Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sông Đông Êm Đềm

Chương 39

Tác giả: Mikhail Sholokhov
Chọn tập

Từ những thời rất xa xưa các cụ đã truyền lại rằng nếu trên con đường đi Minlerovo mà một người Cô- dắc đơn thương độc mã chạm trán với vài người Ukraina (các làng của người Ukraina bắt đầu từ thôn Hạ Yablovsky và kéo dài tới Minlerovo trên một khoảng bảy mươi lăm vec- xta) mà không nhường đường thì sẽ bị những người Ukraina kia đánh cho thừa sống thiếu chết. Vì thế hễ họ lên trấn là phải có mấy chiếc xe cùng đi để nhỡ có một cuộc chạm trán trên đồng cỏ thì cũng không sợ đấu khẩu.

– Nầy, thằng khô- khon! Tránh đường mau? Đồ chết tử chết tiệt, mày sống ngụ cư trên đất của người Cô- dắc mà không muốn tránh cho chúng ông đi hay sao?

Cả đến người Ukraina cũng không cảm thấy thoải mái khi phải chở thóc ra kho thóc Paramonovskaia bên sông Đông. Tại đấy những cuộc đánh lộn thường nổ ra vì bất cứ nguyên nhân nhỏ mọn nào, dù chỉ vì hai tiếng “khô- khon”. Hễ “khô- khon” là choảng nhau liền.

Một trăm năm trước đây đã có một bàn tay tìm mọi cách gieo rắc trên mảnh đất nầy hạt giống của sự bất hoà giữa các tầng lớp và vun bón chăm sóc cho nó đâm chồi nảy lộc. Trong các cuộc loạn đả, máu của người Cô- dắc cũng như máu của dân ngụ cư, Nga và Ukraina đã tưới đẫm mảnh đất nầy.

Hai tuần sau vụ đánh nhau ở nhà máy xay, viên cảnh sát trưởng và viên dự thẩm trên trấn đã xuống thôn.

Người đầu tiên bị gọi tới thẩm vấn là Stokman. Viên dự thẩm là một công chức còn trẻ, xuất thân trong một gia đình quý tộc Cô- dắc.

Hắn lục lọi trong cái cặp, hỏi:

– Trước khi đến đây ông ở đâu?

– Ở Rostov.

– Năm một nghìn chín trăm linh bảy vì sao ông bị kết án tù?

Stokman nhìn lướt qua cái cặp và đường ngôi lệch đầy gàu trên cái đầu cúi gầm của viên dự thẩm.

– Vì gây mất trật tự.

– Hừ- ừ- ừm… Thế hồi ấy ông làm việc ở đâu?

– Ở xưởng sửa chữa xe lửa.

– Nghề nghiệp?

– Thợ nguội.

– Ông có phải là dân Do Thái không? Có phải là dân công giáo mới theo đạo không?

– Không. Tôi nghĩ rằng…

– Tôi không cần biết ông nghĩ gì. Ông đã bị đi đày phải không?

– Vâng, có.

Viên dự thẩm ngẩng đầu lên khỏi cái cặp. Hắn nhay nhay cặp môi cao nhẵn nhụi, đầy mụn nhọt:

– Tôi khuyên ông nên đi khỏi nơi nầy… – Rồi hắn tự nói với mình – Mà mình cũng phải làm cho kỳ được việc đó…

– Vì sao vậy, thưa ngài dự thẩm.

Trả lời câu hỏi ấy lại là một câu hỏi:

– Hôm xảy ra vụ đánh nhau ở nhà máy xay ông đã nói những gì với những người Cô- dắc địa phương?

– Thật ra…

– Thôi, ông có thể ra ngoài.

Stokman bước ra khỏi sân thượng của nhà Mokhov (bọn quan lại bao giờ cũng tránh ở nhà trọ và đến ở nhà Sergey Platonovich) rồi nhún vai, ngoái cổ lại nhìn hai cánh cửa sơn.

Chọn tập
Bình luận