THÀNH LẬP QUỐC TẾ THỨ NHẤT
Ngày 28 tháng 9 năm 1864, hội trường Xanh Matin ở Luânđôn náo nhiệt khác thường. Trong đại sảnh treo đầy quốc kỳ của rất nhiều nước. Đại biểu công nhân các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan v.v. tụ tập tại đây để tổ chức cuộc mít tinh lớn ủng hộ nhân dân Ba Lan chống ách thống trị của Sa hoàng Nga.
Đầu tiên là đại biểu công nhân Anh đọc “Thư kêu gọi”: “Vì sự nghiệp của đông đảo công nhân, nhân dân các nước phải đoàn kết nhất trí”. Tiếp theo là đại biểu công nhân Pháp phát biểu ý kiến với những lời lẽ tràn đầy nhiệt tình: “Chúng ta phải đoàn kết lại cứu lấy chính mình!”. Ngồi trên bàn chủ tịch, Mác với tư cách đại biểu của Đức nghe họ phát biểu mỉm cười gật đầu, vỗ tay nhiệt liệt, dường như ông đang nói: Đây là khởi điểm sáng lập nên Quốc tế.
Tại sao cần sáng lập ra “Quốc tế? Số là, năm 1848, rất nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức (bao gồm nhiều nước chư hầu như Áo, Phổ v.v.), Italia, Hunggari v.v đều bùng nổ cách mạng. Do thế lực phản động khi đó khá mạnh, các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp đẫm máu rồi thất bại. Năm 1852, chính phủ Phổ bắt các ủy viên trung ương trong “Đồng minh những người cộng sản” ở Kôn, nhiều người bị kết án. Từ đó, Mác và Ăngghen đang cư trú ở Anh mất liên lạc với trong nước. “Đồng minh những người cộng sản tự động giải tán. Mác và Ăngghen chuẩn bị thành lập tổ chức công nhân quốc tế mới. Lần này, công nhân Anh sát cánh với công nhân Pháp chi viện cho cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Lan, đây chính là dấu hiệu quan trọng về bước phát triển mới của phong trào công nhân quốc tế, cũng là cơ hội tốt để xây dựng tổ chức công nhân quốc tế mới.
Căn cứ vào đòi hỏi thống nhất của đại biểu công nhân các nước, Đại hội quyết định thành lập “Hiệp hội công nhân quốc tế” (sau gọi tắt là “Quốc tế thứ nhất”), bầu ra cơ quan lãnh đạo – Ban chấp hành trung ương. Mác được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương, đảm nhiệm chức bí thư thông tin nước Đức.
Sau khi Đại hội kết thúc, BCHTƯ của Quốc tế thứ nhất khởi thảo Cương lĩnh và Điều lệ. Nhưng công việc này đã gặp khó khăn.
Số là, khi đó Mác ốm không tiếp tục dự hội nghị được. Cương lĩnh do đại biểu Anh khởi thảo chỉ nói phải đấu tranh để cải thiện địa vị kinh tế của công nhân. Đại biểu Italia lại muốn lấy Điều lệ của Hiệp hội công nhân Italia làm Điều lệ của Quốc tế thứ nhất, thậm chí nêu ra cái gọi là “Chính phủ trung ương của giai cấp công nhân châu Âu” do người Italia đứng đầu. Họ đều không nêu ra vấn đề cơ bản của cách mạng là giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền, cho nên BCHTƯ không thể thảo luận tiếp được.
Đại biểu Đức thấy tình hình phức tạp như vậy vội viết thư cho Mác, đề nghị Mác đến dự hội nghị. Ngày 18 tháng 10, mặc dù đang ốm, Mác vẫn có mặt. Trải qua cuộc tranh luận quyết liệt khá dài, ngày 20 hội nghị quyết định giao cho Mác chịu trách nhiệm tu sửa văn kiện. Không quản bệnh tật dày vò, Mác làm việc ngày đêm, cuối cùng trong 7 ngày ông đã viết xong hai văn kiện: “Tuyên ngôn thành lập” và “Điều lệ chung” của Quốc tế thứ nhất. Hai văn kiện này được nhất trí thông qua ở hội nghị BCHTƯ ngày mồng l tháng 11.
Trong “Tuyên ngôn” Mác viết rõ: “Giành chính quyền đã trở thành sứ mệnh vĩ đại của giai cấp công nhân”. Giai cấp vô sản chỉ có tổ chức lại mới có thể chiến thắng được giai cấp tư sản. . .
Từ đó, giai cấp công nhân quốc tế đã có tổ chức của mình, đã có cương lĩnh hành động của mình, cuộc đấu tranh cách mạng đã có bước phát triển mới. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc tế thứ nhất, năm 1866 công nhân ngành may Mỹ bãi công, năm 1867 đến lượt công nhân ngành đồng đen Pháp bãi công, năm 1868 công nhân xây dựng Giơnevơ bãi công, và những cuộc bãi công đó đều giành được thắng lợi to lớn.
Nhưng trên con đường tiến lên tồn tại rất nhiều trở ngại. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác – Ăngghen từng bước phát triển trong cuộc đấu tranh với những tư tưởng cơ hội chủ nghĩa đủ mọi màu sắc. Trước tiên là đấu tranh với chủ nghĩa Pruđông.
Pruđông là ai? Ông ta là cha đẻ của chủ nghĩa vô chính phủ thời cân đại. Ông ta chủ trương cá nhân phải được tuyệt đối tự do, không cần nhà nước, không cần chính đảng. Ở Pháp, Tây Ban Nha, Italia đều có tín đồ của ông ta. Năm 1864 ông ta trà trộn vào Quốc tế thứ nhất, tháng 1 năm sau thì chết. Nhưng, tín đồ của ông ta có thế lực nhất định trong Quốc tế thứ nhất.
Tháng 9 năm 1865, Quốc tế thứ nhất triệu tập hội nghị đại biểu ở Luânđôn Chi hội Pari cử đến một đoàn đại biểu rất đông đảo, Đại đa số trong họ là những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông, mưu toan gây ảnh hưởng và thao túng toàn bộ Quốc tế thứ nhất. Hội nghị vừa mới bắt đầu, họ trước tiên phản đối Quốc tế thứ nhất triển khai đấu tranh chính trị: Theo họ, cuộc đấu tranh của Ba Lan chống Sa hoàng không có liên quan gì với giai cấp vô sản của các nước, không nên đưa vấn đề ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Ba Lan vào chương trình nghị sự v.v. Mác trực tiếp đối đầu phê phán gay gắt luận điệu đó, ông chỉ rõ; giai cấp vô sản phải ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có vậy mới giải phóng được mình. Với sự cố gắng của Mác, hội nghị đã thông qua nghị quyết ủng hộ Ba Lan giành độc lập, và những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông thua keo đầu tiên.
Thua keo này bầy keo khác, những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông lại nêu ra một vấn đề rất hoang đường. Họ nói rằng, Quốc tế thứ nhất là tổ chức của giai cấp công nhân quốc tế, nên chỉ cho người lao động chân tay tham gia, không cho người lao động trí óc tham gia. Chủ trương này vô cùng hiểm độc, vì Mác, Ăngghen đều là trí thức, những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông dự định vin vào cớ không cho người lao động trí óc tham gia, gạt Mác và Ăngghen ra khỏi bộ máy lãnh đạo để họ nắm toàn bộ Quốc tế thứ nhất. Luận điệu sằng bậy này đã bị Mác lên án gay gắt. Từ lâu Mác đã chỉ rõ vai trò quan trọng của tri thức, ông cho rằng nhân tố thành công của công nhân là số lượng người, nhưng chỉ khi được tổ chức lại và được tri thức chỉ đạo thì số lượng người mới có tác dụng quyết định sự thắng bại. Do đó, Mác trịnh trọng cảnh báo với mọi người rằng, bài xích tất cả trí thức là cách làm hoang đường. Do bị toàn thể đại biểu phản đối, những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông thua keo thứ hai.
Qua nhiều lần thất bại, nội bộ những người theo chủ nghĩa Pruđông có sự phân hoá, một bộ phận chuyển sang lập trường đúng đắn, làm cho lực lượng của chủ nghĩa Mác lớn mạnh thêm.
Ngày 22 tháng 12 năm 1868, ở Luânđôn Mác nhận được một lá thư từ Giơnevơ gửi đến. Lá thư viết: (So với trước kia, hiện nay tôi càng hiểu thêm rằng Ngài đúng đắn. Ngài đã chọn được con đường rộng rãi quang đãng, kêu gọi chúng tôi đi theo bước của Ngài. . . Tôi là học trò của Ngài và tôi thấy tự hào về điều đó”. Mác rất ghét người khác xu nịnh mình, liền xem ngay tên người gửi ở cuối thư, té ra là Bacunin. Mác bất giác mỉm cười, vì từ lâu ông đã biết con người chuyên nói những lời bóng bẩy này thực chất cũng chẳng tốt đẹp gì.
Bacunim cũng là một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, từ năm 19 tuổi đã làm sĩ quan cho Sa hoàng Nga. Năm 1848 tham gia cách mạng Áo, sau khi bị bắt đã 3 lần viết đơn cầu xin Sa hoàng khoan hồng. Về sau lại chạy sang Anh, dấu kín đoạn lý lịch xấu xa đó, trà trộn vào Quốc tế thứ nhất.
Bacunin tại sao viết thư cho Mác? Số là, tháng 10 năm đó, Bacunin dấu Quốc tế thứ nhất, thành lập ở Giơnevơ một “Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa” tuyên truyền cho những món hàng cơ hội chủ nghĩa: “tự do tuyệt đối”, “bình đẳng giai cấp”, “xóa bỏ nhà nước” v.v. , và đến Tây Ban Nha, Pháp, Italia xây dựng các chi hội. Mục đích của ông ta trong việc tập hợp số người đó là muốn cướp quyền lãnh đạo Quốc tế thứ nhất. Ông ta viết thư cho Mác là nhằm vận động để cho tập thể “Liên minh” của ông ta gia nhập Quốc tế thứ nhất.
Mác đã nhìn thấu âm mưu của ông ta. Trong thư trả lời, Mác đại diện cho tập thể lãnh đạo đã chỉ rõ: Nội bộ của Quốc tế thứ nhất không thể lại có một tổ chức có tính chất quốc tế khác và dứt khoát từ chối yêu cầu của Bacunin. Sau khi nhận được thư trả lời của Mác, Bacunin lập tức thay đổi sách lược, bề ngoài tuyên bố “Liên minh” của mình giải tán, nhưng bí mật phái tay chân của mình từng cá nhân gia nhập Quốc tế thứ nhất, vì thế mà không ít phần tử Bacunin đã chui vào Quốc tế thứ nhất.
Năm 1869, Quốc tế thứ nhất họp Đại hội đại biểu ở Baden. Những phần tử Bacunin dùng các thủ đoạn xấu xa như làm giả Giấy chứng nhận đại biểu, mưu toan giành đa số phiếu bầu, ép BCHTƯ do Mác lãnh đạo từ chức, chuyển địa điểm sang Giơnevơ do chúng kiểm soát. Mác và Ăngghen lại một lần nữa vạch trần âm mưu của chúng, ý đồ của Bacunin hoàn toàn thất bại.
Dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen, Quốc tế thứ nhất đã đoàn kết được đội ngũ giai cấp công nhân các nước, truyền bá được chủ nghĩa xã hội khoa học Mác-xít, và đào tạo bồi dưỡng được một loạt cán bộ ưu tú của phong trào công nhân.
THỦ TƯỚNG SẮT VÀ MÁU
Công xã Pari năm 1871 đã mở màn cho thời kỳ thứ hai của lịch sử cận đại thế giới.
Vì sao Công xã Pari lại nổ ra? Muốn trả lời câu hỏi đó phải bắt đầu từ cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ châu Âu giữa Phổ và Pháp.
Một ngày tháng 9 năm 1862, trong đại sảnh của Nghị viện vương quốc Phổ, các nghị sĩ và thành viên Nội các mặt đỏ tía tai gân cổ tranh cãi nhau về một vấn đề trọng đại: Làm sao để Phổ thống nhất được Đức.
Số là nhiều thế kỷ nay Đức, luôn ở vào tình trạng phong kiến cát cứ chia năm xẻ bẩy. Sau năm 1815, 34 nước chư hầu và 4 thành phố tự do nằm trong biên giới Đức hợp thành Liên bang Đức do Áo đứng đầu. Nhưng liên bang này tổ chức lỏng lẻo không có sức mạnh, các thành viên tham gia giữ nguyên chủ quyền của mình. Họ có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng. Điều đó gây trở ngại lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Đức, làm cho nó lạc hậu so với các nước tư bản tiên tiến Anh, Pháp v.v. về các mặt. Phổ là một nước phong kiến quân sự lớn trong liên bang, do đó bất kể là quí tộc phong kiến hay giai cấp tư sản đều muốn Phổ tiến hành việc thống nhất nước Đức. Nhưng về phương thức thì mỗi người một phách không thống nhất được với nhau.
Đang lúc mọi người tranh cãi chưa ngã ngũ ra sao thì một trung niên trán rất cao, để ria chữ bát đột nhiên đứng dậy nghiêm giọng nói:
– Thưa các quí vị, tương lai của Đức là ở cường quyền và thực lực. Giải quyết các vấn đề trọng đại hiện tại không phải đưa vào diễn thuyết và quyết nghị của số đông, mà là đưa vào sắt và máu!
Mọi người nhìn xem ai, hóa ra đó là Bixmác người vừa được Quốc vương chỉ định làm Thủ tướng kiêm Đại thần ngoại giao.
Mấy nghị sĩ tư sản không nhịn được khẽ xì xào với nhau:
– Sắt và máu chẳng phải có nghĩa là chiến tranh sao?
– Đúng vậy, dùng sắt và máu đối phó với bọn làm phản là rất cần thiết, nhưng dùng những cái đó để thống nhất nước Đức, cái đó. . .
– Không được, dùng sắt và máu đối phó với bọn làm phản chỉ lại gây ra cách mạng trong nước. Còn dùng để thống nhất nước Đức tất sẽ tăng thêm sức mạnh của quốc vương và quí tộc. Thực hành chính sách sắt và máu rõ ràng là bất lợi cho chúng ta.
Một nghị sĩ lạnh lùng nói với Bixmác:
– Ngài Thủ tướng, ngài nhậm chức mới được một tuần. Tôi hy vọng ngài tôn trọng quyền lực của Nghị viện. Nếu phía chính phủ yêu cầu tăng ngân sách quân sự, Nghị viện sẽ phải phủ quyết! Nếu ngài cứ làm theo ý mình, thì Nghị viện sẽ bãi miễn ngài!
Bixmác cười nhạt nói:
– Ngài nghị sĩ, ngài sai rồi. Chúng ta ở đây không phải là nước Anh. Các đại thần chúng tôi là nô bộc của quốc vương, không phải là nô bộc của các vị. Tôi sẽ kiên quyết vâng mệnh thi hành chính sách sắt và máu, sẽ bất chấp nghị quyết của Nghị viện, vẫn tiến hành cải cách quân sự!
Bixmác là nhà chính trị kiên quyết ủng hộ lợi ích của địa chủ quí tộc Phổ. Ngay từ nhỏ ông ta đã ủng hộ chủ nghĩa quân chủ. Mỗi dịp lễ tết đều đến trước chân dung những vị tổ tiên đầu đội mũ sắt mình bận giáp sắt, lắng nghe kể gia phả. Năm 1848, cách mạng nổ ra ở Béclin, quần chúng bao vây hoàng cung. Được tin, Bixmác liền tổ chức quân đội tại lãnh địa của mình, chuẩn bị đi cứu quốc vương. Sau đó ông ta ra sức chủ trương mở rộng ách thống trị của Phổ ra toàn Đức, do đó được quốc vương rất nể trọng. Sau khi nhậm chức Thủ tướng, Bixmác thừa biết những vị nghị sĩ tư sản chỉ biết hò hét ở Nghị viện, không có thực lực đối đầu với Chính phủ, nên mới dám châm chọc Nghị viện như vậy. Sau đó quả nhiên ông ta đá bay Nghị viện, gấp rút tăng cường lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh, chuẩn bị vũ lực thống nhất nước Đức.
Từ đó, mọi người gọi ông ta là “Thủ tướng sắt và máu”.
Bixmác, một con người đầy dã tâm, trước tiên lôi kéo Áo – một nước lớn trong Liên bang – khai chiến với Đan Mạch.
Cuối năm 1863, Đan Mạch sát nhập với công quốc Slêsvích nước thành viên của Liên bang Đức. Tháng 2 năm sau, Bixmác thừa cơ liên minh với Áo tấn công Đan Mạch. Đan Mạch căn bản không địch nổi hai kẻ địch mạnh đó, ít lâu sau bị đánh bại. Phổ chiếm Slêsvích, còn Áo chiếm lấy một công quốc khác.
Tiếp đó, Bixmác quay mũi súng gây chiến tranh với Áo – đồng minh của mình trước đó không lâu.
Bixmác thừa biết Áo là kẻ địch mạnh không thể coi thường, nên trước khi khai chiến đã đích thân tới Pháp ba lần, dùng lời ngon ngọt làm yên lòng hoàng đế Pháp Napôlêông III, vờ hứa rằng sau khi đánh bại được Áo sẽ “đền ơn bằng lãnh thổ”. Ít lâu sau, Bixmác lại liên minh với Italia về quân sự!
Chuẩn bị xong xuôi những việc đó rồi, tháng 6 năm 1866, Bixmác hạ lệnh cho quân Phổ chiếm lấy công quốc nhỏ mà Áo chiếm trước đó không lâu trong cuộc chiến tranh với Đan Mạch. Bộ Thống soái Áo quyết định dùng hơn 280.000 quân đối phó với quân Phổ. Quân Phổ chỉ có 250.000 quân nhưng trang bị tốt hơn, súng bộ binh vào loại tiên tiến nhất thời đó.
Ngày mồng 3 tháng 7, quân hai bên quyết chiến ở gần làng Sađôva Tiệp Khắc. Bixmác ném vào trận một số lượng lớn quân lính, bản thân mang theo thuốc độc, chuẩn bị đánh canh bạc dốc túi, nếu thất bại sẽ tự sát. Kết quả quân Phổ đại thắng.
10 ngày sau, quân Phổ tiến sát kinh thành Viên của Áo. Có người nêu ra một kế hoạch: Đánh gục hoàn toàn Áo, hát vang bài ca khải hoàn tiến vào Viên, như vậy có thể buộc Áo phải nhượng đất nhiều hơn. Bixmác đa mưu túc kế, nghĩ rằng hoàng đế Pháp Napôlêông III có thể ra mặt can thiệp, vả lại ông ta chuẩn bị khi cần thiết. Có thể lợi dụng Áo nên không dùng kế hoạch đó.
Theo hòa ước, Áo cắt 1 thành phố tự do và 4 bang nhập vào bản đồ Phổ, tuyên bố rút ra khỏi Liên bang Đức.
Tháng 4 năm sau, Phổ thống nhất được miền Bắc Đức. Khi đó chỉ còn lại 4 nước trong Liên bang ở miền Nam sát với Pháp vẫn giữ được độc lập như cũ. Napôlêông III không muốn Đức lớn mạnh, ra sức ngăn cản 4 nước miền Nam đó thống nhất với Đức. Thế là, Bixmác quyết tâm đánh Pháp, nhưng ông ta còn phải tìm cơ hội. Chiến tranh Phổ – Áo kết thúc được ít lâu, đại sứ Pháp ở Phổ đến gặp Bixmác yêu cầu thực hiện lời hứa “đền ơn bằng lãnh thổ”, đồng ý để Pháp thôn tính Lucxembua và Bỉ.
Về Lucxembua, Bixmác không đồng ý; còn về Bỉ, ông ta cũng không tỏ rõ thái độ, chỉ yêu cầu đại sứ Pháp viết những yêu sách của Pháp thành bị vong lục để trình lên quốc vương Phổ quyết định cuối cùng.
Phía Pháp không biết đây là bẫy của Bixmác, cứ thế làm. Không ngờ sau khi nắm được bị vong lục, Bixmác tiết lộ nội dung cho hai nước có dã tâm ở châu Âu là Anh và Nga biết, gây mâu thuẫn giữa họ và Pháp. Sau khi biết chuyện đó, Napôlêông III giận sôi lên, quyết một trận sống mái với Phổ.
Tiếp đó, lại xảy ra một việc đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ:
Mồng 1 tháng 7 năm 1870, báo chí các nước châu Âu đăng tin: Quốc vương Tây Ban Nha sau khi chết không có người kế vị, chuẩn bị đón anh họ của quốc vương Phổ về làm quốc vương. Thực sự, tin đó là do Bixmác sai người tung ra với ý đồ làm cho Pháp trước mặt sau lưng đều có địch. Napôlêông III thấy việc đó rất bất lợi cho mình, nên rất giận dữ. Bộ trưởng ngoại giao của ông ta tuyên bố sẽ khai chiến với nước nào dám cho người đến Tây Ban Nha lên ngôi quốc vương.
Ngày 13 tháng 7, Bixmác đang tổ chức yến tiệc ở gia đình bỗng nhận được một bức điện khẩn của Phổ vương từ chỗ nghỉ mát gửi tới. Bức điện cho biết, đại sứ Pháp đến yết kiến Phổ vương, nói rằng vâng mệnh Napôlêông III yêu cầu Phổ vương hứa vĩnh viễn không cho anh họ mình đến kế vị ở Tây Ban Nha. Phổ vương từ chối yêu cầu đó, nhưng đồng ý Phổ và Pháp sẽ đàm phán ở Béclin về việc này, cho nên điện để báo cho Bixmác biết.
Đọc xong bức điện Bixmác mừng ra mặt, hỏi ngay Tổng trưởng tham mưu Mônke đang có mặt tại đó:
– Tướng quân ngài trả lời cho tôi biết: đánh nhau với Pháp có toàn thắng được không?
Môn ke nói chắc như đinh đóng cột:
– Chắc chắn giống như cuộc chiến với Đan Mạch và Áo, ắt sẽ giành được toàn thắng!
– Tốt, câu trả lời của ngài củng cố cho quyết tâm của tôi! – Nói xong, Bixmác cầm bút xóa câu cuối cùng của bức điện, đổi thành: “Bệ hạ sau đó từ chối việc tiếp kiến đại sứ Pháp, và ra lệnh cho phó quan trực nhật nói với đại sứ Pháp là Bệ hạ chẳng có gì đáng phải bàn nữa”.
Sau khi chữa xong, ông ta đắc ý nói:
– Phen này Pháp hoàng chịu không nổi rồi!
Xem xong chỗ sửa, Mônke cười phá lên nói:
– Ngài Thủ tướng, Ngài đã biến tiếng kèn lui quân thành hiệu lệnh tấn công hùng tráng!
Bixmác lại trưng cầu ý kiến của Đại thần lục quân, sau đó lệnh cho phó quan đăng bức điện đã sửa lên báo.
Việc đó quả nhiên làm cho Napôlêông III nổi giận.
Ngày 19 tháng 7, Pháp tuyên chiến với Phổ, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
Chiến tranh kết thúc, Pháp bại trận. Cuối năm đó, 4 nước trong liên bang ở miền Nam tiếp giáp với Pháp đều thuộc quyền kiểm soát của Phổ.
Tháng 1 năm 1871, Phổ vương tự phong làm Hoàng đế Đức, tuyên bố thành lập Đế quốc Đức. Bixmác được cử giữ chức Thủ tướng.
Bixmác dùng sắt và máu kết thúc cục diện phong kiến cát cứ của Đức, hoàn thành việc thống nhất nước Đức, đó là bước tiến bộ trong lịch sử. Nhưng từ đó về sau, nước Đức dần dần bước lên con đường của chủ nghĩa quân phiệt, trở thành lò lửa chiến tranh thế giới.
BẠI TRẬN Ở XƠĐĂNG
Trong cuộc chiến tranh Phổ – Pháp, quân Pháp tại sao bị quân Phổ nhanh chóng đánh tan?
Số là, việc tuyên chiến với Phổ hoàn toàn là chuyện phiêu lưu quân sự của Hoàng đế Pháp Napôlêông III. Ông ngây thơ nghĩ rằng, chỉ cần trước khi Phổ chưa chuẩn bị xong, nhanh chóng tiến quân vào nước Đức, chia cắt thành hai miền Nam Bắc là có thể khiến Đức thất bại nặng nề. Nhưng trên thực tế, sự chuẩn bị của quân Pháp lại rất kém. Trong 400.000 quân, số có thể điều ra mặt trận không quá 200.000. Biên chế quân đội hỗn loạn, sĩ quan tìm không thấy lính, lính không tìm được sĩ quan, có vị tướng còn ì ra ở châu Phi không chịu lên đường. Các tướng lĩnh tầm thường bất tài chỉ tính đến chuyện tiến vào đất địch nên chỉ mang theo bản đồ Đức, không mang bản đồ vùng biên giới nước mình. Vì vậy vừa mới bắt đầu đã rối tung cả lên.
Mãi đến ngày thứ 8 sau khi tuyên chiến, Bộ Thống soái Pháp mới bố trí được 8 quân đoàn 250.000 quân ở biển giới. Thời gian kéo dài như vậy, quân Phổ có thừa thì giờ tập kết quân đội.
Lại thêm hai ngày nữa, Napôlêông III mới đích thân đến Metz, một cứ điểm quan trọng ở đông bắc Pháp, tự phong là Tổng chỉ huy mặt trận. Theo kế hoạch tác chiến, ngày hôm sau quân Pháp sẽ vượt biên giới. Nhưng do trang bị, đạn dược và lương thực không được bảo đảm, Napôlêông III do dự không dám hạ lệnh tiến quân, quân đội vẫn dừng lại ở tuyến biên giới. Thế là quân Pháp lại bỏ mất một thời cơ chiến đấu.
Mồng 2 tháng 8, quân Pháp vào được lãnh thổ Đức. Trước đó, quân Phổ đã hoàn tất việc điều động bố trí binh lực, 400.000 quân đã sẵn sàng nghênh chiến.
Quân Pháp vừa xâm nhập vào bên trong biên giới đã bị quân Phổ giáng cho những đòn nặng nề.
Chỉ hai hôm sau quân Phổ đã chuyển sang phản công, chiến tranh chẳng mấy chốc chuyển vào trong biên giới Pháp.
Napôlêông III thấy tình hình xấu, vội vã nhảy lên xe ngựa tháo chạy về Salông phía đông Pari. Được ít lâu lại theo 120.000 đại quân của Nguyên soái Mácmahông chạy lên hướng đông bắc. Cuối tháng 8 buộc phải chạy đến căn cứ quan trọng Xơđăng giáp giới Bỉ.
Sau khi tới căn cứ Xơđăng, Napôlêông III nói với Mácmahông:
– Đồn bốt ở Xơđăng nhiều, công sự kiên cố, dễ thủ khó công. Quân ta nên cố thủ ở đây chờ cứu viện, không được manh động.
Mácmahông nói:
– Bệ hạ nói rất đúng. Quân địch đuổi rất gấp, sĩ khí quân ta không cao, các địa hình có lợi ở ngoài căn cứ đều đã bị quân địch kiểm soát, tùy tiện đem quân ra đánh tất sẽ thương vong lớn, cố thủ chờ cứu viện là thượng sách.
Thế là đại quân của Pháp co cụm vào trong một căn cứ nhỏ hẹp, bị quân Phổ bao vây toàn bộ.
Sáng sớm mồng 1 tháng 9, trận Xơđăng bắt đầu.
700 cỗ đại bác của quân Phổ gầm vang, đạn pháo rơi như mưa vào căn cứ quân Pháp. Phút chốc, lửa bốc ngút trời, mặt đất rung lên, nhà cửa đổ nát, tất cả chìm trong biển lửa.
Tiếp đó, 200.000 quân Phổ mở cuộc tấn công mãnh liệt vào căn cứ. Đến 3 giờ chiều, quân Pháp đã thương vong 17.000 quân, nhưng vẫn ngoan cường đánh trả.
Nhưng Napôlêông đã sợ hết hồn. Ông ta chạy đến Sở chỉ huy của Mácmahông hỏi liên hồi:
– Nguyên soái, ngài xem còn cố thủ được không? Còn có biện pháp gì cứu vãn được không?
Mácmahông thấy Hoàng đế đã mặc một bộ đồ bình thường, nói năng hốt hoảng như vậy thì đã rõ quá nửa, mặt mày ủ rũ nói:
– Tâu bệ hạ! Quân địch thế rất mạnh, quân ta lại chiến đấu đơn độc. Thần cũng đã bị thương nặng, không thể tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Hoàng thượng là vua của một nước, nên làm thế nào, xin sáng suốt quyết định!
Napôlêông III trầm tư một lát, rồi thở dài:
– Hiện giờ cố thủ không xong, đợi cứu viện không kịp, thất bại đã rõ ràng. Nhưng không thể bỏ mặc tính mạng của 100.000 binh sĩ. Thôi được, ta quyết định đàm phán hòa bình với chúng!
Nói xong, ông cầm lấy bút viết rất nhanh một bức thư cho quốc vương Phổ xin đầu hàng:
“Người anh em thân mến!
Vì ta chưa thể chết giữa quân đội của ta, nên ta buộc phải dâng kiếm của ta cho Bệ hạ. Ta tiếp tục làm người anh em tốt của Bệ hạ”.
Viết xong, ông ký tên vào lá thư, rồi cởi thanh kiếm đeo bên người, sai người mang thư và kiếm đến giao cho quan Tư lệnh quân Phổ. Sau đó mệt mỏi nói với Mácmahông:
– Nguyên soái, Ngài lập tức truyền lệnh: Treo cờ trắng lên lầu Trung ương, toàn thể quân đội ngừng ngay mọi hành động quân sự.
Hôm sau, quân Pháp ở Xơđăng ký giấy đầu hàng quân Phổ. Napôlêông III, Mácmahông và 39 tướng lĩnh dưới quyền, 100.000 quân lính trở thành tù binh.
Tin bại trận ở Xơđăng, Napôlêông III đầu hàng truyền về Pari làm cho công nhân, binh sĩ và học sinh vô cùng căm phẫn.
Sáng sớm mồng 4 tháng 9, với khí thế mạnh mẽ như trào dâng thác đổ, đông đảo nhân dân ùn ùn kéo đến cung Buốcbông, xông vào phòng họp của Viện lập pháp, buộc các nghị sĩ của phái Cộng hòa tuyên bố tại Tòa thị chính phế truất hoàng đế Napôlêông III, khôi phục chính thể cộng hòa. Thế là, Đệ nhị đế chế Pháp sụp đổ, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập ở Pháp.
CUỘC KHỞI NGHĨA 18 THÁNG 3
Sau khi hạ được căn cứ Xơđăng, quân Phổ cứ thế thẳng tiến, không đến 20 ngày đã bao vây vòng trong vòng ngoài Pari, kinh thành của nước Pháp.
Trong Chính phủ lâm thời mới thành lập phần lớn là chính khách tư sản. Trên danh nghĩa gọi là “Chính phủ quốc phòng”, trong xương tủy lại là “Chính phủ bán nước”. Chúng cử Bộ trưởng ngoại giao bí mật gặp Bixmác, bắt đầu đình chiến đàm phán, sau đó ký hiệp ước Pari đầu hàng, kết thúc cuộc chiến tranh Phổ – Pháp.
Hiệp ước rất nghiệt ngã: Đại bộ phận pháo đài ngoài thành Pari chuyển giao cho quân Phổ, nộp cho quân Phổ gần 2.000 khẩu đại bác và 100.000 viên đạn pháo, 170.000 khẩu súng bộ binh cùng với 3.500.000 viên đạn.
Như vậy Pari chỉ còn lại 400 khẩu đại bác do nhân dân quần chúng góp tiền đúc ra.
Đứng đầu Chính phủ mới lên là Chie, một chính khách xảo quyệt, đê tiện. Chie nhận định rằng nếu để cho nhân dân giữ những khẩu đại bác đó sẽ bất lợi cho việc cai trị, nên nghĩ cách tước đoạt chúnh. Thế rồi Chie đích thân vạch ra một âm mưu. . .
Sáng sớm ngày 18 tháng 3 năm 1871, một đơn vị quân chính phủ lén lén lút lút đi về phía Môngmác. Môngmác là một cao điểm ở khu công nhân phía bắc Pari, cũng là cao điểm khống chế toàn thành Pari. Đó là trận địa đại bác của lực lượng vũ trang công nhân – Quân tự vệ quốc dân Pari, ở đó bố trí hơn 170 khẩu đại bác.
Tên đứng đầu quân chính phủ đánh lén cao điểm Môngmác là tướng Rơcanh thân tín của tổng đốc Pari. Hắn dẫn 2 tiểu đoàn mò đêm tới cửa ngõ con đường dẫn lên cao điểm, rút kiếm ra, khẽ hạ lệnh:
Nhanh, xông lên nhanh! Trước khi trời sáng phải cướp được toàn bộ đại bác ở trên đó.
Đoàn quân đông nghịt men theo con đường nhỏ bậc đá xông lên đỉnh cao điểm.
Lính gác của Quân Tự vệ quốc dân nghe thấy tiếng Động liền quát:
– Đứng lại! Các người làm gì vậy?
– Theo lệnh Chính phủ tiếp thu các khẩu đài bác! Một tên sĩ quan sẵng giọng – Nhanh tránh ra!
Anh lính gác quay ngang súng hét to:
– Đây là đại bác riêng của chúng ta, Chính phủ không có quyền lấy.
Rơcanh thở hồng hộc chạy lên bảo:
– Đừng có lằng nhằng với chúng nó, thi hành lệnh nhanh lên!
Tên sĩ quan lập tức sai lính tước súng của anh lính gác. Quân Chính phủ tiếp tục xông lên, mấy chiến sĩ tự vệ canh đại bác do ít người chống không lại, người bị đánh chết, người bị bắt làm tù binh. Chỉ một loáng mấy chục khẩu đại bác đã bị lôi ra khỏi công sự, kéo đến con đường có bóng cây gần cao điểm.
Khi đó trời đã sáng rõ. Các chiến sĩ tự vệ, công nhân, phụ nữ, nhi đồng ở gần đó biết tin trên cao điểm có chuyện bèn ào ào kéo đến như nước triều lên. Tiếp đó, tiếng chuông báo động và tiếng trống trận vang lên rộn rã.
Phụ nữ và trẻ em ở sát đồi Môngmác là những người có mặt trước tiên. Thấy quân Chính phủ đang kéo pháo, họ nhao nhao chất vấn:
– Kéo pháo của chúng tôi làm gì?
– Nộp cho quân Phổ 2.000 khẩu đại bác còn chưa đủ, lại phải nộp đại bác của chúng tao cho chúng nữa à?
– Thật không biết xấu hổ? Kéo pháo quay lại đồi mau!
Tên sĩ quan chỉ huy kéo pháo bị chửi mặt đỏ tía tai không biết làm thế nào. Rơcanh mặt tái mét chạy đến gầm lên:
– Đàn bà chúng bay biết gì! Đây là lệnh của Chính phủ, ai dám cản trở việc kéo pháo sẽ trừng trị theo quân pháp! – Nói xong hắn hùng hổ ra lệnh cho binh sĩ – Giương súng lên, không tránh ra thì nổ súng!
Mấy tên lính giương súng, nhưng đám phụ nữ trừng mắt nhìn không ai chịu lùi. Lặng đi mấy giây, một chị phụ nữ đột nhiên bước lên một bước cao giọng nói:
– Anh em binh sĩ! Đại bác của người Phổ đang nhằm thẳng vào Pari, còn các anh lại chĩa súng vào bà con dân chúng trong thành Pari! Súng trong tay các anh ai làm ra? Công nhân làm ra! Các anh cầm khẩu súng dùng để chống kẻ địch chĩa vào anh chị em công nhân mà không xấu hổ sao? – Chị bước lên mấy bước, ưỡn ngực ra hét lên – Nổ súng đi! Nhằm ngực ta mà bắn!
Mấy tên lính đang giương súng, không cưỡng lại được phải hạ súng xuống.
Rơcanh rút kiếm chỉ huy ra gào lên:
– Tao ra lệnh bắn chết con mụ này!
Không có anh lính nào giương súng. Rơcanh hét lên như phát điên:
– Bắn! Bắn!
Vẫn không có anh lính nào thi hành lệnh của hắn. Đột nhiên một anh lính hét to:
– Các anh em, chúng ta mắc lừa rồi!
Tiếng hét đó làm cho rất nhiều binh sĩ bừng tỉnh. Họ hiểu ra và tỏ thái độ phản chiến. Rơcanh sợ cuống cuồng, mồ hôi vã ra. Đang tính bài chuồn thì mấy họng súng đã chĩa vào hắn và các sĩ quan chỉ huy. . . Tín hiệu Môngmác cảnh báo cho Pari biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ngay chiều hôm đó, ủy ban trung ương của Quân tự vệ quốc dân quyết định lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, ra lệnh lập tức chiếm lấy Bộ Lục quân, Tòa Thị chính và các cơ quan khác của chính phủ.
Ngay từ sớm tinh mơ Chie đã ở Bộ ngoại giao chờ tin tốt lành, nhưng tin đưa đến toàn là tin xấu: Cao điểm Môngmác đã bị đoạt lại, đại bác kéo xuống đồi bị bọn phụ nữ gây khó dễ; binh sĩ hạ vũ khí bắt tay với “quân phiến loạn”; “quân phiến loạn” đánh chiếm Bộ Lục quân, Tòa thị chính!…
3 giờ 30 chiều, hai vệ binh thở hồng hộc xông vào cửa báo cáo:
– Mau! Mau! Quân phiến loạn rất đông đang kéo đến Bộ Ngoại giao, nửa tiểu đoàn khinh kỵ binh làm nhiệm vụ cảnh vệ đã chạy trốn gần hết! Đề nghị ngài Chie mau rời khỏi đây!
Nghe vậy Chie sợ run bắn lên, lắp bắp:
– Đi ngay! Đi ngay! – Nói xong kéo lê thân hình vừa lùn vừa béo, chui qua cánh cửa nhỏ, nhảy lên một chiếc xe ngựa giục phu xe chạy nhanh đến Vécxay phía tây nam Pari.
Nhân viên tùy tùng nhắc ông ta:
– Ngài Chie. Phu nhân và các con ngài còn đợi ngài về nhà dùng bữa tối.
– Không kịp đón họ đi rồi! – Chie vội giục – Nhanh, đi nhanh lên!
Xe ngựa vừa chuyển bánh, Chie ngoái đầu lại dặn với nhân viên tùy tùng:
– Lập tức thông tri cho bộ đội và các thành viên chính phủ tới Vecxay ngay!
9 giờ 30 tối, sau khi chiếm được các bộ của Chính phủ, quân tự vệ các nơi đổ về trước quảng trường Tòa thị chính.
Nhân viên canh giữ Tòa thị chính đã chạy trốn từ lâu, các chiến sĩ nhanh chóng chiếm lấy tòa nhà.
Cuộc khởi nghĩa 18 tháng 3 thắng lợi! Đây là một hành động vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pari vũ trang giành lấy chính quyền của giai cấp tư sản! Phong trào 18 tháng 3 anh dũng là ánh sáng ban mai của một cuộc cách mạng xã hội giải phóng loài người ra khỏi xã hội có giai cấp.
Hàng vạn người tập trung trên quảng trường ngước nhìn lá cờ đỏ phấp phới bay trong đêm, tiếng hoan hô vang rền như sấm dậy.
Ngày 28 tháng 3, 20 vạn người tụ tập trên quảng trường trước Tòa thị chính Pari, hoan nghênh Công xã Pari chính thức thành lập. Sắc lệnh đầu tiên phát ra sau khi Công xã thành lập là xóa bỏ quân thường trực trước đây, thay bằng Quân Tự vệ quốc dân. Tất cả các công dân đủ điều kiện phục vụ đều được đưa vào lực lượng vũ trang nhân dân này. Như vậy đã xóa bỏ được quân đội sống dựa vào Chính phủ phản động của giai cấp tư sản.
Tiếp đó, Công xã thành lập 10 ủy ban, thống nhất điều hành quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp ở Pari, thay thế cho các bộ máy do Nghị viện và chính phủ lập ra trước đó.
Vậy là Chính phủ đầu tiên của giai cấp công nhân trong lịch sử loài người đã ra đời!
TUẦN LỄ ĐẪM MÁU THÁNG NĂM
Khi Chie tháo chạy đến Vecxay cách Pari 18 km, tàn binh bại tướng trong tay ông ta chỉ còn hai ba vạn, căn bản không đủ sức đối chọi với lực lượng khởi nghĩa Pari. Sau khi Công xã Pari thành lập, Chie cấu kết ngay với Bixmác, cùng với quân xâm lược Phổ tìm cách bóp chết Công xã. Bixmác phóng thích 100.000 tù binh Pháp bị bắt ở Xơđăng và các nơi, cho phép quân của Chie đi qua trận địa quân Phổ, từ phía bắc tiến vào Pari.
Các anh hùng của Công xã anh dũng chiến đấu trước cuộc tấn công của quân Vecxay, giáng cho quân địch những đòn nặng nề. Nhưng do chỉ huy không thống nhất, sai lầm về chiến lược, cuộc chiến đấu nhanh chóng chuyển sang thế yếu.
Bắt đầu 1 giờ chiều ngày 20 tháng 5 năm 1871, quân Vecxay mở cuộc tổng tấn công vào Pari.
Quân địch tấn công Pari từ hướng tây nam có đến 130.000 người và 700 khẩu đại bác. Như vậy, mỗi cây số trên tuyến công kích ở ngoại ô Pari bình quân có 60 khẩu pháo công thành và 25 khẩu pháo dã chiến.
Quân số của Công xã phòng thủ ngoại vi Pari rất mỏng. Do chiến tuyến rất dài, binh lực phân tán, thương vong không được bổ sung, toàn bộ binh lực ở tuyến tây nam khi đó không quá 18.000 người, bình quân một chiến sĩ phải chọi với bẩy, tám quân địch. Khu vực cửa ô Xanh Clu một cửa ngõ quan trọng ở phía tây nam hầu như không có quân phòng thủ.
Mặc dầu vậy, trong ngày phát động cuộc tổng tấn công, quân Vecxay vẫn không dám xông vào trong thành. Mãi tới trưa hôm sau, do có gian tế làm nội ứng, chúng mới dám xông vào cửa Xanh Clu, tiến vào nội thành Pari.
Cuộc chiến đấu ác liệt trên đường phố bắt đầu. Các dũng sĩ của Công xã Pari đưa vào các chiến lũy trên đường phố ngoan cường đánh địch.
Trong tiếng đại bác ầm ầm và tiếng súng bộ binh dày đặc, chiến lũy trong thành Pari mọc lên như nấm sau mưa. Hơn 500 chiến lũy trở thành hơn 500 nhà mồ chôn vùi quân địch. những chiến lũy đường phố này được xây dựng bằng đá, lát đường, đất, nhựa đường, cây to, bao cát, thùng gỗ v.v.
Quân Phổ nới rộng tuyến bao vây phía tây bắc để cho quân Vecxay tiến vào Pari qua cửa Xanh Uăng. Cửa Xanh Uăng cách cao điểm chiến lược quan trọng Môngmác chỉ 1 km, thế là cao điểm bị cánh quân tây bắc và cánh quân tây nam của quân địch đánh kẹp lại.
Khi tiến lên cách cao điểm 500m, một quân đoàn quân địch bị các chiến sĩ ở các chiến lũy đường phố chặn đánh quyết liệt. 50 chiến sĩ Công xã dựa vào một chiến lũy và hai khẩu cối đánh trả rất ngoan cường. Đạn bắn hết, các chiến sĩ dùng đá, các cục nhựa đường để ném địch. Kết quả, 30 chiến sĩ oanh liệt hy sinh, 20 chiến sĩ còn lại kiên quyết không đầu hàng, trong đó có người bị thương nặng, và cuối cùng tất cả bọn họ đều bị quân địch bắn chết.
Các chiến sĩ Công xã giữ cao điểm chỉ khoảng ba bốn trăm người trong khi quân địch dùng tới 2 vạn quân tấn công. Lửa đạn ác liệt hầu như đã lật tung cả cao điểm. Trừ một số ít chiến sĩ thoát được vòng vây ra ngoài, còn lại toàn bộ hy sinh. Cao điểm này thông thường chỉ mất mấy phút lên tới nơi, quân địch phải mất tới 3 tiếng mới chiếm được.
Quân địch bắt được ở gần cao điểm 42 đàn ông, 3 phụ nữ và 4 trẻ em. Để tế âm hồn của Rơcanh và một sĩ quan khác bị nhân dân xử bắn trước đó hai tháng, quân địch ra lệnh cho những người bị bắt bỏ mũ quì trước chân tường nơi hai tên kia bị bắn để sám hối.
Một phụ nữ bế con đột nhiên lớn tiếng nói với những người bị bắt:
– Các xã viên công xã quang vinh chúng ta không ai được quì! Để cho bọn súc sinh nhìn chúng ta có thể đứng mà chết!
Bà đi đến trước mặt mọi người đặt con xuống, bảo con đứng thẳng người, mặt nghiêm lại nói với con:
– Dơ tay phải lên cùng mẹ hô Công xã muôn năm! – Nói xong, bà căm giận chỉ vào mặt quân thù mắng – Bọn súc sinh, xã viên Công xã thà chết không quì, bắn đi! Công xã muôn năm!
Em nhỏ dơ bàn tay xinh xắn lên, tiếng bé trong trẻo cất lên:
– Công xã muôn năm!
Tiếng súng nổ. Người phụ nữ dũng cảm và con của bà gục xuống vũng máu. Các xã viên Công xã đứng phía sau bà đều bước lên phía trước ra lệnh cho các tên đao phủ đang chĩa súng vào họ:
– Nổ súng đi! Chúng ta không sợ chết! Công xã muôn năm!
Sau khi cao điểm Môngmác thất thủ, quân địch nhanh chóng tiến xuống phía nam nhằm vào Tòa Thị chính, trái tim của Công xã.
Một ủy viên Công xã được lệnh giữ ngả đường quan trọng từ tây bắc vào Tòa Thị chính – Quảng trường Hiệp Hòa. Ông bố trí 12 khẩu đại bác ở trận địa đó, và đích thân chỉ huy chiến đấu ở chiến lũy cắt ngang đường phố.
Quân địch tổ chức mười mấy đợt xung phong, nhưng đều bị đánh tan. Chúng tình cách chiếm mấy tòa nhà hai bên đường, từ ban công, cửa sổ liên tục bắn lén các chiến sĩ trong chiến luỹ.
Vị ủy viên Công xã lệnh cho một chiến sĩ ở cạnh mình xông lên đốt ngôi nhà. Anh chiến sĩ vừa xông ra khỏi bao cát được hai bước thì trúng đạn gục xuống. Cùng lúc đó, 4 chiến sĩ lao lên nhanh như tên bắn. Chỉ một loáng sau ngôi nhà xế trước chiến lũy bốc cháy ngùn ngụt. Lính địch có tên chạy ra cửa bị bắn chết, có tên nhảy qua cửa sổ xuống ngã chết.
Quân địch tập trung 80 khẩu đại bác nã vào trận địa hòng khai thông con đường tiến về Tòa Thị chính, Đường bị đạn pháo bắn nát trông như thửa ruộng mới cày, quảng trường phủ đầy mảnh đèn đường, mảnh tượng vỡ, mảnh vòi phun nước. Giữ vững trận địa được hai ngày hai đêm, các chiến sĩ mới theo lệnh rút lui.
Mười mấy vị ủy viên Công xã có mặt tại Tòa Thị chính lúc này quyết định bỏ Tòa Thị chính, ai nấy về khu phố của mình chỉ huy chiến đấu. Vị đại diện quân sự của Công xã đau đớn nói:
– Tôi đề nghị: Mỗi ủy viên Công xã chúng ta sẽ đeo giải băng lụa của mình ra đường phố chiến đấu. Chúng ta đã từng đeo nó để tham gia duyệt đội ngũ trước tòa lầu này, cùng các chiến sĩ hoan hô Công xã được thành lập. Hôm nay chúng ta cũng sẽ đeo giải băng lụa đó cùng các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Công xã cho tới khi hiến dâng tính mệnh của mình!
Đề nghị đó được mọi người đồng ý.
Nửa tiếng sau, lá cờ đỏ trên nóc Tòa Thị chính chầm chậm hạ xuống. Một chiến sĩ cuốn chặt lá cờ vào người tỏ ý bảo vệ lá cờ đến giây phút cuối cùng.
Vị đại diện quân sự trở về khu phố mình, lập lại hệ thống chỉ huy quân sự, đích thân tới những nơi lửa đạn ác liệt nhất tìm hiểu tình hình chiến đấu, động viên tinh thần các chiến sĩ. Ông vừa ra khỏi cửa ủy ban khu thì gặp một người bạn. Người bạn tốt bụng khuyên ông đến nhà mình tránh vài hôm.
– Ông đại diện quân sự, ông là ủy viên Công xã, Vecxay không tha ông đâu!
– Đúng vậy. – Vị đại diện quân sự bình tĩnh nói – Tôi tin tưởng rằng sự nghiệp của Công xã là chính nghĩa, tôi tình nguyện hy sinh vì nó!
Ông cởi giải lụa đỏ ra sửa lại rồi thắt nó vào lưng, chậm rãi bước đi như bình thường.
Cách ngã tư không đầy 50m, đạn bắn đến trước mặt như mưa, ông nắm chặt giải lụa đỏ thắt ngang lưng, men theo bức tường đổ tiếp tục đi lên phía trước. Nhưng vừa đến ngã tư, ông đột nhiên gục xuống.
Bốn người theo sau ông lập tức xông lên, nhưng ba người trong số họ cũng gục xuống cạnh ông.
Vòng vây của quân địch ngày càng thu hẹp lại. Đến ngày 26 tháng 5, các chiến sĩ Công xã chỉ còn cố thủ ở ba bốn khu đông bắc trong tổng số 20 khu của toàn thành phố. Đúng vào giờ phút nguy cấp đó, quân Vecxay luồn qua tuyến bao vây của quân Phổ tiến vào nội thành chặn đường rút và tàn sát các chiến sĩ Công xã.
Bộ chỉ huy quân sự cuối cùng của Công xã đặt ở một phố phía đông nam thành phố cách tường thành không đến 500m. Cách Bộ chỉ huy rất gần là nghĩa trang Cha Lase một cao điểm được dùng làm căn cứ ngăn chặn các cuộc tấn công của quân địch.
4 giờ chiều ngày 27, 5.000 quân địch điên cuồng tấn công vào nghĩa trang chỉ có 200 chiến sĩ phòng thủ. Một chiến lũy bảo vệ nghĩa trang nhanh chóng bị phá vỡ. Đạn lựu pháo nổ khắp nơi trong nghĩa trang, quan tài và xác chết thối rữa bị quật lên mặt đất. Đạn pháo của các dũng sĩ đã bắn hết, họ dùng những cỗ đại bác làm lá chắn tiếp tục dùng súng trường chiến đấu.
Khoảng chập tối, cổng nghĩa trang bị phá toang, quân địch ào vào nghĩa trang. Các chiến sĩ nấp sau các tấm bia mộ tiếp tục đánh trả địch. Quân địch tới gần, các chiến sĩ đánh giáp lá cà với chúng từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác. Những chiến sĩ bị thương nặng dũng mãnh ôm chặt lấy quân địch cùng lăn xuống lỗ huyệt bị đạn đào lên. Tốp chiến sĩ cuối cùng bị sát hại bên một bức tường. Đêm khuya, ánh sáng của những bó đuốc bập bùng trong làn mưa bàng bạc nặng hạt. Một toán đông kỵ binh địch áp giải 1.200 xã viên Công xã bị bắt đến nghĩa trang. Tiếp theo những lưỡi lửa của các khẩu pháo bắn đạn ria tóe ra, hàng loạt chiến sĩ Công xã gục xuống bên cạnh các chiến hữu vừa mới hy sinh. Hôm sau, lại thêm 147 chiến sĩ Công Xã nữa bị giải đến giết hại bên tường vây của nghĩa trang. Tất cả các chiến sĩ trước khi chết đều hô cùng một khẩu hiệu:
– Công xã muôn năm!
Sau này nhân dân Pari đã xây một tấm bia kỷ niệm, trên đó khắc một bức phù điêu lớn kể lại cảnh tượng của cuộc tàn sát khủng khiếp đó. Đó chính là “Bức tường xã viên Công xã” nổi tiếng.
Chiến lũy cuối cùng của Công xã bị phá vỡ. Một dũng sĩ Công xã một mình giữ chiến lũy đó trong suốt 5 phút, 3 lần bắn gẫy cán cờ của quân địch cách anh không xa.
Phát đạn đại bác cuối cùng của Công xã đã sẵn sàng. Hai chiến sĩ nhồi vào nòng đại bác một lượng thuốc nổ gấp hai lần. Cùng với tiếng nổ cực lớn làm kinh hoàng kẻ địch, Công xã Pari đã gầm lên tiếng thét cuối cùng!
Từ ngày 21 đến 28 tháng 5, những người con ưu tú của Công xã Pari để bảo vệ thành quả thắng lợi của mình đã chiến đấu quyết liệt với quân địch lớn mạnh trọn một tuần lễ. Đó là “Tuần lễ đẫm máu tháng Năm” mà cả thế giới biết tiếng!
Bị bọn phản cách mạng trong và ngoài nước hùa nhau đàn áp, Công xã Pari đã thất bại. Những bài học kinh nghiệm mà các chiến sĩ Công xã phải đổi bằng máu trong thực tiễn đấu tranh đã mang lại những tấm gương có ích cho cách mạng vô sản sau này, đã trở thành tài sản quí báu của phong trào cộng sản quốc tế.
Công xã Pari là cuộc thử nghiệm dũng cảm đầu tiên của giai cấp vô sản trong lịch sử thế giới. Nó là lần diễn tập đầu tiên về việc giai cấp vô sản lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng nên chuyên chính vô sản, là khúc nhạc dạo đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản, và cũng là đòn đả kích nặng nề đầu tiên đối với chủ nghĩa tư sản. Công xã Pari xuất hiện đã tuyên cáo thời kỳ suy vong của chủ nghĩa tư bản bắt đầu.
Ngày 28 tháng 9 năm 1864, hội trường Xanh Matin ở Luânđôn náo nhiệt khác thường. Trong đại sảnh treo đầy quốc kỳ của rất nhiều nước. Đại biểu công nhân các nước Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan v.v. tụ tập tại đây để tổ chức cuộc mít tinh lớn ủng hộ nhân dân Ba Lan chống ách thống trị của Sa hoàng Nga.
Đầu tiên là đại biểu công nhân Anh đọc “Thư kêu gọi”: “Vì sự nghiệp của đông đảo công nhân, nhân dân các nước phải đoàn kết nhất trí”. Tiếp theo là đại biểu công nhân Pháp phát biểu ý kiến với những lời lẽ tràn đầy nhiệt tình: “Chúng ta phải đoàn kết lại cứu lấy chính mình!”. Ngồi trên bàn chủ tịch, Mác với tư cách đại biểu của Đức nghe họ phát biểu mỉm cười gật đầu, vỗ tay nhiệt liệt, dường như ông đang nói: Đây là khởi điểm sáng lập nên Quốc tế.
Tại sao cần sáng lập ra “Quốc tế? Số là, năm 1848, rất nhiều nước châu Âu như Pháp, Đức (bao gồm nhiều nước chư hầu như Áo, Phổ v.v.), Italia, Hunggari v.v đều bùng nổ cách mạng. Do thế lực phản động khi đó khá mạnh, các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp đẫm máu rồi thất bại. Năm 1852, chính phủ Phổ bắt các ủy viên trung ương trong “Đồng minh những người cộng sản” ở Kôn, nhiều người bị kết án. Từ đó, Mác và Ăngghen đang cư trú ở Anh mất liên lạc với trong nước. “Đồng minh những người cộng sản tự động giải tán. Mác và Ăngghen chuẩn bị thành lập tổ chức công nhân quốc tế mới. Lần này, công nhân Anh sát cánh với công nhân Pháp chi viện cho cuộc đấu tranh của nhân dân Ba Lan, đây chính là dấu hiệu quan trọng về bước phát triển mới của phong trào công nhân quốc tế, cũng là cơ hội tốt để xây dựng tổ chức công nhân quốc tế mới.
Căn cứ vào đòi hỏi thống nhất của đại biểu công nhân các nước, Đại hội quyết định thành lập “Hiệp hội công nhân quốc tế” (sau gọi tắt là “Quốc tế thứ nhất”), bầu ra cơ quan lãnh đạo – Ban chấp hành trung ương. Mác được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Trung ương, đảm nhiệm chức bí thư thông tin nước Đức.
Sau khi Đại hội kết thúc, BCHTƯ của Quốc tế thứ nhất khởi thảo Cương lĩnh và Điều lệ. Nhưng công việc này đã gặp khó khăn.
Số là, khi đó Mác ốm không tiếp tục dự hội nghị được. Cương lĩnh do đại biểu Anh khởi thảo chỉ nói phải đấu tranh để cải thiện địa vị kinh tế của công nhân. Đại biểu Italia lại muốn lấy Điều lệ của Hiệp hội công nhân Italia làm Điều lệ của Quốc tế thứ nhất, thậm chí nêu ra cái gọi là “Chính phủ trung ương của giai cấp công nhân châu Âu” do người Italia đứng đầu. Họ đều không nêu ra vấn đề cơ bản của cách mạng là giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền, cho nên BCHTƯ không thể thảo luận tiếp được.
Đại biểu Đức thấy tình hình phức tạp như vậy vội viết thư cho Mác, đề nghị Mác đến dự hội nghị. Ngày 18 tháng 10, mặc dù đang ốm, Mác vẫn có mặt. Trải qua cuộc tranh luận quyết liệt khá dài, ngày 20 hội nghị quyết định giao cho Mác chịu trách nhiệm tu sửa văn kiện. Không quản bệnh tật dày vò, Mác làm việc ngày đêm, cuối cùng trong 7 ngày ông đã viết xong hai văn kiện: “Tuyên ngôn thành lập” và “Điều lệ chung” của Quốc tế thứ nhất. Hai văn kiện này được nhất trí thông qua ở hội nghị BCHTƯ ngày mồng l tháng 11.
Trong “Tuyên ngôn” Mác viết rõ: “Giành chính quyền đã trở thành sứ mệnh vĩ đại của giai cấp công nhân”. Giai cấp vô sản chỉ có tổ chức lại mới có thể chiến thắng được giai cấp tư sản. . .
Từ đó, giai cấp công nhân quốc tế đã có tổ chức của mình, đã có cương lĩnh hành động của mình, cuộc đấu tranh cách mạng đã có bước phát triển mới. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc tế thứ nhất, năm 1866 công nhân ngành may Mỹ bãi công, năm 1867 đến lượt công nhân ngành đồng đen Pháp bãi công, năm 1868 công nhân xây dựng Giơnevơ bãi công, và những cuộc bãi công đó đều giành được thắng lợi to lớn.
Nhưng trên con đường tiến lên tồn tại rất nhiều trở ngại. Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác – Ăngghen từng bước phát triển trong cuộc đấu tranh với những tư tưởng cơ hội chủ nghĩa đủ mọi màu sắc. Trước tiên là đấu tranh với chủ nghĩa Pruđông.
Pruđông là ai? Ông ta là cha đẻ của chủ nghĩa vô chính phủ thời cân đại. Ông ta chủ trương cá nhân phải được tuyệt đối tự do, không cần nhà nước, không cần chính đảng. Ở Pháp, Tây Ban Nha, Italia đều có tín đồ của ông ta. Năm 1864 ông ta trà trộn vào Quốc tế thứ nhất, tháng 1 năm sau thì chết. Nhưng, tín đồ của ông ta có thế lực nhất định trong Quốc tế thứ nhất.
Tháng 9 năm 1865, Quốc tế thứ nhất triệu tập hội nghị đại biểu ở Luânđôn Chi hội Pari cử đến một đoàn đại biểu rất đông đảo, Đại đa số trong họ là những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông, mưu toan gây ảnh hưởng và thao túng toàn bộ Quốc tế thứ nhất. Hội nghị vừa mới bắt đầu, họ trước tiên phản đối Quốc tế thứ nhất triển khai đấu tranh chính trị: Theo họ, cuộc đấu tranh của Ba Lan chống Sa hoàng không có liên quan gì với giai cấp vô sản của các nước, không nên đưa vấn đề ủng hộ cuộc khởi nghĩa của Ba Lan vào chương trình nghị sự v.v. Mác trực tiếp đối đầu phê phán gay gắt luận điệu đó, ông chỉ rõ; giai cấp vô sản phải ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, có vậy mới giải phóng được mình. Với sự cố gắng của Mác, hội nghị đã thông qua nghị quyết ủng hộ Ba Lan giành độc lập, và những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông thua keo đầu tiên.
Thua keo này bầy keo khác, những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông lại nêu ra một vấn đề rất hoang đường. Họ nói rằng, Quốc tế thứ nhất là tổ chức của giai cấp công nhân quốc tế, nên chỉ cho người lao động chân tay tham gia, không cho người lao động trí óc tham gia. Chủ trương này vô cùng hiểm độc, vì Mác, Ăngghen đều là trí thức, những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông dự định vin vào cớ không cho người lao động trí óc tham gia, gạt Mác và Ăngghen ra khỏi bộ máy lãnh đạo để họ nắm toàn bộ Quốc tế thứ nhất. Luận điệu sằng bậy này đã bị Mác lên án gay gắt. Từ lâu Mác đã chỉ rõ vai trò quan trọng của tri thức, ông cho rằng nhân tố thành công của công nhân là số lượng người, nhưng chỉ khi được tổ chức lại và được tri thức chỉ đạo thì số lượng người mới có tác dụng quyết định sự thắng bại. Do đó, Mác trịnh trọng cảnh báo với mọi người rằng, bài xích tất cả trí thức là cách làm hoang đường. Do bị toàn thể đại biểu phản đối, những kẻ theo chủ nghĩa Pruđông thua keo thứ hai.
Qua nhiều lần thất bại, nội bộ những người theo chủ nghĩa Pruđông có sự phân hoá, một bộ phận chuyển sang lập trường đúng đắn, làm cho lực lượng của chủ nghĩa Mác lớn mạnh thêm.
Ngày 22 tháng 12 năm 1868, ở Luânđôn Mác nhận được một lá thư từ Giơnevơ gửi đến. Lá thư viết: (So với trước kia, hiện nay tôi càng hiểu thêm rằng Ngài đúng đắn. Ngài đã chọn được con đường rộng rãi quang đãng, kêu gọi chúng tôi đi theo bước của Ngài. . . Tôi là học trò của Ngài và tôi thấy tự hào về điều đó”. Mác rất ghét người khác xu nịnh mình, liền xem ngay tên người gửi ở cuối thư, té ra là Bacunin. Mác bất giác mỉm cười, vì từ lâu ông đã biết con người chuyên nói những lời bóng bẩy này thực chất cũng chẳng tốt đẹp gì.
Bacunim cũng là một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ, từ năm 19 tuổi đã làm sĩ quan cho Sa hoàng Nga. Năm 1848 tham gia cách mạng Áo, sau khi bị bắt đã 3 lần viết đơn cầu xin Sa hoàng khoan hồng. Về sau lại chạy sang Anh, dấu kín đoạn lý lịch xấu xa đó, trà trộn vào Quốc tế thứ nhất.
Bacunin tại sao viết thư cho Mác? Số là, tháng 10 năm đó, Bacunin dấu Quốc tế thứ nhất, thành lập ở Giơnevơ một “Liên minh dân chủ xã hội chủ nghĩa” tuyên truyền cho những món hàng cơ hội chủ nghĩa: “tự do tuyệt đối”, “bình đẳng giai cấp”, “xóa bỏ nhà nước” v.v. , và đến Tây Ban Nha, Pháp, Italia xây dựng các chi hội. Mục đích của ông ta trong việc tập hợp số người đó là muốn cướp quyền lãnh đạo Quốc tế thứ nhất. Ông ta viết thư cho Mác là nhằm vận động để cho tập thể “Liên minh” của ông ta gia nhập Quốc tế thứ nhất.
Mác đã nhìn thấu âm mưu của ông ta. Trong thư trả lời, Mác đại diện cho tập thể lãnh đạo đã chỉ rõ: Nội bộ của Quốc tế thứ nhất không thể lại có một tổ chức có tính chất quốc tế khác và dứt khoát từ chối yêu cầu của Bacunin. Sau khi nhận được thư trả lời của Mác, Bacunin lập tức thay đổi sách lược, bề ngoài tuyên bố “Liên minh” của mình giải tán, nhưng bí mật phái tay chân của mình từng cá nhân gia nhập Quốc tế thứ nhất, vì thế mà không ít phần tử Bacunin đã chui vào Quốc tế thứ nhất.
Năm 1869, Quốc tế thứ nhất họp Đại hội đại biểu ở Baden. Những phần tử Bacunin dùng các thủ đoạn xấu xa như làm giả Giấy chứng nhận đại biểu, mưu toan giành đa số phiếu bầu, ép BCHTƯ do Mác lãnh đạo từ chức, chuyển địa điểm sang Giơnevơ do chúng kiểm soát. Mác và Ăngghen lại một lần nữa vạch trần âm mưu của chúng, ý đồ của Bacunin hoàn toàn thất bại.
Dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen, Quốc tế thứ nhất đã đoàn kết được đội ngũ giai cấp công nhân các nước, truyền bá được chủ nghĩa xã hội khoa học Mác-xít, và đào tạo bồi dưỡng được một loạt cán bộ ưu tú của phong trào công nhân.
Công xã Pari năm 1871 đã mở màn cho thời kỳ thứ hai của lịch sử cận đại thế giới.
Vì sao Công xã Pari lại nổ ra? Muốn trả lời câu hỏi đó phải bắt đầu từ cuộc chiến tranh giành quyền bá chủ châu Âu giữa Phổ và Pháp.
Một ngày tháng 9 năm 1862, trong đại sảnh của Nghị viện vương quốc Phổ, các nghị sĩ và thành viên Nội các mặt đỏ tía tai gân cổ tranh cãi nhau về một vấn đề trọng đại: Làm sao để Phổ thống nhất được Đức.
Số là nhiều thế kỷ nay Đức, luôn ở vào tình trạng phong kiến cát cứ chia năm xẻ bẩy. Sau năm 1815, 34 nước chư hầu và 4 thành phố tự do nằm trong biên giới Đức hợp thành Liên bang Đức do Áo đứng đầu. Nhưng liên bang này tổ chức lỏng lẻo không có sức mạnh, các thành viên tham gia giữ nguyên chủ quyền của mình. Họ có chính phủ, nghị viện, quân đội riêng. Điều đó gây trở ngại lớn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Đức, làm cho nó lạc hậu so với các nước tư bản tiên tiến Anh, Pháp v.v. về các mặt. Phổ là một nước phong kiến quân sự lớn trong liên bang, do đó bất kể là quí tộc phong kiến hay giai cấp tư sản đều muốn Phổ tiến hành việc thống nhất nước Đức. Nhưng về phương thức thì mỗi người một phách không thống nhất được với nhau.
Đang lúc mọi người tranh cãi chưa ngã ngũ ra sao thì một trung niên trán rất cao, để ria chữ bát đột nhiên đứng dậy nghiêm giọng nói:
– Thưa các quí vị, tương lai của Đức là ở cường quyền và thực lực. Giải quyết các vấn đề trọng đại hiện tại không phải đưa vào diễn thuyết và quyết nghị của số đông, mà là đưa vào sắt và máu!
Mọi người nhìn xem ai, hóa ra đó là Bixmác người vừa được Quốc vương chỉ định làm Thủ tướng kiêm Đại thần ngoại giao.
Mấy nghị sĩ tư sản không nhịn được khẽ xì xào với nhau:
– Sắt và máu chẳng phải có nghĩa là chiến tranh sao?
– Đúng vậy, dùng sắt và máu đối phó với bọn làm phản là rất cần thiết, nhưng dùng những cái đó để thống nhất nước Đức, cái đó. . .
– Không được, dùng sắt và máu đối phó với bọn làm phản chỉ lại gây ra cách mạng trong nước. Còn dùng để thống nhất nước Đức tất sẽ tăng thêm sức mạnh của quốc vương và quí tộc. Thực hành chính sách sắt và máu rõ ràng là bất lợi cho chúng ta.
Một nghị sĩ lạnh lùng nói với Bixmác:
– Ngài Thủ tướng, ngài nhậm chức mới được một tuần. Tôi hy vọng ngài tôn trọng quyền lực của Nghị viện. Nếu phía chính phủ yêu cầu tăng ngân sách quân sự, Nghị viện sẽ phải phủ quyết! Nếu ngài cứ làm theo ý mình, thì Nghị viện sẽ bãi miễn ngài!
Bixmác cười nhạt nói:
– Ngài nghị sĩ, ngài sai rồi. Chúng ta ở đây không phải là nước Anh. Các đại thần chúng tôi là nô bộc của quốc vương, không phải là nô bộc của các vị. Tôi sẽ kiên quyết vâng mệnh thi hành chính sách sắt và máu, sẽ bất chấp nghị quyết của Nghị viện, vẫn tiến hành cải cách quân sự!
Bixmác là nhà chính trị kiên quyết ủng hộ lợi ích của địa chủ quí tộc Phổ. Ngay từ nhỏ ông ta đã ủng hộ chủ nghĩa quân chủ. Mỗi dịp lễ tết đều đến trước chân dung những vị tổ tiên đầu đội mũ sắt mình bận giáp sắt, lắng nghe kể gia phả. Năm 1848, cách mạng nổ ra ở Béclin, quần chúng bao vây hoàng cung. Được tin, Bixmác liền tổ chức quân đội tại lãnh địa của mình, chuẩn bị đi cứu quốc vương. Sau đó ông ta ra sức chủ trương mở rộng ách thống trị của Phổ ra toàn Đức, do đó được quốc vương rất nể trọng. Sau khi nhậm chức Thủ tướng, Bixmác thừa biết những vị nghị sĩ tư sản chỉ biết hò hét ở Nghị viện, không có thực lực đối đầu với Chính phủ, nên mới dám châm chọc Nghị viện như vậy. Sau đó quả nhiên ông ta đá bay Nghị viện, gấp rút tăng cường lực lượng quân sự chuẩn bị chiến tranh, chuẩn bị vũ lực thống nhất nước Đức.
Từ đó, mọi người gọi ông ta là “Thủ tướng sắt và máu”.
Bixmác, một con người đầy dã tâm, trước tiên lôi kéo Áo – một nước lớn trong Liên bang – khai chiến với Đan Mạch.
Cuối năm 1863, Đan Mạch sát nhập với công quốc Slêsvích nước thành viên của Liên bang Đức. Tháng 2 năm sau, Bixmác thừa cơ liên minh với Áo tấn công Đan Mạch. Đan Mạch căn bản không địch nổi hai kẻ địch mạnh đó, ít lâu sau bị đánh bại. Phổ chiếm Slêsvích, còn Áo chiếm lấy một công quốc khác.
Tiếp đó, Bixmác quay mũi súng gây chiến tranh với Áo – đồng minh của mình trước đó không lâu.
Bixmác thừa biết Áo là kẻ địch mạnh không thể coi thường, nên trước khi khai chiến đã đích thân tới Pháp ba lần, dùng lời ngon ngọt làm yên lòng hoàng đế Pháp Napôlêông III, vờ hứa rằng sau khi đánh bại được Áo sẽ “đền ơn bằng lãnh thổ”. Ít lâu sau, Bixmác lại liên minh với Italia về quân sự!
Chuẩn bị xong xuôi những việc đó rồi, tháng 6 năm 1866, Bixmác hạ lệnh cho quân Phổ chiếm lấy công quốc nhỏ mà Áo chiếm trước đó không lâu trong cuộc chiến tranh với Đan Mạch. Bộ Thống soái Áo quyết định dùng hơn 280.000 quân đối phó với quân Phổ. Quân Phổ chỉ có 250.000 quân nhưng trang bị tốt hơn, súng bộ binh vào loại tiên tiến nhất thời đó.
Ngày mồng 3 tháng 7, quân hai bên quyết chiến ở gần làng Sađôva Tiệp Khắc. Bixmác ném vào trận một số lượng lớn quân lính, bản thân mang theo thuốc độc, chuẩn bị đánh canh bạc dốc túi, nếu thất bại sẽ tự sát. Kết quả quân Phổ đại thắng.
10 ngày sau, quân Phổ tiến sát kinh thành Viên của Áo. Có người nêu ra một kế hoạch: Đánh gục hoàn toàn Áo, hát vang bài ca khải hoàn tiến vào Viên, như vậy có thể buộc Áo phải nhượng đất nhiều hơn. Bixmác đa mưu túc kế, nghĩ rằng hoàng đế Pháp Napôlêông III có thể ra mặt can thiệp, vả lại ông ta chuẩn bị khi cần thiết. Có thể lợi dụng Áo nên không dùng kế hoạch đó.
Theo hòa ước, Áo cắt 1 thành phố tự do và 4 bang nhập vào bản đồ Phổ, tuyên bố rút ra khỏi Liên bang Đức.
Tháng 4 năm sau, Phổ thống nhất được miền Bắc Đức. Khi đó chỉ còn lại 4 nước trong Liên bang ở miền Nam sát với Pháp vẫn giữ được độc lập như cũ. Napôlêông III không muốn Đức lớn mạnh, ra sức ngăn cản 4 nước miền Nam đó thống nhất với Đức. Thế là, Bixmác quyết tâm đánh Pháp, nhưng ông ta còn phải tìm cơ hội. Chiến tranh Phổ – Áo kết thúc được ít lâu, đại sứ Pháp ở Phổ đến gặp Bixmác yêu cầu thực hiện lời hứa “đền ơn bằng lãnh thổ”, đồng ý để Pháp thôn tính Lucxembua và Bỉ.
Về Lucxembua, Bixmác không đồng ý; còn về Bỉ, ông ta cũng không tỏ rõ thái độ, chỉ yêu cầu đại sứ Pháp viết những yêu sách của Pháp thành bị vong lục để trình lên quốc vương Phổ quyết định cuối cùng.
Phía Pháp không biết đây là bẫy của Bixmác, cứ thế làm. Không ngờ sau khi nắm được bị vong lục, Bixmác tiết lộ nội dung cho hai nước có dã tâm ở châu Âu là Anh và Nga biết, gây mâu thuẫn giữa họ và Pháp. Sau khi biết chuyện đó, Napôlêông III giận sôi lên, quyết một trận sống mái với Phổ.
Tiếp đó, lại xảy ra một việc đã dẫn đến cuộc chiến tranh giữa Pháp và Phổ:
Mồng 1 tháng 7 năm 1870, báo chí các nước châu Âu đăng tin: Quốc vương Tây Ban Nha sau khi chết không có người kế vị, chuẩn bị đón anh họ của quốc vương Phổ về làm quốc vương. Thực sự, tin đó là do Bixmác sai người tung ra với ý đồ làm cho Pháp trước mặt sau lưng đều có địch. Napôlêông III thấy việc đó rất bất lợi cho mình, nên rất giận dữ. Bộ trưởng ngoại giao của ông ta tuyên bố sẽ khai chiến với nước nào dám cho người đến Tây Ban Nha lên ngôi quốc vương.
Ngày 13 tháng 7, Bixmác đang tổ chức yến tiệc ở gia đình bỗng nhận được một bức điện khẩn của Phổ vương từ chỗ nghỉ mát gửi tới. Bức điện cho biết, đại sứ Pháp đến yết kiến Phổ vương, nói rằng vâng mệnh Napôlêông III yêu cầu Phổ vương hứa vĩnh viễn không cho anh họ mình đến kế vị ở Tây Ban Nha. Phổ vương từ chối yêu cầu đó, nhưng đồng ý Phổ và Pháp sẽ đàm phán ở Béclin về việc này, cho nên điện để báo cho Bixmác biết.
Đọc xong bức điện Bixmác mừng ra mặt, hỏi ngay Tổng trưởng tham mưu Mônke đang có mặt tại đó:
– Tướng quân ngài trả lời cho tôi biết: đánh nhau với Pháp có toàn thắng được không?
Môn ke nói chắc như đinh đóng cột:
– Chắc chắn giống như cuộc chiến với Đan Mạch và Áo, ắt sẽ giành được toàn thắng!
– Tốt, câu trả lời của ngài củng cố cho quyết tâm của tôi! – Nói xong, Bixmác cầm bút xóa câu cuối cùng của bức điện, đổi thành: “Bệ hạ sau đó từ chối việc tiếp kiến đại sứ Pháp, và ra lệnh cho phó quan trực nhật nói với đại sứ Pháp là Bệ hạ chẳng có gì đáng phải bàn nữa”.
Sau khi chữa xong, ông ta đắc ý nói:
– Phen này Pháp hoàng chịu không nổi rồi!
Xem xong chỗ sửa, Mônke cười phá lên nói:
– Ngài Thủ tướng, Ngài đã biến tiếng kèn lui quân thành hiệu lệnh tấn công hùng tráng!
Bixmác lại trưng cầu ý kiến của Đại thần lục quân, sau đó lệnh cho phó quan đăng bức điện đã sửa lên báo.
Việc đó quả nhiên làm cho Napôlêông III nổi giận.
Ngày 19 tháng 7, Pháp tuyên chiến với Phổ, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ.
Chiến tranh kết thúc, Pháp bại trận. Cuối năm đó, 4 nước trong liên bang ở miền Nam tiếp giáp với Pháp đều thuộc quyền kiểm soát của Phổ.
Tháng 1 năm 1871, Phổ vương tự phong làm Hoàng đế Đức, tuyên bố thành lập Đế quốc Đức. Bixmác được cử giữ chức Thủ tướng.
Bixmác dùng sắt và máu kết thúc cục diện phong kiến cát cứ của Đức, hoàn thành việc thống nhất nước Đức, đó là bước tiến bộ trong lịch sử. Nhưng từ đó về sau, nước Đức dần dần bước lên con đường của chủ nghĩa quân phiệt, trở thành lò lửa chiến tranh thế giới.
Trong cuộc chiến tranh Phổ – Pháp, quân Pháp tại sao bị quân Phổ nhanh chóng đánh tan?
Số là, việc tuyên chiến với Phổ hoàn toàn là chuyện phiêu lưu quân sự của Hoàng đế Pháp Napôlêông III. Ông ngây thơ nghĩ rằng, chỉ cần trước khi Phổ chưa chuẩn bị xong, nhanh chóng tiến quân vào nước Đức, chia cắt thành hai miền Nam Bắc là có thể khiến Đức thất bại nặng nề. Nhưng trên thực tế, sự chuẩn bị của quân Pháp lại rất kém. Trong 400.000 quân, số có thể điều ra mặt trận không quá 200.000. Biên chế quân đội hỗn loạn, sĩ quan tìm không thấy lính, lính không tìm được sĩ quan, có vị tướng còn ì ra ở châu Phi không chịu lên đường. Các tướng lĩnh tầm thường bất tài chỉ tính đến chuyện tiến vào đất địch nên chỉ mang theo bản đồ Đức, không mang bản đồ vùng biên giới nước mình. Vì vậy vừa mới bắt đầu đã rối tung cả lên.
Mãi đến ngày thứ 8 sau khi tuyên chiến, Bộ Thống soái Pháp mới bố trí được 8 quân đoàn 250.000 quân ở biển giới. Thời gian kéo dài như vậy, quân Phổ có thừa thì giờ tập kết quân đội.
Lại thêm hai ngày nữa, Napôlêông III mới đích thân đến Metz, một cứ điểm quan trọng ở đông bắc Pháp, tự phong là Tổng chỉ huy mặt trận. Theo kế hoạch tác chiến, ngày hôm sau quân Pháp sẽ vượt biên giới. Nhưng do trang bị, đạn dược và lương thực không được bảo đảm, Napôlêông III do dự không dám hạ lệnh tiến quân, quân đội vẫn dừng lại ở tuyến biên giới. Thế là quân Pháp lại bỏ mất một thời cơ chiến đấu.
Mồng 2 tháng 8, quân Pháp vào được lãnh thổ Đức. Trước đó, quân Phổ đã hoàn tất việc điều động bố trí binh lực, 400.000 quân đã sẵn sàng nghênh chiến.
Quân Pháp vừa xâm nhập vào bên trong biên giới đã bị quân Phổ giáng cho những đòn nặng nề.
Chỉ hai hôm sau quân Phổ đã chuyển sang phản công, chiến tranh chẳng mấy chốc chuyển vào trong biên giới Pháp.
Napôlêông III thấy tình hình xấu, vội vã nhảy lên xe ngựa tháo chạy về Salông phía đông Pari. Được ít lâu lại theo 120.000 đại quân của Nguyên soái Mácmahông chạy lên hướng đông bắc. Cuối tháng 8 buộc phải chạy đến căn cứ quan trọng Xơđăng giáp giới Bỉ.
Sau khi tới căn cứ Xơđăng, Napôlêông III nói với Mácmahông:
– Đồn bốt ở Xơđăng nhiều, công sự kiên cố, dễ thủ khó công. Quân ta nên cố thủ ở đây chờ cứu viện, không được manh động.
Mácmahông nói:
– Bệ hạ nói rất đúng. Quân địch đuổi rất gấp, sĩ khí quân ta không cao, các địa hình có lợi ở ngoài căn cứ đều đã bị quân địch kiểm soát, tùy tiện đem quân ra đánh tất sẽ thương vong lớn, cố thủ chờ cứu viện là thượng sách.
Thế là đại quân của Pháp co cụm vào trong một căn cứ nhỏ hẹp, bị quân Phổ bao vây toàn bộ.
Sáng sớm mồng 1 tháng 9, trận Xơđăng bắt đầu.
700 cỗ đại bác của quân Phổ gầm vang, đạn pháo rơi như mưa vào căn cứ quân Pháp. Phút chốc, lửa bốc ngút trời, mặt đất rung lên, nhà cửa đổ nát, tất cả chìm trong biển lửa.
Tiếp đó, 200.000 quân Phổ mở cuộc tấn công mãnh liệt vào căn cứ. Đến 3 giờ chiều, quân Pháp đã thương vong 17.000 quân, nhưng vẫn ngoan cường đánh trả.
Nhưng Napôlêông đã sợ hết hồn. Ông ta chạy đến Sở chỉ huy của Mácmahông hỏi liên hồi:
– Nguyên soái, ngài xem còn cố thủ được không? Còn có biện pháp gì cứu vãn được không?
Mácmahông thấy Hoàng đế đã mặc một bộ đồ bình thường, nói năng hốt hoảng như vậy thì đã rõ quá nửa, mặt mày ủ rũ nói:
– Tâu bệ hạ! Quân địch thế rất mạnh, quân ta lại chiến đấu đơn độc. Thần cũng đã bị thương nặng, không thể tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Hoàng thượng là vua của một nước, nên làm thế nào, xin sáng suốt quyết định!
Napôlêông III trầm tư một lát, rồi thở dài:
– Hiện giờ cố thủ không xong, đợi cứu viện không kịp, thất bại đã rõ ràng. Nhưng không thể bỏ mặc tính mạng của 100.000 binh sĩ. Thôi được, ta quyết định đàm phán hòa bình với chúng!
Nói xong, ông cầm lấy bút viết rất nhanh một bức thư cho quốc vương Phổ xin đầu hàng:
“Người anh em thân mến!
Vì ta chưa thể chết giữa quân đội của ta, nên ta buộc phải dâng kiếm của ta cho Bệ hạ. Ta tiếp tục làm người anh em tốt của Bệ hạ”.
Viết xong, ông ký tên vào lá thư, rồi cởi thanh kiếm đeo bên người, sai người mang thư và kiếm đến giao cho quan Tư lệnh quân Phổ. Sau đó mệt mỏi nói với Mácmahông:
– Nguyên soái, Ngài lập tức truyền lệnh: Treo cờ trắng lên lầu Trung ương, toàn thể quân đội ngừng ngay mọi hành động quân sự.
Hôm sau, quân Pháp ở Xơđăng ký giấy đầu hàng quân Phổ. Napôlêông III, Mácmahông và 39 tướng lĩnh dưới quyền, 100.000 quân lính trở thành tù binh.
Tin bại trận ở Xơđăng, Napôlêông III đầu hàng truyền về Pari làm cho công nhân, binh sĩ và học sinh vô cùng căm phẫn.
Sáng sớm mồng 4 tháng 9, với khí thế mạnh mẽ như trào dâng thác đổ, đông đảo nhân dân ùn ùn kéo đến cung Buốcbông, xông vào phòng họp của Viện lập pháp, buộc các nghị sĩ của phái Cộng hòa tuyên bố tại Tòa thị chính phế truất hoàng đế Napôlêông III, khôi phục chính thể cộng hòa. Thế là, Đệ nhị đế chế Pháp sụp đổ, nền Cộng hòa thứ ba được thành lập ở Pháp.
Sau khi hạ được căn cứ Xơđăng, quân Phổ cứ thế thẳng tiến, không đến 20 ngày đã bao vây vòng trong vòng ngoài Pari, kinh thành của nước Pháp.
Trong Chính phủ lâm thời mới thành lập phần lớn là chính khách tư sản. Trên danh nghĩa gọi là “Chính phủ quốc phòng”, trong xương tủy lại là “Chính phủ bán nước”. Chúng cử Bộ trưởng ngoại giao bí mật gặp Bixmác, bắt đầu đình chiến đàm phán, sau đó ký hiệp ước Pari đầu hàng, kết thúc cuộc chiến tranh Phổ – Pháp.
Hiệp ước rất nghiệt ngã: Đại bộ phận pháo đài ngoài thành Pari chuyển giao cho quân Phổ, nộp cho quân Phổ gần 2.000 khẩu đại bác và 100.000 viên đạn pháo, 170.000 khẩu súng bộ binh cùng với 3.500.000 viên đạn.
Như vậy Pari chỉ còn lại 400 khẩu đại bác do nhân dân quần chúng góp tiền đúc ra.
Đứng đầu Chính phủ mới lên là Chie, một chính khách xảo quyệt, đê tiện. Chie nhận định rằng nếu để cho nhân dân giữ những khẩu đại bác đó sẽ bất lợi cho việc cai trị, nên nghĩ cách tước đoạt chúnh. Thế rồi Chie đích thân vạch ra một âm mưu. . .
Sáng sớm ngày 18 tháng 3 năm 1871, một đơn vị quân chính phủ lén lén lút lút đi về phía Môngmác. Môngmác là một cao điểm ở khu công nhân phía bắc Pari, cũng là cao điểm khống chế toàn thành Pari. Đó là trận địa đại bác của lực lượng vũ trang công nhân – Quân tự vệ quốc dân Pari, ở đó bố trí hơn 170 khẩu đại bác.
Tên đứng đầu quân chính phủ đánh lén cao điểm Môngmác là tướng Rơcanh thân tín của tổng đốc Pari. Hắn dẫn 2 tiểu đoàn mò đêm tới cửa ngõ con đường dẫn lên cao điểm, rút kiếm ra, khẽ hạ lệnh:
Nhanh, xông lên nhanh! Trước khi trời sáng phải cướp được toàn bộ đại bác ở trên đó.
Đoàn quân đông nghịt men theo con đường nhỏ bậc đá xông lên đỉnh cao điểm.
Lính gác của Quân Tự vệ quốc dân nghe thấy tiếng Động liền quát:
– Đứng lại! Các người làm gì vậy?
– Theo lệnh Chính phủ tiếp thu các khẩu đài bác! Một tên sĩ quan sẵng giọng – Nhanh tránh ra!
Anh lính gác quay ngang súng hét to:
– Đây là đại bác riêng của chúng ta, Chính phủ không có quyền lấy.
Rơcanh thở hồng hộc chạy lên bảo:
– Đừng có lằng nhằng với chúng nó, thi hành lệnh nhanh lên!
Tên sĩ quan lập tức sai lính tước súng của anh lính gác. Quân Chính phủ tiếp tục xông lên, mấy chiến sĩ tự vệ canh đại bác do ít người chống không lại, người bị đánh chết, người bị bắt làm tù binh. Chỉ một loáng mấy chục khẩu đại bác đã bị lôi ra khỏi công sự, kéo đến con đường có bóng cây gần cao điểm.
Khi đó trời đã sáng rõ. Các chiến sĩ tự vệ, công nhân, phụ nữ, nhi đồng ở gần đó biết tin trên cao điểm có chuyện bèn ào ào kéo đến như nước triều lên. Tiếp đó, tiếng chuông báo động và tiếng trống trận vang lên rộn rã.
Phụ nữ và trẻ em ở sát đồi Môngmác là những người có mặt trước tiên. Thấy quân Chính phủ đang kéo pháo, họ nhao nhao chất vấn:
– Kéo pháo của chúng tôi làm gì?
– Nộp cho quân Phổ 2.000 khẩu đại bác còn chưa đủ, lại phải nộp đại bác của chúng tao cho chúng nữa à?
– Thật không biết xấu hổ? Kéo pháo quay lại đồi mau!
Tên sĩ quan chỉ huy kéo pháo bị chửi mặt đỏ tía tai không biết làm thế nào. Rơcanh mặt tái mét chạy đến gầm lên:
– Đàn bà chúng bay biết gì! Đây là lệnh của Chính phủ, ai dám cản trở việc kéo pháo sẽ trừng trị theo quân pháp! – Nói xong hắn hùng hổ ra lệnh cho binh sĩ – Giương súng lên, không tránh ra thì nổ súng!
Mấy tên lính giương súng, nhưng đám phụ nữ trừng mắt nhìn không ai chịu lùi. Lặng đi mấy giây, một chị phụ nữ đột nhiên bước lên một bước cao giọng nói:
– Anh em binh sĩ! Đại bác của người Phổ đang nhằm thẳng vào Pari, còn các anh lại chĩa súng vào bà con dân chúng trong thành Pari! Súng trong tay các anh ai làm ra? Công nhân làm ra! Các anh cầm khẩu súng dùng để chống kẻ địch chĩa vào anh chị em công nhân mà không xấu hổ sao? – Chị bước lên mấy bước, ưỡn ngực ra hét lên – Nổ súng đi! Nhằm ngực ta mà bắn!
Mấy tên lính đang giương súng, không cưỡng lại được phải hạ súng xuống.
Rơcanh rút kiếm chỉ huy ra gào lên:
– Tao ra lệnh bắn chết con mụ này!
Không có anh lính nào giương súng. Rơcanh hét lên như phát điên:
– Bắn! Bắn!
Vẫn không có anh lính nào thi hành lệnh của hắn. Đột nhiên một anh lính hét to:
– Các anh em, chúng ta mắc lừa rồi!
Tiếng hét đó làm cho rất nhiều binh sĩ bừng tỉnh. Họ hiểu ra và tỏ thái độ phản chiến. Rơcanh sợ cuống cuồng, mồ hôi vã ra. Đang tính bài chuồn thì mấy họng súng đã chĩa vào hắn và các sĩ quan chỉ huy. . . Tín hiệu Môngmác cảnh báo cho Pari biết chuyện gì sẽ xảy ra. Ngay chiều hôm đó, ủy ban trung ương của Quân tự vệ quốc dân quyết định lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, ra lệnh lập tức chiếm lấy Bộ Lục quân, Tòa Thị chính và các cơ quan khác của chính phủ.
Ngay từ sớm tinh mơ Chie đã ở Bộ ngoại giao chờ tin tốt lành, nhưng tin đưa đến toàn là tin xấu: Cao điểm Môngmác đã bị đoạt lại, đại bác kéo xuống đồi bị bọn phụ nữ gây khó dễ; binh sĩ hạ vũ khí bắt tay với “quân phiến loạn”; “quân phiến loạn” đánh chiếm Bộ Lục quân, Tòa thị chính!…
3 giờ 30 chiều, hai vệ binh thở hồng hộc xông vào cửa báo cáo:
– Mau! Mau! Quân phiến loạn rất đông đang kéo đến Bộ Ngoại giao, nửa tiểu đoàn khinh kỵ binh làm nhiệm vụ cảnh vệ đã chạy trốn gần hết! Đề nghị ngài Chie mau rời khỏi đây!
Nghe vậy Chie sợ run bắn lên, lắp bắp:
– Đi ngay! Đi ngay! – Nói xong kéo lê thân hình vừa lùn vừa béo, chui qua cánh cửa nhỏ, nhảy lên một chiếc xe ngựa giục phu xe chạy nhanh đến Vécxay phía tây nam Pari.
Nhân viên tùy tùng nhắc ông ta:
– Ngài Chie. Phu nhân và các con ngài còn đợi ngài về nhà dùng bữa tối.
– Không kịp đón họ đi rồi! – Chie vội giục – Nhanh, đi nhanh lên!
Xe ngựa vừa chuyển bánh, Chie ngoái đầu lại dặn với nhân viên tùy tùng:
– Lập tức thông tri cho bộ đội và các thành viên chính phủ tới Vecxay ngay!
9 giờ 30 tối, sau khi chiếm được các bộ của Chính phủ, quân tự vệ các nơi đổ về trước quảng trường Tòa thị chính.
Nhân viên canh giữ Tòa thị chính đã chạy trốn từ lâu, các chiến sĩ nhanh chóng chiếm lấy tòa nhà.
Cuộc khởi nghĩa 18 tháng 3 thắng lợi! Đây là một hành động vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pari vũ trang giành lấy chính quyền của giai cấp tư sản! Phong trào 18 tháng 3 anh dũng là ánh sáng ban mai của một cuộc cách mạng xã hội giải phóng loài người ra khỏi xã hội có giai cấp.
Hàng vạn người tập trung trên quảng trường ngước nhìn lá cờ đỏ phấp phới bay trong đêm, tiếng hoan hô vang rền như sấm dậy.
Ngày 28 tháng 3, 20 vạn người tụ tập trên quảng trường trước Tòa thị chính Pari, hoan nghênh Công xã Pari chính thức thành lập. Sắc lệnh đầu tiên phát ra sau khi Công xã thành lập là xóa bỏ quân thường trực trước đây, thay bằng Quân Tự vệ quốc dân. Tất cả các công dân đủ điều kiện phục vụ đều được đưa vào lực lượng vũ trang nhân dân này. Như vậy đã xóa bỏ được quân đội sống dựa vào Chính phủ phản động của giai cấp tư sản.
Tiếp đó, Công xã thành lập 10 ủy ban, thống nhất điều hành quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp ở Pari, thay thế cho các bộ máy do Nghị viện và chính phủ lập ra trước đó.
Vậy là Chính phủ đầu tiên của giai cấp công nhân trong lịch sử loài người đã ra đời!
Khi Chie tháo chạy đến Vecxay cách Pari 18 km, tàn binh bại tướng trong tay ông ta chỉ còn hai ba vạn, căn bản không đủ sức đối chọi với lực lượng khởi nghĩa Pari. Sau khi Công xã Pari thành lập, Chie cấu kết ngay với Bixmác, cùng với quân xâm lược Phổ tìm cách bóp chết Công xã. Bixmác phóng thích 100.000 tù binh Pháp bị bắt ở Xơđăng và các nơi, cho phép quân của Chie đi qua trận địa quân Phổ, từ phía bắc tiến vào Pari.
Các anh hùng của Công xã anh dũng chiến đấu trước cuộc tấn công của quân Vecxay, giáng cho quân địch những đòn nặng nề. Nhưng do chỉ huy không thống nhất, sai lầm về chiến lược, cuộc chiến đấu nhanh chóng chuyển sang thế yếu.
Bắt đầu 1 giờ chiều ngày 20 tháng 5 năm 1871, quân Vecxay mở cuộc tổng tấn công vào Pari.
Quân địch tấn công Pari từ hướng tây nam có đến 130.000 người và 700 khẩu đại bác. Như vậy, mỗi cây số trên tuyến công kích ở ngoại ô Pari bình quân có 60 khẩu pháo công thành và 25 khẩu pháo dã chiến.
Quân số của Công xã phòng thủ ngoại vi Pari rất mỏng. Do chiến tuyến rất dài, binh lực phân tán, thương vong không được bổ sung, toàn bộ binh lực ở tuyến tây nam khi đó không quá 18.000 người, bình quân một chiến sĩ phải chọi với bẩy, tám quân địch. Khu vực cửa ô Xanh Clu một cửa ngõ quan trọng ở phía tây nam hầu như không có quân phòng thủ.
Mặc dầu vậy, trong ngày phát động cuộc tổng tấn công, quân Vecxay vẫn không dám xông vào trong thành. Mãi tới trưa hôm sau, do có gian tế làm nội ứng, chúng mới dám xông vào cửa Xanh Clu, tiến vào nội thành Pari.
Cuộc chiến đấu ác liệt trên đường phố bắt đầu. Các dũng sĩ của Công xã Pari đưa vào các chiến lũy trên đường phố ngoan cường đánh địch.
Trong tiếng đại bác ầm ầm và tiếng súng bộ binh dày đặc, chiến lũy trong thành Pari mọc lên như nấm sau mưa. Hơn 500 chiến lũy trở thành hơn 500 nhà mồ chôn vùi quân địch. những chiến lũy đường phố này được xây dựng bằng đá, lát đường, đất, nhựa đường, cây to, bao cát, thùng gỗ v.v.
Quân Phổ nới rộng tuyến bao vây phía tây bắc để cho quân Vecxay tiến vào Pari qua cửa Xanh Uăng. Cửa Xanh Uăng cách cao điểm chiến lược quan trọng Môngmác chỉ 1 km, thế là cao điểm bị cánh quân tây bắc và cánh quân tây nam của quân địch đánh kẹp lại.
Khi tiến lên cách cao điểm 500m, một quân đoàn quân địch bị các chiến sĩ ở các chiến lũy đường phố chặn đánh quyết liệt. 50 chiến sĩ Công xã dựa vào một chiến lũy và hai khẩu cối đánh trả rất ngoan cường. Đạn bắn hết, các chiến sĩ dùng đá, các cục nhựa đường để ném địch. Kết quả, 30 chiến sĩ oanh liệt hy sinh, 20 chiến sĩ còn lại kiên quyết không đầu hàng, trong đó có người bị thương nặng, và cuối cùng tất cả bọn họ đều bị quân địch bắn chết.
Các chiến sĩ Công xã giữ cao điểm chỉ khoảng ba bốn trăm người trong khi quân địch dùng tới 2 vạn quân tấn công. Lửa đạn ác liệt hầu như đã lật tung cả cao điểm. Trừ một số ít chiến sĩ thoát được vòng vây ra ngoài, còn lại toàn bộ hy sinh. Cao điểm này thông thường chỉ mất mấy phút lên tới nơi, quân địch phải mất tới 3 tiếng mới chiếm được.
Quân địch bắt được ở gần cao điểm 42 đàn ông, 3 phụ nữ và 4 trẻ em. Để tế âm hồn của Rơcanh và một sĩ quan khác bị nhân dân xử bắn trước đó hai tháng, quân địch ra lệnh cho những người bị bắt bỏ mũ quì trước chân tường nơi hai tên kia bị bắn để sám hối.
Một phụ nữ bế con đột nhiên lớn tiếng nói với những người bị bắt:
– Các xã viên công xã quang vinh chúng ta không ai được quì! Để cho bọn súc sinh nhìn chúng ta có thể đứng mà chết!
Bà đi đến trước mặt mọi người đặt con xuống, bảo con đứng thẳng người, mặt nghiêm lại nói với con:
– Dơ tay phải lên cùng mẹ hô Công xã muôn năm! – Nói xong, bà căm giận chỉ vào mặt quân thù mắng – Bọn súc sinh, xã viên Công xã thà chết không quì, bắn đi! Công xã muôn năm!
Em nhỏ dơ bàn tay xinh xắn lên, tiếng bé trong trẻo cất lên:
– Công xã muôn năm!
Tiếng súng nổ. Người phụ nữ dũng cảm và con của bà gục xuống vũng máu. Các xã viên Công xã đứng phía sau bà đều bước lên phía trước ra lệnh cho các tên đao phủ đang chĩa súng vào họ:
– Nổ súng đi! Chúng ta không sợ chết! Công xã muôn năm!
Sau khi cao điểm Môngmác thất thủ, quân địch nhanh chóng tiến xuống phía nam nhằm vào Tòa Thị chính, trái tim của Công xã.
Một ủy viên Công xã được lệnh giữ ngả đường quan trọng từ tây bắc vào Tòa Thị chính – Quảng trường Hiệp Hòa. Ông bố trí 12 khẩu đại bác ở trận địa đó, và đích thân chỉ huy chiến đấu ở chiến lũy cắt ngang đường phố.
Quân địch tổ chức mười mấy đợt xung phong, nhưng đều bị đánh tan. Chúng tình cách chiếm mấy tòa nhà hai bên đường, từ ban công, cửa sổ liên tục bắn lén các chiến sĩ trong chiến luỹ.
Vị ủy viên Công xã lệnh cho một chiến sĩ ở cạnh mình xông lên đốt ngôi nhà. Anh chiến sĩ vừa xông ra khỏi bao cát được hai bước thì trúng đạn gục xuống. Cùng lúc đó, 4 chiến sĩ lao lên nhanh như tên bắn. Chỉ một loáng sau ngôi nhà xế trước chiến lũy bốc cháy ngùn ngụt. Lính địch có tên chạy ra cửa bị bắn chết, có tên nhảy qua cửa sổ xuống ngã chết.
Quân địch tập trung 80 khẩu đại bác nã vào trận địa hòng khai thông con đường tiến về Tòa Thị chính, Đường bị đạn pháo bắn nát trông như thửa ruộng mới cày, quảng trường phủ đầy mảnh đèn đường, mảnh tượng vỡ, mảnh vòi phun nước. Giữ vững trận địa được hai ngày hai đêm, các chiến sĩ mới theo lệnh rút lui.
Mười mấy vị ủy viên Công xã có mặt tại Tòa Thị chính lúc này quyết định bỏ Tòa Thị chính, ai nấy về khu phố của mình chỉ huy chiến đấu. Vị đại diện quân sự của Công xã đau đớn nói:
– Tôi đề nghị: Mỗi ủy viên Công xã chúng ta sẽ đeo giải băng lụa của mình ra đường phố chiến đấu. Chúng ta đã từng đeo nó để tham gia duyệt đội ngũ trước tòa lầu này, cùng các chiến sĩ hoan hô Công xã được thành lập. Hôm nay chúng ta cũng sẽ đeo giải băng lụa đó cùng các chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Công xã cho tới khi hiến dâng tính mệnh của mình!
Đề nghị đó được mọi người đồng ý.
Nửa tiếng sau, lá cờ đỏ trên nóc Tòa Thị chính chầm chậm hạ xuống. Một chiến sĩ cuốn chặt lá cờ vào người tỏ ý bảo vệ lá cờ đến giây phút cuối cùng.
Vị đại diện quân sự trở về khu phố mình, lập lại hệ thống chỉ huy quân sự, đích thân tới những nơi lửa đạn ác liệt nhất tìm hiểu tình hình chiến đấu, động viên tinh thần các chiến sĩ. Ông vừa ra khỏi cửa ủy ban khu thì gặp một người bạn. Người bạn tốt bụng khuyên ông đến nhà mình tránh vài hôm.
– Ông đại diện quân sự, ông là ủy viên Công xã, Vecxay không tha ông đâu!
– Đúng vậy. – Vị đại diện quân sự bình tĩnh nói – Tôi tin tưởng rằng sự nghiệp của Công xã là chính nghĩa, tôi tình nguyện hy sinh vì nó!
Ông cởi giải lụa đỏ ra sửa lại rồi thắt nó vào lưng, chậm rãi bước đi như bình thường.
Cách ngã tư không đầy 50m, đạn bắn đến trước mặt như mưa, ông nắm chặt giải lụa đỏ thắt ngang lưng, men theo bức tường đổ tiếp tục đi lên phía trước. Nhưng vừa đến ngã tư, ông đột nhiên gục xuống.
Bốn người theo sau ông lập tức xông lên, nhưng ba người trong số họ cũng gục xuống cạnh ông.
Vòng vây của quân địch ngày càng thu hẹp lại. Đến ngày 26 tháng 5, các chiến sĩ Công xã chỉ còn cố thủ ở ba bốn khu đông bắc trong tổng số 20 khu của toàn thành phố. Đúng vào giờ phút nguy cấp đó, quân Vecxay luồn qua tuyến bao vây của quân Phổ tiến vào nội thành chặn đường rút và tàn sát các chiến sĩ Công xã.
Bộ chỉ huy quân sự cuối cùng của Công xã đặt ở một phố phía đông nam thành phố cách tường thành không đến 500m. Cách Bộ chỉ huy rất gần là nghĩa trang Cha Lase một cao điểm được dùng làm căn cứ ngăn chặn các cuộc tấn công của quân địch.
4 giờ chiều ngày 27, 5.000 quân địch điên cuồng tấn công vào nghĩa trang chỉ có 200 chiến sĩ phòng thủ. Một chiến lũy bảo vệ nghĩa trang nhanh chóng bị phá vỡ. Đạn lựu pháo nổ khắp nơi trong nghĩa trang, quan tài và xác chết thối rữa bị quật lên mặt đất. Đạn pháo của các dũng sĩ đã bắn hết, họ dùng những cỗ đại bác làm lá chắn tiếp tục dùng súng trường chiến đấu.
Khoảng chập tối, cổng nghĩa trang bị phá toang, quân địch ào vào nghĩa trang. Các chiến sĩ nấp sau các tấm bia mộ tiếp tục đánh trả địch. Quân địch tới gần, các chiến sĩ đánh giáp lá cà với chúng từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác. Những chiến sĩ bị thương nặng dũng mãnh ôm chặt lấy quân địch cùng lăn xuống lỗ huyệt bị đạn đào lên. Tốp chiến sĩ cuối cùng bị sát hại bên một bức tường. Đêm khuya, ánh sáng của những bó đuốc bập bùng trong làn mưa bàng bạc nặng hạt. Một toán đông kỵ binh địch áp giải 1.200 xã viên Công xã bị bắt đến nghĩa trang. Tiếp theo những lưỡi lửa của các khẩu pháo bắn đạn ria tóe ra, hàng loạt chiến sĩ Công xã gục xuống bên cạnh các chiến hữu vừa mới hy sinh. Hôm sau, lại thêm 147 chiến sĩ Công Xã nữa bị giải đến giết hại bên tường vây của nghĩa trang. Tất cả các chiến sĩ trước khi chết đều hô cùng một khẩu hiệu:
– Công xã muôn năm!
Sau này nhân dân Pari đã xây một tấm bia kỷ niệm, trên đó khắc một bức phù điêu lớn kể lại cảnh tượng của cuộc tàn sát khủng khiếp đó. Đó chính là “Bức tường xã viên Công xã” nổi tiếng.
Chiến lũy cuối cùng của Công xã bị phá vỡ. Một dũng sĩ Công xã một mình giữ chiến lũy đó trong suốt 5 phút, 3 lần bắn gẫy cán cờ của quân địch cách anh không xa.
Phát đạn đại bác cuối cùng của Công xã đã sẵn sàng. Hai chiến sĩ nhồi vào nòng đại bác một lượng thuốc nổ gấp hai lần. Cùng với tiếng nổ cực lớn làm kinh hoàng kẻ địch, Công xã Pari đã gầm lên tiếng thét cuối cùng!
Từ ngày 21 đến 28 tháng 5, những người con ưu tú của Công xã Pari để bảo vệ thành quả thắng lợi của mình đã chiến đấu quyết liệt với quân địch lớn mạnh trọn một tuần lễ. Đó là “Tuần lễ đẫm máu tháng Năm” mà cả thế giới biết tiếng!
Bị bọn phản cách mạng trong và ngoài nước hùa nhau đàn áp, Công xã Pari đã thất bại. Những bài học kinh nghiệm mà các chiến sĩ Công xã phải đổi bằng máu trong thực tiễn đấu tranh đã mang lại những tấm gương có ích cho cách mạng vô sản sau này, đã trở thành tài sản quí báu của phong trào cộng sản quốc tế.
Công xã Pari là cuộc thử nghiệm dũng cảm đầu tiên của giai cấp vô sản trong lịch sử thế giới. Nó là lần diễn tập đầu tiên về việc giai cấp vô sản lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng nên chuyên chính vô sản, là khúc nhạc dạo đầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản, và cũng là đòn đả kích nặng nề đầu tiên đối với chủ nghĩa tư sản. Công xã Pari xuất hiện đã tuyên cáo thời kỳ suy vong của chủ nghĩa tư bản bắt đầu.