vào trong đoàn xe của người Đức trốn ra nước ngoài, đến Thụy Sĩ sống lưu vong. Lúc đầu hắn ngồi trong xe con tư nhân của Italia, sau khi đội du kích phong tỏa vọng gác, hắn được chuyển sang xe của người Đức. Nhưng, dù cho hắn hành động quỷ quyệt đến thế nào, cũng không thoát khỏi ánh mắt sắc sảo của đội viên du kích.

Trong trụ sở Ban chỉ huy đội du kích, ngoài Mutxôlini ra, còn mấy tên phát xít khác nữa cũng bị bắt. Trong gian phòng bên cạnh còn giam hai người đàn bà trẻ. Lúc đó, Mutxô buộc phải khai với đội du kích, một người trong đó là Petasi người tình của hắn.

Buổi chiều ngày 28 tháng 4, bộ Tổng tham mưu đội du kích cử Thượng tá Varailio đến Dongo, và ông đại diện bộ tổng tham mưu xử tử Muxôlini và mấy tên đầu sỏ phát xít khác.

Chiều tối hôm ấy, họ áp giải Mutxôlini và Bethasi lên ô tô, để đề phòng bất trắc, Varailio kép sụp mũ quân đội của Mutxôlini xuống, để người ta không nhận ra được hắn, ô tô chạy tới một khoảng đất cao gần biệt thự thì dừng lại. Đội viên du kích lôi Mutxôlini và Bethasi xuống xe, để chúng đứng cạnh hàng rào biệt thự, đường vào hai bên biệt thự đều có người canh gác.

Varailio lấy danh nghĩa nhân dân Italia tuyên bố xử tử hình chúng. Mutxôlini biết ngày tận số đã đến, sợ hãi run lẩy bẩy. Chỉ nghe hai tiếng nổ “phằng phằng”, Mutxôlini và Petasi ngã vật xuống đất, Varailio lại bồi thêm cho Mutxôlini một phát súng nữa.

Đây là viên đạn báo thù của nhân dân Italia, cũng là sự phán xét công bằng của lịch sử.

Thi thể Mutxôlini được chở về quảng trường Milang, treo ngược trên giá sắt trên nóc một cây xăng để bêu trước nhân dân. Tên đầu sỏ tội ác phát xít này bị hàng nghìn hàng vạn người lên án và nguyền rủa.

Chọn tập
Bình luận