Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

Tiến Quân Xâm Lược Ấn Độ

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

TIẾN QUÂN XÂM LƯỢC ẤN ĐỘ

Sự lớn mạnh của nước Anh, gắn liền với việc cướp đoạt thuộc địa trên thế giới. Sau thế kỷ XVII, nước Anh có thuộc địa ở Châu Úc, Bắc Mỹ và Châu Phi, một thuộc địa lớn nhất là Ấn Độ ở Châu Á.
Ngay vào năm 1613, nước Anh đã thiết lập trạm buôn bán ở Surat miền tây Ấn Độ. Về sau, xây dựng thương điếm ở Mađras miền đông nam Ấn Độ. Tới năm 1698, lại mở rộng thêm tới miền đông bắc Ấn Độ.
Năm ấy, công ty Đông Ấn Độ của Anh mua của chính quyền đế quốc Môgôn đang thống trị Ấn Độ một ngôi làng nhỏ nằm ở cửa sông Hằng trong vịnh Bănggan, tên là Cancuta. Đừng tưởng làng này nhỏ, vai trò của nó thật là lớn. Giải Bănggan là một vùng giàu có nhất Ấn Độ, bình nguyên rộng, sông ngòi chi chít, sản xuất nhiều gạo và đay. Nước Anh mua ngôi làng này, xây dựng trụ sở buôn bán chính tại đây, đã liên tục chuyển về nước Anh lương thực và nguyên vật liệu. Sau mấy năm, tình hình đã khác trước. Công ty Đông Ấn Độ Anh trên danh nghĩa tới Viễn Đông để làm ăn buôn bán, nhưng đã xây dựng đồn lũy to lớn ở Cancuta được người Anh vũ trang đầy đủ. Họ có súng có phào, rõ ràng là một cánh quân thường trực. Điều hiểm độc hơn là, công ty này còn tuyển mộ người Ấn Độ để huấn luyện quân sự, dậy cho họ cách sử dụng súng tây pháo tây, dàn đội hình hành quân, hành hung giết người thật sự đây là doanh trại quân đội!
Chính phủ Ấn Độ đương nhiên không thể làm ngơ chuyện này được. Năm 1756, Navabu (Tổng đốc) Bănggan đưa ra kháng nghị với công ty Đông Ấn Độ, không cho phép họ xây dựng đồn lũy ở Cancuta. Bọn xâm lược Anh chẳng thèm để ý. Và Nabap đã đem quân đến thu hồi lại Cancuta, đuổi hết bọn người Anh đi.
Bọn xâm lược Anh tụ tập lại ở Mađras, bàn bạc đối sách.
– Thần dân, Đại Anh quốc chúng ta chỉ có tiến không lùi, không thể để bọn bản xứ đuổi chúng ta đi được! – Người phát biểu là một viên chức cao cấp của Công ty. Ông ta có đôi mắt xanh, bộ râu vàng, khi nói bộ râu mấp máy.
– Thưa ngài, ý của ngài là. . . – Người nói là một sĩ quan trẻ đeo lon thượng úy. Anh ta đứng dậy, lấy bàn tay phải giả làm mã tấu, chém mạnh xuống, ý là “giết!”. Điệu bộ của ông đã nói rõ ý của tôi. – Râu vàng nói.
– Theo hai vị, cho phép tôi được nêu một tình hình đáng quan ngại. Binh lực của Navabu ở đây có tới trên 7 vạn, ông ta còn được sự ủng hộ của người Pháp, trong khi quân của Đại Anh quốc chúng ta ở đây chỉ có 900 người, thêm 2000 lính đánh thuê Ấn Độ… Chúng ta ở xa chính quốc, một khi khai chiến, việc cung cấp sẽ rất là khó khăn. Thuyền bè từ Anh sang, tới được đây phải trên hai tháng. . . – Lại một viên chức cao cấp của công ty nói.
– Quân đội Đại đế quốc Anh xưa nay vộ địch, một thắng 100, thắng 1000! – Viên sĩ quan trẻ không kìm nổi nữa, ngắt rời viên chức kìa.
– Xin mọi người nghe ý kiến của ngài Cơlivơ! – Râu vàng dõng dạc thong thả nói, đưa tay vuốt râu.
Mọi người đều nhìn Cơlivơ. Ông ta mặc bộ quân phục nghiêm chỉnh, đeo ngù dải vàng, lưng gài đoản kiếm, là Tư lệnh ở đây.
– Ông thượng úy nói rất đúng, quân đội Đại đế quốc Anh chúng ta có niềm tin tất thắng. – Ông nhìn người sĩ quan trẻ với ánh mắt rất ranh mãnh, rồi chớp chớp cặp mắt xếch, chậm rãi nói – Xin chư vị chú ý, trong đám sĩ quan của họ cũng có người chịu nghe lời chúng ta đấy. Tiền có thể mua tiên được mà! ý kiến tôi là, lập tức tiến đánh Cancuta; thiết lập nền thống trị thép của chúng ta.
– Cao kiến của Tư lệnh rất hợp ý tôi – Râu vàng hài lòng gật đầu.
Tháng l năm 1757, quân xâm lược của Cơlivơ đổ bộ lên cửa sông Hằng, chiếm lại Cancuta. Navabu Bănggan một mặt kiếm cớ giảng hòa, một mặt cầu viện thực dân Pháp. Tháng 6, 7 vạn quân của Navabu chiến đấu với 900 quân của Cơlivơ ở Pratsây. Mới đầu quân Anh thất bại, nhưng vì sĩ quan của Môgôn đã bị Anh mua chuộc, kéo quân rút lui. Quân Anh thừa thế xông lên. Quân của Navabu chạy tán loạn, Navabu đã bị quân Anh giết chết.
Quân anh mặc sức cướp của, đốt nhà, chém giết, hãm hiếp.
– Xông vào kho bạc Bănggan – Cơlivơ ra lệnh.
– Xông vào đi! – Mấy chục lính Anh lấy cây gỗ lớn xô tung cửa kho Bănggan.
– Cướp mau lên! – Quân Anh thấy trong kho toàn là vàng bạc, chúng vội vàng cởi áo ra, túm lại thành túi vơ vét vàng bạc bỏ vào, rồi lại cởi cả quần ra, buộc hai ống lại, tuồn vàng bạc vào. Khi chúng ra khỏi kho, đứa nào cũng vác mấy bao nặng, nhưng mình trần như nhộng.
– Viên kim cương lớn thế này, lần đầu tiên tôi thấy đấy! – Cơlivơ tiện tay nhét luôn vào túi áo – Ồ, lại có cả đá hồng ngọc, đá bích ngọc, đá mắt mèo. . . nữa kìa! Trời! Tuyệt quá! – Túi Cơlivơ căng phồng lên.
Theo thống kê chưa đầy đủ, vàng bạc châu báu quân xâm lược Anh cướp được ở kho Bănggan, tổng giá trị vào khoảng 3700 vạn bảng Anh, ấy là chưa kể phần cá nhân quân lính cướp bóc. Chỉ riêng các quan chức cao cấp công ty Đông Ấn Độ đã cướp đi số vàng bạc của cải trị giá tới 2100 vạn bảng Anh, số này dĩ nhiên cũng không tính trong tổng số nói trên.
Mấy năm sau, Cơlivơ trong báo cáo về cuộc viễn chinh Ấn Độ với nghị viện Anh, đã nói:
– Thành phố trù phú nằm dưới chân tôi, đất nước tráng lệ ở trong tay tôi, kho bạc nhà nước chứa đầy vàng bạc châu báu ngay trước mắt tôi, tôi chỉ lấy tất cả có 20 vạn bảng. Giờ đây, tôi cảm thấy rất kỳ lạ, khi ấy không biết vì sao tôi lại nhẹ tay đến như vậy?
Đấy là lời tự bạch của một tên cướp thực dân. Sau chiến dịch Platsây, quân Anh lại đánh bại quân Pháp, độc chiếm Bănggan, và bổ nhiệm một tên tướng Môgôn đã bị họ mua chuộc làm Navabu ở Bănggan.
Năm 1767, Nghị viện Anh thông qua “Luật quản lý công ty Đông Ấn Độ”, đổi giám đốc công ty Đông Ấn Độ vốn ở Cancuta thành Tổng đốc do nhà nước bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ thuộc Anh. Từ đó, chính phủ Anh bắt đầu trực tiếp thống trị Ấn Độ.
Trong vòng 58 năm từ sau chiến dịch Pratsây tới năm 1815, Anh đã vơ vét của Ấn Độ một lượng của cải tới một tỷ bảng Anh, làm cho vùng Bănggan giầu có trở thành hoang vu, chỉ riêng vụ đói kém mất mùa năm 1770 đã chết đói tới 10 triệu người.
Điều đáng nói là, công ty Đông Ấn Độ của Anh đã cưỡng bức nông dân Bănggan trồng rất nhiều cây thuốc phiện, chúng lấy nhựa thuốc phiện chế tạo thuốc phiện, rồi qua đường buôn lậu bán cho Trung Quốc. Vậy là, không những khiến Trung Quốc mất rất nhiều bạc trắng, mà còn đầu độc nhân dân Trung Quốc. Đấy là “văn minh” mà cuộc cách mạng tư sản Anh đã đưa tới phương Đông.

CHIẾN TRANH THUỐC PHIỆN

Ngày 3 tháng 6 năm 1839, trên bãi biển Hổ Môn (Quảng Châu, Trung Quốc) người đông như kiến, người ta đến xem đốt thứ chất độc do bọn buôn lậu người Anh mang tới, đó là thuốc phiện.
Trên bãi biển đã đào sẵn 10 chiếc “hố hủy thuốc”, mỗi hố vuông rộng 15 trượng, chung quanh là cọc rào gỗ, bên ngoài có cửa chắn nước biển.
– Lâm đại nhân đã đến!
Mọi người hoan hô reo mừng: Ai cũng biết, nếu Khâm sai đại thần Lâm Tắc Từ không quyết tâm phong tỏa thương quán – trụ sở của bọn buôn lậu Anh, thì bọn con buôn Anh đâu có chịu ngoan ngoãn nộp hơn 2 vạn thùng (tổng cộng 230 vạn cân) thuốc phiện. Cho nên mọi người rất khâm phục Lâm Tắc Từ.
Lâm Tắc Từ xuống kiệu, đi tới bên bàn ngồi xuống, rồi giơ tay ra lệnh:
– Hủy thuốc!
Chỉ nghe tiếng nổ lớn “Đùng đùng!” Mấy chục khẩu pháo “sung thiên” cùng bắn một loạt. Khi ấy, những người phu khuân vác khiêng từng thùng thuốc phiện đến bên hố, binh lính đã chuẩn bị sẵn vôi, cứ một tầng thuốc phiện một tầng vôi lấp đầy các hố hay thuốc. Cửa đập mở, nước biển tràn vào các hố, gặp vôi lập tức sôi lên sùng sục. Khói đặc mầu trắng cuồn cuộn trên mặt hố. Thuốc phiện màu đen biến thành tro trong hố.
– Hay lắm! – Mấy vạn quần chúng đứng xem hò reo. Thế là thuốc phiện của Anh buôn từ Ấn Độ đến đã bị nhân dân Trung Quốc tiêu hủy!
Công việc tiêu hủy thuốc phiện tiến hành trong 23 ngày, 230 vạn cân thuốc phiện bị hủy hoàn toàn.
Hai tháng sau, tên trùm buôn thuốc phiện người Anh lật đật trốn nước. Hắn họp các nhà tư bản Anh lại, lập kế hoạch chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Tiếp đó, chúng tới gặp đại thần ngoại giao Anh, Panmécton (sau lên làm thủ tướng), được nội các Anh phê chuẩn.
Năm 1840, cuộc “Chiến tranh thuốc phiện” của Anh xâm lược Trung Quốc bùng nổ. Hạm đội Anh bắt đầu tấn công Quảng Châu, Lâm Tắc Từ đã chuẩn bị sẵn, đánh bại chúng. Chuyển sang tấn công Hạ Môn, chúng cũng bị đẩy lui. Quân xâm lược Anh men theo ven biển tiến lên phía bắc, lần lượt tiến đánh Định Hải, Triết Giang và cảng Đại Cô ở Thiên Tân, vua nhà Thanh là Đạo Quang sợ hết hồn, cử Kỳ Thiện đến Quảng Châu “giảng hòa”.
Tháng 1 năm 1841, Kỳ Thiện đến Quảng Châu, bãi chức Lâm Tắc Từ, triệt thoái công việc phòng ngự Quảng Châu. Quân Anh thừa cơ tiến đánh Quảng Châu, Đề đốc bảo vệ Hổ Môn hy sinh. Kỳ Thiện ký hiệp ước bán nước với quân Anh, đồng ý bồi thường “thiệt hại” thuốc phiện, đồng ý cắt Hồng Kông cho Anh.
Vua Đạo Quang bất tài nhưng kiêu ngạo, nghe tin Kỳ Thiện đã ký hiệp ước nhục nhã bán rẻ chủ quyền lại quay sang chủ trương đề kháng, cử cháu ruột là Dịch Sơn đến Quảng Châu, phong cho làm “Tướng quân dẹp loạn”, tác chiến với quân xâm lược Anh. Dịch Sơn đâu có biết đánh trận, bị quân Anh bắn cho mấy quả pháo đã kéo cờ trắng cầu hòa ngay. Kết quả là ký lại hiệp ước bán nước, còn phải nộp cho quân Anh 600 vạn đồng bạc trắng làm “tiền chuộc thành Quảng Châu.
Ngày 30 tháng 5 năm 1841, Tư lệnh quân xâm lược Anh và lãnh sự Anh ở Trung Quốc chỉ huy hơn 2000 quân có trang bị đại bác, súng phun lửa, đánh thẳng vào Tam Nguyên Lý. Nhân dân Tam Nguyên Lý đã chuẩn bị sẵn sàng, lúc đầu không chống lại, nhử cho giặc tiến sâu vào vùng đất trũng. Khi ấy, chợt một lá cờ ba sao phất lên, một tiếng súng lớn nổ, hàng nghìn hàng vạn người tay cầm đại đao, giáo dài, súng kíp, reo hò xông vào chém giết quân Anh. Quân Anh vội vàng tháo chạy, nhưng đã lún vào đầm lầy, không thể nào rút chân lên được, đành chịu chết dưới lưỡi đao của nghĩa quân. Viên chỉ huy hò hét quân lệnh chống trả, nhưng trời bỗng đổ mưa. Khi ấy đại bác và súng ống mỗi khi bắn phải mồi lửa, bị ướt thì không thể bắn được, trở thành đồ bỏ đi. Nhân dân Tam Nguyên Lý xông lên chém giết, giết chết tại trận hơn 200 tên, chém bị thương mấy trăm tên, bắt sống hơn 10 tên, 2000 quân xâm lược hoàn toàn bị bao vây.
Người Anh lập tức gây áp lực với Dịch Sơn. Để lấy lòng bọn Tây dương, Dịch Sơn cử tri phủ Quảng Châu đến “giải vây”, 2000 quân xâm lược Anh mới thoát chết.
Bọn xâm lược xưa nay quen thói được đằng chân lân đằng đầu. Chúng nhân thấu sự thối nát bất tài của Hoàng đế nhà Thanh, tiếp tục đánh lên phía Bắc. Tháng 8 năm 1841, đánh chiếm Hạ Môn. Tháng 10 đánh chiếm Đinh Hải, Ninh Ba. Tháng 6 năm 1842, tiến đánh Thượng Hải, Đề đốc trấn thủ Ngô Tùng là Trần Hóa Thành thề chết chống lại, đã hy sinh vì nước. Tháng 7, quân Anh tiến đánh Trấn Giang, Nam Kinh, buộc chính phủ nhà Thanh phải ký “Hiệp ước Nam Kinh Trung – Anh” nhục nhã mất chủ quyền đất nước.
Ngày 29 tháng 8 năm 1842, “Hiệp ước Nam Kinh” chính thức ký kết. Quân xâm lược Anh thu được rất nhiều “lợi ích”. Nội dung hiệp ước chủ yếu có: (1) Trung Quốc cắt Hồng Kông cho Anh. (2) Bồi thường 2100 vạn đồng bạc trắng. (3) Mở cửa năm nơi Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba, Thượng Hải làm cửa khẩu thông thương. (4) Thuế xuất nhập khẩu hàng hóa của thương nhân Anh, Trung Quốc phải bàn bạc thỏa thuận với Anh.
Từ đó, móng vuốt của bọn xâm lược Anh bám sâu dân đại lục Trung Quốc, xã hội Trung Quốc dần dần trở thành xã hội nữa thuộc địa nữa phong kiến.

NIUTƠN

Trong một làng ở quận Lincôn nước Anh, một chàng trai ngồi đọc sách dưới gốc cây táo.
Anh chăm chú đọc, đọc mãi, tinh thần hoàn toàn cuốn hút vào cuốn sách. “Bịch!” một tiếng, mắt rời khỏi cuốn sách, anh định thần nhìn, một quả táo chín rơi xuống đất.
– Hóa ra là như vậy! – Anh lại mở sách ra, chuẩn bị đọc tiếp.
Một trận gió thoảng qua, “Bịch!” “Bịch!” trên cây lại rơi xuống hai quả táo nữa.
– Sao vậy nhỉ? – Chàng trai gập sách lại, suy nghĩ – Vì sao táo lại rơi xuống mà không bay lên nhỉ?
Táo rơi xuống là chuyện bình thường ai cũng thấy, chẳng khiến ai nghi ngờ gì về việc ấy cả. Nhưng chàng trai này lại suy nghĩ, nghiên cứu. Về sau, anh trở thành nhà khoa học kiệt xuất nhất trên thế giới thời đó.
Ông là ai? Tên ông là Isaac Niutơn.
Niutơn sinh năm 1642. Từ nhỏ rất chăm học năm 21 tuổi đã là nghiên cứu sinh đại học Kembritgiơ – một trường đại học nổi tiếng nhất nước Anh.
Năm 1665, Niutơn tốt nghiệp đại học Kembritgiơ, được giữ lại làm việc ở phòng nghiên cứu. Tháng 6 năm ấy, nước Anh có đại dịch. Để tránh lây lan, trường ngừng dạy học, Niutơn về quê. Ít lâu sau, bị thu hút về chuyện quả táo bất chợt rơi xuống đất, ông đọc rất nhiều tác phẩm về Thiên văn học và Vật lý học. Định luật về hành tinh vận động của Kêpơle, định luật về vận động vật thể rơi tự do của Galilê, ông đều nghiên cứu rất sâu. Ông nghĩ, hành tinh vì sao lại quay quanh mặt trời? Vệ tinh làm sao nhất định phải có quỹ đạo mà không bay theo đường thẳng? Niutơn lúc nào cũng chìm sâu vào suy nghĩ. Ở nhà suy nghĩ lúc đi chơi cũng suy nghĩ, và quên đi mọi việc khác. Một hôm, ông dắt ngựa lên đồi để cưỡi, nhưng đầu óc lại nghĩ đến mặt trời trên không trung, khi tới đỉnh đồi mới thấy trong tay chỉ còn độc bộ dây cương, còn ngựa thì đi đâu mất.
Niutơn buồn bực quay về nhà, trên đường thấy mấy em bé trong làng đang chơi đùa. Một em buộc dây vào viên đá quay tròn liền mấy vòng, sau đó văng nhanh hòn đá, hòn đá văng đi rất xa. Một em khác quay tít một xô sữa trên đầu, sữa không bắn ra một giọt nào cả. Còn một em thì thả diều, tay nắm chặt đầu dây, diều không rơi xuống đất, và cũng không bay mất. “Để tớ thử xem nào!” Niutơn bắt chước làm theo các em, và cũng làm được. Ông rất phấn khởi.
Niutơn về nhà nghiên cứu, chợt hiểu ra: Đây là do tác dụng của hai loại lực. – Một lực kéo vào trong gọi là lực hướng tâm, một lực đẩy ra ngoài, gọi là lực ly tâm. Hai lực đối kháng nhau này cân bằng nhau, chẳng phải đã xuất hiện tình hình nói trên đó sao?
Sau đó, Niutơn tìm ra “’Ba định luật vận động lực học” nổi tiếng.
Những phát hiện này càng làm Niutơn say mê hơn đối với việc nghiên cứu thiên văn và lực học. Một hôm, ông vừa đọc sách, vừa luộc trứng gà. Ông đọc hết một tiết, chuẩn bị ăn trứng gà. Mở nắp xoong ra, “Trời ơi?”. Hóa ra ông không luộc trứng mà là luộc cái đồng hồ bỏ túi. Niutơn đã say mê nghiên cứu học vấn như thế đấy!
Lấy sợi dây buộc vào hòn đá, ráng sức văng hòn đá đi, nắm thật chắc đây, thì hòn đá sẽ quay vòng; nếu thả dây ra hòn đá sẽ văng đi rất xa. Đấy là hiện tượng thông thường ai cũng biết. Nhưng Niutơn lại nhìn ra một chân lý. Trái đất quay quanh mặt trời vì sao lại không bay đi mất? Mặt trăng quay quanh trái đất vì sao cũng không bay đi mất? Hòn đá thì còn nắm chặt đầu dây, vậy cái gì đã nắm chắc trái đất, mặt trăng? Sợi dây vô hình đó không phải là một thứ “sức hút” không nhìn thấy hay sao? Vậy là, Niutơn đã tìm ra “Định luật vạn vật hấp dẫn” chấn động thế giới. Nguyên nhân vì sao quả táo rơi xuống đất cuối cùng đã tìm được rồi.
Phát hiện khoa học không phải dựa vào ngẫu nhiên tình cờ, mà phải dựa vào rất nhiều thực nghiệm gian khổ. Cả đời Niutơn, hầu như sống trong phòng thực nghiệm.
Để quan sát thiên thể, ông ghép ba tấm kính lại làm: lăng kính. Dùng lăng kính phân tích ánh sáng mặt trời, kết quả đã tìm ra ánh sáng ta thường thấy là do bẩy loại mầu đỏ, da cam, vàng, lục, xanh, lam, tía tạo ra. Vậy là, Niutơn đã tìm ra bí mật của ánh sáng. Trên cơ sở này, ông đã làm ra kính viễn vọng phản xạ đầu tiên trên thế giới. Nhờ kính này, có thể nhìn thấy vệ tinh của sao Mộc. Phát minh ra kính viễn vọng phản xạ, đã làm cho loài người tiến vào một giai đoạn mới trong việc quan sát thiên thể.
Để tính toán vận động của các thiên thể, ông đã nghiên cứu rất sâu toán học cao cấp, và đã sáng lập ra lý luận vi phân tích phân. Từ đó, tính toán của toán học trên toàn thế giới có sự nhẩy vọt quan trọng.
Làm thực nghiệm không phải lần nào cũng thành công, có thể nói, không có 99 lần thất bại thì không thể có được một lần thành công. Niutơn rất ít khi nghỉ ngơi trước hai, ba giờ sáng, thường là làm việc tới tận 5, 6 giờ sáng. Hàng năm vào mùa xuân hoặc mùa thu thời tiết ấm áp, mát mẻ, ông thường xuyên làm việc 6 tuần liền trong phòng thực nghiệm. Dù ngày hay đêm, ông liên tục làm việc, tới khi thực nghiệm xong mới thôi.
Một lần, ông hẹn một người bạn đến nhà ăn cơm. Bạn đến rồi, ông vẫn còn mải miết làm việc trong phòng thực nghiệm. Quá giờ ăn trưa đã hai tiếng, người bạn đói mềm cả người liền đi vào phòng ăn, ăn hết cả con gà. Xương gà quẳng trong bát. Lát sau, Niutơn vào phòng ăn, nhìn thấy trong bát có nhiều xương gà, bất giác kinh ngạc nói:
– Ồ ! Hóa ra mình ăn rồi à!
Nói xong, lại quay về phòng thực nghiệm làm việc tiếp. Niutơn là người làm việc quên ăn quên ngủ như vậy đấy.
Định luật vạn vật hấp dẫn là cống hiến lớn nhất của Niutơn cho khoa học. Ông đã phải tính toán và thực nghiệm không biết bao nhiêu lần. Năm 1687, tác phẩm “Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên” của Niutơn được xuất bản. Từ đó, cả thế giới đã hiểu được bí mật của vạn vận hấp dẫn, đẩy mạnh công cuộc khoa học phát triển.
Năm 1727, Niutơn 85 tuổi, ốm đau khiến ông không làm việc được nữa. Trước lúc lâm chung, nhà khoa học lớn này khiêm tốn nói:
– Trên con đường khoa học, tôi chỉ là một đứa trẻ chơi đùa trên bờ biển, tình cờ nhặt được một hòn đá đẹp. Chân lý như biển cả, tôi chưa tìm hiểu được gì!

OÁT VÀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

Một ngày mùa đông giá lạnh, bà già và đứa cháu nhỏ ngồi bên lò sưởi ấm. Ấm nước đặt trên lò sôi, nắp ấm cứ kêu lập bập, và có tiếng “phì” “phì”.
– Trong ấm có gì thế bà? – Đứa cháu nhỏ tò mò hỏi.
– Nước. – Bà trả lời.
– Nước sao lại đẩy được nắp ấm lên hả bà?
– Nước sôi thì có hơi bốc ra, hơi đẩy nắp ấm lên đấy mà.
– Hơi nó mạnh bà nhỉ? – Cậu bé như có điều gì suy nghĩ, mắt mở to.
Cậu bé hay hỏi tới cùng ấy tên là Jêm Oát, lớn lên đã trở thành một nhà phát minh lớn.
Oát người Scôtlen, sinh năm 1736, cha là thợ đóng thuyền. Oát hồi nhỏ đã từng làm thợ học việc. Năm 20 tuổi làm nhân viên thực nghiệm ở đại học Glaxgâu, chuyên làm và sửa chữa đồ dùng giảng dạy. Quá trình ông chế tạo máy hơi nước, bắt đầu từ trường đại học này.
Việc phát minh ra máy hơi nước có phải do Oát không? Có thể nói là phải, cũng có thể nói là không. Chuyện này phải bắt đầu từ tình hình công nghiệp của nước Anh khi đó.
Sau khi nước Anh xâm chiếm Ấn Độ, vải bông giá rẻ của Ấn Độ bán rất nhiều ở Anh, trên thị trường nước Anh đâu đâu cũng có vải bông Ấn Độ. Giá thành sản xuất của công trường dệt ở Anh rất cao, giá bán cũng rất cao, không có người mua. Chủ công trường muốn cải tiến kỹ thuật sản xuất, hạ thấp giá thành, sản xuất nhiều hàng dệt với hơn giá cả rẻ hơn.
Vốn dĩ, kỹ thuật dệt của Anh rất lạc hậu, người thợ lấy tay phải đưa thoi sang trái, rồi lại lấy tay trái đẩy thoi sang bên phải, một ngày chỉ dệt được mấy thước vải. Năm 1733 có một thợ cơ khí tên là Caiyi phát minh ra thoi bay, chỉ cần dùng dây giật, thoi quay lại rất nhanh, tốc độ tăng lên mấy lần.
Kỹ thuật dệt đã tốt lên, vấn đề kéo sợi làm thế nào bây giờ Máy kéo sợi thủ công của Anh, một ngày chỉ kéo được một cọc sợi. Mức sản xuất sợi quá thấp, xảy ra “khủng hoảng sợi bông”. Năm 1761, “Hội đồng giải thưởng nghệ thuật và công nghiệp” Anh đưa ra sáng kiến dùng tiền thưởng để khuyến khích người phát minh máy kéo sợi kiểu mới. Bốn năm sau, một người thợ dệt tên là Hacgrivơ phát minh ra một máy kéo sợi kiểu mới, cùng một lúc lắp được 16 – 18 cọc sợi, ông phấn khởi lấy tên con gái Giêni đặt tên cho máy, gọi là “máy Giêni”.
Tuy nhiên, máy kéo sợi kiểu mới này vẫn phải quay bằng tay mà sức người thì có hạn, sợi kéo ra vừa nhỏ lại không bền. Vậy là phải giải quyết vấn đề Động lực.
Năm 1769, một thợ đồng hồ tên là Acơrai, thấy ở nông thôn người ta dùng thủy lực để xay bột mì, liền thiết kế một loại máy kéo sợi thủy lực, có thể cùng một lúc kéo được nhiều cọc sợi. Phát minh này nhanh chóng đã làm thay đổi cơ cấu của công nghiệp Anh. Vì “máy Giêni” quay tay có thể sản xuất tại gia đình, còn máy kéo sợi thủy lực phải sản xuất tại nhà máy lớn. Ít lâu sau, Acơrai trở thành ông chủ nhà máy đầu tiên của nước Anh.
Máy kéo sợi phát triển, lại thúc đẩy máy dệt phát triển. Năm 1785, một người tên là Cáctơrai phát, minh ra một loại máy dệt thủy lực, nâng hiệu suất dệt lên 40 lần.
Nhưng, nhà máy dùng thủy lực chỉ có thể đặt ở ven sông tuỳ thuộc vào giao thông bất tiện, chuyên chở khó khăn; hơn nữa sức nước mạnh yếu còn các mùa, không thể sản xuất liên tục ổn định được. Thế là, Oát dự định chế tạo một máy động lực đặt ở nơi nào cũng được. Ông nhớ tới thời thơ ấu đã nhìn thấy hơi nước đẩy được nắp ấm lên, nên chuẩn bị dùng hơi nước làm động lực mới. Ông tìm đọc rất nhiều tư liệu về việc dùng hơi nước làm động lực máy, vì vậy, ông đã học tiếng Đức và tiếng Italia.
Cơ hội đã đến! Năm 1763, trường đại học đem về một mô hình máy hơi nước, giao cho Oát chịu trách nhiệm sửa chữa. Oát cùng hai công nhân từng sửa chữa máy hơi nước, đã nghiên cứu rất kỹ.
Hóa ra, nữa sau thế kỷ XVII, một người Pháp là Papanh đã chế tạo thử máy hơi nước. Năm 1698, một người Anh là Safuri đã phát minh ra máy bơm chạy bằng hơi nước, để hút nước ở hầm mỏ. Nhưng loại máy hơi nước này rất tốn nhiên liệu, sử dụng lại không an toàn, cho nên không phổ biến rộng rãi. Năm 1705, một người Anh là Niucôman đã chế tạo máy hơi nước cải tiến, nhưng nhiệt độ của máy không kiểm soát được, khi nóng khi nguội, có nhiều nhược điểm. Máy mà Oát chịu trách nhiệm sửa chữa, chính là kiểu máy hơi nước Niucôman này.
“Mình phải chế tạo một máy hơi nước tốt hơn thứ này!” Oát vừa sửa chữa vừa hạ quyết tâm như vậy.
Một năm sau, chiếc máy hơi nước do chính Oát chế tạo bắt đầu đốt lửa. Than đã cháy hồng, nhiệt độ nước bắt đầu lên cao, sau đó sôi lên. Oát vui mừng mở công – tắc máy hơi nước. Nhưng, máy lại không chạy.
– Ồ! Sao lại không chạy nhỉ?
Oát thấy rất kỳ lạ. Xem kỹ, thì thấy hơi nước phì ra bốn chung quanh, cả phòng toàn là hơi nước. Máy hơi nước mà rò hơi thì dĩ nhiên không chạy rồi, Oát đã thất bại.
“Sợ gì, ta nhất định phải thành công! Trước thất bại, Oát càng quyết tâm hơn.
Nhưng, trường đại học không có kế hoạch chế tạo thử máy hơi nước. Muốn thí nghiệm, chế tạo, mọi chi phí Oát đều phải tự bỏ tiền ra. Ông dốc hết tiền ra để làm thí nghiệm, thất bại! Vay tiền của bạn bè, thân thích để thí nghiệm cũng thất bại! Vay nợ của nhà buôn cho vay lãi cao để thí nghiệm, cũng lại thất bại! Để chế tạo thử máy hơi nước, Oát đã nợ chồng nợ chất, thật là cùng quẫn.
– Oát này, có cơ hội rồi đấy. Một hôm, bạn của Oát đến tìm ông.
– Ai muốn chế tạo máy hơi nước? – Oát đã thấy có chút hy vọng.
– Ở Bớcminhham có một ông chủ nhà máy thép muốn chế tạo máy hơi nước. Tiền thì nhiều, nhưng không có người làm.
– Mình đến! Mình đến ngay! – Oát vô cùng mừng rỡ.
Trong nhà máy thép ở Bớcminhham, có nhiều thợ cơ khí lành nghề. Được sự giúp đỡ của họ, Oát qua nhiều lần thử nghiệm thực tiễn, vào năm 1769 đã chế tạo thành công máy hơi nước kiểu đơn động (một chiều) . Chiếc máy này chạy bình thường, an toàn, mọi người đều ca ngợi phát minh của Oát.
– Không được! Nó chỉ là kiểu chạy một chiều. Tôi phải chế tạo được kiểu máy liên động, để nó chạy hoàn hảo hơn – Oát không thỏa mãn với thành tích của mình.
Năm 1782, việc chế tạo thử máy hơi nước kiểu liên động đã thành công. Dùng máy này làm động lực, có thể chạy được các loại máy móc. Đấy chính là máy hơi nước chúng ta đang sử dụng ngày nay.
Năm 1807, Phuntơn người Mỹ đã lắp máy hơi nước của Oát lên tầu thủy. Từ đó, tầu thủy đã thông thương tới mọi nơi trên thế giới.
Năm 1814, Stivensơn người Anh lắp máy hơi nước của Oát lên tầu hỏa. Từ đó, giao thông đường sắt chạy khắp năm châu.
Oát mất năm 1819. Đồng thời với việc phát minh máy hơi nước, ông còn phát minh ra áp kế, búa hơi. Để kỷ niệm phát minh vĩ đại của Oát, các nhà khoa học đã gọi đơn vị tính toán công suất của máy phát điện và mô – tơ là “Oát”: Đèn điện, tivi, bàn là điện v.v. . . dùng trong các gia đình ngày nay, chẳng phải đều dùng “Oát để tính công suất đó sao? Đấy chính là để nói tới Oát!
Việc phát minh ra máy hơi nước đưa lại động lực to lớn cho các ngành các nghề. Và công nghiệp Anh tiến lên vùn vụt. Chưa đầy một thế kỷ đã xuất hiện hàng nghìn nhà máy lớn sử dụng máy móc, công nghiệp Anh về cơ bản đã thực hiện cơ giới hóa, đấy chính là cuộc “Cách mạng công nghiệp Anh.” nổi tiếng toàn thế giới.

TÌM RA BÍ ẨN CỦA SẤM CHỚP

“Xoẹt!” Một tia chớp rạch ngang bầu trời. “Ùng! ùng! ùng!” tiếng sấm sét ầm ầm trong núi rừng, làm rung chuyển đất trời. Có khi, phạt đổ cây lớn, làm sụp nhà cửa, đánh chết gia súc và người. Sức mạnh của sấm chớp thật là kinh khủng. Sấm chớp là cái gì thế? Hàng nghìn năm nay, tổ tiên chúng ta không sao giải thích được. Truyền thuyết Trung Quốc thì nói rằng ông sấm bà chớp đang ra oai, truyền thuyết Hy Lạp thì nói rằng thiên thần trên núi Olympia đang nổi giận. Về sau, trên cả khu vực rộng lớn hai châu Âu, Mỹ đều lan truyền câu chuyện Thượng đế chúa tể gây ra sấm chớp. Tới giữa thế kỷ XVIII, rất nhiều người muốn tìm ra bí mật sấm chớp bằng phương pháp khoa học.
Khi ấy, người ta đã nắm được kiến thức về điện. Lấy lụa ma sát lên kính thì sinh ra điện, lấy da mèo ma sát lên hổ phách cũng sinh ra điện. Và người ta gọi là “điện pha lê” và “điện hổ phách”. Khi điện sinh ra, còn phát ra tia lửa trên kim loại. Nhưng, người ta lại không liên hệ tia lửa này với sấm chớp trên trời, luôn cho rằng điện nhân tạo khác với sấm chớp trên trời.
Người đầu tiên liên hệ hai hiện tượng này lại tiến hành nghiên cứu là Frăngklanh người Mỹ. Năm 1749, ông viết một báo cáo gửi cho Học hội hoàng gia Anh, đề nghị dùng cột kim loại đầu nhọn lắp trên vào nóc nhà, rồi lấy dây điện nối cột sắt cho tiếp xúc với đất, làm như vậy có thể dẫn điện từ trên trời xuống đất, tránh cho nhà khỏi bị sét đánh.
– Ha ha! Thật là hoang đường vớ vẩn! Sấm chớp rõ ràng là ý chỉ của Thượng đế, anh ta muốn tách chúng ra khỏi Thượng đế?
Các nhà khoa học trong “Học hội hoàng gia Anh” cười nhạo, mỉa mai. Vì nước Mỹ khi ấy vẫn còn là thuộc địa của Anh. Các “lão gia” mẫu quốc làm sao lại có thể thừa nhận phát minh của dân thuộc địa được?
Frăngklanh là một người cứng cỏi không bao giờ “nản lòng”, Ông gửi đề nghị này cho một người bạn Pháp. Người Pháp này dùng một cột sắt cao 40 thước Anh dựng thẳng đứng trên nóc nhà, những lúc mưa gió, sét quả sấm đúng là đã bị dẫn từ trên trời xuống đất. Đấy là cột thu lôi do Frăngklanh phát minh ra, tới nay vẫn được loài người sử dụng.
“Làm thế nào tiếp xúc trực tiếp với đám mây có điện trên trời bây giờ?” Frangklanh tiếp tục suy nghĩ. Ít lâu sau, ông đã làm một thực nghiệm chấn động hoàn cầu.
Một ngày tháng 7 năm 1752, mây đen đầy trời, những con rắn bạc nhẩy múa trên bầu trời đen kịt, sấm sét từng cơn làm rung chuyển đất trời, mưa gió ầm ầm đã kéo ập đến! Khi ấy người ta thấy một người trung niên trạc 40 tuổi, dắt theo đứa con trai hơn 10 tuổi, lao ra ngoài đồng. Hai người đem một chiếc diều lớn làm bằng lụa, lựa theo chiều gió, thả dài dây làm bằng đay ra, gió đưa diều lên tít tận trời cao. Mưa to làm ướt dây đay. Đột nhiên, người đàn ông hét to lên:
– Có điện rồi! có điện rồi!
Hóa ra, điện trong tầng mây đã truyền theo dây đay bị ướt. Người đó bèn lấy lụa khô bọc dây đay, làm vật cách điện, tiếp tục nắm dây. Khi ấy, chiếc chuông đồng buộc ở đầu dây đay, va chạm vào nhau, phát ra từng tràng âm thanh, đồng thời bắn ra những tia lửa nhỏ.
– Thành công rồi! Thành công rồi! – Người đàn ông vui vẻ reo lên. Ông đã chứng thực được sấm chớp trên trời và điện sinh ra do người ta ma sát là giống nhau.
Người đàn ông đã bất chấp nguy hiểm tới tính mạng làm thực nghiệm về sét trong mưa to gió lớn ấy chính là Frăngklanh. Thành công của ông đã xóa bỏ triệt để mê tín về sấm mấy nghìn năm nay, tìm ra được điều bí ẩn về sấm trong giới tự nhiên, tách sấm ra khỏi Thượng đế, do đó ông được mọi người vô cùng tôn kính. (Thực nghiệm này vô cùng nguy hiểm. Sau năm Frăngklanh thực nghiệm, một nhà khoa học Nga cũng tiến hành một thực nghiệm tương tự, đã bị sét đánh chết).
Nghiên cứu thêm, Frăngklanh còn biết điện có thể lưu động được. Đồng thời, ông đã chứng minh “điện pha lê” và “điện hổ phách” vốn cùng một loại, chỉ khác nhau ở chỗ một thứ mang điện dương, một thứ mang điện âm mà thôi. Vậy là hiểu biết của loài người về điện đã tiến thêm một bước. Frăngklanh là một trong những người sáng lập nguyên lý điện học.
Ngoài ra, Frăngklanh còn tiến hành nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học. Ông phát minh ra bếp lò kiểu mới tiết kiệm được 3/4 nhiên liệu, phát minh ra kính hai tròng cho người già, vừa nhìn được xa, cũng nhìn được gần; phát minh ra ống dẫn nước tiểu co dãn được sử dụng trong y học; thử nghiệm độ nhậy dẫn nhiệt của vật thể, đo được tình trạng tỏa nhiệt khi thể lỏng bay hơi; nghiên cứu tính chất và nguyên lý của bắc cực quang…
Bengiamin Frăngklanh sinh năm 1706. Ông không những là một nhà khoa học vĩ đại, còn là một nhà chính trị kiệt xuất. Ông là một trong những lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Mỹ, một sứ giả ngoại giao tuyệt vời. Do những nỗ lực của ông, nhân dân Bắc Mỹ đã tranh thủ được sự ủng hộ của nước Pháp và nhiều nước Châu Âu, cuối cùng đã đánh bại được quân xâm lược Anh, thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Thành công của Frăngklanh gắn liền với việc cần cù học tập của chính ông. Thời ấu thơ cảnh nhà túng thiếu, ông chỉ học được hai năm tiểu học đã phải bỏ học, 12 tuổi vào làm thợ học việc ở nhà máy in. Ban ngày làm việc trong điều kiện gian khổ, buổi tối đọc sách dưới ánh đèn tù mù, ngày nào cũng đọc tới tận khuya, có khi đọc suốt đêm tới sáng. 14 tuổi bắt đầu viết văn, nhiều bài đã được Đăng trên báo “Nước Anh mới”. Sau này, ông cũng khá thành đạt trong việc nghiên cứu triết học, toán học và lô-gich học.
Frăngklanh là một người rất đỗi khiêm tốn. Ông đã từng làm trưởng đoàn – sứ thần ngoại giao, còn làm ba nhiệm kỳ Thống đốc bang. Nhưng khi ông tạ thế năm 1790, chỉ yêu cầu khắc trên bia mộ của mình mấy chữ “Thợ in Frăngklanh”.

Chọn tập
Bình luận