Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

 Chí Cao Muôn Trượng

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

 CHÍ CAO MUÔN TRƯỢNG

Mùa hè năm 1835, trường trung học Tơrevơ tỉnh Ranh miền tây nước Đức đang chấm thi tốt nghiệp. Đề của bài luận là “Suy nghĩ của thanh niên khi lựa chọn nghề nghiệp”.

Một chồng bài thi để ở giữa bàn, các thầy giáo đang miệt mài chấm bài.

– Bài văn hay thế này tôi chưa được đọc bao giờ? Chí lớn quá! – Bỗng một thầy giáo thích thú reo lên.

Các thầy giáo khác tò mò xúm lại đọc bài văn đó. Với những dòng chữ cứng cáp phóng khoáng trò đó viết:

“Nếu một người chỉ biết lao động vì bản thân, người đó có thể trở thành học giả có danh tiếng, người thông minh tuyệt đỉnh, nhà thơ xuất sắc, nhưng người đó quyết không thể trở thành con người hoàn hảo và vĩ nhân thực sự.

Nếu chúng ta chọn một nghề mà lao động của nó có thể mang đại phúc lợi cho nhân loại, thì chúng ta sẽ không bị gánh nặng của nó đè bẹp, vì đó là sự hy sinh cho nhân loại. Khi đó, điều chúng ta cảm thấy sẽ không phải là một chút xíu tự tư, sự vui sướng đáng thương; hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng vạn con người, sự nghiệp của chúng ta không chỉ hiển hách một thời mà sẽ tồn tại mãi mãi”.

Nhiều thầy giáo nói bài văn viết rất hay. Nhưng thầy chủ khảo lại liên tục vò đầu gãi tai. Ông lắc đầu bảo:

– Là một thiên tài, có điều một em 17 tuổi mà nói năng như vậy hình như quá…

Tại sao vậy? Số là, thời đó nước Đức chia làm nhiều vương quốc chư hầu, thành Tơrevơ thuộc vương quốc Phổ. Phổ là một nước chuyên chế, không cho phép truyền bá tư tưởng tự do. Một bài văn như thế này nên đánh giá thế nào đây? Các thầy giáo đều thấy khó xử.

Thầy chủ khảo phân vân mãi, cuối cùng ông lấy hết can đảm cầm chiếc bút lông ngỗng lên viết vào bài thi tám chữ to:

“Tư tưởng phong phú, lý giải sâu sắc”.

Lời đánh giá đó cao biết bao! Vậy chàng trai 17 tuổi có chí lớn đó rút cục là ai? Tên chàng trai đó là Các Mác.

Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở Tơrevơ. Cha là một luật sư có tiếng, người Do Thái. Mẹ là người Hà Lan, suốt ngày vất vả vì công việc nội trợ. Gia đình tương đối giàu có và là một gia đình có văn hóa.

Tốt nghiệp trung học, cha đưa ông vào Đại học Bon học luật, muốn cho con trai cũng làm luật sư. Nhưng Mác chỉ học ở Đại học Bon một năm. Vì không khí học tập ở đó rất tồi, học sinh chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, thậm chí còn chơi trò đấu súng vô bổ. Năm 1836, Mác đến học ở Đại học Béclin. Hứng thú học tập của Mác rất rộng: triết học, lịch sử, văn học, ngoại ngữ, tất cả đều miệt mài chăm chỉ đi sâu nghiên cứu. Đồng thời Mác còn tham gia các hoạt động của phái Hêghen trẻ.

Tại sao lại gọi là “Phái Hêghen trẻ”? Số là, sau khi nhà đại triết học Đức Hêghen mất, giới triết học chia làm hai phái. “Phái Hêghen già” ủng hộ chính phủ chuyên chế Phổ, “Phái Hêghen trẻ” phản đối nền thống trị chuyên chế. Mác một lòng muốn cải tạo thế giới, đương nhiên tham gia phái sau.

Năm 1841, Mác tốt nghiệp đại học. Ông viết luận văn tốt nghiệp bày tỏ quyết tâm cải tạo thế giới. Trong bài luận văn ông ví mình với vị anh hùng Prômêtê – người ăn cắp lửa cho nhân loại trong thần thoại Hy Lạp. Ông viết:

“Người biết rất rõ,

Ta không đánh đổi sự đau khổ của mình

lấy sự phục dịch của nô lệ;

Ta thà bị trói trên vách đá cheo leo,

cũng không muốn làm tên hầu ngoan ngoãn

của thần Dớt (cha của các vị thần).

Trên đây là những lời hào hùng của Prômêtê, Mác đã viện dẫn toàn bộ những lời đó.

Mác nộp luận văn cho khoa Triết trường Đại học Iêna. Sau khi xem xét đánh giá, trường Đại học Iêna cấp học vị tiến sĩ triết học cho Mác. Khi đó ông mới 23 tuổi.

Đến năm sau, ở Kôn miền tây nước Đức ra tờ “Báo sông Ranh”. Tháng 10, Mác nhận lời mời làm chủ biên cho tờ báo.

Khi đó, nghị viện tỉnh Ranh của Phổ đang thảo luận vấn đề “lâm tặc”. Số là, miền tây nước Đức có rừng cây và đồng cỏ rất rộng, trước kia là của chung. Về sau, bọn quí tộc địa chủ chiếm làm của riêng. Nông dân muốn đi lượm cành khô làm củi đun, trẻ em muốn đến đồng cỏ lượm một số rau quả dại để ăn, đều bị nghị viện coi là “giặc” phải dùng luật pháp trừng phạt. Mác rất bất bình, viết trên “Báo sông Ranh” nhiều bài phê phán chính phủ Phổ chuyên chế. Những bài viết đó được mọi người hoan nghênh, lượng phát hành của báo tăng lên nhiều. Gia đinh đặt báo tháng 10 chỉ hơn 800, đến tháng 12 đã hơn 3.400.

Việc truyền bá tiếng nói cách mạng làm cho chính phủ Phổ chuyên chế run sợ. Chúng ra lệnh đóng cửa tòa báo “Báo sông Ranh”. Mác tức giận từ chức chủ biên, cuối thu năm 1843 tới Pari.

Mác thường xuyên đến chơi các gia đình công nhân, và tham gia các cuộc họp bí mật của công nhân, hiểu sâu sắc tư tưởng và yêu cầu của họ, đó là tiêu diệt chế độ tư hữu. Từ đó, Mác thực sự hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản quyết không phải là thứ lý luận gì trừu tượng mà là hành động hiện thực cụ thể.

Tháng 2 năm 1844, Mác hợp tác với Acnon Ruygiơ ra tạp chí “Niên giám Pháp – Đức”- Chính phủ chuyên chế Phổ vừa nghe đến tên của Mác đã vội nói tờ báo này phạm tội âm mưu phản quốc và bôi nhọ quốc vương, không cho đưa vào Phổ. Chúng phái một số đông quân cảnh đến các tàu thuyền trên sông Ranh và biên giới Đức Pháp lục soát tịch thu hàng mấy trăm bản “Niên giám Pháp – Đức”. Tờ tạp chí bị giáng một đòn rất nặng, chỉ ra được một kỳ đã phải đình bản.

Nhưng “Niên giám Pháp – Đức” đã nhen lên đốm lửa cách mạng. Trong “Lời nói đầu” của “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” Đăng trong tạp chí trên, Mác khẳng định dứt khoát rằng: Vũ khí phê phán đương nhiên không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, sức mạnh vật chất chỉ có thể hủy diệt bằng sức mạnh vật chất, nhưng lý luận một khi nắm được quần chúng cũng có thể biến thành sức mạnh vật chất.

Ý Mác muốn nói: lý luận cách mạng phải kết hợp với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, mới giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chế độ cũ của giai cấp bóc lột. Do đó, bài viết đó là bức thư tuyên chiến với thế giới cũ, là một bài hịch kêu gọi đập tan thế giới cũ.

Một thanh niên có chí cao muôn trượng cuối cùng đã trở thành người chiến sĩ và người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản.

CHÀNG THANH NIÊN QUYẾT CHÍ MỞ ĐƯỜNG

Dòng nước lũ cuồn cuộn

Gầm thét vượt qua ghềnh thác,

Cây tùng phía trước phải gục đầu,

Dòng nước đã tự mở đường;

Ta cũng sẽ như dòng nước lũ,

Mở cho mình một con đường.

Đây là bài thơ Ăngghen viết năm 19 tuổi, nói lên quyết tâm của ông rũ bỏ gia đình tư sản và rào cản của xã hội cũ, nói lên khát vọng tự do và niềm tin kiên định của ông đấu tranh để được giải phóng.

Phriđrich Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở thành phố Bácmên tỉnh Ranh miền tây nước Đức. Cha là nhà tư bản, mở nhà máy dệt, mê tín tôn giáo, tính tình nóng nảy, gia trưởng. Mẹ là một người phụ nữ hiền dịu nhưng mềm yếu. Ăngghen là con trưởng, cha dạy dỗ quản lý đặc biệt nghiêm khắc, từ nhỏ cha đã bắt con phải làm “theo ý Chúa”.

Nhưng tâm tư của Ăngghen lại khác. Anh thích tìm kiếm tri thức mới ở mọi nơi. Anh đến nhà máy ở vùng lân cận, thấy công nhân còng lưng làm việc trong nhà xưởng thấp lè tè, khói than và bụi bẩn bám khắp người. Có công nhân mắc bệnh phổi, vừa bưng miệng ho, vừa kéo lê tấm thân gẫy yếu để làm việc. Có công nhân vì lao động quá sức trong một thời gian dài người còng xuống trở thành dị dạng. Trong rất nhiều nhà máy chen chúc lao động trẻ em 6, 7 tuổi, vóc người nhỏ xíu đã phải làm lao động nặng, suốt ngày bị đánh, bị chửi, bị làm tình làm tội. Anh đến khu công nhân ở, thấy toàn nhà tranh và chuồng ngựa cũ, vừa thấp bé vừa ẩm thấp, cửa nhà như một cái lỗ, tinh mơ chui ra, tối mịt chui vào. Cả nhà già trẻ thiếu ăn thiếu mặc, sống vô cùng nghèo khổ. Đối mặt với đời sống hiện thực của công nhân, so sánh với gia đình mình, Ăngghen càng thêm thông cảm với nhân dân lao động.

Tín điều của nhà tư bản là kiếm tiền. Ăngghen chỉ được học 3 năm trung học, cha đã bắt thôi học vào làm việc ở doanh nghiệp để anh học bản lĩnh kiếm tiền. Ăngghen không hứng thú với việc đó. Năm 1838, Ăngghen 18 tuổi, cha đưa anh đến Brêmen, một hải cảng quan trọng ở miền bắc nước Đức, làm việc ở một công ty mậu dịch lớn. Ăngghen rất vui vẻ hào hứng ra đi.

Số là, Brêmen tuy thuộc nước Đức nhưng không phải lãnh thổ của Phổ, không khí chính trị tương đối tự do, “lệnh cấm sách” không có hiệu lực ở đó. Ăngghen như con chim sổ lồng, say sưa học các trước tác triết học, vật lý, hóa học, đọc rất nhiều các sách báo tiến bộ của các nước. Đồng thời, anh học bơi, học cưỡi ngựa, mặc sức thi thố tài năng của mình. Thành tích học ngoại ngữ của Ăngghen rất xuất sắc, ở độ tuổi 20 anh đã nắm được 10 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hi Lạp, La tinh v.v. Khi viết thư cho em trai em gái trong gia đình, Ăngghen viết bằng các ngoại ngữ khác nhau.

Năm 1841 , Ăngghen đi quân dịch phục vụ trong lữ đoàn pháo binh Béclin Do anh chú tâm nghiên cứu lý luận và kỹ thuật quân sự, nên rất nhanh chóng trở thành một pháo thủ giỏi. Thời đó, Đại học Béclin là trung tâm giáo dục của Phổ, Ăngghen là một thanh niên hiếu học, rất muốn được học dự thính ở đại học. Thế là, hễ có thời gian anh lại đến Đại học Béclin nghe giảng, học những tri thức khoa học. Một hôm, anh nghe giờ triết học do vị giáo sư già Senlinh giảng. Thứ triết học ông giảng toàn là thứ duy tâm chủ nghĩa, đại loại “thần là sức mạnh cao hơn tất cả mọi thứ trên thế giới này” v.v. Nghe nói vậy Ăngghen rất phản cảm, bèn tra cứu rất nhiều tư liệu, liên hệ với cuộc đấu tranh hiện tại, viết 3 bài với tiêu đề “Senlinh – nhà triết học Cơ đốc”, một bài Đăng ở tạp chí, hai bài xuất bản thành tập sách nhỏ, phê phán Senlinh rất mạnh mẽ sâu sắc, khiến Senlinh rất lúng túng.

Tháng 9 năm 1842, Ăngghen mãn hạn quân dịch. Trên đường về quê, Ăngghen ghé vào tòa soạn “Báo sông Ranh” ở Ken thăm Mác. Nhưng Mác tiếp chàng thanh niên xa lạ này vừa lạnh nhạt vừa giữ ý, chưa nói được mấy câu đã chia tay.

Tại sao vậy? Vì trong phái “Hêghen trẻ” ở Béclin thời đó xuất hiện một nhóm “Người tự do”, họ chỉ biết tự tâng bốc mình, ba hoa khoác lác, chưa hề làm một công việc gì thực tế. Mác rất ác cảm với họ. Ăngghen quen biết các nhân vật chủ chốt của “Người tự do”, Mác cho rằng Ăngghen cũng là “Người tự do”, nên không nhiệt tình tiếp đãi anh. Sau khi về nhà, người cha sai ngay anh sang làm việc tại nhà máy dệt ở Mansetxtơ, Anh. Ăngghen đang muốn khảo sát phong trào công nhân rất sôi sục ở Anh nên vui vẻ nhận lời. Tháng 11 năm đó, Ăngghen rời quê hương vượt eo biển Anh đến Mansetxtơ thành phố trung tâm công nghiệp Anh.

Khi đó, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân Anh là thực hiện “Đại hiến chương nhân dân”. Mấy triệu công nhân ký tên đòi nghị viện thông qua hiến chương để mọi công nhân đều có quyền bầu cử. Ăngghen nhanh chóng tham gia hàng ngũ của họ, hầu như tối nào cũng đi thăm công nhân, dự hội nghị của “Phái hiến chương”, đi sâu điều tra những đau khổ và tai họa mà công nhân Anh phải gánh chịu cũng như nguyện vọng đấu tranh của họ, để viết “Đề cương phê phán chính trị kinh tế học” gửi cho Mác lúc đó là chủ biên “Niên giám Pháp – Đức”. Mác thấy những luận điểm của Ăngghen rất gần với mình bèn cho Đăng. Tiếp đó, Ăngghen lại tra cứu một khối lượng lớn tư liệu văn kiện của nhà nước, viết cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. Luận điểm của Ăngghen là: giai cấp vô sản muốn tự giải phóng cho mình phải lật đổ hoàn toàn chế độ tư bản muôn vàn tội ác. Trong cuốn sách, Ăngghen dẫn ra một bài thơ chiến đấu, và với tình cảm sục sôi Ăngghen đốt lên ngọn lửa đấu tranh:

Mau đánh đổ quốc vương,

tên quốc vương đao phủ!

Muôn vạn công nhân

hãy đứng lên xông tới!

Trói chặt tay hắn

khi hắn chưa nuốt hết nhân dân cả nước.

Tháng 8 năm 1844 khi từ Anh về nhà qua Pari, Ăngghen lại một lần nữa đến chào Mác.

Lần gặp gỡ này giữa hai người hoàn toàn khác với lần trước. Vừa thấy Ăngghen, Mác đã nắm chặt lấy tay anh, ôm lấy anh thân thiết như anh em ruột thịt lâu ngày không gặp mặt. Mác mời Ăngghen đi uống cà phê ở quán Lêgiăng và giới thiệu với anh lãnh tụ của phong trào công nhân Pháp. Tối đến, họ đàm đạo với nhau rất thân mật ở nhà Mác. Họ thảo luận với nhau những vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong 10 ngày tiếp xúc, họ bàn bạc và bắt đầu viết chung tác phẩm quan trọng “Gia đình thần thánh” phê phán những luận điểm hoang đường của “Người tự do” trong phái Hêghen trẻ. Ba tháng sau toàn bộ cuốn sách được viết xong. Đây là cuốn sách Mác và Ăngghen hợp tác viết lần đầu tiên. Cuốn sách đã làm sáng tỏ tư tưởng quần chúng nhân dân là người sáng tạo lịch sử chân chính, và chỉ rõ giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, từ đó đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội duy vật cách mạng.

Sự nghiệp cách mạng chung đã gắn kết chặt chẽ hai chàng trai có chí lớn quyết tâm mở đường cho nhân loại.

BẢN TUYÊN NGÔN CHÓI LỌI

Trên phố Đồng Minh ở Brucxen thủ đô Bỉ có hai ngôi nhà ở liền kề nhau, trên cửa đều có tên chủ nhà. Tấm biển nhà số 5 viết: “Các Mác”, ngôi nhà bên cạnh trên biển đề: “Phriđrích Ăngghen”. Mác vì bị chính phủ Phổ và Pháp trục xuất mới chuyển đến Bỉ, còn Ăngghen từ Anh chuyển đến hoàn toàn là vì sự nghiệp chung.

“Reng reng! Reng reng!” Một ngày mùa xuân năm 1847, tiếng chuông cửa nhà số 5 đổ dồn, một vị khách Luân Đôn đang gọi cửa gấp.

Cửa mở, một thanh niên râu ria xồm xoàm đi ra hỏi:

– Ngài là. . .

– Tôi là Morơ, thợ đồng hồ.

– Ngài Morơ, rất hoan nghênh ngài, mời ngài vào! – Mác biết Morơ là người lãnh đạo của “Liên minh những người chính nghĩa”. Tổ chức này có hội viên trong công nhân các nước châu Âu, là một tổ chức quốc tế rất có ảnh hưởng.

Sau khi đã ngồi yên vị, Morơ mở cặp, trịnh trọng lấy ra một phong thư nói:

– Đây là “Thư ủy nhiệm” có chữ ký của toàn thể thành viên lãnh đạo Liên minh chúng tôi, muốn mời Ngài và ngài Ăngghen viết một bản Tuyên ngôn cho Liên minh.

– Nhưng Ăngghen hiện giờ đang ở Pari.

– Tôi biết, chúng tôi đã cử người đến Pari mời ông ấy. Tôi tin là hai ngài nhất định sẽ nhận lời thỉnh cầu của chúng tôi.

Mác cười:

– Nhưng chúng tôi chưa phải là hội viên của Liên minh. – Nói xong, Mác bóc thư, trong thư là những lời lẽ nhiệt tình mời họ tham gia Liên minh. Mác bất giác mỉm cười gật đầu.

– Chúng tôi rất áy náy. – Morơ ngượng nghịu nói – Trước kia quan điểm của chúng tôi cũ kỹ, qua thảo luận thấy quan điểm của hai vị đúng đắn nên chúng tôi đến mời hai vị.

– Cảm ơn lời khen của Ngài. Có điều, tôi và Ăngghen chỉ là thành viên bình thường trong phong trào công nhân, không đòi hỏi vinh dự đặc biệt. Điều chúng tôi mong muốn là có những người ủng hộ một cách có phê phán học thuyết của chúng tôi.

Morơ dơ hai tay ra nhiệt tình nói với Mác:

– Phong trào công nhân quốc tế đang rất cần hai vị!

Mác vui vẻ đứng dậy nắm chặt tay Morơ nói:

– Tôi và Ăngghen nhất định sẽ viết bản Tuyên ngôn đó.

Mùa hè năm 1847, “Liên minh những người chính nghĩa” họp đại hội đại biểu lần thứ nhất ở Luân Đôn. Mác vì kinh tế khó khăn không đến dự được, Ăngghen đến dự với tư cách là đại biểu của Chi hội Pari. Theo sáng kiến của Mác Ăngghen, Đại hội đổi “Liên minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”. Điều thứ nhất trong “Điều lệ” của Đồng minh do Mác Ăngghen soạn thảo qui định rất rõ ràng mục đích hành động của Đồng minh: đánh đổ giai cấp tư sản, thiết lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội cũ tư bản chủ nghĩa dựa trên sự đối kháng giai cấp, xây dựng một xã hội mới không có giai cấp, không có chế độ tư hữu. Đồng thời, theo đề nghị của Mác và Ăngghen, Đại hội đổi khẩu hiệu cũ của Liên minh “Người người là anh em thành “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”.

Một chính đảng cách mạng mới của giai cấp vô sản – “Đồng minh những người cộng sản” đã ra đời trên trái đất!

Để tránh bị thế lực phản động hãm hại, hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản” được tiến hành bí mật. Đồng minh vừa thành lập đã bắt tay vào công tác tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Mác và Ăngghen tổ chức ở Brucxen một “Hiệp hội giáo dục công nhân”. Đồng thời dùng tờ “Báo Đức – Brucxen” làm trận địa tuyên truyền của “Đồng minh những người cộng sản”. Tháng 9 năm 1847, họ lại tổ chức ra một “Hiệp hội dân chủ quốc tế”. Tất cả những tổ chức đó đều là những tổ chức công khai mang tính chất quần chúng, giúp cho việc giáo dục, tổ chức công nhân và quần chúng cách mạng, tuyên tryền tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đồng thời với việc tuyên truyền giáo dục, Mác và Ăngghen đặc biệt chú ý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên thu hút những thành viên tích cực nhất, tiên tiến nhất trong các tổ chức đó vào “Đồng minh những người cộng sản”. Như vậy, đội ngũ cách mạng lại lớn mạnh lên một bước.

Cuối năm 1847, “Đồng minh những người cộng sản” họp Đại hội đại biểu lần thứ hai ở Luân Đôn. Mác và Ăngghen đều có mặt: Nhiệm vụ của Đại hội lần này là thông qua “Điều lệ” mới và định ra Cương lĩnh. Đại hội họp tất cả 10 ngày. Trong thảo luận có sự bất đồng về rất nhiều vấn đề, về nhận thức cũng rất không nhất trí. Mác và Ăngghen đã kiên trì tuyên truyền và giải thích. Ví dụ, việc công hữu tài sản có thể làm ngay được không, chủ nghĩa cộng sản có thể ngay lập tức thực hiện với qui mô lớn được không, cách mạng có cần dùng bạo lực không v.v. Trong các cuộc tranh cãi sôi nổi, Mác và Ăngghen luôn luôn bình tĩnh lắng nghe ý kiến của các phía, sau đó qui nạp lại, hiểu lầm thì giải thích, nghi vấn thì nói cho rõ, sai lầm thì uốn nắn lại. Cứ như vậy, tư tưởng của các đại biểu dần dần đi tới thống nhất. Trên cơ sở đó, Đại hội thông qua “Điều lệ” một cách thuận lợi, và giao cho Mác và Ăngghen cùng viết một bản “Tuyên ngôn” dùng làm cương lĩnh hành động của “Đồng minh những người cộng sản”, đồng thời cũng là văn kiện công khai công bố với toàn thế giới.

Sau khi Đại hội kết thúc, Mác và Ăngghen làm việc rất khẩn trương, hợp sức soạn thảo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Văn kiện được hoàn thành rất khẩn trương. “Tuyên ngôn” gồm 4 phần: trình bày rõ giai cấp tư sản tất yếu sẽ diệt vong và giai cấp vô sản nhất định sẽ thắng lợi là qui luật khách quan không thể tránh được; nêu rõ nhiệm vụ và mục đích của cách mạng vô sản, việc giành chính quyền là điều kiện tất yếu đưa cách mạng vô sản đến thắng lợi; phê phán “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cộng sản” giả hiệu đủ mọi màu sắc; nêu lên tư tưởng sách lược của cách mạng vô sản.

Câu cuối cùng của bản “Tuyên ngôn”, với khí phách cách mạng hào hùng, Mác và Ăngghen công khai tuyên bố với toàn thế giới:

“Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ khi nghĩ đến một cuộc cách mạng cộng sản. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả thế giới về mình.”

Tháng 2 năm 1848, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” chính thức công bố ở Luân Đôn, nhanh chóng được dịch ra tiếng các nước, truyền bá đi cả thế giới. “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” là cương lĩnh lý luận và thực tiễn hoàn chỉnh đầu tiên của chính đảng cách mạng vô sản, là một bản tuyên ngôn cách mạng chói sáng đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế. Việc công bố bản Tuyên ngôn đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản. Nó là vũ khí sắc bén của sự nghiệp cách mạng vô sản, cổ vũ và khích lệ mạnh mẽ giai cấp vô sản và nhân dân cách mạng toàn thế giới anh dũng đấu tranh nhằm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và mọi chế độ bóc lột, giải phóng hoàn toàn nhân loại.

Ánh sáng cộng sản chủ nghĩa của “Tuyên ngôn” mãi mãi tỏa sáng cả thế giới.

BÁO “SÔNG RANH MỚI”

Mồng 1 tháng 6 năm 1848, thành phố Kôn xuất hiện một tờ báo mới. Dưới đầu tờ báo của số ra mắt in mấy chữ lớn “Cơ quan của phái Dân chủ”. Phía dưới còn Đăng danh sách người biên tập: Tổng biên tập Các Mác; các biên tập viên: Phriđrich Ăngghen, Vinhem Vônphơ. . .

Mác chẳng phải vì chính phủ Phổ đóng cửa “Báo sông Ranh” đã buộc phải rời đất nước sao? Làm sao ông lại có thể trở về làm báo?

Số là, năm 1848 đã nổ ra một cuộc đại cách mạng lôi cuốn cả châu Âu. Tháng 2 năm đó, nhân dân Pari lật đổ “Vương triều tháng Bẩy”, lập nên Đệ nhị Cộng hòa.

Toàn bộ nước Đức sôi lên sùng sục. Ngày 13 tháng 3, nhân dân thủ đô Viên khởi nghĩa. Thủ tướng Mettecnic sợ run như cầy sấy mặc giả nữ chạy trốn mất tăm.

Ngày 18 tháng 3, nhân dân thủ đô Béclin khởi nghĩa. Những người khởi nghĩa bao vây hoàng cung, dùng máu đào đánh lui cuộc tấn công của 14.000 quân. Chính phủ chuyên chế phong kiến sụp đổ! Quốc vương giao quyền cho một chính phủ do phái tự do của giai cấp tư sản lập ra. Tình hình rất có lợi cho cách mạng.

Đang cư trú, tại Pari, Mác và Ăngghen lập tức tập hợp các công dân Đức đang có mặt tại Pháp lại thành lập “Câu lại bộ công nhân Đức”. Nhiều thành viên của câu lạc bộ chính là thành viên của “Đồng minh những người cộng sản”. Mác chia họ thành nhiều tốp, bí mật đưa từng tốp về nước để phân tán phát động quần chúng. Đầu tháng 4, Mác và Ăngghen cũng về Đức.

Khi đó nội tình nước Đức rất phức tạp, các thành viên trước đây của “Đồng minh những người cộng sản” vì bị chính phủ chuyên chế bức hại có người bị bắt, có người phải trốn tránh, rất khó tập hợp lại. Thế là, Mác quyết định ra một tờ báo dùng làm chiếc kèn hiệu động viên nhân dân đấu tranh. Mồng 1 tháng 6 năm 1848, “Báo sông Ranh mới” ra đời ở Kôn (thuộc Phổ), thành phố tập trung giai cấp công nhân Đức, dương cao ngọn cờ chống lại chế độ chuyên chế, kêu gọi nhân dân đừng có ảo tưởng trước sự nhượng bộ bề ngoài của quốc vương sau cuộc khởi nghĩa tháng Ba ở Béclin, phải đấu tranh đến cùng để giành lấy quyền dân chủ.

“Báo sông Ranh mới” xuất bản được 3 tuần, Pari nổ ra cuộc khởi nghĩa tháng Sáu. Để giành quyền sinh tồn của mình, công nhân Pháp đã anh dũng chiến đấu trong những chiến lũy trên đường phố. Mác và Ăngghen lập tức đưa tin về những thành tích đấu tranh của công nhân Pari lên báo. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị quân đội phản động đàn áp, báo lại vạch trần tội ác đẫm máu của bọn phản động, tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh, phân tích kỹ ý nghĩa lớn lao của cuộc khởi nghĩa. Trong khi giai cấp tư sản toàn châu Âu đều phản đối cuộc khởi nghĩa của công nhân Pari, chỉ có tờ “Báo sông Ranh mới” đưa tin chính xác về cuộc khởi nghĩa này, và nó trở thành ngọn đèn sáng của cách mạng châu Âu.

Để tiến thêm một bước phát động quần chúng, các biên tập viên Ăngghen và Vônphơ của “Báo sông Ranh mới” triệu tập Đại hội quần chúng Kôn. Đại hội có hơn 6.000 người tham gia, Vônphơ làm chủ tịch Đại hội. Ông kiến nghị thành lập một “ủy ban an ninh” làm tổ chức đại diện cho quần chúng Kôn. Hội nghị nhất trí bầu 30 người trong đó có Ăngghen lập ra ủy ban đó. Từ đó, nhân dân Kôn đã có hạt nhân lãnh đạo của mình, phong trào dân chủ được triển khai rất sôi nổi.

Tiếp đó, ở Vôlinghen miền hạ du sông Ranh cũng diễn ra cuộc mít tinh quần chúng với qui mô lớn hơn. Ăngghen được bầu làm bí thư đại hội. Đại hội bỏ phiếu thông qua nghị quyết thành lập “Nước cộng hòa đỏ xã hội dân chủ”, và quyết tâm đấu tranh đến cùng với chế độ chuyên chế Phổ.

Khi Ăngghen họp ở Vôlinghen thì mây đen ùn ùn kéo tới bầu trời Kôn: Chính phủ chuyên chế Phổ đã rút dao đồ tể, phái 8.000 quân tiến vào thành phố Kôn, tuyên bố giới nghiêm toàn thành phố bắt đóng cửa “Báo sông Ranh mới” và ra lệnh bắt Ăngghen và một số người khác.

Được quần chúng bảo vệ, Ăngghen đã tránh về quê Bácmen từ trước. Chính phủ Phổ bắt không được bèn phát lệnh truy nã Ăngghen đi khắp nơi, miêu tả cụ thể đặc trưng dung mạo của Ăngghen, yêu cầu cơ quan và quan chức các cấp phải truy lùng. Nhưng Ăngghen đã rời Đức đến Bỉ.

Chính phủ Bỉ kiểm tra khách sạn thấy Ăngghen không có hộ chiếu, cho ông là “kẻ lang thang bắt đưa lên xe tù giải ra biên giới tuyên bố “trục xuất”. Ăngghen buộc phải đến Pari: Khi đó trong túi ông không còn một xu, không có tiền đi xe phải đi bộ trọn 2 tuần lễ, cuối cùng đến được Thụy Sĩ cách Kôn không bao xa, chuẩn bị lại trở về nước tiến hành đấu tranh.

Do Mác kiên quyết đấu tranh, “Báo sông Ranh mới” bị chính phủ Phổ đóng cửa lại tiếp tục xuất bản. Mác được quần chúng cử làm Chủ tịch Hội liên hiệp công nhân Kôn, công việc có nhiều tiến triển tốt. Mác lập tức viết thư báo cho Ăngghen đang trốn tránh ở Thụy Sĩ biết tình hình. Ăngghen rất phấn khởi, tháng 1 năm 1849 ông trở về Kôn.

Khi đó, tình hình cách mạng Đức đã bắt đầu chuyển biến xấu. Tháng 10 năm 1848, quân đội phản động Áo đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Viên. Tháng 11, quốc vương Phổ làm đảo chính quân sự ở Béclin, đuổi các bộ trưởng của phái tự do tư sản, tổ chức ra một chính phủ chuyên chế, tuyên bố giải tán các đoàn thể dân chủ, đóng cửa các báo chí dân chủ.

Tháng 2 năm 1849, chính phủ chuyên chế Phổ nặn ra một “tội danh” nói là “Báo sông Ranh mới” “sỉ nhục kiểm sát trưởng và phỉ báng hiến binh”, ra lệnh cho Mác, Ăngghen phải ra tòa để xét xử. Ngày mở phiên tòa, quần chúng kéo đến dự chật ních. Trước tòa án Mác chỉ rõ việc báo chí vạch trần hành vi phi pháp của quan chức tư pháp là hoàn toàn đúng đắn. Ăngghen bổ sung báo chí chỉ vạch trần sự thật nên vô tội. Lời phát biểu của họ được quần chúng có mặt tại tòa án hoan hô nhiệt liệt. Tòa án không xét xử tiếp được, buộc phải tuyên bố Mác và Ăngghen vô tội được tha bổng.

Tháng 3 năm 1849, Nghị viện Phơrăngphuốc thông qua “Hiến pháp đế quốc Đức. Bản hiến pháp này tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng đã đòi thống nhất nước Đức và thực hiện dân chủ, do đó quốc vương của nhiều nước chư hầu phản đối, đặc biệt là hai chư hầu lớn nhất nước Đức – hoàng đế Áo và quốc vương Phổ.

Ngược lại, nhân dân ủng hộ bản hiến pháp đó, ở các địa phương miền tây nam Đức đã nổ ra khởi nghĩa vũ trang chống lại chuyên chế. Ăngghen đích thân đến Enbơphectơ tham gia đấu tranh vũ trang, làm các công việc như xây dựng công sự phòng ngự, kiểm tra việc bố trí các chiến lũy trong thành phố, lắp đặt đại bác v.v. Ông còn giúp họ tổ chức một đại đội công binh, vạch ra các kế hoạch tác chiến. Sau khi trở về Kôn, Ăngghen còn viết bài ủng hộ cuộc khởi nghĩa đăng trên “Báo sông Ranh mới”.

Nghe tin Ăngghen có tham gia khởi nghĩa, chính phủ Phổ sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa lập tức phát lệnh bắt ông, đồng thời phát lệnh trục xuất Mác ra khỏi biên giới. “Báo sông Ranh mới” buộc phải đình bản. Ngày 19 tháng 5 năm 1849, số báo 301 của “Báo sông Ranh mới” cũng là số báo cuối cùng. Số báo này đặc biệt được in bằng mực in màu đỏ. Ban biên tập đăng “Thư từ biệt” trên báo, đồng thời bày tỏ niềm tin vững chắc vào cuộc đấu tranh giải phóng công nhân. Mác là Tổng biên tập của tờ báo, với tinh thần trách nhiệm rất cao, ông bán tất cả đồ đạc đáng giá của mình lấy tiền thanh toán lương cho thợ sắp chữ, thợ in, biên tập viên và các nhân viên cũng như các khoản chi khác, sau đó ông và Ăngghen rời Kôn đến các nước chư hầu khác ở miền tây nam Đức.

Ăngghen gia nhập nghĩa quân ở đây. Ông đã tham gia 4 trận đánh, trận nào ông cũng đi đầu dũng cảm giết địch nên được mọi người khâm phục.

Do thế lực phản động rất mạnh, cuộc cách mạng năm 1848 thất bại, Mác và Ăngghen đến Pari. Các ông tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng này, cho rằng phải dùng bạo lực để đập tan bộ máy nhà nước cũ, phải xây dựng khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, từ đó phát triển mạnh mẽ học thuyết chuyên chính vô sản.

TRONG VIỆN BẢO TÀNG LUÂNĐÔN

Phòng đọc lớn của Bảo tàng Luânđôn kê rất nhiều dãy ghế ngồi đọc sách. Độc giả thường thích ngồi bên cạnh những kệ sách mà mình thích đọc. Ví dụ, kệ sách bên cạnh những dãy ghế từ K đến P bày sách về lịch sử, độc giả thích nghiên cứu lịch sử thì ngồi ở mấy dãy ghế này. Ghế số 7 ở dãy O là nơi Mác thường ngồi đọc sách.

Mác đến được Luânđôn, ông đã phải trải qua một giai đoạn rất không bình thường.

Một ngày cuối hè năm 1849, mấy cảnh sát vũ khí đầy người xông vào ngôi nhà số 45 trên phố. Hoa bách hợp Pari, đọc trước mặt Mác lệnh “trục xuất ra khỏi biên giới”. Đối với Mác, đây là lần thứ tư chính phủ Phổ, chính phủ Bỉ, chính phủ Pháp ra lệnh “trục xuất” nhà cách mạng vô sản này. Vì thế Mác căm phẫn tuyên bố từ bỏ quốc tịch Đức, làm một “công dân thế giới” không có quốc tịch.

Nhưng lần này xảy ra quá đột ngột. Vợ ông bà Gienni đang sắp sửa sinh con, toàn bộ tài sản trong gia đình đã được đùng làm kinh phí cho cách mạng, ngay đến bộ đồ ăn bằng bạc duy nhất cũng đã phải đưa đến hiệu cầm đồ. Gia đình Mác buộc phải bán hết đồ dùng thường ngày, vượt eo biển Anh đến Luânđôn xứ sở của sương mù.

Thoạt đầu Mác ở nhà số 4 phố Râyxtơn, tiền thuê mỗi tuần phải trả 6 bảng Anh. Mác nợ nần rất nhiều, đâu trả được tiền thuê nhà cao như vậy? Một hôm, chủ nợ gọi cảnh sát tới cướp sạch đồ đạc của gia đình Mác, ngay đến cái nôi của trẻ sơ sinh, đồ chơi của bé gái cũng bị lấy đi. Và đương nhiên, cả nhà Mác bị chúng đuổi ra khỏi nhà.

Họ đến ở nhà trọ số 1 phố Râyxtơn. Tiền thuê hai gian phòng mỗi tuần 5 bảng. Mác không có tiền trả, một buổi sớm nọ chủ nhà từ chối không cho ăn sáng họ buộc phải dọn đi ngay hôm đó.

Tháng 5 năm 1850, Mác dọn đến số nhà 45 phố Đian. Chưa được vài tháng, cũng vì nguyên nhân tương tự lại phải dời đến ở tầng trên cùng nhà số 28 cùng phố, 7 người trong gia đình ở hai gian phòng. Ngày 12 tháng 6 năm đó, Mác mới lĩnh được thẻ đọc của Bảo tàng Luânđôn. Từ đó, ông thường xuyên đến ngồi ở ghế số 7 dãy O đọc sách và nghiên cứu.

Mác ham đọc sách đến mức kinh người. 9 giờ sáng hàng ngày ông đến phòng đọc lớn của Bảo tàng mượn rất nhiều sách, ở đó ông trích tư liệu, ghi chép, làm việc cho mãi tới 7, 8 giờ tối mới về nhà. Sau khi ăn cơm tối xong, con cái đã ngủ hết, ông chỉnh lý những điều ghi chép được rồi viết cho tới 2, 3 giờ sáng. Một lần Mác tâm sự với một người bạn rằng, để công nhân chỉ phải làm việc 8 giờ một ngày, bản thân ông phải làm việc tăng lên nhiều lần.

Trong thời kỳ đọc sách ở Bảo tàng Luânđôn, Mác đã hoàn thành rất nhiều trước tác quan trọng trong đó mất nhiều công sức nhất là bộ “Tư bản”.

Để viết bộ sách đó, từ năm 1843 Mác đã bắt đầu nghiên cứu chính trị kinh tế học. Kho sách của Bảo tàng Luânđôn thời đó đứng đầu thế giới. Số sách Mác đã đọc nhiều vô kể! Theo thống kê, ông đã đọc và đã trích hơn 1.500 loại sách. Những ghi chép, trích dẫn và đề cương của ông viết dầy đặc, chi chít trong hơn 100 cuốn vở. Chỉ cần có liên quan đến việc viết “Tư bản”, bất kể là nông nghệ học, công nghệ học, kinh tế học, giải phẫu học, hay là lịch sử khoa học kỹ thuật, kỹ thuật ghi sổ kế toán. . . ông đều tích cực nghiên cứu. Thậm chí, hàng chồng “sách bìa xanh” của Nghị viện Anh ông cũng đọc kỹ từng cuốn một.

“Sách bìa xanh” là gì? Đó là những báo cáo của Nghị viên Anh chuyên phát cho các nghị sĩ. Vì tất cả đều đóng bìa xanh nên người ta gọi là “sách bìa xanh”. Loại sách này vừa nhiều vừa dầy, lại thường xuyên cung cấp, các ông nghị tư sản đâu có hứng thú đọc chúng. Có nghị sĩ coi như giấy loại mang bán, có nghị sĩ dùng làm “bia bắn” súng lục, xem đạn xuyên thủng được bao nhiêu tờ giấy để thử xem uy lực của khẩu súng lục của mình. Nhưng, những điều ghi trong “sách bìa xanh” lại là những báo cáo điều tra từng năm, từng giai đoạn của nước Anh, trong đó có rất nhiều tư liệu quan trọng phục vụ cho nghiên cứu kinh tế học. Mác đi sâu phân tích, nghiên cứu những tài liệu đó, mổ xẻ để tìm ra thực chất bên trong của việc giai cấp tư sản Anh bóc lột công nhân lao động.

Tháng 10 năm 1856, Mác chuyển đến ở thị trấn Kenđisen phía tây bắc Luânđôn. Tuy cách khá xa Bảo tàng Luânđôn nhưng ông vẫn thường xuyên đến đọc sách. Ban ngày ở Luânđôn rất ngắn, rất nhanh tối. Thời đó lại chưa có điện, 3, 4 giờ chiều đã phải thắp nến hoặc đèn dầu hỏa. Mọi người vẫn nhìn thấy Mác ngồi đọc, viết, trầm tư dưới ngọn nến trong Viện bảo tàng.

Năm 1867, tập 1 bộ “Tư bản” ra mắt bạn đọc, Đó là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của Mác, và cũng là một sự kiện lớn trong phong trào cộng sản quốc tế. Trong cuốn sách này; Mác đã phân tích sâu sắc vạch trần cho mọi người thấy cái bí mật mà nhà tư bản bóc lột công nhân – giá trị thặng dư. Trước đây, nhà tư bản nói công nhân làm việc thì trả lương, đó là “trao đổi ngang giá”. Bây giờ, công nhân biết rằng giá trị tạo ra trong lao động gấp nhiều lần số lượng, phần dôi ra đó (chính là “giá trị thặng dư”) bị nhà tư bản bóc lột cả. Điều đó đã xé toang mảnh vải che thân của chủ nghĩa tư bản muôn vàn tội ác, phơi bày hết bản chất phản động tanh mùi máu của nó! Trong cuốn sách, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là phải tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, từ đó dóng lên hồi chuông đưa tang chế độ bóc lột cuối cùng và cũng tàn khốc nhất này. Mác viết:

Tiếng chuông cáo chung chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm!

Kẻ tước đoạt sẽ bị tước đoạt.

Mùa hè năm 1835, trường trung học Tơrevơ tỉnh Ranh miền tây nước Đức đang chấm thi tốt nghiệp. Đề của bài luận là “Suy nghĩ của thanh niên khi lựa chọn nghề nghiệp”.

Một chồng bài thi để ở giữa bàn, các thầy giáo đang miệt mài chấm bài.

– Bài văn hay thế này tôi chưa được đọc bao giờ? Chí lớn quá! – Bỗng một thầy giáo thích thú reo lên.

Các thầy giáo khác tò mò xúm lại đọc bài văn đó. Với những dòng chữ cứng cáp phóng khoáng trò đó viết:

“Nếu một người chỉ biết lao động vì bản thân, người đó có thể trở thành học giả có danh tiếng, người thông minh tuyệt đỉnh, nhà thơ xuất sắc, nhưng người đó quyết không thể trở thành con người hoàn hảo và vĩ nhân thực sự.

Nếu chúng ta chọn một nghề mà lao động của nó có thể mang đại phúc lợi cho nhân loại, thì chúng ta sẽ không bị gánh nặng của nó đè bẹp, vì đó là sự hy sinh cho nhân loại. Khi đó, điều chúng ta cảm thấy sẽ không phải là một chút xíu tự tư, sự vui sướng đáng thương; hạnh phúc của chúng ta sẽ thuộc về hàng vạn con người, sự nghiệp của chúng ta không chỉ hiển hách một thời mà sẽ tồn tại mãi mãi”.

Nhiều thầy giáo nói bài văn viết rất hay. Nhưng thầy chủ khảo lại liên tục vò đầu gãi tai. Ông lắc đầu bảo:

– Là một thiên tài, có điều một em 17 tuổi mà nói năng như vậy hình như quá…

Tại sao vậy? Số là, thời đó nước Đức chia làm nhiều vương quốc chư hầu, thành Tơrevơ thuộc vương quốc Phổ. Phổ là một nước chuyên chế, không cho phép truyền bá tư tưởng tự do. Một bài văn như thế này nên đánh giá thế nào đây? Các thầy giáo đều thấy khó xử.

Thầy chủ khảo phân vân mãi, cuối cùng ông lấy hết can đảm cầm chiếc bút lông ngỗng lên viết vào bài thi tám chữ to:

“Tư tưởng phong phú, lý giải sâu sắc”.

Lời đánh giá đó cao biết bao! Vậy chàng trai 17 tuổi có chí lớn đó rút cục là ai? Tên chàng trai đó là Các Mác.

Các Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở Tơrevơ. Cha là một luật sư có tiếng, người Do Thái. Mẹ là người Hà Lan, suốt ngày vất vả vì công việc nội trợ. Gia đình tương đối giàu có và là một gia đình có văn hóa.

Tốt nghiệp trung học, cha đưa ông vào Đại học Bon học luật, muốn cho con trai cũng làm luật sư. Nhưng Mác chỉ học ở Đại học Bon một năm. Vì không khí học tập ở đó rất tồi, học sinh chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, thậm chí còn chơi trò đấu súng vô bổ. Năm 1836, Mác đến học ở Đại học Béclin. Hứng thú học tập của Mác rất rộng: triết học, lịch sử, văn học, ngoại ngữ, tất cả đều miệt mài chăm chỉ đi sâu nghiên cứu. Đồng thời Mác còn tham gia các hoạt động của phái Hêghen trẻ.

Tại sao lại gọi là “Phái Hêghen trẻ”? Số là, sau khi nhà đại triết học Đức Hêghen mất, giới triết học chia làm hai phái. “Phái Hêghen già” ủng hộ chính phủ chuyên chế Phổ, “Phái Hêghen trẻ” phản đối nền thống trị chuyên chế. Mác một lòng muốn cải tạo thế giới, đương nhiên tham gia phái sau.

Năm 1841, Mác tốt nghiệp đại học. Ông viết luận văn tốt nghiệp bày tỏ quyết tâm cải tạo thế giới. Trong bài luận văn ông ví mình với vị anh hùng Prômêtê – người ăn cắp lửa cho nhân loại trong thần thoại Hy Lạp. Ông viết:

“Người biết rất rõ,

Ta không đánh đổi sự đau khổ của mình

lấy sự phục dịch của nô lệ;

Ta thà bị trói trên vách đá cheo leo,

cũng không muốn làm tên hầu ngoan ngoãn

của thần Dớt (cha của các vị thần).

Trên đây là những lời hào hùng của Prômêtê, Mác đã viện dẫn toàn bộ những lời đó.

Mác nộp luận văn cho khoa Triết trường Đại học Iêna. Sau khi xem xét đánh giá, trường Đại học Iêna cấp học vị tiến sĩ triết học cho Mác. Khi đó ông mới 23 tuổi.

Đến năm sau, ở Kôn miền tây nước Đức ra tờ “Báo sông Ranh”. Tháng 10, Mác nhận lời mời làm chủ biên cho tờ báo.

Khi đó, nghị viện tỉnh Ranh của Phổ đang thảo luận vấn đề “lâm tặc”. Số là, miền tây nước Đức có rừng cây và đồng cỏ rất rộng, trước kia là của chung. Về sau, bọn quí tộc địa chủ chiếm làm của riêng. Nông dân muốn đi lượm cành khô làm củi đun, trẻ em muốn đến đồng cỏ lượm một số rau quả dại để ăn, đều bị nghị viện coi là “giặc” phải dùng luật pháp trừng phạt. Mác rất bất bình, viết trên “Báo sông Ranh” nhiều bài phê phán chính phủ Phổ chuyên chế. Những bài viết đó được mọi người hoan nghênh, lượng phát hành của báo tăng lên nhiều. Gia đinh đặt báo tháng 10 chỉ hơn 800, đến tháng 12 đã hơn 3.400.

Việc truyền bá tiếng nói cách mạng làm cho chính phủ Phổ chuyên chế run sợ. Chúng ra lệnh đóng cửa tòa báo “Báo sông Ranh”. Mác tức giận từ chức chủ biên, cuối thu năm 1843 tới Pari.

Mác thường xuyên đến chơi các gia đình công nhân, và tham gia các cuộc họp bí mật của công nhân, hiểu sâu sắc tư tưởng và yêu cầu của họ, đó là tiêu diệt chế độ tư hữu. Từ đó, Mác thực sự hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản quyết không phải là thứ lý luận gì trừu tượng mà là hành động hiện thực cụ thể.

Tháng 2 năm 1844, Mác hợp tác với Acnon Ruygiơ ra tạp chí “Niên giám Pháp – Đức”- Chính phủ chuyên chế Phổ vừa nghe đến tên của Mác đã vội nói tờ báo này phạm tội âm mưu phản quốc và bôi nhọ quốc vương, không cho đưa vào Phổ. Chúng phái một số đông quân cảnh đến các tàu thuyền trên sông Ranh và biên giới Đức Pháp lục soát tịch thu hàng mấy trăm bản “Niên giám Pháp – Đức”. Tờ tạp chí bị giáng một đòn rất nặng, chỉ ra được một kỳ đã phải đình bản.

Nhưng “Niên giám Pháp – Đức” đã nhen lên đốm lửa cách mạng. Trong “Lời nói đầu” của “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” Đăng trong tạp chí trên, Mác khẳng định dứt khoát rằng: Vũ khí phê phán đương nhiên không thể thay thế được sự phê phán bằng vũ khí, sức mạnh vật chất chỉ có thể hủy diệt bằng sức mạnh vật chất, nhưng lý luận một khi nắm được quần chúng cũng có thể biến thành sức mạnh vật chất.

Ý Mác muốn nói: lý luận cách mạng phải kết hợp với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, mới giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh tiêu diệt chế độ cũ của giai cấp bóc lột. Do đó, bài viết đó là bức thư tuyên chiến với thế giới cũ, là một bài hịch kêu gọi đập tan thế giới cũ.

Một thanh niên có chí cao muôn trượng cuối cùng đã trở thành người chiến sĩ và người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản.

CHÀNG THANH NIÊN QUYẾT CHÍ MỞ ĐƯỜNG

Dòng nước lũ cuồn cuộn

Gầm thét vượt qua ghềnh thác,

Cây tùng phía trước phải gục đầu,

Dòng nước đã tự mở đường;

Ta cũng sẽ như dòng nước lũ,

Mở cho mình một con đường.

Đây là bài thơ Ăngghen viết năm 19 tuổi, nói lên quyết tâm của ông rũ bỏ gia đình tư sản và rào cản của xã hội cũ, nói lên khát vọng tự do và niềm tin kiên định của ông đấu tranh để được giải phóng.

Phriđrich Ăngghen sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 ở thành phố Bácmên tỉnh Ranh miền tây nước Đức. Cha là nhà tư bản, mở nhà máy dệt, mê tín tôn giáo, tính tình nóng nảy, gia trưởng. Mẹ là một người phụ nữ hiền dịu nhưng mềm yếu. Ăngghen là con trưởng, cha dạy dỗ quản lý đặc biệt nghiêm khắc, từ nhỏ cha đã bắt con phải làm “theo ý Chúa”.

Nhưng tâm tư của Ăngghen lại khác. Anh thích tìm kiếm tri thức mới ở mọi nơi. Anh đến nhà máy ở vùng lân cận, thấy công nhân còng lưng làm việc trong nhà xưởng thấp lè tè, khói than và bụi bẩn bám khắp người. Có công nhân mắc bệnh phổi, vừa bưng miệng ho, vừa kéo lê tấm thân gẫy yếu để làm việc. Có công nhân vì lao động quá sức trong một thời gian dài người còng xuống trở thành dị dạng. Trong rất nhiều nhà máy chen chúc lao động trẻ em 6, 7 tuổi, vóc người nhỏ xíu đã phải làm lao động nặng, suốt ngày bị đánh, bị chửi, bị làm tình làm tội. Anh đến khu công nhân ở, thấy toàn nhà tranh và chuồng ngựa cũ, vừa thấp bé vừa ẩm thấp, cửa nhà như một cái lỗ, tinh mơ chui ra, tối mịt chui vào. Cả nhà già trẻ thiếu ăn thiếu mặc, sống vô cùng nghèo khổ. Đối mặt với đời sống hiện thực của công nhân, so sánh với gia đình mình, Ăngghen càng thêm thông cảm với nhân dân lao động.

Tín điều của nhà tư bản là kiếm tiền. Ăngghen chỉ được học 3 năm trung học, cha đã bắt thôi học vào làm việc ở doanh nghiệp để anh học bản lĩnh kiếm tiền. Ăngghen không hứng thú với việc đó. Năm 1838, Ăngghen 18 tuổi, cha đưa anh đến Brêmen, một hải cảng quan trọng ở miền bắc nước Đức, làm việc ở một công ty mậu dịch lớn. Ăngghen rất vui vẻ hào hứng ra đi.

Số là, Brêmen tuy thuộc nước Đức nhưng không phải lãnh thổ của Phổ, không khí chính trị tương đối tự do, “lệnh cấm sách” không có hiệu lực ở đó. Ăngghen như con chim sổ lồng, say sưa học các trước tác triết học, vật lý, hóa học, đọc rất nhiều các sách báo tiến bộ của các nước. Đồng thời, anh học bơi, học cưỡi ngựa, mặc sức thi thố tài năng của mình. Thành tích học ngoại ngữ của Ăngghen rất xuất sắc, ở độ tuổi 20 anh đã nắm được 10 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hi Lạp, La tinh v.v. Khi viết thư cho em trai em gái trong gia đình, Ăngghen viết bằng các ngoại ngữ khác nhau.

Năm 1841 , Ăngghen đi quân dịch phục vụ trong lữ đoàn pháo binh Béclin Do anh chú tâm nghiên cứu lý luận và kỹ thuật quân sự, nên rất nhanh chóng trở thành một pháo thủ giỏi. Thời đó, Đại học Béclin là trung tâm giáo dục của Phổ, Ăngghen là một thanh niên hiếu học, rất muốn được học dự thính ở đại học. Thế là, hễ có thời gian anh lại đến Đại học Béclin nghe giảng, học những tri thức khoa học. Một hôm, anh nghe giờ triết học do vị giáo sư già Senlinh giảng. Thứ triết học ông giảng toàn là thứ duy tâm chủ nghĩa, đại loại “thần là sức mạnh cao hơn tất cả mọi thứ trên thế giới này” v.v. Nghe nói vậy Ăngghen rất phản cảm, bèn tra cứu rất nhiều tư liệu, liên hệ với cuộc đấu tranh hiện tại, viết 3 bài với tiêu đề “Senlinh – nhà triết học Cơ đốc”, một bài Đăng ở tạp chí, hai bài xuất bản thành tập sách nhỏ, phê phán Senlinh rất mạnh mẽ sâu sắc, khiến Senlinh rất lúng túng.

Tháng 9 năm 1842, Ăngghen mãn hạn quân dịch. Trên đường về quê, Ăngghen ghé vào tòa soạn “Báo sông Ranh” ở Ken thăm Mác. Nhưng Mác tiếp chàng thanh niên xa lạ này vừa lạnh nhạt vừa giữ ý, chưa nói được mấy câu đã chia tay.

Tại sao vậy? Vì trong phái “Hêghen trẻ” ở Béclin thời đó xuất hiện một nhóm “Người tự do”, họ chỉ biết tự tâng bốc mình, ba hoa khoác lác, chưa hề làm một công việc gì thực tế. Mác rất ác cảm với họ. Ăngghen quen biết các nhân vật chủ chốt của “Người tự do”, Mác cho rằng Ăngghen cũng là “Người tự do”, nên không nhiệt tình tiếp đãi anh. Sau khi về nhà, người cha sai ngay anh sang làm việc tại nhà máy dệt ở Mansetxtơ, Anh. Ăngghen đang muốn khảo sát phong trào công nhân rất sôi sục ở Anh nên vui vẻ nhận lời. Tháng 11 năm đó, Ăngghen rời quê hương vượt eo biển Anh đến Mansetxtơ thành phố trung tâm công nghiệp Anh.

Khi đó, mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân Anh là thực hiện “Đại hiến chương nhân dân”. Mấy triệu công nhân ký tên đòi nghị viện thông qua hiến chương để mọi công nhân đều có quyền bầu cử. Ăngghen nhanh chóng tham gia hàng ngũ của họ, hầu như tối nào cũng đi thăm công nhân, dự hội nghị của “Phái hiến chương”, đi sâu điều tra những đau khổ và tai họa mà công nhân Anh phải gánh chịu cũng như nguyện vọng đấu tranh của họ, để viết “Đề cương phê phán chính trị kinh tế học” gửi cho Mác lúc đó là chủ biên “Niên giám Pháp – Đức”. Mác thấy những luận điểm của Ăngghen rất gần với mình bèn cho Đăng. Tiếp đó, Ăngghen lại tra cứu một khối lượng lớn tư liệu văn kiện của nhà nước, viết cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”. Luận điểm của Ăngghen là: giai cấp vô sản muốn tự giải phóng cho mình phải lật đổ hoàn toàn chế độ tư bản muôn vàn tội ác. Trong cuốn sách, Ăngghen dẫn ra một bài thơ chiến đấu, và với tình cảm sục sôi Ăngghen đốt lên ngọn lửa đấu tranh:

Mau đánh đổ quốc vương,

tên quốc vương đao phủ!

Muôn vạn công nhân

hãy đứng lên xông tới!

Trói chặt tay hắn

khi hắn chưa nuốt hết nhân dân cả nước.

Tháng 8 năm 1844 khi từ Anh về nhà qua Pari, Ăngghen lại một lần nữa đến chào Mác.

Lần gặp gỡ này giữa hai người hoàn toàn khác với lần trước. Vừa thấy Ăngghen, Mác đã nắm chặt lấy tay anh, ôm lấy anh thân thiết như anh em ruột thịt lâu ngày không gặp mặt. Mác mời Ăngghen đi uống cà phê ở quán Lêgiăng và giới thiệu với anh lãnh tụ của phong trào công nhân Pháp. Tối đến, họ đàm đạo với nhau rất thân mật ở nhà Mác. Họ thảo luận với nhau những vấn đề lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong 10 ngày tiếp xúc, họ bàn bạc và bắt đầu viết chung tác phẩm quan trọng “Gia đình thần thánh” phê phán những luận điểm hoang đường của “Người tự do” trong phái Hêghen trẻ. Ba tháng sau toàn bộ cuốn sách được viết xong. Đây là cuốn sách Mác và Ăngghen hợp tác viết lần đầu tiên. Cuốn sách đã làm sáng tỏ tư tưởng quần chúng nhân dân là người sáng tạo lịch sử chân chính, và chỉ rõ giai cấp vô sản là kẻ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, từ đó đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội duy vật cách mạng.

Sự nghiệp cách mạng chung đã gắn kết chặt chẽ hai chàng trai có chí lớn quyết tâm mở đường cho nhân loại.

Trên phố Đồng Minh ở Brucxen thủ đô Bỉ có hai ngôi nhà ở liền kề nhau, trên cửa đều có tên chủ nhà. Tấm biển nhà số 5 viết: “Các Mác”, ngôi nhà bên cạnh trên biển đề: “Phriđrích Ăngghen”. Mác vì bị chính phủ Phổ và Pháp trục xuất mới chuyển đến Bỉ, còn Ăngghen từ Anh chuyển đến hoàn toàn là vì sự nghiệp chung.

“Reng reng! Reng reng!” Một ngày mùa xuân năm 1847, tiếng chuông cửa nhà số 5 đổ dồn, một vị khách Luân Đôn đang gọi cửa gấp.

Cửa mở, một thanh niên râu ria xồm xoàm đi ra hỏi:

– Ngài là. . .

– Tôi là Morơ, thợ đồng hồ.

– Ngài Morơ, rất hoan nghênh ngài, mời ngài vào! – Mác biết Morơ là người lãnh đạo của “Liên minh những người chính nghĩa”. Tổ chức này có hội viên trong công nhân các nước châu Âu, là một tổ chức quốc tế rất có ảnh hưởng.

Sau khi đã ngồi yên vị, Morơ mở cặp, trịnh trọng lấy ra một phong thư nói:

– Đây là “Thư ủy nhiệm” có chữ ký của toàn thể thành viên lãnh đạo Liên minh chúng tôi, muốn mời Ngài và ngài Ăngghen viết một bản Tuyên ngôn cho Liên minh.

– Nhưng Ăngghen hiện giờ đang ở Pari.

– Tôi biết, chúng tôi đã cử người đến Pari mời ông ấy. Tôi tin là hai ngài nhất định sẽ nhận lời thỉnh cầu của chúng tôi.

Mác cười:

– Nhưng chúng tôi chưa phải là hội viên của Liên minh. – Nói xong, Mác bóc thư, trong thư là những lời lẽ nhiệt tình mời họ tham gia Liên minh. Mác bất giác mỉm cười gật đầu.

– Chúng tôi rất áy náy. – Morơ ngượng nghịu nói – Trước kia quan điểm của chúng tôi cũ kỹ, qua thảo luận thấy quan điểm của hai vị đúng đắn nên chúng tôi đến mời hai vị.

– Cảm ơn lời khen của Ngài. Có điều, tôi và Ăngghen chỉ là thành viên bình thường trong phong trào công nhân, không đòi hỏi vinh dự đặc biệt. Điều chúng tôi mong muốn là có những người ủng hộ một cách có phê phán học thuyết của chúng tôi.

Morơ dơ hai tay ra nhiệt tình nói với Mác:

– Phong trào công nhân quốc tế đang rất cần hai vị!

Mác vui vẻ đứng dậy nắm chặt tay Morơ nói:

– Tôi và Ăngghen nhất định sẽ viết bản Tuyên ngôn đó.

Mùa hè năm 1847, “Liên minh những người chính nghĩa” họp đại hội đại biểu lần thứ nhất ở Luân Đôn. Mác vì kinh tế khó khăn không đến dự được, Ăngghen đến dự với tư cách là đại biểu của Chi hội Pari. Theo sáng kiến của Mác Ăngghen, Đại hội đổi “Liên minh những người chính nghĩa” thành “Đồng minh những người cộng sản”. Điều thứ nhất trong “Điều lệ” của Đồng minh do Mác Ăngghen soạn thảo qui định rất rõ ràng mục đích hành động của Đồng minh: đánh đổ giai cấp tư sản, thiết lập nền thống trị của giai cấp vô sản, tiêu diệt xã hội cũ tư bản chủ nghĩa dựa trên sự đối kháng giai cấp, xây dựng một xã hội mới không có giai cấp, không có chế độ tư hữu. Đồng thời, theo đề nghị của Mác và Ăngghen, Đại hội đổi khẩu hiệu cũ của Liên minh “Người người là anh em thành “Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!”.

Một chính đảng cách mạng mới của giai cấp vô sản – “Đồng minh những người cộng sản” đã ra đời trên trái đất!

Để tránh bị thế lực phản động hãm hại, hoạt động của “Đồng minh những người cộng sản” được tiến hành bí mật. Đồng minh vừa thành lập đã bắt tay vào công tác tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản. Mác và Ăngghen tổ chức ở Brucxen một “Hiệp hội giáo dục công nhân”. Đồng thời dùng tờ “Báo Đức – Brucxen” làm trận địa tuyên truyền của “Đồng minh những người cộng sản”. Tháng 9 năm 1847, họ lại tổ chức ra một “Hiệp hội dân chủ quốc tế”. Tất cả những tổ chức đó đều là những tổ chức công khai mang tính chất quần chúng, giúp cho việc giáo dục, tổ chức công nhân và quần chúng cách mạng, tuyên tryền tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Đồng thời với việc tuyên truyền giáo dục, Mác và Ăngghen đặc biệt chú ý công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên thu hút những thành viên tích cực nhất, tiên tiến nhất trong các tổ chức đó vào “Đồng minh những người cộng sản”. Như vậy, đội ngũ cách mạng lại lớn mạnh lên một bước.

Cuối năm 1847, “Đồng minh những người cộng sản” họp Đại hội đại biểu lần thứ hai ở Luân Đôn. Mác và Ăngghen đều có mặt: Nhiệm vụ của Đại hội lần này là thông qua “Điều lệ” mới và định ra Cương lĩnh. Đại hội họp tất cả 10 ngày. Trong thảo luận có sự bất đồng về rất nhiều vấn đề, về nhận thức cũng rất không nhất trí. Mác và Ăngghen đã kiên trì tuyên truyền và giải thích. Ví dụ, việc công hữu tài sản có thể làm ngay được không, chủ nghĩa cộng sản có thể ngay lập tức thực hiện với qui mô lớn được không, cách mạng có cần dùng bạo lực không v.v. Trong các cuộc tranh cãi sôi nổi, Mác và Ăngghen luôn luôn bình tĩnh lắng nghe ý kiến của các phía, sau đó qui nạp lại, hiểu lầm thì giải thích, nghi vấn thì nói cho rõ, sai lầm thì uốn nắn lại. Cứ như vậy, tư tưởng của các đại biểu dần dần đi tới thống nhất. Trên cơ sở đó, Đại hội thông qua “Điều lệ” một cách thuận lợi, và giao cho Mác và Ăngghen cùng viết một bản “Tuyên ngôn” dùng làm cương lĩnh hành động của “Đồng minh những người cộng sản”, đồng thời cũng là văn kiện công khai công bố với toàn thế giới.

Sau khi Đại hội kết thúc, Mác và Ăngghen làm việc rất khẩn trương, hợp sức soạn thảo “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Văn kiện được hoàn thành rất khẩn trương. “Tuyên ngôn” gồm 4 phần: trình bày rõ giai cấp tư sản tất yếu sẽ diệt vong và giai cấp vô sản nhất định sẽ thắng lợi là qui luật khách quan không thể tránh được; nêu rõ nhiệm vụ và mục đích của cách mạng vô sản, việc giành chính quyền là điều kiện tất yếu đưa cách mạng vô sản đến thắng lợi; phê phán “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cộng sản” giả hiệu đủ mọi màu sắc; nêu lên tư tưởng sách lược của cách mạng vô sản.

Câu cuối cùng của bản “Tuyên ngôn”, với khí phách cách mạng hào hùng, Mác và Ăngghen công khai tuyên bố với toàn thế giới:

“Mặc cho các giai cấp thống trị run sợ khi nghĩ đến một cuộc cách mạng cộng sản. Trong cuộc cách mạng ấy, những người vô sản chẳng mất gì hết, ngoài xiềng xích trói buộc họ. Trong cuộc cách mạng ấy, họ giành được cả thế giới về mình.”

Tháng 2 năm 1848, “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” chính thức công bố ở Luân Đôn, nhanh chóng được dịch ra tiếng các nước, truyền bá đi cả thế giới. “Tuyên ngôn của đảng Cộng sản” là cương lĩnh lý luận và thực tiễn hoàn chỉnh đầu tiên của chính đảng cách mạng vô sản, là một bản tuyên ngôn cách mạng chói sáng đầu tiên trong lịch sử phong trào cộng sản quốc tế. Việc công bố bản Tuyên ngôn đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa cộng sản. Nó là vũ khí sắc bén của sự nghiệp cách mạng vô sản, cổ vũ và khích lệ mạnh mẽ giai cấp vô sản và nhân dân cách mạng toàn thế giới anh dũng đấu tranh nhằm đánh đổ chủ nghĩa tư bản và mọi chế độ bóc lột, giải phóng hoàn toàn nhân loại.

Ánh sáng cộng sản chủ nghĩa của “Tuyên ngôn” mãi mãi tỏa sáng cả thế giới.

Mồng 1 tháng 6 năm 1848, thành phố Kôn xuất hiện một tờ báo mới. Dưới đầu tờ báo của số ra mắt in mấy chữ lớn “Cơ quan của phái Dân chủ”. Phía dưới còn Đăng danh sách người biên tập: Tổng biên tập Các Mác; các biên tập viên: Phriđrich Ăngghen, Vinhem Vônphơ. . .

Mác chẳng phải vì chính phủ Phổ đóng cửa “Báo sông Ranh” đã buộc phải rời đất nước sao? Làm sao ông lại có thể trở về làm báo?

Số là, năm 1848 đã nổ ra một cuộc đại cách mạng lôi cuốn cả châu Âu. Tháng 2 năm đó, nhân dân Pari lật đổ “Vương triều tháng Bẩy”, lập nên Đệ nhị Cộng hòa.

Toàn bộ nước Đức sôi lên sùng sục. Ngày 13 tháng 3, nhân dân thủ đô Viên khởi nghĩa. Thủ tướng Mettecnic sợ run như cầy sấy mặc giả nữ chạy trốn mất tăm.

Ngày 18 tháng 3, nhân dân thủ đô Béclin khởi nghĩa. Những người khởi nghĩa bao vây hoàng cung, dùng máu đào đánh lui cuộc tấn công của 14.000 quân. Chính phủ chuyên chế phong kiến sụp đổ! Quốc vương giao quyền cho một chính phủ do phái tự do của giai cấp tư sản lập ra. Tình hình rất có lợi cho cách mạng.

Đang cư trú, tại Pari, Mác và Ăngghen lập tức tập hợp các công dân Đức đang có mặt tại Pháp lại thành lập “Câu lại bộ công nhân Đức”. Nhiều thành viên của câu lạc bộ chính là thành viên của “Đồng minh những người cộng sản”. Mác chia họ thành nhiều tốp, bí mật đưa từng tốp về nước để phân tán phát động quần chúng. Đầu tháng 4, Mác và Ăngghen cũng về Đức.

Khi đó nội tình nước Đức rất phức tạp, các thành viên trước đây của “Đồng minh những người cộng sản” vì bị chính phủ chuyên chế bức hại có người bị bắt, có người phải trốn tránh, rất khó tập hợp lại. Thế là, Mác quyết định ra một tờ báo dùng làm chiếc kèn hiệu động viên nhân dân đấu tranh. Mồng 1 tháng 6 năm 1848, “Báo sông Ranh mới” ra đời ở Kôn (thuộc Phổ), thành phố tập trung giai cấp công nhân Đức, dương cao ngọn cờ chống lại chế độ chuyên chế, kêu gọi nhân dân đừng có ảo tưởng trước sự nhượng bộ bề ngoài của quốc vương sau cuộc khởi nghĩa tháng Ba ở Béclin, phải đấu tranh đến cùng để giành lấy quyền dân chủ.

“Báo sông Ranh mới” xuất bản được 3 tuần, Pari nổ ra cuộc khởi nghĩa tháng Sáu. Để giành quyền sinh tồn của mình, công nhân Pháp đã anh dũng chiến đấu trong những chiến lũy trên đường phố. Mác và Ăngghen lập tức đưa tin về những thành tích đấu tranh của công nhân Pari lên báo. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị quân đội phản động đàn áp, báo lại vạch trần tội ác đẫm máu của bọn phản động, tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc đấu tranh, phân tích kỹ ý nghĩa lớn lao của cuộc khởi nghĩa. Trong khi giai cấp tư sản toàn châu Âu đều phản đối cuộc khởi nghĩa của công nhân Pari, chỉ có tờ “Báo sông Ranh mới” đưa tin chính xác về cuộc khởi nghĩa này, và nó trở thành ngọn đèn sáng của cách mạng châu Âu.

Để tiến thêm một bước phát động quần chúng, các biên tập viên Ăngghen và Vônphơ của “Báo sông Ranh mới” triệu tập Đại hội quần chúng Kôn. Đại hội có hơn 6.000 người tham gia, Vônphơ làm chủ tịch Đại hội. Ông kiến nghị thành lập một “ủy ban an ninh” làm tổ chức đại diện cho quần chúng Kôn. Hội nghị nhất trí bầu 30 người trong đó có Ăngghen lập ra ủy ban đó. Từ đó, nhân dân Kôn đã có hạt nhân lãnh đạo của mình, phong trào dân chủ được triển khai rất sôi nổi.

Tiếp đó, ở Vôlinghen miền hạ du sông Ranh cũng diễn ra cuộc mít tinh quần chúng với qui mô lớn hơn. Ăngghen được bầu làm bí thư đại hội. Đại hội bỏ phiếu thông qua nghị quyết thành lập “Nước cộng hòa đỏ xã hội dân chủ”, và quyết tâm đấu tranh đến cùng với chế độ chuyên chế Phổ.

Khi Ăngghen họp ở Vôlinghen thì mây đen ùn ùn kéo tới bầu trời Kôn: Chính phủ chuyên chế Phổ đã rút dao đồ tể, phái 8.000 quân tiến vào thành phố Kôn, tuyên bố giới nghiêm toàn thành phố bắt đóng cửa “Báo sông Ranh mới” và ra lệnh bắt Ăngghen và một số người khác.

Được quần chúng bảo vệ, Ăngghen đã tránh về quê Bácmen từ trước. Chính phủ Phổ bắt không được bèn phát lệnh truy nã Ăngghen đi khắp nơi, miêu tả cụ thể đặc trưng dung mạo của Ăngghen, yêu cầu cơ quan và quan chức các cấp phải truy lùng. Nhưng Ăngghen đã rời Đức đến Bỉ.

Chính phủ Bỉ kiểm tra khách sạn thấy Ăngghen không có hộ chiếu, cho ông là “kẻ lang thang bắt đưa lên xe tù giải ra biên giới tuyên bố “trục xuất”. Ăngghen buộc phải đến Pari: Khi đó trong túi ông không còn một xu, không có tiền đi xe phải đi bộ trọn 2 tuần lễ, cuối cùng đến được Thụy Sĩ cách Kôn không bao xa, chuẩn bị lại trở về nước tiến hành đấu tranh.

Do Mác kiên quyết đấu tranh, “Báo sông Ranh mới” bị chính phủ Phổ đóng cửa lại tiếp tục xuất bản. Mác được quần chúng cử làm Chủ tịch Hội liên hiệp công nhân Kôn, công việc có nhiều tiến triển tốt. Mác lập tức viết thư báo cho Ăngghen đang trốn tránh ở Thụy Sĩ biết tình hình. Ăngghen rất phấn khởi, tháng 1 năm 1849 ông trở về Kôn.

Khi đó, tình hình cách mạng Đức đã bắt đầu chuyển biến xấu. Tháng 10 năm 1848, quân đội phản động Áo đàn áp cuộc khởi nghĩa ở Viên. Tháng 11, quốc vương Phổ làm đảo chính quân sự ở Béclin, đuổi các bộ trưởng của phái tự do tư sản, tổ chức ra một chính phủ chuyên chế, tuyên bố giải tán các đoàn thể dân chủ, đóng cửa các báo chí dân chủ.

Tháng 2 năm 1849, chính phủ chuyên chế Phổ nặn ra một “tội danh” nói là “Báo sông Ranh mới” “sỉ nhục kiểm sát trưởng và phỉ báng hiến binh”, ra lệnh cho Mác, Ăngghen phải ra tòa để xét xử. Ngày mở phiên tòa, quần chúng kéo đến dự chật ních. Trước tòa án Mác chỉ rõ việc báo chí vạch trần hành vi phi pháp của quan chức tư pháp là hoàn toàn đúng đắn. Ăngghen bổ sung báo chí chỉ vạch trần sự thật nên vô tội. Lời phát biểu của họ được quần chúng có mặt tại tòa án hoan hô nhiệt liệt. Tòa án không xét xử tiếp được, buộc phải tuyên bố Mác và Ăngghen vô tội được tha bổng.

Tháng 3 năm 1849, Nghị viện Phơrăngphuốc thông qua “Hiến pháp đế quốc Đức. Bản hiến pháp này tuy còn nhiều thiếu sót, nhưng đã đòi thống nhất nước Đức và thực hiện dân chủ, do đó quốc vương của nhiều nước chư hầu phản đối, đặc biệt là hai chư hầu lớn nhất nước Đức – hoàng đế Áo và quốc vương Phổ.

Ngược lại, nhân dân ủng hộ bản hiến pháp đó, ở các địa phương miền tây nam Đức đã nổ ra khởi nghĩa vũ trang chống lại chuyên chế. Ăngghen đích thân đến Enbơphectơ tham gia đấu tranh vũ trang, làm các công việc như xây dựng công sự phòng ngự, kiểm tra việc bố trí các chiến lũy trong thành phố, lắp đặt đại bác v.v. Ông còn giúp họ tổ chức một đại đội công binh, vạch ra các kế hoạch tác chiến. Sau khi trở về Kôn, Ăngghen còn viết bài ủng hộ cuộc khởi nghĩa đăng trên “Báo sông Ranh mới”.

Nghe tin Ăngghen có tham gia khởi nghĩa, chính phủ Phổ sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa lập tức phát lệnh bắt ông, đồng thời phát lệnh trục xuất Mác ra khỏi biên giới. “Báo sông Ranh mới” buộc phải đình bản. Ngày 19 tháng 5 năm 1849, số báo 301 của “Báo sông Ranh mới” cũng là số báo cuối cùng. Số báo này đặc biệt được in bằng mực in màu đỏ. Ban biên tập đăng “Thư từ biệt” trên báo, đồng thời bày tỏ niềm tin vững chắc vào cuộc đấu tranh giải phóng công nhân. Mác là Tổng biên tập của tờ báo, với tinh thần trách nhiệm rất cao, ông bán tất cả đồ đạc đáng giá của mình lấy tiền thanh toán lương cho thợ sắp chữ, thợ in, biên tập viên và các nhân viên cũng như các khoản chi khác, sau đó ông và Ăngghen rời Kôn đến các nước chư hầu khác ở miền tây nam Đức.

Ăngghen gia nhập nghĩa quân ở đây. Ông đã tham gia 4 trận đánh, trận nào ông cũng đi đầu dũng cảm giết địch nên được mọi người khâm phục.

Do thế lực phản động rất mạnh, cuộc cách mạng năm 1848 thất bại, Mác và Ăngghen đến Pari. Các ông tổng kết những bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng này, cho rằng phải dùng bạo lực để đập tan bộ máy nhà nước cũ, phải xây dựng khối liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản, từ đó phát triển mạnh mẽ học thuyết chuyên chính vô sản.

Phòng đọc lớn của Bảo tàng Luânđôn kê rất nhiều dãy ghế ngồi đọc sách. Độc giả thường thích ngồi bên cạnh những kệ sách mà mình thích đọc. Ví dụ, kệ sách bên cạnh những dãy ghế từ K đến P bày sách về lịch sử, độc giả thích nghiên cứu lịch sử thì ngồi ở mấy dãy ghế này. Ghế số 7 ở dãy O là nơi Mác thường ngồi đọc sách.

Mác đến được Luânđôn, ông đã phải trải qua một giai đoạn rất không bình thường.

Một ngày cuối hè năm 1849, mấy cảnh sát vũ khí đầy người xông vào ngôi nhà số 45 trên phố. Hoa bách hợp Pari, đọc trước mặt Mác lệnh “trục xuất ra khỏi biên giới”. Đối với Mác, đây là lần thứ tư chính phủ Phổ, chính phủ Bỉ, chính phủ Pháp ra lệnh “trục xuất” nhà cách mạng vô sản này. Vì thế Mác căm phẫn tuyên bố từ bỏ quốc tịch Đức, làm một “công dân thế giới” không có quốc tịch.

Nhưng lần này xảy ra quá đột ngột. Vợ ông bà Gienni đang sắp sửa sinh con, toàn bộ tài sản trong gia đình đã được đùng làm kinh phí cho cách mạng, ngay đến bộ đồ ăn bằng bạc duy nhất cũng đã phải đưa đến hiệu cầm đồ. Gia đình Mác buộc phải bán hết đồ dùng thường ngày, vượt eo biển Anh đến Luânđôn xứ sở của sương mù.

Thoạt đầu Mác ở nhà số 4 phố Râyxtơn, tiền thuê mỗi tuần phải trả 6 bảng Anh. Mác nợ nần rất nhiều, đâu trả được tiền thuê nhà cao như vậy? Một hôm, chủ nợ gọi cảnh sát tới cướp sạch đồ đạc của gia đình Mác, ngay đến cái nôi của trẻ sơ sinh, đồ chơi của bé gái cũng bị lấy đi. Và đương nhiên, cả nhà Mác bị chúng đuổi ra khỏi nhà.

Họ đến ở nhà trọ số 1 phố Râyxtơn. Tiền thuê hai gian phòng mỗi tuần 5 bảng. Mác không có tiền trả, một buổi sớm nọ chủ nhà từ chối không cho ăn sáng họ buộc phải dọn đi ngay hôm đó.

Tháng 5 năm 1850, Mác dọn đến số nhà 45 phố Đian. Chưa được vài tháng, cũng vì nguyên nhân tương tự lại phải dời đến ở tầng trên cùng nhà số 28 cùng phố, 7 người trong gia đình ở hai gian phòng. Ngày 12 tháng 6 năm đó, Mác mới lĩnh được thẻ đọc của Bảo tàng Luânđôn. Từ đó, ông thường xuyên đến ngồi ở ghế số 7 dãy O đọc sách và nghiên cứu.

Mác ham đọc sách đến mức kinh người. 9 giờ sáng hàng ngày ông đến phòng đọc lớn của Bảo tàng mượn rất nhiều sách, ở đó ông trích tư liệu, ghi chép, làm việc cho mãi tới 7, 8 giờ tối mới về nhà. Sau khi ăn cơm tối xong, con cái đã ngủ hết, ông chỉnh lý những điều ghi chép được rồi viết cho tới 2, 3 giờ sáng. Một lần Mác tâm sự với một người bạn rằng, để công nhân chỉ phải làm việc 8 giờ một ngày, bản thân ông phải làm việc tăng lên nhiều lần.

Trong thời kỳ đọc sách ở Bảo tàng Luânđôn, Mác đã hoàn thành rất nhiều trước tác quan trọng trong đó mất nhiều công sức nhất là bộ “Tư bản”.

Để viết bộ sách đó, từ năm 1843 Mác đã bắt đầu nghiên cứu chính trị kinh tế học. Kho sách của Bảo tàng Luânđôn thời đó đứng đầu thế giới. Số sách Mác đã đọc nhiều vô kể! Theo thống kê, ông đã đọc và đã trích hơn 1.500 loại sách. Những ghi chép, trích dẫn và đề cương của ông viết dầy đặc, chi chít trong hơn 100 cuốn vở. Chỉ cần có liên quan đến việc viết “Tư bản”, bất kể là nông nghệ học, công nghệ học, kinh tế học, giải phẫu học, hay là lịch sử khoa học kỹ thuật, kỹ thuật ghi sổ kế toán. . . ông đều tích cực nghiên cứu. Thậm chí, hàng chồng “sách bìa xanh” của Nghị viện Anh ông cũng đọc kỹ từng cuốn một.

“Sách bìa xanh” là gì? Đó là những báo cáo của Nghị viên Anh chuyên phát cho các nghị sĩ. Vì tất cả đều đóng bìa xanh nên người ta gọi là “sách bìa xanh”. Loại sách này vừa nhiều vừa dầy, lại thường xuyên cung cấp, các ông nghị tư sản đâu có hứng thú đọc chúng. Có nghị sĩ coi như giấy loại mang bán, có nghị sĩ dùng làm “bia bắn” súng lục, xem đạn xuyên thủng được bao nhiêu tờ giấy để thử xem uy lực của khẩu súng lục của mình. Nhưng, những điều ghi trong “sách bìa xanh” lại là những báo cáo điều tra từng năm, từng giai đoạn của nước Anh, trong đó có rất nhiều tư liệu quan trọng phục vụ cho nghiên cứu kinh tế học. Mác đi sâu phân tích, nghiên cứu những tài liệu đó, mổ xẻ để tìm ra thực chất bên trong của việc giai cấp tư sản Anh bóc lột công nhân lao động.

Tháng 10 năm 1856, Mác chuyển đến ở thị trấn Kenđisen phía tây bắc Luânđôn. Tuy cách khá xa Bảo tàng Luânđôn nhưng ông vẫn thường xuyên đến đọc sách. Ban ngày ở Luânđôn rất ngắn, rất nhanh tối. Thời đó lại chưa có điện, 3, 4 giờ chiều đã phải thắp nến hoặc đèn dầu hỏa. Mọi người vẫn nhìn thấy Mác ngồi đọc, viết, trầm tư dưới ngọn nến trong Viện bảo tàng.

Năm 1867, tập 1 bộ “Tư bản” ra mắt bạn đọc, Đó là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong cuộc đời của Mác, và cũng là một sự kiện lớn trong phong trào cộng sản quốc tế. Trong cuốn sách này; Mác đã phân tích sâu sắc vạch trần cho mọi người thấy cái bí mật mà nhà tư bản bóc lột công nhân – giá trị thặng dư. Trước đây, nhà tư bản nói công nhân làm việc thì trả lương, đó là “trao đổi ngang giá”. Bây giờ, công nhân biết rằng giá trị tạo ra trong lao động gấp nhiều lần số lượng, phần dôi ra đó (chính là “giá trị thặng dư”) bị nhà tư bản bóc lột cả. Điều đó đã xé toang mảnh vải che thân của chủ nghĩa tư bản muôn vàn tội ác, phơi bày hết bản chất phản động tanh mùi máu của nó! Trong cuốn sách, Mác đã chỉ ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản là phải tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, từ đó dóng lên hồi chuông đưa tang chế độ bóc lột cuối cùng và cũng tàn khốc nhất này. Mác viết:

Tiếng chuông cáo chung chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm!

Kẻ tước đoạt sẽ bị tước đoạt.

Chọn tập
Bình luận