Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

 “Giáo Sư Đặc Biệt”

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

 “GIÁO SƯ ĐẶC BIỆT”

Ngày 3 tháng 5 năm 1935 tờ “Niu Ooc thời báo” ở Mỹ đã đăng một bản Tuyên bố ký tên Anhxtanh , nhà vật lý học nổi tiếng, cha đẻ của “thuyết tương đối. Bản tuyên bố có đoạn:

“Theo dự đoán của các nhà toán học có quyền uy ngày nay, bà Êmi là nhà toán học giàu tính sáng tạo, quan trọng nhất kể từ khi phụ nữ được tiếp thu nền giáo dục đại học. Trong lĩnh vực đại số mà biết bao nhà toán học thông minh nhất phải bận rộn nhiều năm, bà đã phát hiện ra một loạt phương pháp; sự trưởng thành của một số nhà toán học trẻ ngày nay đã chứng minh ý nghĩa to lớn của những phương pháp đó. . .”

Bản tuyên bố của Anhxtanh phát biểu lúc nhà nữ toán học kiệt xuất người Đức Êmi từ trần. Chính sự cố gắng của bà đã làm cho môn đại số học trừu tượng bắt đầu có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của toán học thuần túy, đồng thời bước vào lĩnh vực vật lý học.

Mặc dù Êmi đã giành được những thành tựu kiệt xuất như thế trên lĩnh vực toán học, mặc dù học vấn của bà từ lâu đã đạt trình độ giáo sư, nhưng vì bà là một phụ nữ nên ở Đức bà cũng chỉ giành được hàm “giáo sư đặc biệt” với đồng lương không cố định. Sự bất công đó là do những điều kiện lịch sử xã hội đương thời của nước Đức đặt ra.

Thân phụ của Êmi là một nhà toán học nổi tiếng, 31 tuổi ông đã là giáo sư đại học. Đồng nghiệp và học trò của ông đều yêu toán học, thường đến nhà ông để thảo luận các vấn đề toán học. Từ thiếu thời, Êmi thường đứng ở phòng khách nghe họ bàn về toán học. Nhất là giáo sư Gônđan, không cần dùng đến giấy bút ông có thể nói hàng tràng những công thức toán học dài. Mặc dầu Êmy không hiểu nhưng trí nhớ kinh người của Gônđan đã để lại cho bà những ấn tượng rất sâu sắc.

Sau khi lên trung học, các môn học dành cho con gái khác với con trai. Phong cách của xã hội Đức thời ấy là trọng nam khinh nữ, thiên chức của người phụ nữ thời ấy chỉ làm người đàn bà hiền thục chăm chỉ trong gia đình, không muốn họ có được kiến thức khoa học cao xa; bài giảng trong các trường nữ trung học, phần lớn là mua bán, nấu nướng, sắp xếp nhà cửa như thế nào, học kỹ năng đánh đàn dương cầm, khiêu vũ v.v. . .

Năm 15 tuổi Êmy tốt nghiệp trung học và đặt ra trước mắt bà là chọn con đường nào cho cuộc đời của mình. Thời ấy các trường đại học ở Đức không cho phép phụ nữ vào học với đăng ký chính thức. Họ chỉ có thể học dự thính, hơn thế họ không có quyền dự thi như học sinh nam, sau mỗi môn học họ phải được sự đồng ý của thầy giáo bộ môn đó mới được vào trường thi. Vì vậy kiếm được mảnh bằng tốt nghiệp đại học quả là điều khó khăn. Con đường thứ hai là đi làm giáo viên trung học, Êmy quyết định chọn con đường này trước. Tháng 4 năm 1900, qua kỳ thi thống nhất, bà đã đạt tiêu chuẩn giáo viên ngoại ngữ trung học.

Nhưng Êmy không thỏa mãn với trình độ trí thức hiện có, quyết định phải bước vào được cổng trường đại học để nâng cao hơn nữa học vấn của mình. Mùa đông năm ấy, bà thi vào trường đại học Erlangen, làm sinh viên dự thính. Lúc ấy ở trường đại học này chỉ có hai sinh viên dự thính, Êmy là một trong hai người ấy.

Do hứng thú được bồi dưỡng từ bé, Êmy đã lựa chọn học toán học và ngoại ngữ và bà thích toán học hơn ngoại ngữ. Nhờ trí tuệ thiên bẩm và nghị lực, bà đã vượt qua mọi cửa ải, chỉ trong vòng hai năm bà đã học xong toàn bộ chương trình đại học, qua kỳ thi bà đã có được bằng tốt nghiệp đại học. Đó là chuyện hiếm có thời bấy giờ.

Nhưng Êmy vẫn chưa vừa lòng. Được cha đồng tình, bà lại vào trường đại học nổi tiếng của nước Đức Côtinghen xin học dự thính môn toán học.

Ít lâu sau, một tin vui đã đến: trường đại học Heclan bãi bỏ chế độ hạn chế đối với phụ nữ, cho phép họ được hưởng mọi chế độ đãi ngộ đối với sinh viên như nam giới. Điều đó có nghĩa là dù là nữ vẫn có thể học để đoạt lấy bằng tiến sĩ mà nhiều người hâm mộ. Êmy rất đỗi vui mừng, lập tức bà trở về quê hương. Tháng 10 năm 1904, lần thứ hai bà bước vào cổng trường đại học Heclan trở thành sinh viên chính thức, chuyên khoa toán học:

Ba năm trôi qua rất nhanh. Được một người bạn thân của cha là giáo sư Gônđan hướng dẫn, Êmy bắt đầu viết luận văn tiến sĩ.

Giáo sư Gônđan là người có quyền uy trong lĩnh vực nghiên cứu đại số bất biến lượng. Khái niệm đại số bất biến lượng được đưa vào toán học từ thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Từ năm 1868, giáo sư Gônđan đã giải quyết thành công một vấn đề nổi tiếng trong lý luận về đại số bất biến lượng. Dưới sự chỉ đạo của ông, Êmy tiếp tục nghiên cứu vấn đề đó.

Giáo sư Gônđan có một năng lực phi thường về suy diễn công thức. Luận văn của ông chỉ toàn công thức rất ít chữ. Cho nên rất khó khăn cho Êmy khi phải theo học một nhà suy diễn công thức để nghiên cứu về bất biến lượng. Nhưng với nghị lực phi thường, trong luận văn của mình, Êmy đã đi đúng phương hướng nghiên cứu mà giáo sư đã hướng dẫn. Bà còn dùng phương pháp toán học vốn rất sở trường của bà và kết quả bà đã thành công. Tháng 12 năm 1907 luận văn tiến sĩ của bà được thông qua. Là một phụ nữ, 25 tuổi đã đoạt học vị tiến sĩ, quả là một việc phi thường ở nước Đức vào đầu thế kỷ XX. Thế nhưng Êmy rất khó mà ở lại trường đại học.

Như trên đã giới thiệu về chuyện Hinbec, các trường đại học ở nước Đức thời ấy thực hiện một chế độ đẳng cấp rất khắt khe, những người có học vị tiến sĩ muốn đứng trên bục giảng của trường đại học còn phải viết những luận văn có chất lượng, phải được Hội đồng các giáo sư đánh giá đạt tiêu chuẩn, phải được công nhận là giảng sư mới thực hiện được nguyện vọng. Nhưng hồi đó trong các trường đại học ở Đức chưa có một phụ nữ nào làm giảng sư. Vì vậy tiền đồ của Êmy vẫn còn mờ mịt, đành ở lại trường đợi thời cơ. Chính vào thời kỳ này bà khởi đầu nghiên cứu về đại số học trừu tượng.

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, gia đình Êmy nhiều thay đổi lớn: bố về hưu, mẹ mất, em trai tòng quân. Hoàn cảnh ấy buộc bà phải nghĩ đến tìm kế sinh nhai. Đúng lúc ấy nhà toàn học nổi tiếng của trường đại học Gôtinghen là Hinbéc và Klein biết bà là người nghiên cứu sâu về lý luận bất biến lượng nên đã nhận lời giúp bà có được chức vị giảng sư tại trường đại học Gôtinghen.

Êmy rất đỗi vui mừng khi nhận được tin ấy, bà liền đến trường đại học Gôtinghen vào trước năm 1916, Theo đề nghị của Klein, bà đã nghiên cứu vấn đề toán học của thuyết tương đối do Anhxtanh đề ra, bà còn viết thêm 2 luận án nữa. Với phương pháp mới mẻ, từ toán học bà đã đưa ra luật giữ thăng bằng quan trọng trong vật lý học, mở ra một sự đột phá lớn.

Đồng thời, Hinbéc tìm cách đề nghị xin chức vị giảng sư cho bà. Trong hội đồng xét duyệt của trường đại học Gôtinghen, ông đã giới thiệu những thành tựu của Êmy về toán học, đề nghị nhà trường công nhận bà là nữ giảng sư đầu tiên của trường này.

Nhưng, các giáo sư rất không hài lòng về việc phê chuẩn cho một phụ nữ làm giảng sư ở trường đại học. Có người nói nếu để bà ấy làm giảng sư thì tương lai bà ấy sẽ làm giáo sư, thậm chí còn có chân trong Hội đồng xét duyệt. Một phụ nữ mà được đứng trong bộ máy tổ chức học thuật cao nhất của một trường đại học, điều đó thật khó mà tưởng tượng nổi. Mặc dầu Hinbéc đã phản bác lại tất cả những quan điểm sai lầm của các vị giáo sư đó, nhưng đề nghị của ông vẫn bị phủ quyết.

Con người chính trực Hinbéc đành bó tay không còn con đường nào khác, ông bèn nẩy ra ý nghĩ: đưa ra một yết thị trên quảng cáo, lấy danh nghĩa của mình mở ra một môn học mới, mời Êmy đến giảng. Như vậy Êmy mới có thể đứng trên bục giảng được.

Mãi đến năm 1919 Êmy mới được làm giảng sư. Lúc ấy bà đã là một phụ nữ trung niên 37 tuổi.

Sự đối xử không công bằng đối với bà trong suốt một thời gian dài không hề làm cho bà sa sút ý chí. Với một sức lực dồi dào bà kiên trì công tác nghiên cứu của mình và cuối cùng bà đã thành công xuất sắc về phương diện nghiên cứu toán học trừu tượng.

Nói về học thức, từ lâu Êmy đã đạt trình độ giáo sư, nhưng bà vẫn là giảng sư. Một số giáo sư bảo vệ chính nghĩa đã yêu cầu đưa bà lên học vị giáo sư, nhưng vì bà là một phụ nữ nên nhà trường không đồng ý. Mãi đến năm 1922, tạm mới gọi là được phong hàm “Giáo sư đặc biệt”, có nghĩa là bà vẫn chưa được đồng lương xứng với tước vị đó, nhưng vẫn gánh trách nhiệm là người giảng chính.

Êmy đã 40 tuổi, bà không hề cảm thấy tủi thân khi nhận học hàm hư danh quá muộn mằn đó, bởi điều bà mong muốn không phải là địa vị và tiền tài mà là quyền nghiên cứu và dạy học.

Êmy đã chủ trì một nhóm nghiên cứu toán học của trường đại học Gôtinghen, cũng là nhóm nghiên cứu giàu sáng tạo nhất và nhiều thành quả nhất của trường. Bà cùng với các sinh viên trẻ ở trong một căn nhà công vụ của trường, các buổi tối mọi người tự do và vui vẻ tranh luận những vấn đề của môn đại số kỳ diệu, và thường tranh luận đến đêm khuya.

Năm 1924, Vanđen, một sinh viên 22 tuổi, tốt nghiệp trường đại học Amxtecđam nổi tiếng của Hà Lan đến trường đại học Gôtinghen xin học với Êmy. Chính Vanđen, con người này về sau trở thành nhà toán học nổi tiếng châu Âu đã truyền bá những tư tưởng mới và khái niệm mới của Êmy, làm cho môn đại số trừu tượng vượt ra khỏi nước Đức đến với giới toán học các nước khác ở châu Âu. Rất nhiều nhà toán học của các nước ngạc nhiên trước thành quả nghiên cứu của Êmy. Trước tiên là trường đại học Phơrăngphuốc, sau đó đến trường đại học Matxcơva đã mời bà đến giảng về đại số học trừu tượng.

Năm 1932, Hội nghị quốc tế các nhà toán học khai mạc ở Zuyrich Thụy Sĩ. Êmy được mọi người hoan nghênh nồng nhiệt. Bà đã đọc một bài tham luận tại hội nghị, từ đó nói lên rằng với sự cố gắng của bà, đại số học đã phát triển, trở thành “đất nước hoàng kim của chân lý”.

Tuy Êmy đã trở thành nhà toán học nổi tiếng thế giới, nhưng khi trở về nước Đức bà vẫn chỉ là một “giáo sư đặc biệt”, ngay cả Hội đồng khoa học Gôtinghen cũng không kết nạp bà làm hội viên.

Đầu năm 1933, tên trùm phát xít Hitle lên làm Thủ tướng. Vừa lên nắm quyền hắn đã thả sức giết hại người Do Thái, đuổi họ ra khỏi công việc đang làm. Là người Do Thái, Êmy không thoát khỏi số phận rủi ro ấy, bà cũng bị xua đuổi. Một số người như Hinbéc đã liên danh viết đơn gửi các nhà đương cục ngành giáo dục, hy vọng Êmy được giữ lại. Họ nói bà chỉ là “giáo sư đặc biệt”, trả lương cho bà không nhiều nhặn gì, nhưng cống hiến của bà cho ngành toán học thật là vĩ đại nên không nên đuổi bà: Nhưng tiếng nói của họ cũng chẳng có tác dụng gì, Êmy vẫn bị sa thải.

Ở thời điểm khó khăn ấy, học viện Punmarin ở Mỹ, một trường học chuyên dành cho nữ đã mời Êmy sang làm giáo sư toán học của trường. Không còn chỗ đứng trên Tổ quốc mình, Êmy đã nhận lời. Mùa thu năm 1933 bà lưu vong sang Mỹ. Chủ nhiệm khoa Toán học của học viện Punmarin rất kính trọng Êmy, đã dành cho bà những điều kiện tốt nhất về công tác và sinh hoạt. Sau khi được chuẩn y, nhà trường đã đặt giải thưởng Êmy, nhằm bảo đảm về vật chất cho những nhà toán học trẻ, ưu tú được bà bồi dưỡng. Ngoài việc dạy học ở Punmarin, bà còn kiêm chức ở Viện nghiên cứu cao đẳng Prinxtơn nổi tiếng và thường cùng làm việc với Anhxtanh và các học giả nổi tiếng.

Số phận của Êmy thật nghiệt ngã. Sang nước Mỹ chưa đầy nửa năm thì phát hiện ra bà mắc bệnh ung thư và đã ở thời kỳ cuối, không còn cách nào khác bà phải mổ.

Ngày 14 tháng 4 năm 1935, Êmy nằm trên giường bệnh của khoa ngoại bệnh viện. Cuộc phẫu thuật rất thuận lợi, các bác sĩ rất lạc quan dự đoán rằng bà sẽ được cứu sống. Bạn bè của bà biết tin ấy cũng vô cùng vui mừng. Nhưng điều không ngờ tới, bà đã bị di căn, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau trái tim của bà đã ngừng đập.

Để kỷ niệm Rutơpho, nhà vật lý học trứ danh đã khám phá ra bí mật của nguyên tử, tại trước cửa một phòng thí nghiệm của Hiệp hội học thuật hoàng gia Anh đã dựng một bức tượng ông bằng đồng, bán thân. Bên cạnh bức tượng còn điêu khắc một con cá sấu.

Mọi người đều không hiểu “Vì sao lại khắc thêm con cá sấu”.

Các nhân viên phòng thí nghiệm giải thích “Cá sấu tượng trưng cho khoa học”. “Trong đại dương sóng to gió lớn, cá sấu không bao giờ quay đầu. Đó là loài vật chỉ biết nhìn tới trước, cũng giống như khoa học vậy, nó luôn há to miệng để nuốt lấy tất cả, tiến lên không ngừng”.

Các nhà khoa học năm xưa cùng cộng tác với Rutơpho đã đặt cho ông biệt hiệu “Cá sấu”. Ngày nay bên mộ Rutơphơ khắc con cá sấu chính là để thể hiện tính cách kiên nghị, vươn lên không ngừng của ông trên con đường khoa học.

Rutơpho sinh năm 1871 tại một vùng quê ở Niu Dilân. Nhà đông người, từ bé ông đã phải làm lụng giúp đỡ gia đình. Lên 5 tuổi ông học tiểu học, hai môn ông hứng thú nhất là tiếng la-tinh và văn học cổ điển. Hơn 10 tuổi những dấu hiệu ông sẽ trở thành một nhà khoa học mới dần dần lộ ra ngoài. Ông rất thích động não. Một lần ông đã phát minh ra một loại súng đồ chơi có thể bắn đi những “viên đạn tầm xa”, ông còn khéo léo thiết kế ra một cách để tăng thêm cự ly của tầm bắn; lại có lần ông tháo một chiếc đồng hồ hỏng, phần lớn bọn trẻ con đều cho rằng chiếc đồng hồ không còn cách nào sửa chữa được nhưng cuối cùng ông đã sửa được và lại chạy rất chính xác; sau đó ông còn tự chế ra một chiếc máy ảnh, tự mình chụp, tự mình in tráng, trở thành trò chơi chụp ảnh.

Ở trường Rutơpho say mê kiến thức một cách kỳ lạ. Ông học tập quá tham lam, chẳng khác nào con cá sấu há to mồm để nuốt lấy kiến thức, 18 tuổi ông đã thi đỗ vào trường đại học Niu Dilân, 24 tuổi ông đã dành được học bổng của trường Đại học Kembrigiơ sang Anh học thêm. Từ đó ông ở lại nước Anh tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Năm 37 tuổi, do những đóng góp xuất sắc của ông trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ, ông đã được nhận giải thưởng Nôben về hóa học. Nhưng ông không hề thỏa mãn với điều đó, ông quyết tâm tiến hành những tìm tòi mới về cấu tạo nguyên tử.

Từ thời cổ đại Hy Lạp đã có người nêu lên rằng mọi sự vật vô cùng vô tận trong giới tự nhiên đều do nguyên tử cấu tạo nên. Nhưng nguyên tử thì do những gì cấu tạo nên? Bên trong của nó như thế nào? Từ biết bao thế kỷ nay, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi về nó. Có người nói nguyên tử là đơn vị nhỏ nhất của vật chất. tồn tại, không thể chia tách được nữa, hình dạng của nó giống như một quả cầu nhỏ; có người nói hình dạng nguyên tử giống như một quả dưa, ruột quả dưa tượng trưng cho điện tích của nguyên tử được phân bố đều, còn hạt dưa chính là điện tử. Chính thầy học của Rutơpho là Tômxơn ủng hộ lý thuyết thứ hai này.

“Suy nghĩ của thầy có đúng không?” Rutơpho đã suy nghĩ một thời gian dài về vấn đề này. Ông nghĩ rằng nếu quả thật nguyên tử giống như một quả dưa vậy ta dùng những hạt bé hơn nguyên tử để “bắn” vào quả dưa ấy thì tất nhiên sẽ dễ dàng xuyên qua nó và đi thẳng. Thế là ông quyết định dùng một loại hạt mang tên là “” làm “viên đạn” để bắn vào nguyên tử xem rốt cục sẽ như thế nào?

Tuy nhiên thực hiện thí nghiệm đó không phải là điều dễ dàng. Ngoài việcphải thiết kế và chế tạo một loại máy chuyên dùng, bản thân thí nghiệm khó như dùng một khẩu súng mây bắn cho trúng những hạt hạch đào nhỏ bé rơi tản mát trên thảo nguyên mênh mông vậy.

Với sự giúp đỡ của người trợ lý trẻ Caikhơ và mấy người học trò, cuối cùng Rutơpho đã thiết kế ra một thiết bị thử nghiệm:

Nguồn phóng xạ của tia “”, giống như một khẩu súng máy; một lá chắn kim loại dùng làm bia, giống như bãi cỏ để những hạt hạch đào, bên cạnh chúng là là một màn huỳnh quang, sau màn là một kính hiển vi để quan sát tình hình.

Sau lời phát lệnh của Rutơpho “Bắt đầu”, cuộc “bắn phá” cũng bắt đầu.

Viên đạn, hạt  đã xuyên qua thùng kim loại với tốc độ 2000 mét/giây. Trong phòng thí nghiệm tối om, trên màn huỳnh quang đã xuất hiện nhiều điểm sáng

– Kìa các bạn xem, các bạn xem! Rutơpho đã nhìn thấy rất rõ hầu hết các hạt () đều đã xuyên qua tấm bìa kim loại và biến mất, chỉ có một ít hạt  bị bật trở lại.

– Điều đó có nghĩa gì nhỉ?.

Cuộc thí nghiệm đã làm cho Rutơpho kinh ngạc. Ông tiếp tục suy nghĩ và tiếp tục thí nghiệm. Công việc của ông càng ngày càng có sức hấp dẫn ghê gớm. Suốt ngày suốt đêm ông ở lì trong phòng thí nghiệm. Vợ và con gái ông cũng khó gặp được ông; ngay những người cộng sự cũng không thể nói được rằng bao giờ thì ông rời phòng thí nghiệm để trở về nhà.

Một buổi sáng Caikhơ đang điều chỉnh máy móc trong phòng thí nghiệm thì Rutơpho xồng xộc chạy vào.

– Tôi biết rồi! Rutơpho nói, Rốt cục nguyên tử là cái gì thì tôi đã biết rồi! Ngừng một lát ông nói: Đại thể có thể nói nó là một thái dương hệ nhỏ!

– Cái gì! Ông định nói rằng chúng ta đang làm một Prômêtê trong một thế giới nhỏ bé không nhìn thấy ư? Caikhơ nhún vai và nói tiếp Prômêtê là một vị thần trong thần thoại Hy Lạp đã đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Rutơpho giải thích:

– Đúng như vậy đấy! Là một thái dương hệ. Nguyên tử không phải là một quả bóng, cũng không phải là một quả dưa, nó là một kết cấu rỗng, trung tâm của nó là một thể tích rất nhỏ, có những hạt mang điện tích dương, những hạt xoay chuyển quanh nó là những điện tử mang điện tích âm. Chúng ta có thể so sánh: hạt nguyên tử giống như mặt trời, là trung tâm của nó; điện tử giống như những hành tinh xoay quanh mặt trời vậy…

Caikhơ hỏi lại:

– Thế thì… hiện tượng những hạt  bật trở lại giải thích như thế nào?

– Đúng vậy, điều đó hoàn toàn có thể giải thích được: Chính vì bên trong nguyên tử phần lớn là khoảng trống, cho nên những hạt nhỏ hơn nguyên tử có thể dễ dàng chui qua; nhưng vì ở trung tâm có một hạt nhân, hạt  gặp hạt nhân cứng rắn đó sẽ bị bật trở lại”.

Thế là cái mê cung nguyên tử cuối cùng đã được mở toang.

Và như vậy Rutơpho phát minh ra lý luận mới mẻ, về kết cấu của nguyên tử. Lý luận đó mang ý nghĩa mở ra một thời đại mới. Từ đó nguyên từ và ngành vật lý hạt nhân đã ra đời và phát triển.

Trên con đường khoa học, Rutơpho chưa bao giờ dừng bước. Sau khi phát minh lý luận nguyên tử giống như một thái dương hệ ông lại tiếp tục nghiên cứu về cơ cấu của hạt nhân nguyên tử và sức tác động bên trong hạt nhân v.v. . . Năm 1919 ông đã dùng phương pháp con người tác động và lần đầu tiên trên thế giới ông đã tách được nguyên tử, làm cho một nguyên tố này chuyển hóa thành một nguyên tố khác. Năm 1926 dưới sự chỉ đạo của ông, một cỗ máy lớn phá vỡ nguyên tử đã được thiết kế và chế tạo. Với cỗ máy đó, họ đã biến một kim loại nhẹ là nguyên tố lithium thành hêli.

Nguyên tử đã bị phá vỡ!

– Thế giới phải chăng đã đến ngày tận số!

– Sắp chế được ra vàng, và tiền bạc giấy sẽ sụt giá!

Sau khi được tin máy bắn vỡ nguyên tử đã được chế tạo thành công, một số báo chí thương nghiệp tư sản sợ hãi bội phần, chúng lớn tiếng hò hét la lối. Nhưng lời la hét ấy như những bông hoa tuyết bay khắp toàn cầu.

Trong khi đó, các nhà khoa học yên lặng lắng nghe báo cáo của Rutơpho. Họ thấm thía một cách sâu sắc rằng một thời đại mới, thời đại nguyên tử đã bắt đầu!

Năm 1963 Rutơpho đã 62 tuổi, nhưng ông vẫn tràn đầy ý chí chiến đấu và tinh thần tiến công như “con cá sấu”. Cũng vào năm đó ông lại phát hiện ra hạt nhân khinh khí và dự đoán trong hạt đó còn có trung tử (neutron).

Do thành tựu và ảnh hưởng của ông, vinh quang và nhiều giải thưởng đã đến với ông. Học hội hoàng gia Anh tặng ông giải thưởng cao quý nhất – giải thưởng Côble. Hàng chục trường đại học và các hội khoa học tặng ông học vị và hội viên danh dự.

Tuy vậy Rutơpho là người khiêm tốn, ông chưa bao giờ khoe những thành tựu của mình. Trong một bài diễn thuyết của mình, ông nói:

– 25 năm qua, có tất cả 3 phát hiện cơ bản, một là tia X (do Rơnghen phát minh) vào năm 1895, hai là tính phóng xạ phát hiện năm 1896 và ba là điện tử do Tômxơn chứng minh năm 1895.

Ông nêu 3 phát hiện lớn trên đây, không hề nhắc đến mình.

Sau khi Hitle lên cầm quyền, Đức quốc xã đã tàn sát dã man những người Do Thái, chúng đuổi hàng nghìn học giả người Do Thái. Rutơpho không bàng quan với thời cuộc, ông vẫn kiên quyết nhận làm chủ tịch Hội cứu trợ giới học thuật. Ông đã đi khắp nơi tìm công việc và sự ủng hộ về kinh tế cho những học giả bị trục xuất nói trên.

Tháng 10 năm 1937, sau một thời gian dài căng thẳng với những thí nghiệm khoa học, ông quá lao lực và lâm bệnh. Ông đã từ giã cuộc đời tại bệnh viện Kembritgiơ nước Anh. Trước mộ ông, hàng năm rất nhiều người đến viếng và đặt hoa, bày tỏ lòng tưởng nhớ và kính trọng sâu sắc đối với người đi đầu trong lĩnh vực khám phá ra bí mật của nguyên tử.

Ngày 26 tháng 3 năm 1926.

Trên cánh đồng phủ đầy tuyết ở bang Maxachuxet nước Mỹ, một quả tên lửa đã rời mặt đất vút lên tầng không. Khối nhiên liệu trong quả tên lửa gồm ét xăng và ôxy hóa lỏng đã tiêu hao hết trong một thời gian rất ngắn, nhưng tên lửa vẫn tiếp tục bay lên, bay tới độ cao tối đa mới rơi xuống.

Đó là quang cảnh quả tên lửa đầu tiên trên thế giới với khối nhiên liệu lỏng đã bay vút lên trời. Quả tên lửa đầu tiên đó chỉ cao khoảng 1,2 mét, đường kính khoảng 15 milimét. Nó mới chỉ lên cao được 60 mét với tốc độ chỉ khoảng 100 kilômét/giờ. Nhưng cuộc thí nghiệm này có ý nghĩa đánh dấu một thời đại mới.

Người phát minh ra tên lửa đó là ai vậy? Ông chính là Rôbớt Gôđa nhà vật lý học Mỹ, cũng là người mở đường của kỹ thuật tên lửa.

Có thể nói từ thời cổ xưa người ta đã nghiên cứu tên lửa. Những người đầu tiên sử dụng thuốc súng là người Trung Quốc và từ thế kỷ XIII họ đã phát minh ra một loại “tên lửa bay” dùng vào chiến tranh, sau đó người Ả rập, người Ba Lan, người Ấn Độ v.v. . . đều nghiên cứu và phát triển kỹ thuật tên lửa. Nhưng dám nghĩ đến dùng tên lửa và chở người bay ra khỏi bầu trời thì vẫn phải nói bắt đầu từ thí nghiệm của Gôđa về quả tên lửa đầu tiên.

Rôbơt Gôđa (Robert Goddard) sinh năm 1882 tại bang Maxachuxet nước Mỹ). Lúc bé ông gầy gò và mắc bệnh lao phải nằm liệt trên giường bệnh khá dài ngày. Nhưng ông đã lợi dụng thời gian nghỉ ngơi đó để học toán học và làm các thí nghiệm khoa học. Một hôm ông leo lên cây anh đào để bẻ cành khô. Ngồi trên cây nhìn ra cánh đồng bỗng ông nảy ra một ý nghĩ “Giá như có thể chế tạo ra được một chiếc máy nào đó để lên được Sao Hỏa thì hay biết bao!” Ông tưởng tượng ra cảnh một cỗ máy chuyển động và từ bãi cỏ giữa rừng cây vút lên, bay vào bầu trời. Từ ngày đó, con người ông dường như khác hẳn trước.

Cũng từ đó ước mơ ấy trở thành động lực trong cuộc sống của ông. Suốt mấy năm liền ông vùi đầu đọc các trước tác của nhà vật lý Niutơn; sau đó ông thi vào học viện bách khoa Ustơ. Năm 1911, ông giành được học vị tiến sĩ vật lý tại trường đại học Klacơ và ở đây ông bắt đầu nghiên cứu cách chế tạo tên lửa. Năm 1919, Gôđa cho xuất bản cuốn sách “Phương pháp đạt tới không gian siêu cao” bàn về giá trị của việc dùng tên lửa để nghiên cứu tầng cao khí quyển và khả năng đặt chân lên mặt trăng. Cuốn sách nghiên cứu lý luận về tên lửa đó chỉ dày có 69 trang, nên sau khi xuất bản không thu hút được sự chú ý của mọi người. Sự thật là cách đó 10 năm nhà vật lý học Nga Xiôncốpxki đã viết một cuốn sách tương tự, và cuốn sách cũng chưa được mọi người chú ý.

Gôđa vừa nghiên cứu lý luận vừa tích cực tiến hành các thí nghiệm: Năm 1922, ông đã thí nghiệm dùng etxăng và ôxy hóa lỏng để đẩy tên lửa, tiếp đó năm 1926 ông đã phóng quả tên lửa đầu tiên do mình chế tạo.

Nhưng để chế tạo được tên lửa đòi hỏi phải có rất nhiều kinh phí, số tiền ấy lấy ở đâu? Phải tốn rất nhiều công sức Gôđa mới xin được của Bảo tàng Xmitxơn một khoản để duy trì công việc nghiên cứu của mình.

Tháng 7 năm 1929, quả tên lửa thứ hai lại từ quê hương của Gôđa vút lên bầu trời. Quả tên lửa này đã bay cao hơn quả tên lửa phóng lên từ 3 năm về trước hơn thế, trên đó còn gắn cả máy đo khí áp, đo nhiệt độ và những máy ảnh nhỏ để chụp mặt đồng hồ đo khí áp và đo nhiệt độ. Đó là quả tên lửa đầu tiên trên thế giới được trang bị các máy móc đo lường.

Hôm phóng tên lửa có rất nhiều người đến xem. Mọi người bàn tán xôn xao, có người ca ngợi, cũng có người chế giễu:

– Gôđa là một gã điên rồ, y tin là bay lên được mặt trăng kia đấy!

Những lời chế giễu ấy tất nhiên làm ông đau lòng, nhưng đòn giáng mạnh vào ông hơn cả là khi cuộc thí nghiệm vừa kết thúc thì cảnh sát đã ập đến ra lệnh cho ông từ nay về sau không được tiếp tục thử tên lửa ở bang Matxachuxet nữa.

Trải qua những nỗ lực vô cùng to lớn, một nhà giàu hảo tâm đã tặng Gôđa một món tiền để ông lập một cơ sở thí nghiệm mới trên vùng đất hoang vu thuộc bang Niu Mêhicô. Ở đó ông đã chế ra những tên lửa lớn hơn. Trong tên lửa có buồng đốt nhiên liệu, do dùng etxăng và ôxy hóa lỏng ở dạng siêu áp suất thấp nên vách của buồng đốt không tăng nhiệt độ. Ngoài ra ông còn phát minh thêm bộ phận chuyển hướng nhằm khống chế tên lửa bay đúng đường và máy định hướng cho tên lửa bay theo hướng đã định. Từ năm 1930 đến năm 1935, Gôđa đã chế tạo nhiều quả tên lửa và tốc độ của tên lửa đã đạt tới tốc độ siêu âm, độ cao đã đạt tới 2,5 kilômét.

Tuy vậy, công việc nghiên cứu của Gôđa không được chính phủ Mỹ quan tâm và giúp đỡ. Chỉ trong thời gian Đại chiến thế giới lần thứ hai mới cấp cho ông một khoản ngân sách nhỏ nhoi để ông nghiên cứu một loại tên lửa nhỏ giúp máy bay có thể cất cánh dễ dàng từ hàng không mẫu hạm. Trong khi đó, ở nước Đức lại có một nhóm các nhà khoa học đã căn cứ vào nguyên lý mà Gôđa tìm ra để nghiên cứu chế tạo những tên lửa lớn và đã chế tạo thành công Bombay V2. Sau khi chiến tranh kết thúc, các chuyên gia tên lửa của Đức chuyển sang Mỹ. Rất nhiều nhà khoa học Mỹ đã gặp họ để học kỹ thuật chế tạo tên lửa. Họ rất ngạc nhiên và nói:

– Vì sao các ông không đi hỏi Gôđa. Gôđa còn biết sớm hơn và biết nhiều hơn chúng tôi!

Nhưng đã quá muộn. Người khai sáng ra thời đại vũ trụ, con người đã hoàn toàn dựa vào sức mình để chế tạo ra quả tên lửa đầu tiên của nước ông đã lặng lẽ ra đi không bao giờ trở lại, ông mất ngày 10 tháng 8 năm 1945 vào lúc Đại chiến thế giới thứ hai gần kết thúc.

Trong thời kỳ Đại chiến thế giới lần thứ hai, loài người đã có 3 phát minh quan trọng về mặt khoa học tự nhiên và kỹ thuật, đó là bom nguyên tử, nilông (sợi pôlyexte) và pênixilin. Bom nguyên tử là một loại vũ khí mới có tính chất hủy diệt, vì nó đem lại tai họa cho loài người nên lúc bấy giờ bị mọi người lên án; sợi nilông đã góp phần giải quyết vấn đề mặc ở một mức độ cao nên được mọi người hoan nghênh; còn pênixllin đã đem lại hiệu quả thần kỳ trong việc điều trị nhiều thứ bệnh như viêm phổi, bệnh sởi, bạch hầu, viêm màng não v.v. . . cứu sống không biết bao nhiêu sinh mệnh – Do sự thành công chưa từng có trong lịch sử nên khắp mọi nơi trên thế giới đều hăng hái đi tìm các loại kháng sinh khác, mở ra một thời kỳ mới chữa bệnh bằng những thứ thuốc hiện đại.

Sự thật là từ năm 1928, Pênixilin đã được nhà vi trùng học người Anh tên là Phleming ( Alexander Fleming ) phát hiện, kế đó được nhà bệnh lý học người Ôxtrâylia Phlorây (Florey) và nhà hóa sinh người Đức Sêin (Chain) đi sâu nghiên cứu và đạt kết quả, đồng thời ứng dụng rộng rãi trọng lâm sàng phát hiện đó mới được ứng dụng cho loài người và có giá trị thực tế. Cũng chính vì vậy năm 1945 cả ba nhà khoa học trên cùng được nhận giải thưởng Noben về sinh lý học và y học.

Phleming từ lúc còn nhỏ đã thích hỏi han cặn kẽ mọi sự việc. Có lần ông cùng với mẹ đến bệnh viện thăm một bệnh nhân, vừa gặp bác sĩ ông đã hỏi một thôi một hồi: nào là bệnh gì, vì sao sinh ra bệnh này, làm thế nào chữa bệnh này, vì sao có những bệnh chữa không khỏi? Các bác sĩ thấy cậu bé thông minh lanh lợi, đã trả lời những câu cậu hỏi rồi nói với cậu:

– Cháu ơi, còn rất nhiều bệnh mà con người chưa nghiên cứu được tỉ mỉ!

Chính câu nói cuối cùng ấy đã gây ấn tượng sâu sắc cho Phleming. Anh lặng lẽ hạ quyết tâm, lớn lên sẽ làm thầy thuốc để đối phó với những căn bệnh mà đến nay chưa nghiên cứu tỉ mỉ ấy.

Phleming trưởng thành, quả nhiên ông theo nghề y. Sau khi tốt nghiệp đại học ông vào làm việc tại bệnh viện Xanh Mari trực thuộc trường đại học Luân Đôn, chuyên nghiên cứu chữa bệnh đậu mùa. Sau đó ít lâu, cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ, ông phục vụ ngành quân y. Do nghệ thuật chữa bệnh của ông tài giỏi, nhiều lần ông được khen thưởng và báo chí quân đội luốn nhắc đến tên ông.

Tháng 11 năm 1918, sau khi Đại chiến thế giới lần thứ nhất kết thúc, bạn bè của ông đều khuyên ông nên đến Xcốtlen tiếp tục hành nghề y. Theo họ, với những kinh nghiệm lâm sàng của ông, trương biển lên sẽ có rất nhiều người đến chữa bệnh, có thu được cả danh lẫn lợi. Nhưng Phleming không nghĩ như thế.

Ông luôn luôn nghĩ tới “nhiều căn bệnh chưa được nghiên cứu tỉ mỉ” nhất là các loại bệnh truyền nhiễm, ông vẫn hy vọng sẽ tìm được cách để diệt được tận gốc loại vi trùng gây bệnh. Sau khi suy nghĩ kỹ, ông quyết định trở về bệnh viện Xanh Mari tiếp tục nghiên cứu vi trùng học.

Buổi sáng một ngày tháng 9 năm 1928, như thường lệ, Phleming đến phòng thí nghiệm. Trong phòng sắp đặt ngay ngắn rất nhiều dụng cụ y học điều dưỡng, trên đó gắn nhãn nào là vi trùng xoắn, vi trung hình quả nho, vi trùng gây bệnh than cho súc vật, vi trùng đại tràng hình que v.v. . . Ông đã thu thập những vi trùng có độc tố đó để tìm chọn ra một thứ có thể nuối để trở thành vi trùng không độc, trong đó ông hết sức chú ý đến loại vi trùng có hình quả nho, bởi vì sự tồn tại của loại vi trùng đó rất rộng, độ nguy hiểm rất cao, vết thương bị sưng phù chủ yếu là bị nhiễm và bị phá phách bởi loại vi trùng ấy. Phleming muốn thử nghiệm các loại thuốc có tác dụng diệt vi trùng ấy, hy vọng tìm ra một thứ thuốc lý tưởng để diệt loại vi trùng ấy, nhưng chưa đạt được kết quả.

Phleming đến phòng thí nghiệm, trước hết ông kiểm tra một lượt các vi trùng được nuôi cấy có thay đổi gì không. Lúc ông đi đến một bình nuôi vi trùng ở cạnh cửa sổ thì ông bỗng cau mày và lẩm bẩm một mình:

– Ồ! Làm sao lại thay đổi thành thế này!

Thì ra trong bình cấy vi trùng hình quả nho, chất nuôi đã lên một loại nấm mốc như hoa, màu xanh.

Trợ lý của ông vội chạy tới:

– Đây đúng là tạp khuẩn làm ô nhiễm, không nên sử dụng nó nữa, ông cho phép tôi đổ thôi!

Phleming không đưa bình nuôi vi trùng đó cho người trợ lý mà ông quan sát rất kỹ. Điều làm cho ông ngạc nhiên là xung quanh sợi nấm mốc màu xanh đó, xuất hiện một vùng trắng, những con vi trùng hình quả nho ở khu ấy đã biến mất. Rất có thể nấm màu xanh đã tiết ra một thứ dịch tiêu diệt loại vi trung đó.

Nghĩ vậy, Phleming rất vui, ông đặt chúng dưới kính hiển vi quan sát, kết quả phát hiện ra rằng những vi trùng hình quả nho ở gần cây nấm xanh đều chết hết, chỉ còn lại cái xác khô. Ông quyết định lấy những cây nấm xanh đó bỏ vào nuôi cùng với chất nuôi dưỡng.

Mấy ngày sau, nấm xanh phát triển sinh sôi nẩy nở rất nhanh. Phleming tiếp tục thử nghiệm cho những con vi trùng hình quả nho được nhúng nước bám vào một sợi chỉ rồi bỏ vào bình nuôi nấm xanh, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau tất cả vi trùng hình quả nho đều chết hết. Tiếp đó ông tiếp tục thả các vi trùng bạch hầu, viêm phổi, các cầu trùng hình xoắn, vi trùng bệnh nhiệt thán vào bình nuôi nấm xanh thì những vi trùng đó cũng bị chết rất nhanh. Nhưng thả vi trùng thương hàn và vi trùng đại tràng hình que thì những thứ vi trùng đó vẫn tiếp tục phát tán triển.

Như vậy thì khả năng nấm màu xanh tiêu diệt vi trùng hình quả nho đến đâu Phleming lại tiếp tục thí nghiệm: ông đã cho nước vào pha loãng dung dịch nuôi nấm xanh, pha loãng gấp đôi, gấp ba và cuối cùng pha loãng gấp 800 lần, kết quả là chúng vẫn giữ được khả năng tiêu diệt vi trùng hình quả nho và vi trùng viêm phổi, và khi pha loãng một trăm lần chúng có khả năng tiêu diệt cầu khuẩn hình xoắn. Rõ ràng đây là một chất diệt vi trùng có hiệu quả nhất kể từ khi nhân loại phát hiện ra các thứ thuốc tiêu diệt vi trùng.

Điều cần phải tiếp tục thí nghiệm là dung dịch pênixilin đó có hại cho động vật hay không. Phleming đã cẩn thận tiêm vào mạch máu của thỏ, sau đó theo dõi chặt chẽ và quan sát phản ứng của nó. Kết quả đã phát hiện ra rằng con thỏ vẫn “bình an vô sự” không có bất kỳ một phản ứng nào khác thường. Điều đó chứng minh rằng dung dịch pênixilin không độc.

Tháng 6 năm 1929, Phleming viết một bài về phát hiện của ông, đăng trên tập san ra hàng quý ở Anh “Thực nghiệm bệnh lý học”. Trong bài có đoạn viết:

Sự thật đã chứng minh rằng có một thứ vật chất đó là pênixilin có khả năng rất lớn tiêu diệt các loại vi trùng yếu. Nó không những có thể tiêu diệt cầu khuẩn hình quả nho, còn có khả năng tiêu diệt các loại vi trùng khác như cầu khuẩn hình xoắn. Thứ vật chất diệt khuẩn do nấm xanh tiết ra đó, chúng ta gọi đó là pênixilin.

Sau khi đăng bài của Phleming, mọi người đều chúc mừng ông. Một nhân vật danh tiếng ở nước Anh đề nghị với ông rằng hãy xin lấy đặc quyền chế tạo Pênixllin. Nhưng sau mấy tháng suy nghĩ, Phleming đã viết một bức thư rất mềm mỏng, từ chối đề nghị của vị quan danh tiếng kia. Trong thư ông viết “Nếu như vì sự vinh quang phú quý của tôi và của gia đình tôi để vô hình trung làm nguy hại đến sinh mệnh của biết bao nhiêu người, thì tôi không đành tâm!”. Phleming phát hiện ra pênixilin cơ hồ như rất ngẫu nhiên, nhưng lại chính là kết quả tất yếu của sự quan sát tỉ mỉ của ông. Điều làm cho mọi người lấy làm tiếc là nó không được ứng dụng vào lâm sàng ngay lập tức. Bởi vì chất pênixilin trong dung dịch nuôi nấm xanh còn quá ít, rất khó từ đó lấy đủ số lượng để sử dụng trong điều trị lâm sàng. Nếu trực tiếp dùng dung dịch nuôi cấy để chữa bệnh thì mỗi lần phải tiêm tới hàng ngàn hàng vạn mililit, trong thực tế không thể thực hiện được. Vì vậy, ông phải tạm thời ngừng việc nuôi và nghiên cứu về pênixilin. Tuy vậy phát hiện của ông đã mở ra một con đường cho khoa học về sau này.

Một ngày sau khi nhận giải thưởng Nôben, trong bài diễn văn của mình Phleming đã nói với mọi người:

– Tôi muốn nói với mọi người một sự thật là: việc phát hiện ra pênixilin là một sự quan sát tình cờ. Tôi chỉ có công ở chỗ đã không coi thường, bỏ qua hiện tượng đáng quan sát đó, và với tư cách là một người nghiên cứu vi trùng học tôi đã theo đuổi mục tiêu. Bài viết của tôi năm 1929 là khởi đầu cho công việc của mọi người phát triển chất pênixilin đặc biệt là trong lĩnh vực hóa học.

Phlorây và Senơ đã tiếp tục nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Phleming mới đạt tới thành công trong việc rút chất pênixilin để dùng nó làm phúc cho nhân loai.

Phlolây đã tỏ rõ một tài năng xuất sắc khi ông học y tại trường đại học Ađêlaiđơ. Tuy thời giờ ông vui chơi không ít hơn các bạn, nhưng mỗi kỳ thi lớn hay nhỏ ông đều đứng đầu. Sau khi tốt nghiệp đại học ông lại sang Anh, học thêm ở trường đại học Ôcxpho nước Anh. Năm 26 tuổi, ông đã đủ tư cách một thầy thuốc, nhưng ông vẫn chưa chính thức treo biển hành nghề y, ông lại tìm đến các cơ quan nổi tiếng nhất về ngành y và dược ở hai nước Anh và Mỹ để làm công việc thực nghiệm hơn 3 năm. Một số viện nghiên cứu y học của Mỹ ngỏ lời mời ông làm giáo sư nhưng ông đều không đi; sau đó trường đại học Kembritgiơ ở Anh mời ông chủ trì chương trình thực nghiệm bệnh lý, ông vui vẻ nhận lời. Sau năm 1935, ông lại về trường cũ, trường đại học Ôcxpho, chủ trì công tác nghiên cứu bệnh lý học.

Năm 1940, Phlorây đọc những bài luận văn của Phleming viết về pênixilin và ông cảm thấy rất hứng thú trước thứ thuốc có thể diệt được nhiều vi trùng đó. Nhưng ông cũng hiểu rằng để rút được chất thuốc đó cần phải có sự nỗ lực của các nhà khoa học nhiều ngành, do đó ông đã mời một số nhà sinh vật, hóa sinh và bệnh lý học lập thành một tổ thực nghiệm liên hợp cùng nhau nghiên cứu để chế tạo. Trong số đó có nhà hóa sinh Sein là trợ thủ đắc lực nhất của ông.

Sêin đã từng học hóa học tại trường đại học hoàng gia Uyliêm, Béclin, thành tích học tập của ông rất xuất sắc và ông rất thích thú môn sinh lý học. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tình nguyện đến làm việc tại Trạm thực nghiệm lý hóa của Viện nghiên cứu bệnh lý trực thuộc Bệnh viện Sát, Beclin, một cơ sở được trang thiết bị hoàn thiện nhất lúc bấy giờ, tại đây ông đã nhanh chóng trở thành một chuyên gia về hóa bệnh lý, Năm 1929 ông lại đến làm việc tại Viện nghiên cứu hóa sinh thuộc trường đại học Kembritgiơ nổi tiếng nhất ở châu Âu thời bấy giờ.

Phlorây biết rõ năng lực xuất sắc của ông về mặt hóa sinh. Nhà trường mời ông đến để nghiên cứu dùng phương pháp hóa học để rút và thuần hóa pênixilin từ trong dung dịch nuôi nấm mốc xanh.

Dưới sự lãnh đạo của Phlorây, tổ thực nghiệm liên hợp đã triển khai” công việc nghiên cứu chế tạo pênixilin. Mỗi ngày các nhà vi trùng học đã phối chế hàng chục tấn dung dịch, nuôi cấy chứa, đem chứa trong các bình, sau đó cấy mầm vi khuẩn xanh, đợi đến khi sinh sôi nẩy nở đầy đủ mới đựng nó trong các thùng lớn rồi chuyển cho Sêin xử lý, gọi là luyện khuẩn.

Công việc luyện khuẩn rất kỳ công nhưng kết quả thu được lại rất ít ỏi. Một thùng lớn dung dịch nuôi cấy chỉ có thể lấy ra một chút ít pênixilin lớn bằng đầu kim. Sau mấy tháng ròng rã lao động cần cù vất vả, Sêin mới rút ra được một thìa nhỏ bột pênixilin. Ông đã hòa tan số bột đó vào nước dùng nó để diệt cầu khuẩn hình quả nho đạt hiệu quả tốt; ông đã pha loãng dung dịch đó tới hai triệu lần, vẫn có sức diệt vi trùng có hiệu quả.

Tiếp đó phlorây tiến hành thử nghiệm pênixilin trên cơ thể động vật. Ông đã chọn 50 con chuột bạch, mỗi con đều được tiêm một liều lượng cầu khuẩn hình xoăn như nhau đủ để giết chết chúng, sau đó ông chọn 25 con trong số đó để tiêm pênixilin cho chúng, còn 25 con khác không tiêm. Chỉ không đầy 24 tiếng đồng hồ sau đó, 25 con chuột bạch không tiêm pênixilin đều chết hết, còn 25 con được tiêm pênixilin đều sống.

Tiếp đó là những thí nghiệm điều trị lâm sàng. Đó là một việc mà Phlorây chưa bao giờ làm. Bệnh nhân đầu tiên mà ông chọn là một cảnh sát đang ở trong tình trạng bị “xốc”. Các thầy thuốc xác định anh ta bị chứng hoại huyết và mặc dù đã sử dụng “rất nhiều thứ thuốc nhưng vẫn chưa có cách nào cứu vãn anh qua khỏi

Phlorây đã đem tới nửa thìa pênixilin, căn dặn người y tá hòa một tỉ lệ nhất định vào nước cất, tiêm nhiều lần vào tĩnh mạch. 24 giờ sau khi tiêm, bệnh tình thuyên giảm. Đến ngày thứ ba, con bệnh tỉnh táo hơn, đến ngày thứ năm thì ăn được Phlorây cùng mọi người mắt trông thấy mà lòng khấp khởi mừng. Nhưng đến ngày thứ 6 thì pênixilin dùng đã hết, không kịp luyện khuẩn nữa, và kết quả bệnh nhân đã chết.

Họ đành phải luyện khuẩn lại từ đầu, Phải trải qua 10 tháng khẩn trương mới thu được một lượng pênixilin đủ để cứu sống một người. Sau đó, mặc dầu đã cứu sống được bệnh nhân, chứng minh khả năng không gì sánh kịp của dược phẩm ấy, nhưng để ứng dụng rộng rãi trong điều trị lâm sàng còn cần phải cải tiến thiết bị để sản xuất với quy mô lớn: Đó là điều mà Tổ thực nghiệm liên hợp không thể nào làm được. Hơn nữa, lúc ấy Luân Đôn đang bị máy bay của phát xít Đức oanh tạc dữ dội, nên dù có điều kiện sản xuất đại quy mô cũng rất khó bảo đảm an toàn.

Phlorây cho rằng, trong tình hình đó chỉ có sang Mỹ, nơi còn chưa có khói lửa chiến tranh, thì mới có thể sản xuất đại quy mô một cách an toàn. Nhưng Sêin lại lo nghĩ không thể để nước Mỹ “ngồi mát ăn bát vàng”. Tháng 6 năm 1941, bất chấp sự phản đối của Sêin, Phlorây mang theo mẫu chất pênixilin đi sang Mỹ.

Vào thời điểm ấy các nhà khoa học Mỹ cũng đang nghiên cứu pênixilin. Phlorây đến Mỹ và lập tức hợp tác với họ nghiên cứu và chế tạo loại thuộc này. Với sự nỗ lực chung của mọi người, cuối cùng họ đã tìm ra chất dung dịch có thể dùng làm môi trường nuôi cấy với những thiết bị sản xuất trong nhiệt độ 240 người ta đã có được pênixilin độ tinh khiết cao, sản lượng lớn, từ đó có thể ứng dụng rộng rãi vào lâm sàng và giảm tỷ lệ tử vong rất lớn cho một số bệnh truyền nhiễm.

Mỗi buổi tối, khi bạn ngồi lặng yên trước máy thu hình để thưởng thức các tiết mục truyền hình lý thú, bạn có bao giờ nghĩ đến truyền hình đã được phát minh như thế nào không? Chiếc máy thu hình đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện từ lúc nào?

Đã từ lâu, từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, kỹ thuật vô tuyến điện đã được vận dụng vào thông tin liên lạc và phát thanh, từ đó rất nhiều nhà phát minh trên thế giới trong đó có những nhà khoa học và những bậc thầy kỹ thuật vĩ đại nhất đều khao khát phát minh ra một máy thu hình ảnh truyền được cảnh thực của hiện trường, nhưng đều chưa thu được kết quả.

Năm 1906, một thanh niên trẻ người Anh, mới 18 tuổi tên là Giôn Bađơ đã xây dựng một phòng thí nghiệm rất sơ sài tại Hastinh ở miền nam nước Anh với quyết tâm phải chế tạo được một chiếc máy thu hình mặc dầu anh chỉ hiểu biết rất lơ mơ về nguyên lý của máy thu hình. Nguyên lý đó là: phải chia cắt hình ảnh cần truyền đi thành nhiều điểm nhỏ, gồm có điểm trắng hoặc điểm đen, sau đó dùng hình thức ám hiệu điện để truyền đi, ở đầu thu về thì lại làm cho nó tái hiện lại. Anh đã căn cứ vào nguyên lý đó và bắt đầu cuộc thử nghiệm.

Nhưng làm thế nào để có kinh phí. Anh lấy cái khung để chậu nước trong tầng nhà anh ở làm bộ phận cơ sở của các thiết bị thí nghiệm; nó được nối với một thùng đựng chè mà anh tìm được nó ở hàng đồ cũ, trên chiếc thùng có một động cơ điện mà anh nhặt ở đống phế thải sau một cửa hàng đồ điện, dùng nó để làm chuyển động “một mâm quét” được làm bằng giấy cứng và bốn bên có đục nhiều lỗ nhỏ. Những lỗ thủng đó chính là dùng để chia cảnh thực thành những điểm nhỏ có độ sáng tối khác nhau để truyền đi. Ngoài ra còn có một đèn chiếu ảnh chế tạo rất giản đơn được đặt trong một vỏ hộp đựng bánh bit-quy, một vài thấu kính thủy tinh mua từ một nhà hàng xe đạp cùng với một vài bộ phận được tháo từ máy điện báo quân dụng đã bị thải. Cái mớ phụ tùng hỗn tạp ấy anh đã dùng keo, dây buộc, và những búi, dây điện chằng chịt để buộc nối chúng lại và trở thành một thiết bị thí nghiệm hoàn chỉnh.

Bađơ suốt năm suốt tháng bận rộn. Ở phòng thí nghiệm. Anh kiên nhẫn tháo rồi lắp, lắp rồi lại tháo. Anh đã nỗ lực mười mấy năm liền, cuối cùng mùa xuân năm 1924 anh đã thành công dùng điện hữu tuyến phát đi một bông hoa chữ thập. Cự ly phát đi chỉ ở 3 mét, hình ảnh khi tỏ khi mờ, hầu như chỉ nhìn thấy cái bóng đơn sơ của nó. Nhưng bộ máy móc đó của anh thực sự có thể coi là chiếc máy phát hình và máy thu hình đầu tiên trên thế giới.

Bađơ nghĩ rằng hình ảnh chưa rõ, cự ly thu còn quá gần, có thể do điện áp không đủ. Anh liền nối mấy trăm chiếc pin lại với nhau và anh đã tạo ra được điện thế 200 vôn. Đang nối mạch điện bỗng anh vô ý để tay trái chạm vào một đoạn giây nối bị hở, điện giật làm anh ngã xuống đất. Toàn thân anh co rúm và anh ngất đi.

Sáng hôm sau, tờ tin nhanh hàng ngày ở Luân Đôn với tít lớn “Nhà phát minh ngã vì điện giật!” đưa tin Bađơ bị điện giật. Trong chốc lát Bađơ trở thành một nhân vật được giới báo chí Anh xôn xao bình luận. Có người thì đồng tình, có người thì chế giễu, có người thì tò mò đến xem phòng thí nghiệm của anh.

Bađơ cần kinh phí anh quyết dùng báo chí để tuyên truyền cho anh. Ông chủ một hãng vô tuyến điện ở Luân Đôn nghe tin đó đã bày tỏ ý muốn sẽ cấp kinh phí với điều kiện ông ta được hưởng 50% lợi nhuận của phát minh đó. Bađơ đồng ý và thế là những thiết bị của anh đã từ một căn gác xép ở Hastinh được chuyển đến thủ đô Luân Đôn.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn đã dùng cạn kinh phí mà thực nghiệm vẫn không có đột phá gì mới. Đến một ngày nọ của năm 1925, ông chủ một hãng bách hóa lớn nhất Luân Đôn đến tìm Bađơ, cùng anh ký một hợp đồng: một tuần chỉ cho anh 25 bảng Anh, cung cấp miễn phí cho anh những vật liệu cần thiết, chỉ cần mỗi ngày 3 lần, Bađơ công khai thao tác biểu diễn phát minh mới của anh tại gian đồ điện của cửa hàng. Bađơ biết rằng phát minh của mình chưa đi tới đích cuối cùng nếu đem ra biểu diễn có phần chưa hợp lý, nhưng để có được kinh phí, anh quyết định cứ làm.

Khách hàng vào cửa hàng bách hóa chật cửa, từng tốp người đến căn phòng nhỏ nơi để máy phát hình và máy thu hình. Nhưng mọi người hứng thú thì đến, sau đó lại ngậm ngùi ra về. Những hình ảnh mà mọi người trông thấy vẫn chỉ là lờ mờ và một cái bóng lập lòe không ổn định.

Mọi người không ngớt hỏi Bađơ:

– Vì sao anh không truyền hình khuôn mặt của một người để chúng tôi xem?

Bađơ ngượng ngùng trả lời:

– Điều đó hiện nay chưa làm được.

Bởi truyền khuôn mặt của một người phải trắng đen rõ ràng, tầng và lớp phải thật nét mới thể hiện ra được.

Bađơ đành phải ngừng việc biểu diễn ở hiện trường. Tiền công mà anh nhận được ở cửa hàng bách hóa cũng tiêu đi rất nhanh. Cuối cùng thì ngay đến cơm ăn cũng là vấn đề, quần áo rách, giầy thủng… anh cũng không có tiền để vá và sửa, người anh ngày càng gầy sút. Cũng vì không có tiền thuê nhà, người chủ dọa sẽ đuổi anh ra khỏi nhà. Anh đành phải gô các linh kiện trên máy đem đi bán để kiếm chút ít tiền độ nhật.

Đúng vào lúc Bađơ lâm vào cảnh khốn cùng thì hai người anh em họ của anh ở quê gửi cho anh 500 bảng Anh, coi là góp vốn vào cuộc thí nghiệm. Bađơ mừng rỡ như một con thuyền sắp đắm được cứu sống. Anh lại dốc toàn lực vào cuộc thí nghiệm. Lúc này chỉ một mình anh vùi đầu vào công việc, làm bạn với anh chỉ là, bức tượng dùng làm đối tượng thu và phát mà anh đặt tên là “Pin”. Anh vừa làm vừa thầm nói với mình:

– Không biết đến bao giờ mới phát rõ hình ảnh của Pin đây?

Thế rồi ngày thành công cuối cùng cũng đã đến. “Sáng sớm ngày 2 tháng 10 năm 1925, Bađơ trong phòng thí nghiệm lắp một thiết bị mới có thể chuyển hóa ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngay chiều hôm đó, khi anh ấn nút điện thì khuôn mặt của “Pin” hiện lên rõ nét trên máy thu và hình ảnh rất thật, con mắt, cái miệng thậm chí lông mày và tóc đều rõ mồn một.

– Tuyệt! Tuyệt thật!

Anh vui mừng nhảy lên. Phải đi tìm một Pin sống thôi!

Nói xong anh chạy như bay xuống cầu thang gác, gặp ngay một cậu bé chừng l5 tuổi. Ở ngay sảnh cửa hàng, anh lao tới ôm thốc lấy cậu bé. Cậu bé sợ run lên khi nhìn thấy “người điên” đi chân đất và tóc xỏa bù xù ấy. Không nói nhiều, Bađơ đẩy cậu bé lên gác, đặt cậu ngồi vào chỗ của Pin. Chỉ mấy giây sau, trong chiếc “kính ma” của Bađơ cuối cùng đã xuất hiện khuôn mặt người đầu tiên…

Từ đó tên tuổi của Bađơ nổi như sóng cồn. Các nhà tư sản đủ mọi ngành mọi giới kéo nhau đến chủ động đề nghị Bađơ giúp đỡ. Các nhà doanh nghiệp lớn càng mong muốn ăn tươi nuốt sống những thành quả của anh phấn đấu trong nhiều năm. Bađơ đã đổi mới thiết bị, bắt đầu những cuộc thí nghiệm mới có quy mô lớn hơn. Năm 1928, anh đã truyền hình ảnh một con người từ phòng phát sóng tại Luân Đôn sang một máy thu đặt tại Niu Oóc. Ít lâu sau anh lại thành công trong việc truyền hình ảnh một cô gái ở Luân Đôn đang cùng với vị hôn phu đi trên một chiếc tầu viễn dương.

Thí nghiệm của Bađơ đã làm chấn động toàn thế giới. Anh đệ đơn xin mở ngành truyền hình ở nước Anh, nhưng Công ty phát thanh Anh quốc không đồng ý, số lượng người yêu cầu phát truyền hình ngày càng đông, nên trong Quốc hội đã nổ ra những cuộc bàn cãi kéo dài. Cuối cùng thì Quốc hội quyết định phải mở rộng phát sóng truyền hình.

Mùa thu năm 1936, Công ty phát thanh Anh quốc chính thức mở chương trình phát sóng truyền hình tại Luân Đôn. Đến lúc này, Bađơ lại tiến hành một dự án nghiên cứu khoa học mới – truyền hình mầu.

Tháng 12 năm 1941, khi phát xít Đức phát động cuộc chiến tranh chớp nhoáng thì những hình ảnh mầu đầu tiên tương đối hoàn thiện của Bađơ đã thành công. Nhưng chẳng bao lâu, Bombay V2 của phát xít Hitle đã phá sập hoàn toàn phòng thí nghiệm của Bectơ.

Nhưng Bađơ không nản lòng. Anh vẫn tiếp tục nghiên cứu một ngày tháng 6 năm 1946, Công ty phát thanh Anh quốc lần đầu tiên đã phát chương trình truyền hình mầu “Cuộc diễu hành thắng lợi”. Ngày hôm đó Bađơ không xem được chương trình. Do lao lực một thời gian dài, ông đã lâm bệnh. Sáu ngày sau ông từ trần. Năm đó ông mới 58 tuổi.

Tuy Bađơ đã mất nhưng chiếc máy truyền hình đầu tiên do Bađơ sáng chế ngày nay vẫn được trưng bày tại Viện bảo tàng khoa học Kensinhtơn nước Anh.

Bức tượng Pin mỉm cười với mọi người cũng được để bên cạnh chiếc máy truyền hình để mọi người ngắm nhìn thưởng thức.

– Thưa bác sĩ Banting, xin mời ông đến bệnh viện chúng tôi báo cáo về bệnh đái tháo đường được không?

– Rất tiếc, tôi không hiểu gì về bệnh đó cả. Về bệnh này, tôi chưa đủ tư cách làm một học sinh, làm sao có thể làm thầy được.

Banting – Giáo sư Maklêốt biết ông có nghiên cứu về bệnh đái tháo đường nên mời ông đến báo cáo, Banting từ chối mãi, cuối cùng ông đành phải nhận lời.

Đầu thế kỷ XX, đái tháo đường còn là một bệnh nan y. Những người mắc bệnh đó lượng đường trong máu không còn cần thiết dùng làm nhiêu liệu cần cho cơ thể, thời gian kéo dài người bệnh sẽ trúng độc, hôn mê và chết. Thời ấy chưa có thuốc chữa, chỉ có thể dùng biện pháp chịu đói, hạn chế ăn uống để kéo dài số mệnh. Hàng năm trên toàn thế giới có tới hàng triệu bệnh nhân đái tháo đường đã chết trong đau đớn. Một người bạn thân của Banting cũng đã chết vì căn bệnh này. Hai người từ thuở bé đã cùng chơi bóng, vật nhau và cùng vào trường đại học y khoa. Rồi sau đó chính mắt Banting phải nhìn bạn mình đi dần vào cõi chết, trở thành một trong hàng chục triệu người chết vì đói. Banting thật đau đớn mỗi khi nghĩ đến cái chết của bạn và hàng chục triệu bệnh nhân đái tháo đường đó.

Ngày hôm sau ông đến bệnh viện trình bày bản báo cáo một cách miễn cưỡng, tối hôm đó trở về nhà ông trằn trọc không tài nào ngủ được. Ông nghĩ vì một quần đảo vậy, còn những người bị bệnh đái tháo đường thì khi chết những điểm đen đó thu nhỏ lại tới mấy phần so với lúc ban đầu?

“Những hòn đảo bí mật” đó có thể là giải đáp cho vấn đề bệnh đái tháo đường, nhất định phải khám phá cho ra bí mật đó! Ông suy nghĩ và suy nghĩ, bỗng nhiên một tia sáng lóe lên trong đầu, chiếu sáng con đường ông đi tới! Ông không thể ngủ, bèn trở dậy gõ cửa phòng giáo sư Maklêôt (Macléd).

– Thưa giáo sư Maklêốt! Tôi hy vọng cho tôi một người trợ lý và 10 con chó.

Maklêôt tỉnh ngủ, thong thả hỏi:

– Sao! Anh muốn làm một thí nghiệm ngoại khoa chăng?

– Không! Không có liên quan gì đến ngoại khoa cả. Tôi có cảm giác rằng chúng ta có thể giảm số tử vong cho những bệnh nhân đái tháo đường!

Giáo sư Maklêôt cười:

– Năm nào cũng có không ít bác sĩ trẻ nói với tôi rằng, chúng ta dã có khả năng chữa bệnh đái tháo đường!

– Tôi tin rằng có thể tìm được phương pháp khống chế bệnh đái tháo đường. Ít nhất đề nghị giáo sư cho tôi thủ xem, tôi muốn làm một số thí nghiệm trên tuyến tụy.

– Nhiều nhà nhà sinh lý học vĩ đại nhất trên thế giới từng bỏ nhiều năm để thí nghiệm trên trên tuyến tụy. Ngoài phương pháp giảm ăn để người bệnh chế từ từ chẳng khác gì bị hình phạt, họ có tìm ra được cái gì đâu?

– Thưa giáo sư, cũng như giáo sư đã yêu cầu tôi phải báo cáo trước sinh viên, tôi chỉ còn cách cố xin giáo sư giúp đỡ tôi.

Giáo sư Maklêốt thấy thái độ Banting vậy bèn đổi ý. Ông hỏi:

– Thế ông đã có những bài học cần thiết của thí nghiệm sinh lý học không?

– Chưa! Cho nên tôi cần một trợ thủ chuyên môn.

– Thôi được rồi! Banding, anh bắt tay vào việc đi!

Nhưng các bạn bè sau khi biết kế hoạch đó của Banting đều khuyên ông đừng vì một cuộc thí nghiệm vớ vẩn mà vứt bỏ tiền đồ của một bác sĩ ngoại khoa. Banting một mực không nghe. Ông đã hạ  biển hành nghề y, giải quyết các thiết bị ngoại khoa, bán cả đồ dùng gia đình, ông đã mượn một căn phòng nhỏ đến ngạt thở trong trường đại học Tôrôngtô, căn phòng chỉ có một chiếc ghế dài, không còn thứ gì khác. Như thế đấy không có lương, không học hàm, tự bổ nhiệm mình làm một nhà nghiên cứu và bắt đầu công việc thí nghiệm.

Trợ thủ của ông là Pêxitơ, một học sinh y khoa chưa đầy 20 tuổi. Anh ta rất giỏi môn hóa, có thể phân tích lượng đường trong máu và nước tiểu. Hai con người trẻ tuổi đã hăng hái lao vào cuộc như vậy đấy.

– Pêxitơ! Tôi có một suy nghĩ! – Banting nói – Vai trò của “những hòn đảo” trong tuyến tụy của con người là biến lượng đường thành nhiệt năng. Khi “những hòn đảo” đó không phát huy được tác dụng đó thì lượng đường sẽ tăng lên nhiều lần và sẽ gây ra bệnh đái tháo đường.

Pêxitơ nói:

– Rất có thể là nguyên nhân đó!

Và họ bắt đầu làm thí nghiệm trên cơ thể của chó. Trước hết họ cắt bỏ tuyến tụy của chó để con chó mắc bệnh đái tháo đường. Sau đó lấy ra một thứ dịch trong “các hòn đảo” ở tuyến tụy của những con chó lành mạnh để tiêm vào cơ thể con chó đã bị bệnh. Họ bắt đầu từ 10 con chó, sau tăng tới 91 con mà vẫn không thu được kết quả gì. Đến con chó thứ 92 thì điều kỳ lạ đã xuất hiện: chú chó sắp chết vì bệnh đái tháo đường sau khi được tiêm dịch trong điểm đen của tuyến tụy đã dần dần tỉnh dậy, chú vẫy đuôi và kêu “oăng oẳng”

Pêxitơ reo lên:

– Tìm ra thuốc tiêm để chữa bệnh đái tháo đường rồi!

Họ cho rằng thí nghiệm đã thành công. Nhưng 20 ngày sau chú chó đã chết. Nguyên nhân là tiêm dịch tuyến tụy quá ít chưa đủ liều lượng. Muốn thu được đủ lượng dịch còn khó hơn thu được một lượng lớn kim loại hiếm.

Nhưng khó khăn không làm Banting nao núng. Cuối cùng thì ông đã rút được một lượng dịch nhiều hơn từ tuyến tụy của những con bò, cừu bị mổ thịt. Và thế là những con chó mắc bệnh đái tháo đường đều được cứu sống.

Vậy những dịch đó có thể chữa được bệnh đái tháo đường ở người không?

Một hôm Banting gặp một người bạn thân của mình. Người bạn gầy guộc đến đáng thương, mặt trắng bệch, đôi mắt lộ rõ sự tuyệt vọng.

– Anh hãy đến phòng thí nghiệm của tôi, tôi đang bận bịu với một thí nghiệm có thể bổ ích đối với anh.

Banting đưa bạn về phòng thí nghiệm của mình, tiêm cho anh ta một mũi dịch tuyến tụy, nhìn bạn với niềm hy vọng tràn ngập. Banting chỉ thấy bạn thở gấp, ho lên từng cơn, không hề thấy một thay đổi nào khác, Banting thất vọng. Ông lặng lẽ rời phòng thí nghiệm, trở về nhà, lòng áy này buồn bực như mũi kim châm.

Sáng sớm hôm sau, bỗng nhiên ông nhận được điện thoại của bạn: Banting! Hôm qua lúc anh đi rồi tôi thấy hô hấp nhẹ nhõm hẳn, hết nhức đầu, ăn uống ngon miệng rồi. Tôi muốn sử dụng tiếp “thuốc tiên” của anh!”.

“Bệnh đái tháo đường đã bị chinh phục.” Tin ấy truyền đi nhanh như lửa táp. Giáo sư Maklêôt được tin đó ngừng mọi công việc, đến chủ trì phòng thí nghiệm. Ông đặt tên cho dịch tuyến tụy đó là. INXULIN, đồng thời báo cáo kết quả thí nghiệm trước Hiệp hội các thầy thuốc nước Mỹ. Hiệp hội các thầy thuốc hết lời khen ngợi ông, nhưng vẫn không tặng vinh dự ấy cho Banting.

Banting không hề bận tâm. Điều ông quan tâm nhất vẫn là bệnh nhân. Hàng loạt hàng loạt bệnh nhân đã đến với ông, kể cả vua Anh Gióocgiơ V cũng đến để ông chữa bệnh. Inxulin không đủ để đáp ứng nhu cầu, hơn thế phương pháp tiêm cũng cần nghiên cứu tìm tòi thêm, nếu tiêm quá liều cũng sẽ dẫn tới tử vong. Qua một thời gian thử nghiệm, Banting đã thu được kết quả rõ rệt.

Năm 1922, Banting được nhận giải thưởng Nôben về y học, cùng chung với Maklêôt. Banting đã trích một nửa số tiền thưởng của mình tặng cho người trợ lý Pêxitơ. Trong thư gửi tiền cho Pêxitơ ông viết: “Trong phần của tôi, luôn có anh bên cạnh, mãi mãi sẽ như thế”.

Theo sau sự thành công là những lời khen và tán thưởng tới tấp đến với ông. Chính phủ Canađa lập “Quỹ nghiên cứu Banting”, Tôrôngtô xây dựng “Viện nghiên cứu khoa học Banting”, vua Anh Gióocgiơ được Banting chữa khỏi bệnh, đã ban tước vị cho Banting. Trước tất cả những vinh dự đó Banting chỉ cười. Ông nói:

– Tất cả những gì về bệnh đái tháo đường, chúng ta chỉ nói trong 5 phút là hết. Còn trong lĩnh vực y học, biết bao nhiêu vấn đề mà con người chưa tìm tòi ra. Đầu óc của một con người bình thường không được phép tự mãn.

Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, công việc thí nghiệm của Banting bị gián đoạn. Ông đến bệnh viện Ôtaoa nói với một sĩ quan phụ trách y tế ở chiến trường:

– Tôi đi đánh trận thì già rồi, nhưng xin hãy cho tôi ở trong đội điều trị của các bạn và xin cho tôi cấp bậc thấp nhất.

Từ đó, ông đã cùng với nhân dân tiến bộ toàn thế giới tham gia vào cuộc đấu tranh chống phát xít, kẻ thù chà đạp lên tự do của loài người. Tháng 2 nam 1941, ông đi Luân Đôn để cấp cứu cho binh sĩ bị thương, nhưng tai nạn máy bay đã cướp mất ông Năm đó ông mới 49 tuổi.

Chọn tập
Bình luận