Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Thế giới 5000 năm

 Kênh Xuyê

Tác giả: Chu Hữu Chí
Chọn tập

 KÊNH XUYÊ

Ở mỏm đông bắc châu Phi giáp với châu Á có một con đường giao thông quan trọng giữa ba châu Âu, Á và Phi, đó là kênh Xuyê. Kênh đào này phía bắc thông với Địa Trung Hải, phía nam thông với Biển Đỏ, nối liền 3 đại dương lớn Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hàng ngày có rất nhiều tàu trọng tải hàng vạn tấn chuyên chở hàng hóa qua đây, đủ thấy tác dụng của con kênh lớn biết chừng nào!

Lịch sử của con sông này khá dài! 4.000 năm về trước, từ thời Cổ Ai Cập, Pharaôn Suxtơlix đã cho đào một con kênh ở đây. Có điều đường đi của con kênh thời đó không hoàn toàn giống với ngày nay. Đoạn phía bắc lợi dụng nhánh của sông Nin, đoạn giữa là một cái hồ lớn – hồ Gôncô, chỉ có đoạn phía nam mới thực sự là sông đào, thông với Biển Đỏ ở cảng Clécxma (nay là thành phố Xuyê). Thế kỷ thứ 7 tr.CN, đội thuyền lần đầu đi vòng quanh châu Phi của nhà hàng hải Phâyniki xuất phát từ đây. Họ gọi kênh đào này là “sông đào Pharaôn”.

Sau thế kỷ 7 tr. CN, nhánh của sông Nin bị đất bồi lấp, sông đào bị tắc không đi lại được nữa nên “sông đào Pharaôn” bị người đời lãng quên.

Tháng 5 năm 1798, Napôlêông dẫn đại quân đổ bộ lên cảng Alếchxanđrơ, chiếm toàn bộ Ai Cập. Napôlêông hăng hái đích thân dẫn rất nhiều công trình sư đi tìm dấu vết của sông đào cổ, tiến hành đo đạc thực địa, chuẩn bị đào một con sông ở đây. Nhưng các công trình sư của Napôlêông tính toán không chính xác, nói là mực nước của Biển Đỏ cao hơn. Địa Trung Hải 10m không thể làm sông đào được. Tiếp đó, Napôlêông vì vội cướp quyền phải về nước ngay, chuyện đào sông cũng gác lại.

Năm 1854, Pháp sai người đến phủ Toàn quyền Cairô đưa rất nhiều của hối lộ, dùng lời ngon ngọt lừa được đặc quyền xây dựng và sử dụng kênh đào Xuyê. Tấm biển “Công ty kênh đào Xuyê quốc tế” chính thức được treo lên.

Năm 1859, kênh đào Xuyê bắt đầu động thổ. Mấy chục vạn lao động Ai Cập bắt đầu xây dựng ở sa mạc một công trình vĩ đại chấn động cả thế giới.

Lao động dưới cái nắng gay gắt trước hết phải có nước uống, trong sa mạc lấy đâu ra nước? Thế là cùng một lúc với việc đào sông phải đào một con kênh dẫn nước ngọt ở sông Nin về. Sông và kênh đi song song với nhau, sông đào đến đâu thì kênh đào đến đấy. Như vậy trên thực tế là đào hai con sông, công trình tăng lên gấp đôi.

Việc đào sông tiến hành theo kế hoạch của công trình sư Ai Cập là Rinát, đào một con sông nhân tạo về cơ bản theo đường thẳng nam bắc, ở giữa lợi dụng 3 cái hồ để tiết kiệm nhân công. Nhưng đoạn phía bắc là đoạn đất tích muối, đoạn giữa là sa mạc nên đào rất khó khăn. Ngay cả ở đoạn khu vực hồ vì nước hồ quá nông, phải đào sâu thêm nên khó khăn cũng không ít. Các nhà tư bản Pháp đương nhiên không quan tâm gì đến người lao động Ai Cập. Người lao động suốt ngày làm lụng nặng nhọc, ăn uống lại tồi tệ nên sinh ốm đau, mà ốm đau lại không có thuốc men. Theo thống kê, trong quá trình đào sông chết tất cả 120.000 lao động Ai Cập. Cho nên, có thể nói kênh đào Xuyê đã được xây dựng bằng xương máu của nhân dân lao động Ai Cập.

Trải qua hơn 10 năm lao động gian khổ, năm 1869 kênh đào chính thức hoàn công, dài hơn 170km, phía bắc bắt đầu từ cảng Xít, phía nam tới thành phố Xuyê để vào Biển Đỏ. Trên kênh đào Xuyê không có đập nước, vì mực nước ở Địa Trung Hải và mực nước của Biển Đỏ đại thể như nhau (mực nước ở Địa Trung Hải cao hơn 25cm). Chiều ngang bình quân của kênh đào khoảng 100m, sâu 9m. Qua nhiều lần tu bổ mở rộng, hiện nay chiều ngang mặt sông từ 160m – 200m, độ sâu bình quân 15m, tàu 8 vạn tấn qua lại được. Đường hàng hải giữa châu Âu và Ấn Độ Dương rút ngắn được từ 5. 500 km – 8.000 km so với đường vòng qua mũi Hảo Vọng châu Phi.

Sau khi Pháp chiếm quyền quản lý kênh đào Xuyê, Anh tìm trăm phương ngàn kế tranh giành. Mùa thu năm 1875, nhà vua Ai Cập (tức Toàn quyền) tài chính khó khăn, nhân cơ hội đó Anh mua lại toàn bộ cổ phiếu về kênh đào của nhà vua. Từ đó kênh đào thuộc quyền quản lý của hai nước Anh, Pháp. Tình trạng đó kéo dài gần 100 năm. Năm 1956, Tổng thống Ai Cập Nátxe ra lệnh thu hồi, kênh đào Xuyê mới vĩnh viễn thuộc về nhân dân Ai Cập quản lý, phục vụ tốt hơn nhân dân toàn thế giới, trở thành nút giao thông đường thủy quan trọng giữa ba châu lớn Âu, Á và Phi.

KHÓI LỬA TRÊN THÀNH ĐÊLI

Vào một ngày tháng 2 năm 1857, trước cửa doanh trại của Công ty Đông Ấn ở thôn Đamuđamu vùng phụ cận Cancutta có một người lính gốc Ấn Độ tay cầm chiếc cốc đồng đựng nước.

– Thưa ông, mượn ông chiếc cốc uống ngụm nước, trời oi quá! – Một công nhân quét đường quần áo lam lũ đi đến nói với người lính.

– Không được, ngươi là kẻ tiện dân, không được đụng đến đồ của người khác – Anh lính nói theo thói quen truyền thống. Vì ở Ấn Độ “kẻ tiện dân” bị coi là “kẻ không được tiếp xúc với người khác”.

Nghe nói vậy, anh công nhân đùng đùng nổi giận quát to:

– Mày có gì ghê gớm miệng chúng bay sắp phải xơi mỡ bò mỡ lợn rồi đấy. Đít vỏ đạn của Anh mới phát đều bôi hai thứ đó đấy!

Nghe nói thế anh lính kia giật mình thất sắc, vứt chiếc cốc quay người chạy về doanh trại. Vì đạn dùng khi đó trước khi dùng phải dùng mồm cắn vỏ đạn ra mới bắn được. Binh lính Ấn Độ không theo đạo Ấn Độ, thì theo đạo Islam. Tín đồ đạo Ấn Độ không ăn thịt bò, tín đồ đạo Isram không ăn thịt lợn, bắt họ cắn mỡ bò và mỡ lợn là công khai sỉ nhục họ. Tin đó lan truyền đi, binh lính Ấn Độ ào ào nổi dậy phản kháng. Họ tay cầm hoa sen, mắt nhìn lòng sông Hằng thề sẽ đuổi sạch bọn xâm lược Anh. Các binh sĩ liên lạc với nhau, hẹn ngày 31 tháng 5 tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Một sự kiện bất ngờ xảy ra làm cuộc khởi nghĩa nổ ra trước dự định. Ngày 9 tháng 5, 85 lính Ấn Độ thuộc đại đội kỵ binh số 3 ở thành phố Mirat gần Đêli từ chối không dùng đạn Anh mới phát. Các sĩ quan Anh trói tất cả họ lại trên thao trường, dí đạn vào sát mặt họ, dùng đủ cách làm nhục họ. Đồng thời còn ra lệnh xét xử họ, áp giải họ về nhà tù lục quân. Binh lính Ấn Độ chịu dựng không nổi nữa, ngay đêm đó viết thư cho binh lính Ấn Độ ở Đêli biết là “hai ngày nữa họ sẽ tới Đêli đề nghị anh em nhanh chóng chuẩn bị làm nội ứng”.

Hôm sau là ngày chủ nhật. 5 giờ chiều chuông nhà thờ vang lên, các sĩ quan Anh tề tựu ở nhà thờ lặng lẽ cầu nguyện. Chỉ nghe một tiếng thét “giết” rất to, binh lính Ấn Độ đã xông vào bắt, giết sạch bọn sĩ quan Anh. Họ phá hủy các công sở và nhà tù của bọn thực dân, cứu đồng bào bị giam ra, mở kho súng phát vũ khí cho quần chúng tham gia khởi nghĩa, rồi tiến quân về Đêli. Trước khi đi quân khởi nghĩa cho doanh trại một mồi lửa. Ngọn lửa hừng hực cuốn phăng thành trì mà bọn thực dân hằng tốn công xây dựng, và tượng trưng cho niềm tin tất thắng của nhân dân Ấn Độ.

Sau một đêm hành quân cấp tốc, sáng sớm ngày 11 tháng 5 quân khởi nghĩa tới bên thành phố Đêli. Viên đại tá Anh biết tin liền dẫn quân ra đánh. Khi hai bên giáp trận, lính Ấn Độ ở Mirát thấy quân lính của Đêli toàn người Ấn Độ bèn dơ tay hô to:

– Đả đảo ách thống trị của Anh!

– Đả đảo ách thống tri của Anh! – Bính lính Đêli lập tức hưởng ứng. Họ quay súng nhằm vào bọn sĩ quan Anh. “Pằng! Pằng!” tên đại tá Anh gục xuống, các sĩ quan khác cũng lần lướt bị bắn chết. Hai đội quân hoan hô nhiệt liệt, họ ôm lấy nhau, hòa vào nhau thành một dòng sông cuồn cuộn đổ vào thành phố Đêli.

Ngày 16, toàn thành phố Đêli đã được thu hồi, quân khởi nghĩa lập ra chính phủ của mình, vẫn để hoàng đế của đế quốc Môgôn làm nguyên thủ quốc gia về danh nghĩa. Các địa phương trong cả nước rầm rộ đứng lên khởi nghĩa, lấy lại được một vùng đất nước rộng lớn từ Cancutta bờ biển Đông đến Pêsava biên giới tây bắc.

Tên toàn quyền Anh ở Ấn Độ Kenninh đứng ngồi không yên. Hắn đi đi lại lại trong văn phòng, cau mày, mồm lẩm bẩm: “Chà chà! Xem ra hết cách rồi, sứt đầu mẻ trán đến nơi rồi!”

– Báo cáo quan Toàn quyền! Tư lệnh tới! – Thị vệ ở ngoài cửa báo vào. Chưa dứt lời thì tướng Anh Kenbây đã hối hả xộc vào, vành mũ suýt nữa chạm cả vào thái dương của viên Toàn quyền.

– Quân lính của tôi phân tán hết cả, không tập hợp lại được, làm thế nào?- Tên tướng chẳng e dè gì nói toẹt ra như vậy. Người Anh vốn thích lễ tiết, gặp quan Toàn quyền mà lỗ mãng như vậy cũng thật hiếm thấy.

– Ngồi xuống đã rồi hãy nói! – Viên Toàn quyền biết tên tướng ruột như lửa đốt, nên làm ra vẻ thản nhiên như không.

– Nước cờ này chúng ta đi sai rồi, lẽ ra không nên dùng người Ấn Độ làm lính! Bây giờ bọn chúng nó làm phản, chúng ta có cách gì nào? – Tên tướng tức giận quá giậm chân đành đạch.

Viên Toàn quyền vò đầu gãi tai liên tục, bỗng nhiên như vỡ lẽ ra điều gì bèn hỏi:

– Quân đội hoàng gia Anh dùng tấn công Trung Quốc hiện nay đã tới đâu?

– Singapo.

– Mau đánh điện ra lệnh cho họ lập tức quay lại đổ bộ lên Cancutta.

Viên Tư lệnh vừa nghe nói vậy, mặt mũi tươi tỉnh hẳn lên:

– Đúng! Gọi chúng quay về! Còn nữa, quân đóng ở Iran cũng lệnh cho chúng đến, đổ bộ vào Bombay, hai đường kẹp người Ấn Độ vào giữa.

– Được! Tôi sẽ xin chỉ thị của Luân Đôn ngay.

Tiếp đó viên Toàn quyền nham hiểm này lại còn nghĩ ra cách cho người mang một khoản tiền lớn đi đút cho Apganitxtan và Nêpan, tập hợp bọn lính phản động ở đó, chia làm hai đường từ đông bắc và tây bắc tấn công Đêli.

Mồng 3 tháng 9, quân Anh tiến đến dưới thành Đêli. Ngày mồng 4, 50 khẩu đại bác của chúng nã vào thành Đêli. Tường thành đổ sập, quân Anh tiến vào thành. Hai tên tướng Anh diễu võ giương oai dơ cao kiếm chỉ huy dẫn đầu thúc đoàn quân xông lên:

– Xông lên! Xông lên!

“Pằng! Pằng!” Đột nhiên tiếng súng từ trên nóc nhà vọng lại.

“Ối! Ối!” Mấy tiếng kêu thảm thiết vang lên, hai tên tướng Anh đã nằm yên trong vũng máu.

“Pằng! Pằng!” Đạn lại từ cửa sổ nhà dân bắn ra, nhiều tên lính Anh gục xuống, khiến lũ quân xâm lược sợ hết hồn.

Một cánh quân Anh xông tới trước một nhà thờ Hồi giáo. Từ trong nhà thờ, hàng ngàn tín đồ Islam xông ra dùng mã tấu chặn quân Anh lại. Quân Anh giương súng bắn chết tại chỗ hơn 200 người. Nhưng khi quân Anh mải lắp đạn thì những lưỡi mã tấu sáng loáng đã vung tới chém rơi đầu bọn chúng. Kết quả của trận đánh giáp lá cà là mấy trăm xác quân Anh đã nằm xuống.

Quân khởi nghĩa Đêli ngoan cường chiến đấu 6 ngày đêm, cuối cùng lương kiệt đạn hết buộc phải rút lui. Theo thống kê, trong 6 ngày đêm chiến đấu trên các đường phố, quân Anh chết hai tên tướng, hơn 5.000 quân. Hoàng đế của vương triều Môgôn cuối cùng đầu hàng quân Anh, cũng từ đó diệt vong! Còn nhân dân Ấn Độ tiếp tục tổ chức đánh du kích ở khắp nơi, giáng cho quân xâm lược Anh những đòn nặng nề.

Do Nữ hoàng Anh ban bố chiếu thư bảo hộ lợi ích của chúa phong kiến Ấn Độ nên lực lượng chống Anh của Ấn Độ bị phân hóa. Đại bộ phận chúa phong kiến đầu hàng, quay lại đàn áp quân khởi nghĩa. Cuối năm 1859, cuộc khởi nghĩa thất bại, tiếp theo đó là cuộc tàn sát lớn, hàng loạt những người anh hùng đã hy sinh. Tuy nhiên, tinh thần cách mạng của họ mãi mãi cổ vũ nhân dân Ấn Độ, đúng như lời của một thủ lĩnh nghĩa quân lên án quân xâm lược Anh khi ông đứng dưới giá treo cổ:

– Chúng bay có thể thắt cổ ta chết, chúng bay cũng có thể thắt cổ những người khác như ta. Nhưng chúng bay không thể giết được lý tưởng vĩ đại cửa chúng tao. Ta chết, nhưng còn có hàng ngàn hàng vạn người anh hùng sẽ từ vũng máu đứng lên đập tan ách thống trị của chúng bay.

NỮ VƯƠNG GIANXI

Gianxi là một tòa thành nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Ngoài thành có một ngôi nhà cũ nát. Một hôm, một người nước ngoài đội mũ lưỡi trai cưỡi ngựa tới, miệng thở hổn hển tay gõ mạnh cửa ngôi nhà với vẻ vội vã sốt ruột.

Cửa mở, một bà lão đi ra.

Nhờ bà báo với phu nhân của vương công, tôi có việc quan trọng xin được gặp – Người nước ngoài đó nói với bà lão.

– Mời vào! – Bà lão mời ông ta vào phòng khách.

Một lát sau một thiếu phụ Ấn Độ nhìn vẻ ngoài mới chừng hơn 20 tuổi đi ra. Bà đường hoàng bước vào giữa phòng, ngồi vào chỗ chính giữa, nghiêm chỉnh hỏi:

– Tôi là phu nhân của vương công Gianxi, người nào muốn gặp tôi?

Người nước ngoài lập tức đứng nghiêm chào theo kiểu quân sự:

– Thưa phu nhân vương công, tôi là sĩ quan kỵ binh nước Anh…

Phu nhân vương công nghe thấy hai chữ “nước Anh” lập tức trầm hẳn xuống . . .

Phu nhân của vương công Gianxi tên là Acximi Bai. Ba năm trước, bà lấy vương công Gianxi gấp đôi gấp ba tuổi bà. Theo qui định của nhà cầm quyền thực dân Anh, vương công các bang Ấn Độ nếu không có con trai thừa kế, đất đai và tài sản đều bị nước Anh tịch thu. Vương công Gianxi không có con trai nên lấy Bai làm phu nhân mong có con nối dõi. Khi vương công sắp chết, quả nhiên Bai sinh một bé trai rất bụ bẫm.

Năm 1854, một tai họa giáng xuống, đứa con nhỏ của Bai không may bị chết. Nhà cầm quyền thực dân Anh lập tức phái quân đội tới Gianxi tịch thu toàn bộ đất đai và tài sản của bang này, đuổi người góa phụ trẻ Bai ra khỏi thành.

– Thưa phu nhân, Toàn quyền Anh sai tôi đến gặp bà có việc quan trọng cần thương thảo. – Thấy bà ngồi yên lặng, viên sĩ quan Anh lên tiếng.

Đang chìm đắm trong suy tư, bà chợt bừng tỉnh, biết chắc sắp có chuyện gì đây Bà cố ý hỏi vặn lại:

– Việc của quan Toàn quyền, một quả phụ như tôi sao cáng đáng nổi?

Hiểu ý viên sĩ quan gượng cười:

– Được, được, chắc chắn là được! Chỉ cần phu nhân cùng chúng tôi dẹp bọn lính làm phản, thì ngài Toàn quyền nhất định trao trả phu nhân quyền cai quản Gianxi, trả lại tất cả đất đai, tài sản. Hề, hề! Trả lại tất cả.

Nghe tên người Anh gọi binh lính khởi nghĩa của Ấn Độ là bọn lính làm phản, Bai rất khó chịu, nhưng cố giữ giọng bình tĩnh:

– Thôi được, để tôi còn suy nghĩ, hai ngày sau tôi sẽ trả lời. – Nói xong bà đứng dậy đi vào buồng trong. Viên sĩ quan Anh không làm thế nào được đành phải cưỡi ngựa ra về.

“Lộp cộp! Lộp cộp!” tiếng vó ngựa xa dần. Cửa nhà bỗng nhiên lại mở. Bà lão ngó đầu ra nhìn kỹ rừng cây xung quanh. Sau khi thấy xung quanh chắc chắn không có ai, bà lão mới đóng cửa lại đi vào buồng trong, khẽ bẩm với phu nhân:

– Thưa phu nhân, con chó dữ người Anh đã đi xa rồi ạ!

Bai bước vào phòng trong, gian phòng phút chốc nhộn hẳn lên.

– Đến đủ cả chưa? – Bai nhìn mấy viên võ tướng một lượt, phấn khởi hỏi vậy. Những người này vốn đều là bộ hạ của Vương công Gianxi.

– Đủ cả! – Các viên võ tướng đồng thanh khẽ đáp.

– Tốt! Các ông báo số người của mình đi!

– Tôi có 120 người!

– Tôi có 80 người!

– Tôi có 60!

– Tôi có 70!

– Tôi có. . .

Các viên võ tướng nhao nhao báo cáo số người đã tập hợp được.

Bai mỉm cười ngẩng đầu lên. Mọi người đang muốn nghe bà ra lệnh. Đột nhiên bà nín thở, nghiêng tai lắng nghe. Các tướng cũng chăm chú nghe, quả nhiên có tiếng bước chân đang đi tới.

“Cạch! Cạch! Cạch!” Có người gõ cửa.

– Tin đến rồi! – Bai phấn khởi đứng lên.

Một lính Ấn Độ phục vụ trong quân đội Anh chạy xộc vào. Vừa vào đến nơi đã dơ hai ngón tay phải ra nói vội:

– Hai ngày, hai ngày!

– Ngươi nói thong thả xem nào! – Bai bảo anh ta ngồi xuống.

– Vâng, tối mai lính Ân Độ chúng tôi ở trong thành sẽ khởi nghĩa. 12 giờ đêm chúng tôi mở thành, các vị nhất định phải tới đúng giờ!

Nghe tin khởi nghĩa mọi người đều phấn khởi, mọi ánh mắt đổ dồn vào Bai. Bà ngẩng cao đầu đứng thẳng người, tay phải rút kiếm, tay trái dơ ngón tay ra. “Xoẹt!” một cái, lưỡi kiếm đã tiện đứt một mẩu thịt trên đầu ngón tay, máu đỏ hồng giỏ giọt xuống đất.

– Máu! Đúng, chúng phải dùng máu để trả lời kẻ xâm lược! – Bai xúc động nói lên lời thề quyết chiến.

– Đúng! Nợ máu phải trả bằng máu! – Các võ tướng đều đứng nghiêm, khẽ hát “Bài ca khởi nghĩa”:

“…Chúng ta hoàn toàn tin vào lưỡi lê của chúng ta. Hãy quẳng bọn người châu Âu xuống vực thẳm, hãy dìm chết chúng nơi biển cả. . .”.

Hôm sau, tức mồng 8 tháng 6 năm 1857, lính Ấn Độ ở trong thành và lính cũ của vương công Gianxi ở ngoài thành hợp lực với nhau cùng chiến đấu, lấy lại được thành Gianxi. Mọi người nhất trí tôn Bai làm Nữ vương bang Gianxi. Binh sĩ Anh kẻ thì chết, kẻ thì bỏ chạy. Đó là câu trả lời sau hai ngày của Bai đối với tên Toàn quyền Anh.

Sau khi lấy lại được Gianxi, Nữ vương phối hợp với binh lính khởi nghĩa trong cả nước nam chinh bắc chiến, giáng cho bọn xâm lược Anh những đón nặng nề. Nhưng, tháng 9 năm 1857 quân Anh lại xâm nhập Đêli, tháng 3 năm sau vây hãm Lucnao – một trung tâm của quân khởi nghĩa, sau đó đánh thẳng vào Gianxi. Nữ vương Bai chỉ huy nhân dân anh dũng chiến đấu 8 ngày đêm, cuối cùng vũ khí không đủ, buộc phải rút khỏi Gianxi. Mồng 1 tháng 6, quân của Bai và quân của Tangtia Tôpi, một lãnh tụ quân khởi nghĩa, hội sư ở Goaliao một thị trấn quan trọng ở miền trung Ấn Độ. Vì vương triều Môgôn ở Đêli bị quân Anh tiêu diệt, quân khởi nghĩa toàn Ấn Độ mất trung tâm chỉ huy, Bai và Tôpi đề cử Lava Saxip làm lãnh tụ, bổ nhiệm các đại thần, Tôpi làm Tổng tư lệnh nghĩa quân, Bai chịu trách nhiệm giữ thành Goaliao, tiếp tục chiến đấu chống quân Anh.

Ngày 18 tháng 6, một trận quyết chiến lớn bắt đầu! Quân Anh chia làm mấy đường vây đánh Goaliao. Bai đích thân chỉ huy chiến đấu. Bà cưỡi một con ngựa bạch, tay cầm thanh trường kiếm, phóng như bay trên chiến trường, cổ vũ mạnh mẽ nghĩa quân.

“Oàng! Oàng!” Đại bác quân Anh nã dữ dội vào thành.

“Rầm!” Tường thành sập một mảng lớn. Trông chừng quân xâm lược sắp tiến vào thành.

– Theo tôi tấn công vào trận địa đại bác của quân Anh! – Bai chỉ kiếm về phía trước. Ky binh của quân khởi nghĩa ào ào xông lên.

Lính pháo binh Anh vội bỏ đại bác vớ lấy súng bộ binh định chống trả, nhưng đã không kịp. Chú ngựa trắng của Bai đã lao vào trận địa, lưỡi kiếm của bà đã xả xuống, đầu của tên lính Anh lăn lông lốc trên đất. Quân khởi nghĩa và quân Anh đánh giáp lá cà, lính Anh bị tiêu diệt quá nửa.

“Te Tò te!” Đột nhiên tiếng kèn đồng vang lên. Kỵ binh Anh từ 4 phía ập lại, nhanh chóng bao vây chặt nghĩa quân.

– Phá vây! – Bai ngồi trên mình ngựa hô lớn.

Mụ chính là Bai, Nữ vương của Gianxi, bắt lấy mụ. – Một sĩ quan kỵ binh Anh gào lên.

Bai định thần nhìn kỹ, bất giác nổi giận, vỗ ngựa xông lên hét to:

– Nhìn kiếm này!

Tên lính Anh nhìn thấy lưỡi kiếm sáng loáng bổ xuống sợ hết hồn vội quay đầu ngựa tháo chạy. Bai ra sức đuổi theo, trông chừng sắp đuổi kịp thì bất ngờ, tên kỵ binh đó đột nhiên quay ngoắt lại, một nhát kiếm bổ xuống đầu Bai.

Nhát kiếm bổ xuống phía bên phải, phạt mất mắt phải của Bai. Máu loang đầy mặt bà, nhưng bà vẫn ngồi vững trên con ngựa trắng, hai tay nắm chặt thanh kiếm, hai chân kẹp chặt yên ngựa, cho ngựa vọt lên tới trước mặt tên lính Anh, và lưỡi kiếm sáng loáng nhanh như ánh chớp đâm thẳng vào ngực tên lính Anh. Tên lính Anh kêu rống lên, ngã lăn từ mình ngựa xuống đất.

Nữ vương Gianxi đã oanh liệt hy sinh. Cuộc khởi nghĩa của Ấn Độ thất bại. Tuy nhiên, nhân dân Ân Độ tuyệt không bao giờ khuất phục. Với tất cả tấm lòng sùng kính của mình, nhân dân Ấn Độ mãi mãi tưởng nhớ vị nữ anh hùng, tuy bà chỉ sống trên thế gian này có 22 năm.

BAO VÂY TIÊU DIỆT “ĐỘI SÚNG TÂY”

“Oàng! Oàng! Oàng!” Đại bác của “đội súng tây” nã vào thành Tùng Giang (nay là thành phố Thượng Hải) làm sập một mảng tường lớn.

– Xông lên! Vàng bạc của cải châu báu là của chúng ta hết! – Tên chỉ huy râu ria xồm xoàm dơ kiếm gào lên. Mấy trăm tên lính Tây ào lên như bầy ong. Phút chốc, khói lửa trong thành Tùng Giang bốc lên mù mịt, dân chúng bị tàn sát rất dã man, nhưng thứ có giá trị như tiềng bạc, nhẫn vàng v.v. trong nhà dân đều bị “đội súng tây” cướp bỏ túi.

Quan quân của triều đình nhà Thanh thấy thế đỏ mắt lên cũng muốn xông vào.

– Không được động đậy! – Tên chỉ huy “đội súng tây” dơ kiếm ngăn lại – Chính phủ Mãn Thanh các ngươi đã hứa, “đội súng tây” đánh được vào thành phố nào thì vàng bạc của cải châu báu ở đó đều thuộc chúng tôi. Các ông nghỉ ngơi một lát đã rồi hãy vào! Ha, ha!

Sự việc đó xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 1860. Khi đó Tùng Giang là một vùng Thái Bình Thiên quốc mới khai phá ở miền đông nam. Bọn thống trị Mãn Thanh thối nát bị quân Thái Bình Thiên quốc đánh cho sợ mất mật, phải quì gối “mời” người Tây đến tàn sát nhân dân Trung Quốc. Tên chỉ huy “đội súng tây” râu ria xồm xoàm đó tên là Phrêđơrích Thaoxen Oát.

Oát là một tên đại lưu manh người Mỹ. Hắn vốn trước kia học ở trường lục quân, do trai gái cờ bạc mắc một món nợ lớn liền bỏ trường quân sự đi làm cướp biển ở Trung Mỹ, chuyên làm chuyện giết người cướp hàng hóa. Về sau hắn lại lang thang đến Nam Mỹ và Mêhicô, 3 lần buôn thuốc phiện lậu đến Trung Quốc. Để đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, chính phủ Mãn Thanh mua của Mỹ pháo hạm “Khổng phu tử”, “mời” tên lưu manh đó làm “cố vấn” pháo hạm. Thế là Oát vênh vang đắc chí bước vào giới quân sự của triều đình Mãn Thanh. Tháng 6 năm 1860, Ngô Tuất quan đứng đầu đạo Thượng Hải (trưởng quan của triều đình Mãn Thanh cai quản việc hành chính quân sự ở 3 phủ Tô Châu, Tùng Giang và Thái Thương gồm gần 20 huyện) mưu toan dùng Thượng Hải làm cứ điểm chống lại cuộc tấn công của quân Thái Bình Thiên Quốc, đã bỏ ra một khoản tiền lớn mời Oát huấn luyện một đội vũ trang phản động toàn người Tây – “đội súng tây”. Điều kiện của Oát đưa ra rất ngặt nghèo: hắn là chỉ huy, lương tháng 16.000 đồng bạc trắng, lương tháng của lính quốc tịch nước ngoài 1.300 đồng bạc trắng, khi chiếm được một tòa thành phải “thù lao đặc biệt” cho hắn 45.000 đồng bạc trắng. . . Chính phủ Mãn thanh bán nước đồng ý tất cả. Lần này, nhân khi quân Thái Bình không đề phòng, sau khi chiếm được Tùng Giang máu phản động của Oát càng bốc lên, ngày 30 tháng 7 hắn dẫn mấy trăm tên “đội súng tây” cộng thêm 10.000 quân Thanh lên tầu chiến tiến thẳng đến huyện lỵ huyện Thanh Phố.

Sau khi đoàn tàu của “đội súng tây” và quân Thanh cập bờ Liễu Giang ngoài thành Thanh Phố, Oát leo lên một cao điểm, ra lệnh cho lính tây trương quân kỳ của đội súng tây lên. Đó là lá cờ màu xanh lam, trên vẽ hai lưỡi đao nhọn bắt chéo nhau tượng trưng cho sự chết chóc. Oát cầm ống nhòm quan sát rồi ra lệnh cho đại bác bắn vào trong thành, sau đó lệnh cho bộ binh công thành.

Tướng giữ thành của quân Thái Bình là Chu Văn Gia đã chuẩn bị sẵn sàng. Khi đại bác của “đội súng tây bắn dữ dội, ông “án binh bất động”, đợi khi đại bác ngừng bộ binh địch tiến vào mới lệnh cho quân ra nghênh chiến. Các chiến binh Thái Bình mau lẹ xông ra ngoài cổng thành gặp “đội súng tây” trên một bãi đất rộng. Do khoảng cách hai bên rất gần, “đội súng tây” không kịp bắn buộc phải dùng lưỡi lê cắm trên đầu súng đánh giáp lá cà. Lưỡi lê chỉ có thể đâm thẳng, đâu có thể địch nổi đại đao của quân Thái Bình có thể phạt trước phạt sau, chém tả chém hữu. Một trận đánh giáp lá cà vô cùng ác liệt diễn ra. Quân của “đội súng tây, kêu cha kêu mẹ, xác nằm la liệt trên đất. Tướng Chu Văn Gia từ xa nhìn thấy trên cao điểm ở ngoài thành có một thằng đang vung kiếm hò hét, đoán là tên Oát, bèn lập tức dẫn 100 thân binh phóng ngựa xông tới định bắt sống. Oát nhác thấy quân Thái Bình, giết mình kinh hãi vội tổ chức đội cận vệ chống trả. Hai bên diễn ra một trận hỗn chiến ác liệt. Trong khi hỗn chiến, tướng Chu Văn Gia bị trúng đạn, máu chảy đẫm ngực, nhưng ông vẫn nằm phục trên mình ngựa chỉ huy chiến đấu. Thấy vậy, Oát thúc ngựa xông tới định hại ông: Đương lúc nguy cấp như vậy, “đoàng!” đột nhiên từ vạt rừng cây bên cạnh một phát đạn bắn ra, con ngựa của Oát sợ quá chồm lên suýt hất ngã hắn. Mấy trăm chiến sĩ quân Thái Bình từ vạt rừng xông ra hô to: “Bắt lấy Oát”. Oát sợ run cầm cập, vội quay ngựa chạy về phía sau. Quân Thái Bình không đuổi theo mà đưa tướng Chu Văn Gia về thành chữa trị, nghỉ ngơi.

Thấy đánh không xong , Oát bèn gọi hai tên phó là Buốcgiơvin và Phaxút đến bàn bạc, thống nhất một tên phó sẽ vào thành dụ hàng, tên phó kia đi Thượng Hải chuyển thêm vũ khí về, chuẩn bị sử dụng cùng một lúc cả hai biện pháp cứng và mềm để tiêu diệt quân Thái Bình.

Tên phó thứ nhất cầm cờ trắng tới dưới chân thành, lên tiếng muốn đàm phán với tướng của quân Thái Bình. Tướng Chu Văn Gia bị thương đang phải điều trị, Phó tướng Thạch Ngọc Lương tiếp. Tên phó của Oát xí xồ mấy câu tiếng tây sau đó phiên dịch của triều đình Mãn Thanh thông ngôn lại. Ý của hắn đại khái là “đội súng tây” có một loạt đại bác mới có thể san bằng thành Thanh Phố, không để sống sót một người nào, hạn cho quân Thái Bình nội trong 24 tiếng phải dâng thành đầu hàng. Phó tướng Thạch Ngọc Lương nghe nói vậy nổi giận nói:

– Đất đai của Trung Quốc là của nhân dân Trung Quốc, không cho phép người nước ngoài xưng vương xưng bá ở đây. “Đội súng tây” phải rút ngay lập tức, nếu không sẽ không tránh khỏi kết cục bị tiêu diệt toàn bộ!

Tên phó quan thấy đe dọa không kết quả đành về báo cáo với Oát.

Chiều hôm sau Oát lại cho “đội súng tây” đánh thành. Đúng lúc đội súng tây đến gần thành định nổ súng thì “Oàng! Oàng!” đại bác nổ vang. Đạn đại bác bắn trúng trận địa “đội súng tây”, hàng loạt tên lính gục xuống. Tiếp đó, súng trên mặt thành nổ đồng loạt. Lại một loạt quân địch ngã gục. “Vũ khí ở đâu ra nhỉ?” Oát sợ thất sắc, lẩm bẩm một mình không sao hiểu nổi. Số là, tối hôm qua khi Oát uống rượu giải sầu ngủ say như chết thì quân Thái Bình đột nhập vào doanh trại quân Thanh lấy được 4 khẩu đại bác mới mua từ Mỹ về, cộng thêm mấy chục khẩu súng tây cướp được hôm trước, họ mang tất cả ra đánh lại “đội súng tây”. Oát thấy tấn công không có hy vọng, đành phải thở dài rút quân về trại.

– Thưa tướng quân, có tin vui rồi! – . Buốcgiơvin tươi cười đi tới bẩm báo – Tôi chuyển từ Thượng Hải về rất nhiều vũ khí kiểu mới. Ngài xem – Nói xong, hai tay hắn đưa cho Oát một tờ hóa đơn. Nhìn tờ hóa đơn, Oát thấy trên đó viết nào pháo phóng lựu dã chiến của Mỹ, nào súng trường kiểu mới của Anh, súng máy kiểu Anbe v.v. . thì mừng quýnh dơ ngón tay cái lên vui vẻ nói:

– “Đội súng tây” chúng ta nhất định thắng lợi!

“Oàng! Oàng! Oàng!” Tiếng đại bác gầm lên như sấm rền. Tiếp đó là tiếng hò reo chém giết của hàng vạn binh mã vang động đất trời. Oát và hai trợ thủ của y đều rất kinh ngạc.

– Chạy mau! Đại quân của Trung Vương Lý Tú Thành đến rồi!

Toàn bộ “đội súng tây” rối loạn cả lên. Oát vội đứng ra chỉ huy quân lính chạy về phía đoàn tầu quân sự ở Liễu Giang, nhưng đã muộn. Trên sông Liễu Giang lửa cháy sáng rực, tầu của “đội súng tây” và quân Thanh đã bị quân Thái Bình phóng hỏa đốt. Quân Thái Bình trong thành xông ra, đại quân tinh nhuệ của Lý Tú Thành ở ngoài thành như núi Thái Sơn ập xuống, hai mặt giáp công, “đội súng tây” không còn đường thoát, có tên nhảy xương sông Liễu Giang tháo chạy, song chúng cũng bị sóng nước nhấn chìm. Vô kế khả thi, Oát lại phải dẫn quân về trại.

Sáng sớm mồng 2 tháng 8, quân Thái Bình vây kín đại bản doanh của “đội súng tây”, nã pháo dữ dội vào bên trong. Oát nghiến răng chỉ huy “đội súng tây” phá vây. Trên đường phá vây, hắn bị 4 vết thương, máu chảy ròng ròng nhưng tên đầu sỏ phản động này vẫn cứ cố chạy về phía đông. Một chiến binh Thái Bình thấy có kẻ phá được vòng vây liền “đoàng” một phát trúng vào lưng hắn. Oát ngã ngửa người ra, tứ chi bất động. Thấy hắn đã chết, chiến binh nọ bỏ mặc hắn, tiếp tục truy đuổi những tên khác. Mãi đến trưa khi hai tên phó của Oát dẫn bọn tàn quân rút chạy khỏi Thanh Phố mới phát hiện Oát nằm gục trên đất bèn đưa hắn về Thượng Hải. Hóa ra tên này giả vờ chết nên đã giữ được mạng sống của hắn.

Trong trận này, “đội súng tây” hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Điểm lại sau trận đánh, hơn 600 tên chết, Oát bị 5 vết thương, hai tên phó của Oát cũng bị thương nặng; hơn 2.000 khẩu súng tây, 10 khẩu đại bác kiểu mới, 100 khẩu đại bác kiểu cũ rơi vào tay quân Thái Bình. Đội quân súng tây tan tác, nhân dân Trung Quốc vỗ tay reo mừng.

Năm sau, tình hình thay đổi. Chính phủ Mãn Thanh bán nước ký “Hiệp ước Bắc Kinh” mất chủ quyền nhục nước hại dân. Bọn xâm lược Anh, Pháp đồng ý giúp chính phủ Mãn Thanh tiêu diệt phong trào cách mạng của Thái Bình Thiên Quốc, binh sĩ Anh, Pháp được điều hàng loạt về Thượng Hải với khí thế chống phá cách mạng rất hung hăng. Khi đó Oát đã lành vết thương. Với sự giúp sức của chính phủ Mãn Thanh, hắn tổ chức lại đội quân súng tây có qui mô lớn hơn với dụng tâm thâm độc hơn. Hắn đưa một số lượng lớn quân Thanh vào đội, làm cho đội súng tây trở thành lực lượng vũ trang liên kết bọn phản động bên trong và bên ngoài với nhau, đội phát triển lên đến bốn, năm ngàn người. Việc làm đó của Oát được chính phủ Mãn Thanh trọng thưởng với quân hàm “Phó tướng”, và đổi tên “đội súng tây” thành “Thường thắng quân”, trực tiếp do chính phủ Mãn Thanh chỉ huy. Tiếp đó, Oát tiến thêm một bước, điên cuồng tấn công khu ngoại ô Thượng Hải, Gia Định và Thanh Phố tạm thời bị chúng chiếm đóng.

Tháng 2 năm 1862, Trung vương Lý Tú Thành lại tiến quân về phía đông, 5 lộ quân thủy bộ cùng tiến, thế rất mạnh không gì địch nổi. Ngày 26 tháng 5, quân Thái Bình chiếm lại được Gia Định. Ngày 28 đại quân tiến thẳng về huyện lỵ Thanh Phố.

Tên trùm lực lượng vũ trang phản cách mạng ở huyện lỵ Thanh Phố là Phaxứt phó quan của Oát. Hắn thấy đại quân của quân Thái Bình tới vội sai người đến Tùng Giang cầu cứu Oát. Hôm sau (ngày 29), Oát dẫn “Thường thắng quân” đi tầu thủy đến chi viện. Sau khi đổ bộ lên Liễu Giang, chưa kịp hạ trại thì đột nhiên đại bác nổ vang, đạn tới tấp bay tới, phút chốc toàn bộ đại bác của “Thường thắng quân” bị quân Thái Bình phá hủy, khiến Oát phải bó tay. Đúng lúc đó, kỵ binh của quân Thái Bình như thiên binh từ trên trời bay xuống vây chặt “Thường thắng quân” một con kiến cũng không chui lọt. Oát vội dơ kiếm thúc ngựa xông ra ngoài. Một kỵ binh quân Thái Bình phóng như bay lại, một nhát dao của anh ta bổ xuống đã chém gãy lưỡi kiếm chỉ huy của Oát. Oát sợ quá đờ người ra. Nói thời chậm làm thời nhanh, nhát đao thứ hai của anh kỵ binh Thái Bình chém trúng cánh tay trái của Oát. May cho tên xâm lược mặc áo giáp dầy nên không bị chém đứt. Nhưng chỉ nghe đánh “phập” một tiếng, áo giáp đã bị chém lõm xuống hai tấc. Bị thương nặng Oát bỏ mặc quân lính một mình tháo chạy. Rắn không đầu thì rắn chết, Oát bỏ chạy, toàn bộ “Thường thắng quân” hỗn loạn, kẻ thì chết, kẻ thì bỏ chạy, hầu như bị quân Thái Bình diệt toàn bộ.

Phaxút thấy Oát bỏ chạy, biết không trông mong gì vào cứu viện, vội vàng chỉ huy bọn “Thường thắng quân” trong thành phóng hỏa, cướp bóc bừa bãi, định trước khi rút khỏi Thanh Phố sẽ phá hoại hoàn toàn tòa cổ thành này. Mồng 9 tháng 6, trong thành Thanh Phố lửa cháy ngút trời, “Thường thắng quân” hãm hiếp cướp bóc khắp nơi. Đàm Thiệu Quang, đại tướng của quân Thái Bình, lập tức tổ chức đánh thành. Dân chúng trong thành từ lâu đã căm giận “bọn súng tây”, bây giờ trong ngoài hợp sức với nhau chỉ trong chốc lát đã phá vỡ phòng tuyến của bọn “Thường thắng quân”, đại quân nhanh chóng tiến vào thành. Các chiến sĩ vừa ra sức giúp dân dập lửa vừa lùng sục khắp nơi tìm bọn “Thường thắng quân”. Khi họ bước vào một cái chuồng lợn thì thấy một chú lợn béo đang lấy chân đạp lên một đống tròn tròn. Các chiến sĩ bước lại xem thì té ra là một thằng cha béo phệ nằm cuộn tròn ở đó. Các chiến sĩ lôi tên đó dậy, té ra lại chính là Phaxút phó tư lệnh của “Thường thắng quân”!

Sau khi bị đánh cho tơi tả, Oát càng hung hăng hơn, tiếp tục tổ chức lực lượng vũ trang phản cách mạng chống lại nhân dân Trung Quốc. Song gieo gió tất sẽ có ngày gặt bão, tháng 9 năm 1862, khi dẫn quân tấn công Từ Khê, Chiết Giang, Oát bị đạn của quân Thái Bình bắn trúng, kết thúc cuộc đời nhục nhã của hắn.

NHÀ THỰC TIỄN KHÔNG TƯỞNG

– Đến Niu Lanac đi! Nghe nói đó là “thiên đường hạnh phúc”.

– Đúng đấy, tôi muốn tới đó gặp nhà từ thiện danh tiếng nhất châu Âu!

Một ngày đầu thế kỷ 19, một số thân vương, đại thần, quí tộc và nhà cải cách xã hội của mấy nước châu Âu kéo đến Niu Lanac, đa phần trong họ thuần tuý là vì hiếu kỳ.

Niu Lanac là tên một công Xưởng lớn được xây dựng bên dòng sông Cơlet ở Scôtlen nước Anh với 4 xưởng dệt, 1 xưởng cơ khí, 1 nông trường, và một làng mới hơn 2.000 hộ dân. Hai mươi năm trước, đây là một vùng lầy lội bẩn thỉu, sống ở đây là những nông dân nghèo, thợ thủ công phá sản, ăn mày, lưu manh, trẻ mồ côi, và đủ mọi loại tội phạm. Nhưng hiện nay đã hoàn toàn thay đổi.

– Trông này, đường phố ở đây rộng rãi quá! Còn trồng rất nhiều cây cối, nhiều hoa đẹp nữa này!

– Ồ! Đằng kia có rất nhiều trẻ nhỏ nữa kìa, chúng ta đến xem đi!

Các quan khách lần lượt xuống xe ngựa, đi đến trước một ngôi nhà xinh xắn. Trong vườn hoa nhỏ trước nhà, 10 em nhỏ đang được cô giáo hướng dẫn chơi trò chơi. Trẻ nhỏ trong nhà đang ca hát, tiếng hát vui tươi vọng ra ngoài cửa sổ.

– Xin hỏi, đây là nơi nào? – Một phu nhân quí tộc thấy lạ bèn hỏi cô giáo.

– Thưa phu nhân, đây là vườn trẻ. – Cô giáo đáp.

– Ồ! Vườn trẻ? Tôi đã đi mấy chục nước, chưa hề nghe nói bao giờ, thật kỳ lạ!

– Nói xong vị phu nhân quí tộc quay lại hỏi mấy vị lớn và nhà cải cách xã hội, họ đều nói không biết. Thời đó, cả thế giới chưa ai xây dựng vườn trẻ.

– Thưa quí bà và quí ông, chỉ ở Niu Lanac chúng tôi mới có vườn trẻ. Cô giáo nói – Trước kia, nữ công nhân làm việc ở xưởng phải nhốt con ở nhà, mặc chúng lê la. Nay làm vườn trẻ, trẻ được học hát, chơi trò chơi, có đồ chơi, khi mẹ tan ca về đón còn không chịu đấy!

– Trên thế giới này, có việc làm tốt đẹp như vậy quả là một sáng tạo lớn lao! – Các vị khách đều ca ngợi hết lời.

– Đúng vậy, vườn trẻ là do quí ông Ôoen phát minh và lập ra, nhưng những việc do ông khởi xướng còn khá nhiều! – Cô giáo nói.

Các vị khách nghe lấy làm thích thú. Họ lên xe đến văn phòng Tổng quản lý của Niu Lanac để thăm ông Ôoen, người lập ra xí nghiệp này.

Ôoen là một ông trung niên tóc vàng. Ông khiêm nhường tiếp đãi đoàn khách hiếu kỳ tới thăm.

– Thưa quí ông Ôoen, xin ngài giới thiệu những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng Niu Lanac! – Các vị khách đều đồng thanh yêu cầu.

Ôoen cười trả lời:

– Chuyện này phải kể từ đầu. – Nói xong ông bắt đầu kể…

Rôbớt Ôoen sinh năm 1771 trong một gia đình thợ nghèo khổ làm những đồ dùng cho ngựa. 9 tuổi Ôoen đã phải làm thợ học việc, 20 tuổi làm viên chức cho một xưởng dệt, đích thân nếm trải những khổ đau mà chủ nghĩa tư bản đưa đến cho nhân dân lao động. Cho nên ông luôn luôn canh cánh trong lòng một vấn đề: Làm thế nào để có thể tạo được một số phúc lợi cho công nhân và người lao động. Năm 1800, Ôoen 29 tuổi, được cử làm Giám đốc của Niu Lanac, quản lý một xí nghiệp lớn hơn 2.500 công nhân, ông liền dùng toàn bộ tinh thần sức lực thực hiện lý tưởng của mình.

Thời đó, để thu được nhiều lợi nhuận, các nhà tư bản hàng ngày bắt công nhân làm việc 13 – 14 tiếng, và còn sử dụng cả một số lượng khá lớn trẻ em. Trong khi làm việc, công nhân sơ xuất một chút là nhà tư bản phạt, ốm đau không được chữa trị không được phát lương, già yếu thì bị nhà máy sa thải, chịu đói rét cho đến chết. Sau khi làm giám đốc, trước tiên Ôoen rút ngắn thời gian lao động xuống còn 10 tiếng rưỡi, cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 9 tuổi, xóa bỏ nhiều khoản phạt vô lý, cải thiện điều kiện vệ sinh và lao động của nhà máy, lập hợp tác xã tiêu thụ của công nhân, làm nhà ăn công nhân, nhà gửi trẻ, vườn trẻ. Ngoài ra, xây dựng trường học công nhân, tạo cơ hội cho công nhân trẻ được học văn hóa. Phát tiền chữa bệnh cho công nhân ốm đau, cấp tiền dưỡng lão cho công nhân tuổi già. Từ đó xây dựng Niu Lanac thành “nhà máy phúc lợi”. Kẻ lang thang có việc làm, được giáo dục, nên ở Niu Lanac rất khó tìm thấy một tên trộm, một tên cướp, được mọi người tôn vinh là “làng gương mẫu”.

– Thưa ngài Ôoen, ngài quả thực là nhà từ thiện vĩ đại nhất trên thế giới! – Nghe giới thiệu xong, các vị khách đều tấm tắc ca ngợi vậy.

– Không đâu! – Ôoen lắc đầu – Tôi làm như vậy không biết là làm từ thiện cho ai đây? Công nhân trong nhà máy được đãi ngộ tốt, chắc chắn rất hăng hái làm việc. Nhưng, công nhân mới chỉ được hưởng cuộc sống tối thiểu, còn lợi nhuận của nhà tư bản thì tăng lên gấp 10, gấp 100 lần. Người được đút túi nhiều tiền nhất là nhà tư bản.

Các vị khách cảm thấy khó hiểu, bèn hỏi:

– Xin hỏi ngài Ôoen, ý của ngài là. . .

Ôoen xòe hai bàn tay vừa đếm ngón tay vừa trầm tư:

– Trước đây nữa thế kỷ, phải 600.000 người mới sản xuất được số sản phẩm của 2.500 công nhân Niu Lanac chúng tôi làm ra hiện nay. Tại sao một người họ có thể làm được công việc của hơn 200 người? Chẳng phải đã sử dụng máy móc kiểu mới sao! Nhưng thu nhập của công nhân có thể tăng hơn 200 lần không? Không thể! Tiền đó đi đâu? Chẳng phải đều thành lợi nhuận của nhà tư bản đó sao? Nguyên nhân thực sự khiến công nhân nghèo khó chính là chế độ tư hữu, hiện nay công nhân vẫn là nô lệ của nhà tư bản!

Trong các vị khách có rất nhiều người là thân vương, đại thần và người quyền quí. Nghe thấy Ôoen nói vậy họ đều cau mày, trong lòng rất khó chịu. Họ vặn lại ông:

– Theo ý ngài nên làm thế nào?

– Cộng sản! – Ôoen xúc động đứng lên cất cao giọng – Tiêu diệt chế độ tư hữu, thực hiện xã hội cộng sản, mọi người phải được hưởng thụ bình đẳng thành quả lao động!

Vừa nghe thấy hai chữ “cộng sản”, các vị khách như chạm phải điện vội vã đứng dậy cáo từ ra về. Trước khi đi họ còn hỏi:

– Xin hỏi ngài Ôoen, ngài có ý định lớn lao gì mới nữa không?

– Có, tôi muốn đến châu Mỹ xây dựng một công xã cộng sản chủ nghĩa. – Ôoen trả lời rất bình thản và tự tin.

– Quái nhân! – Trên đường từ Niu Lanac ra, các vị khách đều lắc đầu nói vậy. Khi bước lên xe ngựa, họ đều buột miệng chửi Ôoen là “thằng điên”.

Năm 1824, một con tàu biển Anh tiến ra Đại Tây Dương. Con tàu chở hơn 100 người đi lập nghiệp. Một ông già trên 50 tuổi tỏ ra rất xúc động, lẩm bẩm như nói với biển cả:

– Chà! Sự nghiệp vĩ đại đã bắt đầu!

Ông già đó chính là Rôbơt Ôoen. Lần này ông bán hết cả gia sản, dẫn 4 con trai và rất nhiều bạn bè đến bang Inđianna Mỹ mua cả một vùng đất để xây dựng làng cộng sản “Hòa hợp mới”. Trên mảnh đất hoang, họ chặt cây đốt cỏ, dựng nhà tranh, vỡ hoang trồng cây lương thực, cùng nhau lao động và phân phối đều cho nhau. Nhưng do bị toàn bộ xã hội tư bản phản đối và chèn ép, chưa được 4 năm công xã đã thất bại.

Sau khi về nước, Ôoen đã tổ chức “Liên hiệp công đoàn thống nhất toàn Anh”. Ông tích cực tuyên truyền lý tưởng của mình trong công nhân, đồng thời vạch trần tội ác của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, ông không hiểu lý luận đấu tranh giai cấp, chỉ muốn nghị viện thông qua một số sắc lệnh có lợi cho công nhân, kết quả là tuy giành được pháp lệnh bảo đảm quyền lợi cho lao động trẻ em và giảm giờ lao động cho công nhân, nhưng không thể thay đổi cơ bản được thân phận bị bóc lột của công nhân. Cho nên mọi người gọi Ôoen là nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng.

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đại diện cho những người xã hội chủ nghĩa không tưởng là Xanh Xi mông và Phuriê của Pháp và Ôoen của Anh. Tư tưởng của họ là tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, khi giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Đến giữa thế kỷ 19, giai cấp công nhân bước lên vũ dài chính trị, một dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa mới – tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học do Mác, Ăng ghen sáng lập đã ra đời trong đấu tranh. Từ đó, phong trào giải phóng giai cấp vô sản đã đi đúng hướng, cuộc đấu tranh cách mạng đã đi. từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Ở mỏm đông bắc châu Phi giáp với châu Á có một con đường giao thông quan trọng giữa ba châu Âu, Á và Phi, đó là kênh Xuyê. Kênh đào này phía bắc thông với Địa Trung Hải, phía nam thông với Biển Đỏ, nối liền 3 đại dương lớn Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hàng ngày có rất nhiều tàu trọng tải hàng vạn tấn chuyên chở hàng hóa qua đây, đủ thấy tác dụng của con kênh lớn biết chừng nào!

Lịch sử của con sông này khá dài! 4.000 năm về trước, từ thời Cổ Ai Cập, Pharaôn Suxtơlix đã cho đào một con kênh ở đây. Có điều đường đi của con kênh thời đó không hoàn toàn giống với ngày nay. Đoạn phía bắc lợi dụng nhánh của sông Nin, đoạn giữa là một cái hồ lớn – hồ Gôncô, chỉ có đoạn phía nam mới thực sự là sông đào, thông với Biển Đỏ ở cảng Clécxma (nay là thành phố Xuyê). Thế kỷ thứ 7 tr.CN, đội thuyền lần đầu đi vòng quanh châu Phi của nhà hàng hải Phâyniki xuất phát từ đây. Họ gọi kênh đào này là “sông đào Pharaôn”.

Sau thế kỷ 7 tr. CN, nhánh của sông Nin bị đất bồi lấp, sông đào bị tắc không đi lại được nữa nên “sông đào Pharaôn” bị người đời lãng quên.

Tháng 5 năm 1798, Napôlêông dẫn đại quân đổ bộ lên cảng Alếchxanđrơ, chiếm toàn bộ Ai Cập. Napôlêông hăng hái đích thân dẫn rất nhiều công trình sư đi tìm dấu vết của sông đào cổ, tiến hành đo đạc thực địa, chuẩn bị đào một con sông ở đây. Nhưng các công trình sư của Napôlêông tính toán không chính xác, nói là mực nước của Biển Đỏ cao hơn. Địa Trung Hải 10m không thể làm sông đào được. Tiếp đó, Napôlêông vì vội cướp quyền phải về nước ngay, chuyện đào sông cũng gác lại.

Năm 1854, Pháp sai người đến phủ Toàn quyền Cairô đưa rất nhiều của hối lộ, dùng lời ngon ngọt lừa được đặc quyền xây dựng và sử dụng kênh đào Xuyê. Tấm biển “Công ty kênh đào Xuyê quốc tế” chính thức được treo lên.

Năm 1859, kênh đào Xuyê bắt đầu động thổ. Mấy chục vạn lao động Ai Cập bắt đầu xây dựng ở sa mạc một công trình vĩ đại chấn động cả thế giới.

Lao động dưới cái nắng gay gắt trước hết phải có nước uống, trong sa mạc lấy đâu ra nước? Thế là cùng một lúc với việc đào sông phải đào một con kênh dẫn nước ngọt ở sông Nin về. Sông và kênh đi song song với nhau, sông đào đến đâu thì kênh đào đến đấy. Như vậy trên thực tế là đào hai con sông, công trình tăng lên gấp đôi.

Việc đào sông tiến hành theo kế hoạch của công trình sư Ai Cập là Rinát, đào một con sông nhân tạo về cơ bản theo đường thẳng nam bắc, ở giữa lợi dụng 3 cái hồ để tiết kiệm nhân công. Nhưng đoạn phía bắc là đoạn đất tích muối, đoạn giữa là sa mạc nên đào rất khó khăn. Ngay cả ở đoạn khu vực hồ vì nước hồ quá nông, phải đào sâu thêm nên khó khăn cũng không ít. Các nhà tư bản Pháp đương nhiên không quan tâm gì đến người lao động Ai Cập. Người lao động suốt ngày làm lụng nặng nhọc, ăn uống lại tồi tệ nên sinh ốm đau, mà ốm đau lại không có thuốc men. Theo thống kê, trong quá trình đào sông chết tất cả 120.000 lao động Ai Cập. Cho nên, có thể nói kênh đào Xuyê đã được xây dựng bằng xương máu của nhân dân lao động Ai Cập.

Trải qua hơn 10 năm lao động gian khổ, năm 1869 kênh đào chính thức hoàn công, dài hơn 170km, phía bắc bắt đầu từ cảng Xít, phía nam tới thành phố Xuyê để vào Biển Đỏ. Trên kênh đào Xuyê không có đập nước, vì mực nước ở Địa Trung Hải và mực nước của Biển Đỏ đại thể như nhau (mực nước ở Địa Trung Hải cao hơn 25cm). Chiều ngang bình quân của kênh đào khoảng 100m, sâu 9m. Qua nhiều lần tu bổ mở rộng, hiện nay chiều ngang mặt sông từ 160m – 200m, độ sâu bình quân 15m, tàu 8 vạn tấn qua lại được. Đường hàng hải giữa châu Âu và Ấn Độ Dương rút ngắn được từ 5. 500 km – 8.000 km so với đường vòng qua mũi Hảo Vọng châu Phi.

Sau khi Pháp chiếm quyền quản lý kênh đào Xuyê, Anh tìm trăm phương ngàn kế tranh giành. Mùa thu năm 1875, nhà vua Ai Cập (tức Toàn quyền) tài chính khó khăn, nhân cơ hội đó Anh mua lại toàn bộ cổ phiếu về kênh đào của nhà vua. Từ đó kênh đào thuộc quyền quản lý của hai nước Anh, Pháp. Tình trạng đó kéo dài gần 100 năm. Năm 1956, Tổng thống Ai Cập Nátxe ra lệnh thu hồi, kênh đào Xuyê mới vĩnh viễn thuộc về nhân dân Ai Cập quản lý, phục vụ tốt hơn nhân dân toàn thế giới, trở thành nút giao thông đường thủy quan trọng giữa ba châu lớn Âu, Á và Phi.

Vào một ngày tháng 2 năm 1857, trước cửa doanh trại của Công ty Đông Ấn ở thôn Đamuđamu vùng phụ cận Cancutta có một người lính gốc Ấn Độ tay cầm chiếc cốc đồng đựng nước.

– Thưa ông, mượn ông chiếc cốc uống ngụm nước, trời oi quá! – Một công nhân quét đường quần áo lam lũ đi đến nói với người lính.

– Không được, ngươi là kẻ tiện dân, không được đụng đến đồ của người khác – Anh lính nói theo thói quen truyền thống. Vì ở Ấn Độ “kẻ tiện dân” bị coi là “kẻ không được tiếp xúc với người khác”.

Nghe nói vậy, anh công nhân đùng đùng nổi giận quát to:

– Mày có gì ghê gớm miệng chúng bay sắp phải xơi mỡ bò mỡ lợn rồi đấy. Đít vỏ đạn của Anh mới phát đều bôi hai thứ đó đấy!

Nghe nói thế anh lính kia giật mình thất sắc, vứt chiếc cốc quay người chạy về doanh trại. Vì đạn dùng khi đó trước khi dùng phải dùng mồm cắn vỏ đạn ra mới bắn được. Binh lính Ấn Độ không theo đạo Ấn Độ, thì theo đạo Islam. Tín đồ đạo Ấn Độ không ăn thịt bò, tín đồ đạo Isram không ăn thịt lợn, bắt họ cắn mỡ bò và mỡ lợn là công khai sỉ nhục họ. Tin đó lan truyền đi, binh lính Ấn Độ ào ào nổi dậy phản kháng. Họ tay cầm hoa sen, mắt nhìn lòng sông Hằng thề sẽ đuổi sạch bọn xâm lược Anh. Các binh sĩ liên lạc với nhau, hẹn ngày 31 tháng 5 tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa trong cả nước.

Một sự kiện bất ngờ xảy ra làm cuộc khởi nghĩa nổ ra trước dự định. Ngày 9 tháng 5, 85 lính Ấn Độ thuộc đại đội kỵ binh số 3 ở thành phố Mirat gần Đêli từ chối không dùng đạn Anh mới phát. Các sĩ quan Anh trói tất cả họ lại trên thao trường, dí đạn vào sát mặt họ, dùng đủ cách làm nhục họ. Đồng thời còn ra lệnh xét xử họ, áp giải họ về nhà tù lục quân. Binh lính Ấn Độ chịu dựng không nổi nữa, ngay đêm đó viết thư cho binh lính Ấn Độ ở Đêli biết là “hai ngày nữa họ sẽ tới Đêli đề nghị anh em nhanh chóng chuẩn bị làm nội ứng”.

Hôm sau là ngày chủ nhật. 5 giờ chiều chuông nhà thờ vang lên, các sĩ quan Anh tề tựu ở nhà thờ lặng lẽ cầu nguyện. Chỉ nghe một tiếng thét “giết” rất to, binh lính Ấn Độ đã xông vào bắt, giết sạch bọn sĩ quan Anh. Họ phá hủy các công sở và nhà tù của bọn thực dân, cứu đồng bào bị giam ra, mở kho súng phát vũ khí cho quần chúng tham gia khởi nghĩa, rồi tiến quân về Đêli. Trước khi đi quân khởi nghĩa cho doanh trại một mồi lửa. Ngọn lửa hừng hực cuốn phăng thành trì mà bọn thực dân hằng tốn công xây dựng, và tượng trưng cho niềm tin tất thắng của nhân dân Ấn Độ.

Sau một đêm hành quân cấp tốc, sáng sớm ngày 11 tháng 5 quân khởi nghĩa tới bên thành phố Đêli. Viên đại tá Anh biết tin liền dẫn quân ra đánh. Khi hai bên giáp trận, lính Ấn Độ ở Mirát thấy quân lính của Đêli toàn người Ấn Độ bèn dơ tay hô to:

– Đả đảo ách thống trị của Anh!

– Đả đảo ách thống tri của Anh! – Bính lính Đêli lập tức hưởng ứng. Họ quay súng nhằm vào bọn sĩ quan Anh. “Pằng! Pằng!” tên đại tá Anh gục xuống, các sĩ quan khác cũng lần lướt bị bắn chết. Hai đội quân hoan hô nhiệt liệt, họ ôm lấy nhau, hòa vào nhau thành một dòng sông cuồn cuộn đổ vào thành phố Đêli.

Ngày 16, toàn thành phố Đêli đã được thu hồi, quân khởi nghĩa lập ra chính phủ của mình, vẫn để hoàng đế của đế quốc Môgôn làm nguyên thủ quốc gia về danh nghĩa. Các địa phương trong cả nước rầm rộ đứng lên khởi nghĩa, lấy lại được một vùng đất nước rộng lớn từ Cancutta bờ biển Đông đến Pêsava biên giới tây bắc.

Tên toàn quyền Anh ở Ấn Độ Kenninh đứng ngồi không yên. Hắn đi đi lại lại trong văn phòng, cau mày, mồm lẩm bẩm: “Chà chà! Xem ra hết cách rồi, sứt đầu mẻ trán đến nơi rồi!”

– Báo cáo quan Toàn quyền! Tư lệnh tới! – Thị vệ ở ngoài cửa báo vào. Chưa dứt lời thì tướng Anh Kenbây đã hối hả xộc vào, vành mũ suýt nữa chạm cả vào thái dương của viên Toàn quyền.

– Quân lính của tôi phân tán hết cả, không tập hợp lại được, làm thế nào?- Tên tướng chẳng e dè gì nói toẹt ra như vậy. Người Anh vốn thích lễ tiết, gặp quan Toàn quyền mà lỗ mãng như vậy cũng thật hiếm thấy.

– Ngồi xuống đã rồi hãy nói! – Viên Toàn quyền biết tên tướng ruột như lửa đốt, nên làm ra vẻ thản nhiên như không.

– Nước cờ này chúng ta đi sai rồi, lẽ ra không nên dùng người Ấn Độ làm lính! Bây giờ bọn chúng nó làm phản, chúng ta có cách gì nào? – Tên tướng tức giận quá giậm chân đành đạch.

Viên Toàn quyền vò đầu gãi tai liên tục, bỗng nhiên như vỡ lẽ ra điều gì bèn hỏi:

– Quân đội hoàng gia Anh dùng tấn công Trung Quốc hiện nay đã tới đâu?

– Singapo.

– Mau đánh điện ra lệnh cho họ lập tức quay lại đổ bộ lên Cancutta.

Viên Tư lệnh vừa nghe nói vậy, mặt mũi tươi tỉnh hẳn lên:

– Đúng! Gọi chúng quay về! Còn nữa, quân đóng ở Iran cũng lệnh cho chúng đến, đổ bộ vào Bombay, hai đường kẹp người Ấn Độ vào giữa.

– Được! Tôi sẽ xin chỉ thị của Luân Đôn ngay.

Tiếp đó viên Toàn quyền nham hiểm này lại còn nghĩ ra cách cho người mang một khoản tiền lớn đi đút cho Apganitxtan và Nêpan, tập hợp bọn lính phản động ở đó, chia làm hai đường từ đông bắc và tây bắc tấn công Đêli.

Mồng 3 tháng 9, quân Anh tiến đến dưới thành Đêli. Ngày mồng 4, 50 khẩu đại bác của chúng nã vào thành Đêli. Tường thành đổ sập, quân Anh tiến vào thành. Hai tên tướng Anh diễu võ giương oai dơ cao kiếm chỉ huy dẫn đầu thúc đoàn quân xông lên:

– Xông lên! Xông lên!

“Pằng! Pằng!” Đột nhiên tiếng súng từ trên nóc nhà vọng lại.

“Ối! Ối!” Mấy tiếng kêu thảm thiết vang lên, hai tên tướng Anh đã nằm yên trong vũng máu.

“Pằng! Pằng!” Đạn lại từ cửa sổ nhà dân bắn ra, nhiều tên lính Anh gục xuống, khiến lũ quân xâm lược sợ hết hồn.

Một cánh quân Anh xông tới trước một nhà thờ Hồi giáo. Từ trong nhà thờ, hàng ngàn tín đồ Islam xông ra dùng mã tấu chặn quân Anh lại. Quân Anh giương súng bắn chết tại chỗ hơn 200 người. Nhưng khi quân Anh mải lắp đạn thì những lưỡi mã tấu sáng loáng đã vung tới chém rơi đầu bọn chúng. Kết quả của trận đánh giáp lá cà là mấy trăm xác quân Anh đã nằm xuống.

Quân khởi nghĩa Đêli ngoan cường chiến đấu 6 ngày đêm, cuối cùng lương kiệt đạn hết buộc phải rút lui. Theo thống kê, trong 6 ngày đêm chiến đấu trên các đường phố, quân Anh chết hai tên tướng, hơn 5.000 quân. Hoàng đế của vương triều Môgôn cuối cùng đầu hàng quân Anh, cũng từ đó diệt vong! Còn nhân dân Ấn Độ tiếp tục tổ chức đánh du kích ở khắp nơi, giáng cho quân xâm lược Anh những đòn nặng nề.

Do Nữ hoàng Anh ban bố chiếu thư bảo hộ lợi ích của chúa phong kiến Ấn Độ nên lực lượng chống Anh của Ấn Độ bị phân hóa. Đại bộ phận chúa phong kiến đầu hàng, quay lại đàn áp quân khởi nghĩa. Cuối năm 1859, cuộc khởi nghĩa thất bại, tiếp theo đó là cuộc tàn sát lớn, hàng loạt những người anh hùng đã hy sinh. Tuy nhiên, tinh thần cách mạng của họ mãi mãi cổ vũ nhân dân Ấn Độ, đúng như lời của một thủ lĩnh nghĩa quân lên án quân xâm lược Anh khi ông đứng dưới giá treo cổ:

– Chúng bay có thể thắt cổ ta chết, chúng bay cũng có thể thắt cổ những người khác như ta. Nhưng chúng bay không thể giết được lý tưởng vĩ đại cửa chúng tao. Ta chết, nhưng còn có hàng ngàn hàng vạn người anh hùng sẽ từ vũng máu đứng lên đập tan ách thống trị của chúng bay.

Gianxi là một tòa thành nhỏ ở miền trung Ấn Độ. Ngoài thành có một ngôi nhà cũ nát. Một hôm, một người nước ngoài đội mũ lưỡi trai cưỡi ngựa tới, miệng thở hổn hển tay gõ mạnh cửa ngôi nhà với vẻ vội vã sốt ruột.

Cửa mở, một bà lão đi ra.

Nhờ bà báo với phu nhân của vương công, tôi có việc quan trọng xin được gặp – Người nước ngoài đó nói với bà lão.

– Mời vào! – Bà lão mời ông ta vào phòng khách.

Một lát sau một thiếu phụ Ấn Độ nhìn vẻ ngoài mới chừng hơn 20 tuổi đi ra. Bà đường hoàng bước vào giữa phòng, ngồi vào chỗ chính giữa, nghiêm chỉnh hỏi:

– Tôi là phu nhân của vương công Gianxi, người nào muốn gặp tôi?

Người nước ngoài lập tức đứng nghiêm chào theo kiểu quân sự:

– Thưa phu nhân vương công, tôi là sĩ quan kỵ binh nước Anh…

Phu nhân vương công nghe thấy hai chữ “nước Anh” lập tức trầm hẳn xuống . . .

Phu nhân của vương công Gianxi tên là Acximi Bai. Ba năm trước, bà lấy vương công Gianxi gấp đôi gấp ba tuổi bà. Theo qui định của nhà cầm quyền thực dân Anh, vương công các bang Ấn Độ nếu không có con trai thừa kế, đất đai và tài sản đều bị nước Anh tịch thu. Vương công Gianxi không có con trai nên lấy Bai làm phu nhân mong có con nối dõi. Khi vương công sắp chết, quả nhiên Bai sinh một bé trai rất bụ bẫm.

Năm 1854, một tai họa giáng xuống, đứa con nhỏ của Bai không may bị chết. Nhà cầm quyền thực dân Anh lập tức phái quân đội tới Gianxi tịch thu toàn bộ đất đai và tài sản của bang này, đuổi người góa phụ trẻ Bai ra khỏi thành.

– Thưa phu nhân, Toàn quyền Anh sai tôi đến gặp bà có việc quan trọng cần thương thảo. – Thấy bà ngồi yên lặng, viên sĩ quan Anh lên tiếng.

Đang chìm đắm trong suy tư, bà chợt bừng tỉnh, biết chắc sắp có chuyện gì đây Bà cố ý hỏi vặn lại:

– Việc của quan Toàn quyền, một quả phụ như tôi sao cáng đáng nổi?

Hiểu ý viên sĩ quan gượng cười:

– Được, được, chắc chắn là được! Chỉ cần phu nhân cùng chúng tôi dẹp bọn lính làm phản, thì ngài Toàn quyền nhất định trao trả phu nhân quyền cai quản Gianxi, trả lại tất cả đất đai, tài sản. Hề, hề! Trả lại tất cả.

Nghe tên người Anh gọi binh lính khởi nghĩa của Ấn Độ là bọn lính làm phản, Bai rất khó chịu, nhưng cố giữ giọng bình tĩnh:

– Thôi được, để tôi còn suy nghĩ, hai ngày sau tôi sẽ trả lời. – Nói xong bà đứng dậy đi vào buồng trong. Viên sĩ quan Anh không làm thế nào được đành phải cưỡi ngựa ra về.

“Lộp cộp! Lộp cộp!” tiếng vó ngựa xa dần. Cửa nhà bỗng nhiên lại mở. Bà lão ngó đầu ra nhìn kỹ rừng cây xung quanh. Sau khi thấy xung quanh chắc chắn không có ai, bà lão mới đóng cửa lại đi vào buồng trong, khẽ bẩm với phu nhân:

– Thưa phu nhân, con chó dữ người Anh đã đi xa rồi ạ!

Bai bước vào phòng trong, gian phòng phút chốc nhộn hẳn lên.

– Đến đủ cả chưa? – Bai nhìn mấy viên võ tướng một lượt, phấn khởi hỏi vậy. Những người này vốn đều là bộ hạ của Vương công Gianxi.

– Đủ cả! – Các viên võ tướng đồng thanh khẽ đáp.

– Tốt! Các ông báo số người của mình đi!

– Tôi có 120 người!

– Tôi có 80 người!

– Tôi có 60!

– Tôi có 70!

– Tôi có. . .

Các viên võ tướng nhao nhao báo cáo số người đã tập hợp được.

Bai mỉm cười ngẩng đầu lên. Mọi người đang muốn nghe bà ra lệnh. Đột nhiên bà nín thở, nghiêng tai lắng nghe. Các tướng cũng chăm chú nghe, quả nhiên có tiếng bước chân đang đi tới.

“Cạch! Cạch! Cạch!” Có người gõ cửa.

– Tin đến rồi! – Bai phấn khởi đứng lên.

Một lính Ấn Độ phục vụ trong quân đội Anh chạy xộc vào. Vừa vào đến nơi đã dơ hai ngón tay phải ra nói vội:

– Hai ngày, hai ngày!

– Ngươi nói thong thả xem nào! – Bai bảo anh ta ngồi xuống.

– Vâng, tối mai lính Ân Độ chúng tôi ở trong thành sẽ khởi nghĩa. 12 giờ đêm chúng tôi mở thành, các vị nhất định phải tới đúng giờ!

Nghe tin khởi nghĩa mọi người đều phấn khởi, mọi ánh mắt đổ dồn vào Bai. Bà ngẩng cao đầu đứng thẳng người, tay phải rút kiếm, tay trái dơ ngón tay ra. “Xoẹt!” một cái, lưỡi kiếm đã tiện đứt một mẩu thịt trên đầu ngón tay, máu đỏ hồng giỏ giọt xuống đất.

– Máu! Đúng, chúng phải dùng máu để trả lời kẻ xâm lược! – Bai xúc động nói lên lời thề quyết chiến.

– Đúng! Nợ máu phải trả bằng máu! – Các võ tướng đều đứng nghiêm, khẽ hát “Bài ca khởi nghĩa”:

“…Chúng ta hoàn toàn tin vào lưỡi lê của chúng ta. Hãy quẳng bọn người châu Âu xuống vực thẳm, hãy dìm chết chúng nơi biển cả. . .”.

Hôm sau, tức mồng 8 tháng 6 năm 1857, lính Ấn Độ ở trong thành và lính cũ của vương công Gianxi ở ngoài thành hợp lực với nhau cùng chiến đấu, lấy lại được thành Gianxi. Mọi người nhất trí tôn Bai làm Nữ vương bang Gianxi. Binh sĩ Anh kẻ thì chết, kẻ thì bỏ chạy. Đó là câu trả lời sau hai ngày của Bai đối với tên Toàn quyền Anh.

Sau khi lấy lại được Gianxi, Nữ vương phối hợp với binh lính khởi nghĩa trong cả nước nam chinh bắc chiến, giáng cho bọn xâm lược Anh những đón nặng nề. Nhưng, tháng 9 năm 1857 quân Anh lại xâm nhập Đêli, tháng 3 năm sau vây hãm Lucnao – một trung tâm của quân khởi nghĩa, sau đó đánh thẳng vào Gianxi. Nữ vương Bai chỉ huy nhân dân anh dũng chiến đấu 8 ngày đêm, cuối cùng vũ khí không đủ, buộc phải rút khỏi Gianxi. Mồng 1 tháng 6, quân của Bai và quân của Tangtia Tôpi, một lãnh tụ quân khởi nghĩa, hội sư ở Goaliao một thị trấn quan trọng ở miền trung Ấn Độ. Vì vương triều Môgôn ở Đêli bị quân Anh tiêu diệt, quân khởi nghĩa toàn Ấn Độ mất trung tâm chỉ huy, Bai và Tôpi đề cử Lava Saxip làm lãnh tụ, bổ nhiệm các đại thần, Tôpi làm Tổng tư lệnh nghĩa quân, Bai chịu trách nhiệm giữ thành Goaliao, tiếp tục chiến đấu chống quân Anh.

Ngày 18 tháng 6, một trận quyết chiến lớn bắt đầu! Quân Anh chia làm mấy đường vây đánh Goaliao. Bai đích thân chỉ huy chiến đấu. Bà cưỡi một con ngựa bạch, tay cầm thanh trường kiếm, phóng như bay trên chiến trường, cổ vũ mạnh mẽ nghĩa quân.

“Oàng! Oàng!” Đại bác quân Anh nã dữ dội vào thành.

“Rầm!” Tường thành sập một mảng lớn. Trông chừng quân xâm lược sắp tiến vào thành.

– Theo tôi tấn công vào trận địa đại bác của quân Anh! – Bai chỉ kiếm về phía trước. Ky binh của quân khởi nghĩa ào ào xông lên.

Lính pháo binh Anh vội bỏ đại bác vớ lấy súng bộ binh định chống trả, nhưng đã không kịp. Chú ngựa trắng của Bai đã lao vào trận địa, lưỡi kiếm của bà đã xả xuống, đầu của tên lính Anh lăn lông lốc trên đất. Quân khởi nghĩa và quân Anh đánh giáp lá cà, lính Anh bị tiêu diệt quá nửa.

“Te Tò te!” Đột nhiên tiếng kèn đồng vang lên. Kỵ binh Anh từ 4 phía ập lại, nhanh chóng bao vây chặt nghĩa quân.

– Phá vây! – Bai ngồi trên mình ngựa hô lớn.

Mụ chính là Bai, Nữ vương của Gianxi, bắt lấy mụ. – Một sĩ quan kỵ binh Anh gào lên.

Bai định thần nhìn kỹ, bất giác nổi giận, vỗ ngựa xông lên hét to:

– Nhìn kiếm này!

Tên lính Anh nhìn thấy lưỡi kiếm sáng loáng bổ xuống sợ hết hồn vội quay đầu ngựa tháo chạy. Bai ra sức đuổi theo, trông chừng sắp đuổi kịp thì bất ngờ, tên kỵ binh đó đột nhiên quay ngoắt lại, một nhát kiếm bổ xuống đầu Bai.

Nhát kiếm bổ xuống phía bên phải, phạt mất mắt phải của Bai. Máu loang đầy mặt bà, nhưng bà vẫn ngồi vững trên con ngựa trắng, hai tay nắm chặt thanh kiếm, hai chân kẹp chặt yên ngựa, cho ngựa vọt lên tới trước mặt tên lính Anh, và lưỡi kiếm sáng loáng nhanh như ánh chớp đâm thẳng vào ngực tên lính Anh. Tên lính Anh kêu rống lên, ngã lăn từ mình ngựa xuống đất.

Nữ vương Gianxi đã oanh liệt hy sinh. Cuộc khởi nghĩa của Ấn Độ thất bại. Tuy nhiên, nhân dân Ân Độ tuyệt không bao giờ khuất phục. Với tất cả tấm lòng sùng kính của mình, nhân dân Ấn Độ mãi mãi tưởng nhớ vị nữ anh hùng, tuy bà chỉ sống trên thế gian này có 22 năm.

“Oàng! Oàng! Oàng!” Đại bác của “đội súng tây” nã vào thành Tùng Giang (nay là thành phố Thượng Hải) làm sập một mảng tường lớn.

– Xông lên! Vàng bạc của cải châu báu là của chúng ta hết! – Tên chỉ huy râu ria xồm xoàm dơ kiếm gào lên. Mấy trăm tên lính Tây ào lên như bầy ong. Phút chốc, khói lửa trong thành Tùng Giang bốc lên mù mịt, dân chúng bị tàn sát rất dã man, nhưng thứ có giá trị như tiềng bạc, nhẫn vàng v.v. trong nhà dân đều bị “đội súng tây” cướp bỏ túi.

Quan quân của triều đình nhà Thanh thấy thế đỏ mắt lên cũng muốn xông vào.

– Không được động đậy! – Tên chỉ huy “đội súng tây” dơ kiếm ngăn lại – Chính phủ Mãn Thanh các ngươi đã hứa, “đội súng tây” đánh được vào thành phố nào thì vàng bạc của cải châu báu ở đó đều thuộc chúng tôi. Các ông nghỉ ngơi một lát đã rồi hãy vào! Ha, ha!

Sự việc đó xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 1860. Khi đó Tùng Giang là một vùng Thái Bình Thiên quốc mới khai phá ở miền đông nam. Bọn thống trị Mãn Thanh thối nát bị quân Thái Bình Thiên quốc đánh cho sợ mất mật, phải quì gối “mời” người Tây đến tàn sát nhân dân Trung Quốc. Tên chỉ huy “đội súng tây” râu ria xồm xoàm đó tên là Phrêđơrích Thaoxen Oát.

Oát là một tên đại lưu manh người Mỹ. Hắn vốn trước kia học ở trường lục quân, do trai gái cờ bạc mắc một món nợ lớn liền bỏ trường quân sự đi làm cướp biển ở Trung Mỹ, chuyên làm chuyện giết người cướp hàng hóa. Về sau hắn lại lang thang đến Nam Mỹ và Mêhicô, 3 lần buôn thuốc phiện lậu đến Trung Quốc. Để đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, chính phủ Mãn Thanh mua của Mỹ pháo hạm “Khổng phu tử”, “mời” tên lưu manh đó làm “cố vấn” pháo hạm. Thế là Oát vênh vang đắc chí bước vào giới quân sự của triều đình Mãn Thanh. Tháng 6 năm 1860, Ngô Tuất quan đứng đầu đạo Thượng Hải (trưởng quan của triều đình Mãn Thanh cai quản việc hành chính quân sự ở 3 phủ Tô Châu, Tùng Giang và Thái Thương gồm gần 20 huyện) mưu toan dùng Thượng Hải làm cứ điểm chống lại cuộc tấn công của quân Thái Bình Thiên Quốc, đã bỏ ra một khoản tiền lớn mời Oát huấn luyện một đội vũ trang phản động toàn người Tây – “đội súng tây”. Điều kiện của Oát đưa ra rất ngặt nghèo: hắn là chỉ huy, lương tháng 16.000 đồng bạc trắng, lương tháng của lính quốc tịch nước ngoài 1.300 đồng bạc trắng, khi chiếm được một tòa thành phải “thù lao đặc biệt” cho hắn 45.000 đồng bạc trắng. . . Chính phủ Mãn thanh bán nước đồng ý tất cả. Lần này, nhân khi quân Thái Bình không đề phòng, sau khi chiếm được Tùng Giang máu phản động của Oát càng bốc lên, ngày 30 tháng 7 hắn dẫn mấy trăm tên “đội súng tây” cộng thêm 10.000 quân Thanh lên tầu chiến tiến thẳng đến huyện lỵ huyện Thanh Phố.

Sau khi đoàn tàu của “đội súng tây” và quân Thanh cập bờ Liễu Giang ngoài thành Thanh Phố, Oát leo lên một cao điểm, ra lệnh cho lính tây trương quân kỳ của đội súng tây lên. Đó là lá cờ màu xanh lam, trên vẽ hai lưỡi đao nhọn bắt chéo nhau tượng trưng cho sự chết chóc. Oát cầm ống nhòm quan sát rồi ra lệnh cho đại bác bắn vào trong thành, sau đó lệnh cho bộ binh công thành.

Tướng giữ thành của quân Thái Bình là Chu Văn Gia đã chuẩn bị sẵn sàng. Khi đại bác của “đội súng tây bắn dữ dội, ông “án binh bất động”, đợi khi đại bác ngừng bộ binh địch tiến vào mới lệnh cho quân ra nghênh chiến. Các chiến binh Thái Bình mau lẹ xông ra ngoài cổng thành gặp “đội súng tây” trên một bãi đất rộng. Do khoảng cách hai bên rất gần, “đội súng tây” không kịp bắn buộc phải dùng lưỡi lê cắm trên đầu súng đánh giáp lá cà. Lưỡi lê chỉ có thể đâm thẳng, đâu có thể địch nổi đại đao của quân Thái Bình có thể phạt trước phạt sau, chém tả chém hữu. Một trận đánh giáp lá cà vô cùng ác liệt diễn ra. Quân của “đội súng tây, kêu cha kêu mẹ, xác nằm la liệt trên đất. Tướng Chu Văn Gia từ xa nhìn thấy trên cao điểm ở ngoài thành có một thằng đang vung kiếm hò hét, đoán là tên Oát, bèn lập tức dẫn 100 thân binh phóng ngựa xông tới định bắt sống. Oát nhác thấy quân Thái Bình, giết mình kinh hãi vội tổ chức đội cận vệ chống trả. Hai bên diễn ra một trận hỗn chiến ác liệt. Trong khi hỗn chiến, tướng Chu Văn Gia bị trúng đạn, máu chảy đẫm ngực, nhưng ông vẫn nằm phục trên mình ngựa chỉ huy chiến đấu. Thấy vậy, Oát thúc ngựa xông tới định hại ông: Đương lúc nguy cấp như vậy, “đoàng!” đột nhiên từ vạt rừng cây bên cạnh một phát đạn bắn ra, con ngựa của Oát sợ quá chồm lên suýt hất ngã hắn. Mấy trăm chiến sĩ quân Thái Bình từ vạt rừng xông ra hô to: “Bắt lấy Oát”. Oát sợ run cầm cập, vội quay ngựa chạy về phía sau. Quân Thái Bình không đuổi theo mà đưa tướng Chu Văn Gia về thành chữa trị, nghỉ ngơi.

Thấy đánh không xong , Oát bèn gọi hai tên phó là Buốcgiơvin và Phaxút đến bàn bạc, thống nhất một tên phó sẽ vào thành dụ hàng, tên phó kia đi Thượng Hải chuyển thêm vũ khí về, chuẩn bị sử dụng cùng một lúc cả hai biện pháp cứng và mềm để tiêu diệt quân Thái Bình.

Tên phó thứ nhất cầm cờ trắng tới dưới chân thành, lên tiếng muốn đàm phán với tướng của quân Thái Bình. Tướng Chu Văn Gia bị thương đang phải điều trị, Phó tướng Thạch Ngọc Lương tiếp. Tên phó của Oát xí xồ mấy câu tiếng tây sau đó phiên dịch của triều đình Mãn Thanh thông ngôn lại. Ý của hắn đại khái là “đội súng tây” có một loạt đại bác mới có thể san bằng thành Thanh Phố, không để sống sót một người nào, hạn cho quân Thái Bình nội trong 24 tiếng phải dâng thành đầu hàng. Phó tướng Thạch Ngọc Lương nghe nói vậy nổi giận nói:

– Đất đai của Trung Quốc là của nhân dân Trung Quốc, không cho phép người nước ngoài xưng vương xưng bá ở đây. “Đội súng tây” phải rút ngay lập tức, nếu không sẽ không tránh khỏi kết cục bị tiêu diệt toàn bộ!

Tên phó quan thấy đe dọa không kết quả đành về báo cáo với Oát.

Chiều hôm sau Oát lại cho “đội súng tây” đánh thành. Đúng lúc đội súng tây đến gần thành định nổ súng thì “Oàng! Oàng!” đại bác nổ vang. Đạn đại bác bắn trúng trận địa “đội súng tây”, hàng loạt tên lính gục xuống. Tiếp đó, súng trên mặt thành nổ đồng loạt. Lại một loạt quân địch ngã gục. “Vũ khí ở đâu ra nhỉ?” Oát sợ thất sắc, lẩm bẩm một mình không sao hiểu nổi. Số là, tối hôm qua khi Oát uống rượu giải sầu ngủ say như chết thì quân Thái Bình đột nhập vào doanh trại quân Thanh lấy được 4 khẩu đại bác mới mua từ Mỹ về, cộng thêm mấy chục khẩu súng tây cướp được hôm trước, họ mang tất cả ra đánh lại “đội súng tây”. Oát thấy tấn công không có hy vọng, đành phải thở dài rút quân về trại.

– Thưa tướng quân, có tin vui rồi! – . Buốcgiơvin tươi cười đi tới bẩm báo – Tôi chuyển từ Thượng Hải về rất nhiều vũ khí kiểu mới. Ngài xem – Nói xong, hai tay hắn đưa cho Oát một tờ hóa đơn. Nhìn tờ hóa đơn, Oát thấy trên đó viết nào pháo phóng lựu dã chiến của Mỹ, nào súng trường kiểu mới của Anh, súng máy kiểu Anbe v.v. . thì mừng quýnh dơ ngón tay cái lên vui vẻ nói:

– “Đội súng tây” chúng ta nhất định thắng lợi!

“Oàng! Oàng! Oàng!” Tiếng đại bác gầm lên như sấm rền. Tiếp đó là tiếng hò reo chém giết của hàng vạn binh mã vang động đất trời. Oát và hai trợ thủ của y đều rất kinh ngạc.

– Chạy mau! Đại quân của Trung Vương Lý Tú Thành đến rồi!

Toàn bộ “đội súng tây” rối loạn cả lên. Oát vội đứng ra chỉ huy quân lính chạy về phía đoàn tầu quân sự ở Liễu Giang, nhưng đã muộn. Trên sông Liễu Giang lửa cháy sáng rực, tầu của “đội súng tây” và quân Thanh đã bị quân Thái Bình phóng hỏa đốt. Quân Thái Bình trong thành xông ra, đại quân tinh nhuệ của Lý Tú Thành ở ngoài thành như núi Thái Sơn ập xuống, hai mặt giáp công, “đội súng tây” không còn đường thoát, có tên nhảy xương sông Liễu Giang tháo chạy, song chúng cũng bị sóng nước nhấn chìm. Vô kế khả thi, Oát lại phải dẫn quân về trại.

Sáng sớm mồng 2 tháng 8, quân Thái Bình vây kín đại bản doanh của “đội súng tây”, nã pháo dữ dội vào bên trong. Oát nghiến răng chỉ huy “đội súng tây” phá vây. Trên đường phá vây, hắn bị 4 vết thương, máu chảy ròng ròng nhưng tên đầu sỏ phản động này vẫn cứ cố chạy về phía đông. Một chiến binh Thái Bình thấy có kẻ phá được vòng vây liền “đoàng” một phát trúng vào lưng hắn. Oát ngã ngửa người ra, tứ chi bất động. Thấy hắn đã chết, chiến binh nọ bỏ mặc hắn, tiếp tục truy đuổi những tên khác. Mãi đến trưa khi hai tên phó của Oát dẫn bọn tàn quân rút chạy khỏi Thanh Phố mới phát hiện Oát nằm gục trên đất bèn đưa hắn về Thượng Hải. Hóa ra tên này giả vờ chết nên đã giữ được mạng sống của hắn.

Trong trận này, “đội súng tây” hầu như bị tiêu diệt hoàn toàn. Điểm lại sau trận đánh, hơn 600 tên chết, Oát bị 5 vết thương, hai tên phó của Oát cũng bị thương nặng; hơn 2.000 khẩu súng tây, 10 khẩu đại bác kiểu mới, 100 khẩu đại bác kiểu cũ rơi vào tay quân Thái Bình. Đội quân súng tây tan tác, nhân dân Trung Quốc vỗ tay reo mừng.

Năm sau, tình hình thay đổi. Chính phủ Mãn Thanh bán nước ký “Hiệp ước Bắc Kinh” mất chủ quyền nhục nước hại dân. Bọn xâm lược Anh, Pháp đồng ý giúp chính phủ Mãn Thanh tiêu diệt phong trào cách mạng của Thái Bình Thiên Quốc, binh sĩ Anh, Pháp được điều hàng loạt về Thượng Hải với khí thế chống phá cách mạng rất hung hăng. Khi đó Oát đã lành vết thương. Với sự giúp sức của chính phủ Mãn Thanh, hắn tổ chức lại đội quân súng tây có qui mô lớn hơn với dụng tâm thâm độc hơn. Hắn đưa một số lượng lớn quân Thanh vào đội, làm cho đội súng tây trở thành lực lượng vũ trang liên kết bọn phản động bên trong và bên ngoài với nhau, đội phát triển lên đến bốn, năm ngàn người. Việc làm đó của Oát được chính phủ Mãn Thanh trọng thưởng với quân hàm “Phó tướng”, và đổi tên “đội súng tây” thành “Thường thắng quân”, trực tiếp do chính phủ Mãn Thanh chỉ huy. Tiếp đó, Oát tiến thêm một bước, điên cuồng tấn công khu ngoại ô Thượng Hải, Gia Định và Thanh Phố tạm thời bị chúng chiếm đóng.

Tháng 2 năm 1862, Trung vương Lý Tú Thành lại tiến quân về phía đông, 5 lộ quân thủy bộ cùng tiến, thế rất mạnh không gì địch nổi. Ngày 26 tháng 5, quân Thái Bình chiếm lại được Gia Định. Ngày 28 đại quân tiến thẳng về huyện lỵ Thanh Phố.

Tên trùm lực lượng vũ trang phản cách mạng ở huyện lỵ Thanh Phố là Phaxứt phó quan của Oát. Hắn thấy đại quân của quân Thái Bình tới vội sai người đến Tùng Giang cầu cứu Oát. Hôm sau (ngày 29), Oát dẫn “Thường thắng quân” đi tầu thủy đến chi viện. Sau khi đổ bộ lên Liễu Giang, chưa kịp hạ trại thì đột nhiên đại bác nổ vang, đạn tới tấp bay tới, phút chốc toàn bộ đại bác của “Thường thắng quân” bị quân Thái Bình phá hủy, khiến Oát phải bó tay. Đúng lúc đó, kỵ binh của quân Thái Bình như thiên binh từ trên trời bay xuống vây chặt “Thường thắng quân” một con kiến cũng không chui lọt. Oát vội dơ kiếm thúc ngựa xông ra ngoài. Một kỵ binh quân Thái Bình phóng như bay lại, một nhát dao của anh ta bổ xuống đã chém gãy lưỡi kiếm chỉ huy của Oát. Oát sợ quá đờ người ra. Nói thời chậm làm thời nhanh, nhát đao thứ hai của anh kỵ binh Thái Bình chém trúng cánh tay trái của Oát. May cho tên xâm lược mặc áo giáp dầy nên không bị chém đứt. Nhưng chỉ nghe đánh “phập” một tiếng, áo giáp đã bị chém lõm xuống hai tấc. Bị thương nặng Oát bỏ mặc quân lính một mình tháo chạy. Rắn không đầu thì rắn chết, Oát bỏ chạy, toàn bộ “Thường thắng quân” hỗn loạn, kẻ thì chết, kẻ thì bỏ chạy, hầu như bị quân Thái Bình diệt toàn bộ.

Phaxút thấy Oát bỏ chạy, biết không trông mong gì vào cứu viện, vội vàng chỉ huy bọn “Thường thắng quân” trong thành phóng hỏa, cướp bóc bừa bãi, định trước khi rút khỏi Thanh Phố sẽ phá hoại hoàn toàn tòa cổ thành này. Mồng 9 tháng 6, trong thành Thanh Phố lửa cháy ngút trời, “Thường thắng quân” hãm hiếp cướp bóc khắp nơi. Đàm Thiệu Quang, đại tướng của quân Thái Bình, lập tức tổ chức đánh thành. Dân chúng trong thành từ lâu đã căm giận “bọn súng tây”, bây giờ trong ngoài hợp sức với nhau chỉ trong chốc lát đã phá vỡ phòng tuyến của bọn “Thường thắng quân”, đại quân nhanh chóng tiến vào thành. Các chiến sĩ vừa ra sức giúp dân dập lửa vừa lùng sục khắp nơi tìm bọn “Thường thắng quân”. Khi họ bước vào một cái chuồng lợn thì thấy một chú lợn béo đang lấy chân đạp lên một đống tròn tròn. Các chiến sĩ bước lại xem thì té ra là một thằng cha béo phệ nằm cuộn tròn ở đó. Các chiến sĩ lôi tên đó dậy, té ra lại chính là Phaxút phó tư lệnh của “Thường thắng quân”!

Sau khi bị đánh cho tơi tả, Oát càng hung hăng hơn, tiếp tục tổ chức lực lượng vũ trang phản cách mạng chống lại nhân dân Trung Quốc. Song gieo gió tất sẽ có ngày gặt bão, tháng 9 năm 1862, khi dẫn quân tấn công Từ Khê, Chiết Giang, Oát bị đạn của quân Thái Bình bắn trúng, kết thúc cuộc đời nhục nhã của hắn.

– Đến Niu Lanac đi! Nghe nói đó là “thiên đường hạnh phúc”.

– Đúng đấy, tôi muốn tới đó gặp nhà từ thiện danh tiếng nhất châu Âu!

Một ngày đầu thế kỷ 19, một số thân vương, đại thần, quí tộc và nhà cải cách xã hội của mấy nước châu Âu kéo đến Niu Lanac, đa phần trong họ thuần tuý là vì hiếu kỳ.

Niu Lanac là tên một công Xưởng lớn được xây dựng bên dòng sông Cơlet ở Scôtlen nước Anh với 4 xưởng dệt, 1 xưởng cơ khí, 1 nông trường, và một làng mới hơn 2.000 hộ dân. Hai mươi năm trước, đây là một vùng lầy lội bẩn thỉu, sống ở đây là những nông dân nghèo, thợ thủ công phá sản, ăn mày, lưu manh, trẻ mồ côi, và đủ mọi loại tội phạm. Nhưng hiện nay đã hoàn toàn thay đổi.

– Trông này, đường phố ở đây rộng rãi quá! Còn trồng rất nhiều cây cối, nhiều hoa đẹp nữa này!

– Ồ! Đằng kia có rất nhiều trẻ nhỏ nữa kìa, chúng ta đến xem đi!

Các quan khách lần lượt xuống xe ngựa, đi đến trước một ngôi nhà xinh xắn. Trong vườn hoa nhỏ trước nhà, 10 em nhỏ đang được cô giáo hướng dẫn chơi trò chơi. Trẻ nhỏ trong nhà đang ca hát, tiếng hát vui tươi vọng ra ngoài cửa sổ.

– Xin hỏi, đây là nơi nào? – Một phu nhân quí tộc thấy lạ bèn hỏi cô giáo.

– Thưa phu nhân, đây là vườn trẻ. – Cô giáo đáp.

– Ồ! Vườn trẻ? Tôi đã đi mấy chục nước, chưa hề nghe nói bao giờ, thật kỳ lạ!

– Nói xong vị phu nhân quí tộc quay lại hỏi mấy vị lớn và nhà cải cách xã hội, họ đều nói không biết. Thời đó, cả thế giới chưa ai xây dựng vườn trẻ.

– Thưa quí bà và quí ông, chỉ ở Niu Lanac chúng tôi mới có vườn trẻ. Cô giáo nói – Trước kia, nữ công nhân làm việc ở xưởng phải nhốt con ở nhà, mặc chúng lê la. Nay làm vườn trẻ, trẻ được học hát, chơi trò chơi, có đồ chơi, khi mẹ tan ca về đón còn không chịu đấy!

– Trên thế giới này, có việc làm tốt đẹp như vậy quả là một sáng tạo lớn lao! – Các vị khách đều ca ngợi hết lời.

– Đúng vậy, vườn trẻ là do quí ông Ôoen phát minh và lập ra, nhưng những việc do ông khởi xướng còn khá nhiều! – Cô giáo nói.

Các vị khách nghe lấy làm thích thú. Họ lên xe đến văn phòng Tổng quản lý của Niu Lanac để thăm ông Ôoen, người lập ra xí nghiệp này.

Ôoen là một ông trung niên tóc vàng. Ông khiêm nhường tiếp đãi đoàn khách hiếu kỳ tới thăm.

– Thưa quí ông Ôoen, xin ngài giới thiệu những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng Niu Lanac! – Các vị khách đều đồng thanh yêu cầu.

Ôoen cười trả lời:

– Chuyện này phải kể từ đầu. – Nói xong ông bắt đầu kể…

Rôbớt Ôoen sinh năm 1771 trong một gia đình thợ nghèo khổ làm những đồ dùng cho ngựa. 9 tuổi Ôoen đã phải làm thợ học việc, 20 tuổi làm viên chức cho một xưởng dệt, đích thân nếm trải những khổ đau mà chủ nghĩa tư bản đưa đến cho nhân dân lao động. Cho nên ông luôn luôn canh cánh trong lòng một vấn đề: Làm thế nào để có thể tạo được một số phúc lợi cho công nhân và người lao động. Năm 1800, Ôoen 29 tuổi, được cử làm Giám đốc của Niu Lanac, quản lý một xí nghiệp lớn hơn 2.500 công nhân, ông liền dùng toàn bộ tinh thần sức lực thực hiện lý tưởng của mình.

Thời đó, để thu được nhiều lợi nhuận, các nhà tư bản hàng ngày bắt công nhân làm việc 13 – 14 tiếng, và còn sử dụng cả một số lượng khá lớn trẻ em. Trong khi làm việc, công nhân sơ xuất một chút là nhà tư bản phạt, ốm đau không được chữa trị không được phát lương, già yếu thì bị nhà máy sa thải, chịu đói rét cho đến chết. Sau khi làm giám đốc, trước tiên Ôoen rút ngắn thời gian lao động xuống còn 10 tiếng rưỡi, cấm sử dụng lao động trẻ em dưới 9 tuổi, xóa bỏ nhiều khoản phạt vô lý, cải thiện điều kiện vệ sinh và lao động của nhà máy, lập hợp tác xã tiêu thụ của công nhân, làm nhà ăn công nhân, nhà gửi trẻ, vườn trẻ. Ngoài ra, xây dựng trường học công nhân, tạo cơ hội cho công nhân trẻ được học văn hóa. Phát tiền chữa bệnh cho công nhân ốm đau, cấp tiền dưỡng lão cho công nhân tuổi già. Từ đó xây dựng Niu Lanac thành “nhà máy phúc lợi”. Kẻ lang thang có việc làm, được giáo dục, nên ở Niu Lanac rất khó tìm thấy một tên trộm, một tên cướp, được mọi người tôn vinh là “làng gương mẫu”.

– Thưa ngài Ôoen, ngài quả thực là nhà từ thiện vĩ đại nhất trên thế giới! – Nghe giới thiệu xong, các vị khách đều tấm tắc ca ngợi vậy.

– Không đâu! – Ôoen lắc đầu – Tôi làm như vậy không biết là làm từ thiện cho ai đây? Công nhân trong nhà máy được đãi ngộ tốt, chắc chắn rất hăng hái làm việc. Nhưng, công nhân mới chỉ được hưởng cuộc sống tối thiểu, còn lợi nhuận của nhà tư bản thì tăng lên gấp 10, gấp 100 lần. Người được đút túi nhiều tiền nhất là nhà tư bản.

Các vị khách cảm thấy khó hiểu, bèn hỏi:

– Xin hỏi ngài Ôoen, ý của ngài là. . .

Ôoen xòe hai bàn tay vừa đếm ngón tay vừa trầm tư:

– Trước đây nữa thế kỷ, phải 600.000 người mới sản xuất được số sản phẩm của 2.500 công nhân Niu Lanac chúng tôi làm ra hiện nay. Tại sao một người họ có thể làm được công việc của hơn 200 người? Chẳng phải đã sử dụng máy móc kiểu mới sao! Nhưng thu nhập của công nhân có thể tăng hơn 200 lần không? Không thể! Tiền đó đi đâu? Chẳng phải đều thành lợi nhuận của nhà tư bản đó sao? Nguyên nhân thực sự khiến công nhân nghèo khó chính là chế độ tư hữu, hiện nay công nhân vẫn là nô lệ của nhà tư bản!

Trong các vị khách có rất nhiều người là thân vương, đại thần và người quyền quí. Nghe thấy Ôoen nói vậy họ đều cau mày, trong lòng rất khó chịu. Họ vặn lại ông:

– Theo ý ngài nên làm thế nào?

– Cộng sản! – Ôoen xúc động đứng lên cất cao giọng – Tiêu diệt chế độ tư hữu, thực hiện xã hội cộng sản, mọi người phải được hưởng thụ bình đẳng thành quả lao động!

Vừa nghe thấy hai chữ “cộng sản”, các vị khách như chạm phải điện vội vã đứng dậy cáo từ ra về. Trước khi đi họ còn hỏi:

– Xin hỏi ngài Ôoen, ngài có ý định lớn lao gì mới nữa không?

– Có, tôi muốn đến châu Mỹ xây dựng một công xã cộng sản chủ nghĩa. – Ôoen trả lời rất bình thản và tự tin.

– Quái nhân! – Trên đường từ Niu Lanac ra, các vị khách đều lắc đầu nói vậy. Khi bước lên xe ngựa, họ đều buột miệng chửi Ôoen là “thằng điên”.

Năm 1824, một con tàu biển Anh tiến ra Đại Tây Dương. Con tàu chở hơn 100 người đi lập nghiệp. Một ông già trên 50 tuổi tỏ ra rất xúc động, lẩm bẩm như nói với biển cả:

– Chà! Sự nghiệp vĩ đại đã bắt đầu!

Ông già đó chính là Rôbơt Ôoen. Lần này ông bán hết cả gia sản, dẫn 4 con trai và rất nhiều bạn bè đến bang Inđianna Mỹ mua cả một vùng đất để xây dựng làng cộng sản “Hòa hợp mới”. Trên mảnh đất hoang, họ chặt cây đốt cỏ, dựng nhà tranh, vỡ hoang trồng cây lương thực, cùng nhau lao động và phân phối đều cho nhau. Nhưng do bị toàn bộ xã hội tư bản phản đối và chèn ép, chưa được 4 năm công xã đã thất bại.

Sau khi về nước, Ôoen đã tổ chức “Liên hiệp công đoàn thống nhất toàn Anh”. Ông tích cực tuyên truyền lý tưởng của mình trong công nhân, đồng thời vạch trần tội ác của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, ông không hiểu lý luận đấu tranh giai cấp, chỉ muốn nghị viện thông qua một số sắc lệnh có lợi cho công nhân, kết quả là tuy giành được pháp lệnh bảo đảm quyền lợi cho lao động trẻ em và giảm giờ lao động cho công nhân, nhưng không thể thay đổi cơ bản được thân phận bị bóc lột của công nhân. Cho nên mọi người gọi Ôoen là nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng.

Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đại diện cho những người xã hội chủ nghĩa không tưởng là Xanh Xi mông và Phuriê của Pháp và Ôoen của Anh. Tư tưởng của họ là tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản, khi giai cấp công nhân chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Đến giữa thế kỷ 19, giai cấp công nhân bước lên vũ dài chính trị, một dòng tư tưởng xã hội chủ nghĩa mới – tư tưởng xã hội chủ nghĩa khoa học do Mác, Ăng ghen sáng lập đã ra đời trong đấu tranh. Từ đó, phong trào giải phóng giai cấp vô sản đã đi đúng hướng, cuộc đấu tranh cách mạng đã đi. từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky