Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Sông Đông Êm Đềm

Chương 82

Tác giả: Mikhail Sholokhov
Chọn tập

Trận chiến đấu diễn ra bên dưới sông Stokhot chừng bốn mươi véc- xta. Hoả lực bắn tập trung của pháo binh nổ rền không lúc nào ngớt trong hai tuần liền. Đêm đêm bầu trời tim tím, xa thẳm lại bị cắt ngang cắt dọc bởi những chùm sáng của đèn chiều. Các luồng sáng nhâp nhánh ũùng đục với những sắc cầu vồng truyền một cảm giác kinh hoàng không bút nào tả xiết cho những người theo dõi từ đây những ánh lửa chiến tranh đang bùng lên và lan rộng.

Trung đoàn Cô- dắc số 12 đóng trên một khu vực hoang vu nhiều đồng lầy. Ban ngày, năm thì mười hoạ họ mới phải nổ súng vào một vài tên lính Áo chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác trong những đường chiến hào nông choèn choẹt. Đêm đến được bãi lầy che chờ, họ lăn ra ngủ hoặc chúi đầu vào đánh bài, chỉ mấy anh chàng lính gác phải theo dõi những làn ánh sáng màu da cam rùng rợn loé lên ở những nơi đang có chiến đấu.

Một đêm băng giá, giữa lúc những ánh đèn xa đan nhau trên nền sáng khác thường. Grigori Melekhov bước trong hầm ra, len lỏi theo hào giao thông, lần vào cánh rừng mọc sau các đường chiến hào, như những đám tóc bạc trên mái cỏ đen xì của một ngọn đồi không cao lắm. Chàng nằm xuống một khoảng đất rộng toả ra những mùi rất dễ chịu. Trong căn hầm tối tăm, khói um, lớp khói thuốc nâu nâu trải ra như tấm khăn bàn có tua trên một cái bàn nhỏ quanh đó chừng tám gã Cô- dắc vẫn còn vùi đầu vào quân bài. Nhưng trong rừng, trên đỉnh đồi, gió hiu hiu, rất khẽ, cứ như từ hai cái cánh của một con chim vô hình bay qua. Lớp cỏ chết úa vì sương giá toả ra một mùi hương u uất khó tả. Bóng đêm trùm dày đặt khu rừng bị đạn pháo làm gãy nát nham nhở. Trên trời, đống lửa bốc khói mù mịt của các chòm sao chung quanh Đại, Tiểu hùng tinh đã gần tàn lụi. Đại hùng tinh nằm xoay lưng về sông Ngân hà như chiếc xe bị lật với cái gọng xe chổng lên nghiêng nghiêng. Chỉ về phía Bắc còn thấy ngôi Bắc đầu vừa thỉu dần đi vừa toả ra một ánh sáng lấp lánh đều đặn.

Grigori nheo mắt nhìn sao Bắc đẩu. Như một con mắt lờ mờ nhưng nhìn rất sắc, ánh sáng giá băng của ngôi sao làm rỉ ra dưới hàng mi của chàng vài giọt nước mắt cũng lạnh buốt như thế.

Trong khi nằm ở đây trên gò, không hiểu sao chàng bỗng nhớ lại cái đêm mình đi từ thôn Hạ Yablonovsky về Yagonoie với Acxinhia.

Nghĩ tới nàng, lòng Grigori lại đau như cắt, trí nhớ tạo lại những đường nét mông lung đã bị thời gian xoá nhoà phần nào những đường nét vô vàn thân thương nhưng vẫn xa lạ của khuôn mặt Acxinhia. Tim Grigori bỗng nhiên đập thình thịch. chàng cố hồi tưởng khuôn mặt ấy như trong lần gặp gỡ cuối cùng với vết roi đỏ tía hằn ngang má, khuôn mặt hoàn toàn đổi sắc vì đau đớn. Nhưng trí nhớ cứ gan bướng làm hiện lên khuôn mặt khác, một khuôn mặt hơi cúi cúi với nụ cười chiến thắng trên môi. Kìa nàng đã quay đầu lại nghịch ngợm âu yếm, hai con mắt đen láy cháy bừng bừng như hai hòn than nhìn từ dưới lên, cặp môi đỏ mọng, đa tình và thèm khát đang thầm thì một lời gì sôi nổi và vô cùng trìu mến. Rồi Acxinhia từ từ đưa mắt ra chỗ khác, quay đầu, cho thấy hai món tóc xoăn rất dầy, bông bông trên cái gáy rám nắng… hai món tóc đúng như xưa kia Grigori rất thích hôn…

Grigori rùng mình. Chàng có cảm tưởng như thoáng ngửi thấy trong giây phút mùi hương hết sức kín đáo, nhưng rất ngây ngất của làn tóc Acxinhia. Chàng co hẳn người, cánh mũi phập phồng, nhưng… chẳng còn gì nữa! Chỉ thấy có mùi lá bị nén lâu nó dễ làm người ta xao xuyến. Hình bầu dục của khuôn mặt Acxinhia mờ đi, tan dần. Grigori nhắm mắt, đặt hai bàn tay lên mặt đất sần sùi, rồi lại mở bừng mắt, nhìn không chớp rất lâu ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh như con bướm xanh rất đẹp vỗ cánh đứng yên một chỗ sau cây thông gãy ở đường chân trời.

Những mẩu hồi ức không đầu không đũa khác đã hiện ra, làm mờ hình ảnh của Acxinhia. Grigori nhớ lại tuần lễ chàng về thôn Tatarsky ở với gia đình, sau khi cắt đứt với Acxinhia. Đêm nào Natalia cũng âu yếm vuốt ve chàng một cách đắm đuối, điên cuồng, tựa như cố bù lại những ngày nàng còn giữ cái lạnh lùng của người con gái đồng trinh. Ban ngày, lúc nào chàng cũng thấy có sự chăm nom gần như lấy lòng của gia đình cùng với sự trọng vọng của bà con trong thôn đối với người lính đầu tiên được thưởng huân chương thánh Gioóc. Bất cứ chỗ nào ngay trong gia đình, Grigori cũng bắt gặp những cặp măt liếc nhìn mình đầy ngạc nhiên và kính trọng tựa như người ta chưa tin rằng đây chính là cáỉ thằng Grigori phóng đãng và hay đàn đúm chơi bời trước kia. Ngay các cụ già cũng chuyện trò với chàng bên bãi họp việc làng như với một người ngang hàng: và gặp chàng ở đâu các cụ cũng ngả mũ chào. Bọn đàn bà con gái thì công nhiên trầm trồ ngắm cái thân hình hùng dũng, hơi gù gù của chàng trong tiếng áo ca- pốt với tấm huân chương đính trên một mảnh băng có gạch. Chàng thấy ông Panteley Prokofievich lộ rõ vẻ kiêu hãnh khi ông đi cùng con trai tới nhà thờ hay ra thao trường. Như một chất thuốc độc phức tạp, tinh vi, tất cả các thái độ tâng bốc, trọng vọng, thán phục đó dần dần giết mất, làm tan mất trong ý thức của Grigori cái hạt giống chân lý mà Garangia đã gieo vào đó Grigori ở mặt trận về là một người khác nhưng trở ra mặt trận lại là một người khác. Cái vốn dĩ của chàng cái bản chất Cô- dắc đưa vào người Grigori bằng sữa mẹ, được nuôi dưỡng suốt một đời đã thắng chân lý vĩ đại của loài người.

Hôm chia tay, sau khi uống vài chén đã ngà ngà, ông Panteley Prokofievich xúc động vuốt vuốt bộ tóc hoa râm nói:

– Griska ạ, cha đã biết, từ lâu cha đã biết thể nào mày lớn lên cũng trở thành một thằng Cô- dắc tốt. Năm mày vừa đầy tuổi tôi, theo phong tục Cô- dắc các cụ truyền lại từ đời xưa, cha đem mày ra sân gia súc, bà còn nhớ không, bà lão? Và đặt mày lên lưng một con ngựa. Chà, cái thằng chó đẻ nầy, hai bàn tay còn nhỏ xíu như thế mà đã chộp lấy bờm ngựa rồi? Ngay hôm ấy, cha đã đoán biết rằng nuôi mày khôn lớn sẽ không mất công toi. Mà quả đã thế thật.

Grigori đã trở lại mặt trận như một tay Cô- dắc chính cống. Cuộc chiến tranh nầy vô nghĩa lý, trong lòng chàng không có chút nào thoả hiệp về điểm nầy, nhưng chàng thẳng thắn hết lòng gìn giữ cái vinh quang của mình là một thằng Cô- dắc.

° ° °

Năm một nghìn chín trăm mười lăm. Tháng năm. Trung đoàn thép số 13 của quàn Đức tấn công trong đội hình bộ binh qua cánh đồng cỏ màu xanh nhạt ờ gần làng Olkhovtrik. Những khấu súng máy hạng nặng nổ rền như tiếng ve sầu. Khẩu trọng liên của đại đội quân Nga bố trí trên bờ sông tằng tằng liên hồi một cách nặng nề.

Trung đoàn Cô- dắc số 12 nhận chiến. Grigori chạy vượt từng chặng trong đội hình chiến đấu của những gã Cô- dắc khác trong đại đội. Chàng ngoảnh lại nhìn thấy vừng mặt trời tròn như cái đĩa đang tan chảy trên bầu trời giữa trưa, và một vừng thứ hai cũng hệt vậy nằm ngang trên khuỷu sông rậm rì những cây liễu rủ vàng vàng như lông cừu non. Bên kia sông, những tên lính giữ ngựa đang ẩn náp sau những cây tiêu huyền, còn trước mặt là đội hình chiến đấu của quân Đức với những con đại bàng bằng đồng vàng loé lấp loáng trên chiếc mũ sắt. Gió rung rinh những làn khói đạn xám xám, hắc như mùi ngải cứu.

Grigori bắn không vội vã, chàng nhắm bắn rất cẩn thận, và giữa hai lần nổ súng, chàng láng nghe lệnh của viên trung đội trưởng chỉ định thước nhắm. Như vậy chàng vẫn đủ thời giờ giũ khỏi tay áo quân phục một con bọ rùa lốm đốm. Rồi đến lúc xung phong…

Grigori dùng báng súng ốp sát đánh gục một tên trung uý Đức cao lớn, bắt được ba tên lính Đức làm tù binh rồi bãn doạ trên đầu chúng, bắt chúng phải chạy tới bờ sông.

Tháng bảy năm 1915, Grigori cùng một trung đội Cô- dắc đoạt lại được một đại đội pháo Cô- dắc đã bị quân Áo chiếm mất ở gần Rava- Ruskaia. Cũng tại đấy, trong khi chiến đấu, chàng đã luồn vào sau lưng quân địch, nhả đạn khẩu trung liên, làm cho trận tấn công của quân Áo biến thành một cuộc tháo chạy.

Khi qua Baianot, trong một trận giáp lá cà, chàng bắt sống được một sĩ quan to béo người Áo. Grigori quẳng hắn nằm ngang yên ngựa như một con cừu, phi ngựa về, và suốt chặng đường chàng cứ phải ngửi mùi phân người thối hoắc bốc lên từ tên sĩ quan và cảm thấy những cơn run của cái thân hình phục phịch, đổ mồ hôi như tắm vì sợ.

Trong khi nằm trên ngọn đồi trọc đen ngòm. Grigori nhớ lại rành rọt trường hợp đặc biệt chàng chạm trán với kẻ thù không đội trời chung của chàng là Stepan Astakhov. Việc ấy xảy ra khi trung đoàn 12 bị rút khỏi mặt trận và điều sang Đông Phổ. Vó ngựa Cô- dắc dẫm nát những cánh đồng vuông vắn được chăm nom rất cẩn thận của người Đức. Lính Cô- dắc đốt trụi nhà cửa của dân Đức. Trên đường họ qua chỉ trơ những bức tường cháy thui đổ nát và những mái ngói nứt nẻ. Ở gần thành phố Stolypin: trung đoàn 12 tấn công cùng với trung đoàn Cô- dắc sông Đông 27. Grigori thoáng nhìn thấy cạnh người anh ruột gầy nhom của chàng, gã Stepan râu cạo nhẵn nhụi và một số anh em Cô- dắc cùng thôn. Hai trung đoàn đã bị thua trong trận chiến đấu. Họ bị quân Đức bao vây, và khi mười hai đại đội lần lượt xông lên mở đường máu trong vòng vây địch mỗi lúc một khép chặt. Grigori nhìn thấy Stepan nhảy ra khỏi con ngựa huyền bị bắn chết trong khi anh ta đang cưỡi nó, rồi lăn tít như một con quay. Grigori chợt nảy ra một quyết tâm làm chàng cảm thấy sung sướng. Chàng vất vả lắm mới ghìm được con ngựa đứng lại và khi đại đội cuối cùng phóng qua, thiếu chút nữa thì chà lên người Stepan, chàng cho con ngựa phi tới gần Stepan kêu to:

– Nắm lấy bàn đạp?

Stepan nắm lấy đoạn dây da trên bàn đạp, chạy bên cạnh con ngựa của Grigori chừng nửa vec- xta.

– Đừng phóng nhanh quá! Đừng phóng nhanh quá, hãy vì chúa Giêsu cứu thế! – Anh ta thở hổn hển, cố van.

Hai người vượt qua đột phá khẩu được bình an vô sự. Chỉ còn một trăm xa- gien là cùng thì tới được khu rừng, nơi các đại đội phá vòng vây xuống ngựa, nhưng giữa lúc đó Stepan bị trúng một viên đạn vào chân. Anh ta buông tay khỏi bàn đạp, ngã ngửa. Gió thổi bay mất chiếc mũ cát- két của Grigori bờm tóc trước trán xoã xuống mắt chàng. Grigori hất tóc lêno ngoái nhìn lại thấy Stepan khập khiễng chạy vàO một bụi cây. Anh ta vứt chiếc mũ cát- két vào trong đó, rồi ngồi thụp xuống, vội vã cởi cái quần đi ngựa có những nẹp đỏ loé.

Grigori hiểu ngay: Stepan muốn sống nên vứt bỏ cái quần Cô- dắc để lộn sòng làm bộ binh: hồi ấy quân Đức đâu có bắt lính Cô- dắc làm tù binh. Nghe theo liếng gọi của lương tâm, Grigori cho ngựa quay ngoặt lại, phóng tới bụi cây và nhảy xuống đất trong lúc ngựa còn đang chạy:

– Ngồi lên yên đi…

Mắt Stepan chớp chớp rất nhanh. Grigori không bao giờ quên được cái chớp mắt ấy. Chàng giúp Stepan ngồi lên yên, còn mình thì nắm lấy bàn đạp, chạy bên cạnh con ngựa mồ hôi đầm đìa.

Chiuu – Một phát đạn nóng rãy rít bay qua, và khi tai không còn nghe thấy tiếng rít nữa, nó nổ đánh bục!

Trên đầu Grigori, trên bộ mặt nhợt nhạt như đá phấn của Stepan, hai bên sườn hai người, chỗ nào cũng có những tiếng đạn rít như xuyên, như khoan: chiuu- bục! Chiuu- bục… Còn sau lưng hai người, những phát súng nổ lốp bốp liên hồi như tiếng nứt của những quả xiêm gai quá chín.

Púc pắc! Púc pắc! Ta ta ta ta!

Vào đến trong rừng, Stepan tụt trên yên xuống, mặt nhăn nhó vì đau. Anh ta quẳng dây cương, khập khiễng bước sang bên cạnh. Màu trào ra trên mép ống ủng bên chân trái, và mỗi khi bên chân bị thương dẫm xuống đất, một tia máu nhỏ mầu anh đào lại rỉ ra dưới cái đế ủng đã long. Stepan dựa lưng vào thân một cây sồi có những cái cành vươn rất rộng, vẫy ngón tay gọi Grigori. Grigori bước tới.

– Máu chảy ra đẩy cả ủng, – Stepan nói Grigori nhìn ra chỗ khác chẳng nói chẳng rằng.

– Griska ạ- hôm nay trong lúc chúng xông lên tấn công… Anh nghe rõ không, Grigori? – Stepan vừa nói vừa đưa hai con mắt sâu hoắm cố tìm cặp mắt Grigori – Trong lúc tấn công tôi ở đằng sau đã ba lần nổ súng vào anh… nhưng Chúa đã không cho tôi giết anh.

Mắt hai người gặp nhau. Từ sau hai cái hố con mắt hõm sâu cặp mắt Stepan long lanh. sắc ngọt, làm người nhìn vào rất khó chịu. Nó nói gần như không hé hai hàm răng siết chặt:

– Anh đã cứu tôi thoát chết… Tôi cám ơn… Nhưng còn chuyện Acxinhia thì tôi không thể tha thứ được. Tình cảm trong lòng thì không cưỡng ép được… Anh đừng ép buộc tôi Grigori ạ…

– Tôi không ép buộc gì cả – Lúc ấy Grigori đã trả lời như thế.

Lúc chia tay hai người vẫn là hai kẻ thù quyết liệt như xưa…

Và còn nữa… Đến tháng năm, trung đoàn cùng với các đơn vị khác của Tập đoàn quân Brusilovskaia chọc thủng mặt trận ở Ludk 1 vận động ngang dọc ở sau lưng địch, lúc thì đánh địch, lúc thì bị địch đánh. Ở gần Lvov 2, Grigori đã chủ động lôi cuốn cả đại đội của chàng xông lên xung phong, chiếm được một đại đội súng cối của quân Áo, bắt được cả những tên bắn súng cối. Một tháng sau, có một đêm Grigori bơi qua sông Búc tìm bắt một “cái lưỡi” 3.

Chàng đánh ngã một tên gác ở vọng tiêu, nhưng nó là một thằng Đức vai u thịt bắp, khoẻ như trâu. Grigori gần trần như nhộng cứ bám chặt lấy nó. Nó vật lộn với chàng rất lâu, kêu như bò rống, nhất định không chịu để Grigori trói.

Grigori nhớ lại chuyện đó bất giác mỉm cười.

Đã không ít những ngày bị dùng phí hoài như thế ở những nơi diễn ra những trận chiến đấu gần đây và trước kia. Grigori kiên quyết giữ vững vinh quang là một thằng Cô- dắc: chàng không bỏ lỡ một dịp nào để tỏ rõ lòng dũng cảm không bờ của mình, chàng đã mạo hiểm như một thằng điên cải trang luồn vào sau lưng quân Áo, không nhỏ một giọt máu mà diệt được cả một vọng tiêu của địch.

Chàng Cô- dắc đã phô hết tài năng và cảm thấy trong lòng mình đã mãi mãi mất đi niềm đau xót cho loài người đã đè lên mình trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh. Trái tim của Grigori đã chai sạn, khô cứng lại, chẳng khác gì một thửa đất mặn ngày đại hạn. Và cũng như đất mặn không thấm nước nữa, trái tim Grigori không thể còn có chỗ lòng trắc ẩn. Chàng lạnh lùng coi khinh, chàng đùa rỡn với tính mạng của mình cũng như của người khác; vì thế đã lừng danh một tay gan dạ, đã được tặng thưởng bốn huân chương thánh Gioóc và bốn huy chương năm thì mười hoạ có duyệt binh, Grigori lại được đứng dưới lá cờ trung đoàn ám khói thuốc súng của bao nhiêu trận chiến đấu. Nhưng Grigori biết rằng mình sẽ không bao giờ còn có thể cất tiếng cười như xưa nữa. Chàng biết rằng hai con mắt mình đã sâu trũng xuống, và gò má mình đã nhô lên nhọn hoắt. Chàng biết rằng nếu hôn một đứa con nít thì sẽ khó mà nhìn thẳng vào cặp mắt tươi sáng của nó. Grigori biết ràng chàng đã phải trả một giá đắt như thế nào để có được cả một chuỗi huân chương và những lần đề bạt.

Chàng nằm trên ngọn gò, tà áo ca- pôt đệm dưới sườn, khuỷu tay trái tì xuống đất. Trí nhớ ngoan ngoãn làm sống lại những đoạn đời đã qua, và xen lẫn với những hồi ức phiến đoạn nghèo nàn về chiến tranh. một mẩu chuyển nào đó trong thời thơ ấu xa xưa lại đan thêm vào như một sợi chỉ rất mảnh màu xanh da trời. Con mắt bên trong của Grigori âu yếm và man mác buồn nhìn lướt qua mẩu chuyện đó trong giây phút rói lại chuyển ngay sang những việc mới xảy ra gần đây. Bên các chiến hào của quân Áo, không biết có ai chơi măng- đô- lin nghe thật tuyệt. Tiếng đàn thánh thót, hối hả chập chờn theo gió, vang từ bên đó qua sông Stokhot và nhẹ nhàng là xuống khoảng đất đã bao lần đẩm máu người những ngôi sao trên đỉnh đầu sáng lèn bừng bừng bóng lối mỗi lúc một dày đặc làn sương mù lúc nửa đêm uyển chuyển uốn lưng trên bãi lầy. Grigori hút liền hết hai điếu thuốc, vuốt ve đoạn dây đeo súng một cách thô bạo, rồi chống năm ngón tay trái nhỏm dậy: rời khỏi khoảng đất từ nãy ân cán đón khách, và lại len lỏi trong những đường chiến hào.

Những tên trong hầm vẫn còn chúi đầu vào sát phạt. Grigori gieo mình xuống tấm ván gỗ, đầu óc vẫn còn muốn thơ thẩn qua những mảng hồi ức, theo những con đường mà mình đã từng đi qua, những con đường bỏ lâu quá nay đã rậm rì. Nhưng cái buồn ngủ đã làm chàng đờ đẫn, và chẳng mấy chốc chàng đã thiếp đi trong cái dáng nằm rất không thoải mái lúc mới đặt lưng xuống. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ánh đồng cỏ vô biên vô tận, bị gió hanh thổi khô cháy hết, những bụi thử cúc thảo hồng hồng tím tím, những vết móng ngựa không đóng cá sắt giữa những đám bách lý hương tím ngát, rũ rượi như những bờm tóc… Đồng cỏ không một bóng người, yên tĩnh một cách rờn rợn. Grigori đi trên một lớp đất nhiều cát rất rắn, nhưng không nghe thấy những tiếng bước chân của chính mình, vì thế bông hoảng lên… Grigori giật mình tình dậy, ngửng đầu lên, trên má hằn mấy vệt chéo do nằm không khéo. Hai hàm răng của chàng cứ nhai nhai, chẳng khác gì một con ngựa bất thần ngửi thấy mùi hương lạ của một thứ cỏ nào đó rồi lại hít mãi mà không thấy nữa. Sau đó chàng lại lăn ra ngủ như chết không còn mộng mị gì nữa. Hôm sau Grigori tỉnh dậy với một nỗi nhớ nhung cồn cào không rõ vì sao. “Tóc trái đào” thấy thế hỏi:

– Sao hôm nay cậu thẫn thờ rầu rĩ như thế? Lại nằm mơ thấy thôn trấn có phải không?

– Cậu đoán đúng đấy. Mình lại mơ thấy đồng cỏ. Trong lòng rối bời bời, ước gì được tạt về nhà một cái. Ghét cay ghét đắng cái trò đi lính cho nhà vua như thế nầy rồi.

“Tóc trái đào” bật cười kẻ cả. Gã luôn ở cùng hầm với Grigori và có vẻ rất tôn trọng Grigori. Sự tôn trọng mà một con thú khoẻ cảm thấy trước một con thú khác cũng khoẻ như mình. Sau cuộc xô xát đầu tiên xảy ra năm 1914 giữa hai người từ đó không còn có điều qua tiếng lại gì nữa, và rõ ràng “Tóc trái đào” đã có tác động đối với tính tình và tâm lý Grigori. Chiến tranh đã làm cho cách “Tóc trái đào” nhìn thế giới biến đổi rất nhiều. Gã ngả dần sang phía chống lại chiến tranh một cách khó khăn, nhưng chuyển biến nầy diễn ra không ngừng, không gì ngăn chặn được. Gã nói rất nhiều về chuyện những viên tướng phản quốc và những mụ người Đức rồi lù lù ngay trong hoàng cung. Có lần gã lỡ miệng nói một câu: “Đừng chờ đợi một điều gì tốt lành, vì ngay hoàng hậu đã mang trong người dòng máu Đức. Nếu có dịp là mụ đem ngay chúng ta bán lấy một cái hắt hơi đấy…”

Một hôm Grigori nói cho “Tóc trái đào” nghe phần cơ bản trong những điều Garangia đã giảng giải cho chàng nhưng “Tóc trái đào” không đồng tình:

– Bàỉ hát kể cũng hay đấy, nhưng tiếc rằng giọng hơi khàn, gã mỉm cười có vẻ chế nhạo, vừa nói vừa vỗ vỗ vào chỗ đầu hói xám ngoét. – Chuyện ấy thì thằng Miska Kosevoi cũng đã gáy rầm lên như con gà trống trên hàng rào rồi còn gì. Các cuộc cách mạng như thế chẳng đem lại lợi lộc gì đâu, toàn chuyện đem ra dỗ trẻ. Cậu phải nhớ rằng chúng ta, dân Cô- dắc, chỉ cần có chính quyền của mình thôi, không cần một thứ chính quyền nào khác cá. Chúng ta cần có một ông vua Nga cứng rắn, đại loại như Nicolai Nicolaievich ấy 4. Còn bọn mu- gích thì chúng ta không đi cùng đường với chúng nó được: ngỗng đâu có thể làm bạn với lợn. Bọn mu- gích muốn thừa cơ cướp ruộng cướp đất, bọn thợ thuyền thì mong được tăng công xá, còn chúng ta thì chúng nó sẽ cho cái gì? Ruộng đất của chúng ta đã ê hề ra đấy! Ngoài thế chúng ta còn cần gì nữa? Mà của đáng tội chúng nó còn có quái gì cho chúng ta đòi hỏi? Chúng ta có một lão vua thật là đoảng vị, cứ nói toạc móng heo ra như thế chăng cần phải giấu giếm làm gì. Thằng bố lão còn cứng rắn một chút, chứ lão thì đã để cho cách mạng bùng nổ, như năm một nghìn chín trăm linh năm, thế là tất cả đều lộn tùng phèo, đều xuống dốc không phanh. Những chuyện như thế chẳng có lợi gì cho chúng ta. Nếu chẳng may Chúa để cho chúng tống cổ được vua Nga, thì chúng nó cũng sẽ tính chuyện cả với chúng ta. Đến lúc ấy chúng nó sẽ nhớ tới thù cũ, sẽ đem ruộng đất của chúng ta cắt chia hết cho bọn mu- gích. Không liệu tỉnh táo giữ miếng thì không xong đâu…

– Bao giờ cậu cũng chỉ nghĩ có một mặt, – Grigori cau có.

– Còn cậu thì toàn chuyện tầm phào. Cậu còn trẻ người non dạ, chưa phải là thằng từng trải. Nhưng cứ chờ đấy mà xem, chúng nó sẽ vần cậu như dưa, rồi lúc đó mới rõ được ai phải ai trái.

Các cuộc nói chuyện thường chấm dứt như thế. Grigori không nói gì nữa, còn “Tóc trái đào” thì cố lảng sang chuyện khác.

Hôm ấy một trường hợp bất ngờ đã làm Grigori bị dây vào một chuyện khó chịu. Đến giữa trưa, cũng như mọi ngày, chiếc xe nhà bếp đã chiến từ bên kia ngọn gò chạy đến đổ ở chỗ cũ. Bọn lính Cô- dắc tranh nhau chạy tới theo các hào giao thông. Miska Kosevoi đi lĩnh thức ăn cho trung đội ba: lúc về dùng một chiếc gậy dài gánh những chiếc cà mèn khói bốc nghi ngút. Nhưng vừa bước vào hầm anh chàng đã kêu toáng lên:

– Như thế nầy thì không thể được, anh em ạ! Còn nghĩa lý ra sao nữa chúng ta có phải là chó đâu.

– Câu nói chuyện gì thế. – “Tóc trái đào” hỏi.

– Chúng nó cho bọn mình ăn xác những con vật chết! – Miska phẫn nộ kêu lên.

Nói xong, Miska hất ra sau gáy cái bờm lóc vàng óng, nom như một chùm hốt bố dại, rồi vừa đặt những cái cà mèn lên chiếc giường ván, vừa liếc nhìn “Tóc trái đào” và bảo:

– Cậu thử ngửi mà xem, xúp bắp cải gì mà thối thế nầy!

“Tóc trái đào” cúi xuống chiếc cà- mèn của gã, rung rung cánh mũi, mặt nhăn như bị. Miska bất giác bắt chước “Tóc trái đào”, phập phồng lỗ mũi, nhăn bộ mặt bềnh bệch.

– Nấu bằng thịt thúi rồi, – “Tóc trái đào” nhận định.

Gã đẩy cái cà- mèn ra một cách dè bỉu rồi đưa mắt nhìn Grigori.

Grigori nhổm phắt dậy trên cái giường ván, khom lưng, dí cái mũi nhòm mồm vào gần món xúp, rồi ngửa người ra sau, lười nhác đưa chân hất cái cà mèn gần nhất xuống đất.

– Sao cậu lại làm như thế? – “Tóc trái đào” hỏi giọng ngập ngừng.

– Thế cậu không thấy lại làm sao à? Dí mắt vào mà xem. Hay cậu thong manh rồi? Cái gì đây nào? – Grigori chỉ chất nước đục ngầu đang chảy lan ra bốn phía dưới chân mọi người.

– Ô- ô ô? Dòi! Ối bố mẹ ơi! Thế mà mình không nhìn thấy gì cả! Bữa trưa của chúng mình thế nầy đây. Không phải là súp bắp cải mà là mì sợi. Chúng nó đã lấy dòi nấu thay lòng lợn.

Dưới đất chung quanh một miếng thịt đỏ hỏn trong những váng mỡ tròn tròn thấy [bad word] nhổn những con dòi đã nấu chín trắng hếu, mình những đốt là đốt.

Một hai ba bốn… – Miska lầm nhẩm đếm và không biết để làm gì.

Mọi người lặng đi một phút. Grigori nhổ một bãi nước bọt qua kẽ răng. Miska rút thanh gươm ra và nói.

– Chúng ta sẽ bắt giữ ngay món xúp nầy và giải lên đại đội trưởng.

– Phải! Đúng đấy! – “Tóc trái đào” tán thành.

Gã hấp tấp tháo lưỡi lê và nói:

– Bọn mình sẽ áp giải món xúp nầy, còn cậu, Griska ạ cậu sẽ phải đi theo. Cậu sẽ báo cáo với đại đội trưởng.

“Tóc trái đào” và Miska Kosevoi dùng lưỡi lê khiêng một cà- mèn xúp đầy, gươm tốt trần lăm năm trong tay. Grigori hộ tống phía sau. Theo sau ba người, những tên lính Cô- dắc trong các căn hầm cũng túa ra, lốc nhốc đi trong đường hào chữ chi như một làn sóng xám xanh.

– Có gì thế?

– Báo động à?

– Có lẽ về chuyện hoà ước chăng?

– Làm gì có chuyện như thế? Cậu thì muốn có hoà ước, thế không muốn phải ăn bánh khô chứ?

– Chúng nó bắt giữ món xúp dòi đấy.

Đến trước cửa căn hầm của bọn sĩ quan, “Tóc trái đào” và Miska Kosevoi đứng lại. Grigori khom lưng, đưa tay trái lên giữ chiếc mũ lưỡi trai bước vào trong “hang cáo”.

– Đừng có đẩy! – “Tóc trái đào” giận dữ nhe nanh lườm một tên lính Cô- dắc xô vào lưng gã.

Viên đại đội trưởng vừa cài khuy áo ca- pôt bước ra. Hắn băn khoăn, thậm chí có phần lo lắng đưa mắt nhìn Grigori, người cuối cùng ra khỏi hầm:

– Có việc gì thế, anh em? – Hắn nhìn một lượt qua đầu bọn lính Cô- dắc.

Mọi người lãng thinh. Grigori bước lới trước mặt hắn trả lời:

Chúng tôi áp giải đến đây một kẻ bị bắt giữ.

– Kẻ nào bị bắt giữ?

– Chính nó đây… – Grigori chỉ chiếc cà- mèn súp bắp cải đặt dưới chân “Tóc trái đào”. – Đây là kẻ bị bắt giữ… Xin ngài thử ngỉn xem anh em Cô- dắc dưới quyền ngài được cho ăn những gì.

Một bên lông mày Grigori giương lên thành hình tam giác không đều đặn, khẽ rung rồi trở lại như cũ. Viên đại đội trưởng theo dõi vẻ mặt của Grigori bằng cặp mắt thăm dò, rồi cau mày, đưa mắt nhìn xuống.

– Họ đã bắt đầu cho anh em ăn thịt những con vật chết rồi! – Miska nóng nảy kêu lên. – Phải thay một trung sĩ quân nhu khác mới được!

– Con rắn độc!

– Còn nó thì ăn hốc béo căng béo núc, đồ quỉ dữ?

– Nó chén toàn súp nấu với bầu dục bò…

– Còn đây thì nấu với dòi! Những người đứng gần nói hoà theo.

Đại đội trưởng chờ những tiếng nhao nhao lắng đi rồi nói giọng gay gắt:

– Im ngay! Bây giờ không ai được nói nữa! Mọi điều đã nói cả rồi. Ngay hôm nay tôi sẽ thay trung sĩ quân nhu khác. Tôi sẽ chỉ định một Uỷ ban điều tra các hoạt động của nó. Nếu chất lượng của thịt không tốt…

– Thì đưa nó ra toà! – Mọi người phía sau gầm lên như sấm.

Những tiếng kêu lại vang lên như một làn sóng át cả tiếng viên đại đội trưởng.

Việc đổi tên trung sĩ quân nhu đã phải tiến hành trên đường hành quân. Vài giờ sau khi bọn lính Cô- dắc biểu tình bắt giữ và áp giải món súp bắp cải tới hầm viên đại đội trưởng, trung đoàn bộ trung đoàn 12 nhận được mệnh lệnh rút khỏi trận địa và dựa theo kế hoạch lộ trình kèm theo mệnh lệnh trung đoàn tiến sang Rumani theo đội hình hành quân. Đêm ấy khinh binh Sibiri đã tới thay thế trung đoàn Cô- dắc. Trung đoàn kiểm tra lại ngựa tại thị trấn nhỏ Rynvid rồi sáng hôm sau tiến vào đất Rumani với tốc độ hành quân cấp tốc. Những binh đoàn rất lớn đã được tung sang cứu viện cho quân đội Rumani vừa thua liên tiếp hết trận nọ đến trận kia. Chỉ một việc dưới đây cũng đủ cho thấy rõ tình hình: ngay hôm hành quân đầu tiên, lúc trời sắp tối, bộ phận được phái đi trước để chuẩn bị chỗ đóng quân đến một thôn được chỉ định cho đơn vị nghỉ đêm theo kế hoạch lộ trình, nhưng họ đã phải về không, vì toàn thôn đã đầy ních bộ binh và pháo binh, các đơn vị nầy cũng đang tiến về phía biên giới Rumani. Trung đoàn bắt buộc phải đi thêm tám vec- xta để kiếm chỗ ở.

Họ hành quân mất mười bảy ngày. Những con ngựa gầy sọp đi vì thiếu ăn. Bị chiến tranh tàn phá, cả một dải biên giới không còn có gì cho gia súc ăn. Dân chúng đã bỏ chạy vào bên trong nước Nga hoặc ẩn nấp trong rừng. Các căn nhà nông dân trống huếch trống hoác âm thầm phơi những bức tường trần trụi đen sì. Trong phố vắng tanh, năm thì mười hoạ binh lính Cô- dắc mới bắt gặp bộ mặt nhăn nhó, khiếp hãi của một người dân, nhưng hễ thoáng bóng một người đeo súng là dân chúng vội vã bỏ trốn ngay. Bọn Cô- dắc kiệt sức vì hành quân liên miên vì rét cóng đã trở nên hung hãn vì bản thân họ vì những con ngựa, vì tất cả những điều nọ đã phải chịu đựng.

Họ dỡ cả mái tranh của những căn nhà. Trong các làng xóm chưa bị tàn phá, họ không ngại ăn cắp chút ít lương thực cho ngựa còn sót lại. Các cấp chỉ huy đe doạ đến mấy cũng không ngăn nổi các hành động trộm cướp bậy bạ cùa họ.

Trong một làng nhỏ giàu có cách lãnh thổ Rumani không xa, “Tóc trái đào” đã dùng mẹo lấy cắp được trong một nhà thóc chung một bị đại mạch. Bị chủ nhà bắt quả tang. “Tóc trái đào” đã nện cho người dân Besarabi hiền lành và đã có tuổi ấy một trận, còn thóc thì gã đàng hoàng mang cho ngựa ăn. Viên trung đội trưởng bắt gặp “Tóc trái đào” ở chỗ cọc buộc ngựa. “Tóc trái đào” đeo bị thóc vào cổ con ngựa đi đi lại lại, vuốt vuốt cái lưng con ngựa gầy giơ cả xương bằng hai bàn tay run run và cứ nhìn vào mắt con ngựa chẳng khác gì nhìn vào mắt người.

– Uriupin! Đồ chó đẻ, đem ngay thóc trả lại người ta đi! Mày làm như thế sẽ bị họ đem xử bắn đấy, đồ khốn nạn!

“Tóc trái đào” liếc nhìn viên sĩ quan bằng hai con mắt đục ngầu, rồi gã quẳng cái mũ lưỡi trai xuống chân và từ ngày đến trung đoàn, đây là lần đầu tiên gã gào lên, giọng thất thanh.

– Các người đem xử thì đem xử! Đem bắn thì đem bắn! Giết ngay thằng nầy ở đây thì cứ giết đi, nhưng thóc thì thằng nầy không trả đâu? Sao, muốn bắt con ngựa của thằng nầy phải chết đói hay sao? Hả? Thằng nầy không trả thóc đâu? Một hạt cũng không trả!

Hai bàn tay “Tóc trái đào” lúc thì đưa lên ôm đầu, lúc thì vuốt bờm con ngựa đang rúc xuống nhai lấy nhai để, lúc thì nắm lấy đốc gươm.

Viên sĩ quan không nói gì nữa, hắn đứng yên một lát nhìn phần trên hai chân sau con ngựa gầy tọp đi một cách đáng sợ, rồi hắn gật đầu nói:

– Con ngựa vừa chạy, mình còn nóng thế kia mà đã cho ăn thóc. Giọng nói của hắn rõ ràng có vẻ luống cuống.

– Không đã mát rồi đấy – “Tóc trái đào” trả lời gần như thầm mì.

Gã vừa nói vừa nhét vào trong lòng bàn tay những hạt thóc rơi vãi trong bị ra rồi ném vào cho con ngựa ăn.

Trong những ngày đầu thảng mười một trung đoàn ra tới mặt trận. Gió lóc cuốn xoáy khắp vùng núi Trasivania mây mù lạnh giá tích đầy các khe núi thành gò thành đống. Trong các khu vực rừng thông bị sương giá đốt cháy vàng, mùi nhựa xông lên nồng nặc.

Mặt tuyết đầu mùa còn sạch bong trên núi càng ngày càng phơi ra trước mắt con người nhiều vết chân thú rừng: chó sói, hươu nai, dê rừng hoảng sợ trước chiến tranh đã bỏ các vùng biên giới hoang vu, chạy vào sâu trong nước.

Ngày mồng bảy tháng mười một, trung đoàn 12 tấn công lên cao điểm “320”. Hôm trước, các chiến hào còn do quân Áo chiếm giữ, nhưng đến hôm tấn công, chúng đã được thay bằng bọn lính Sarson vừa bị chuyển từ mặt trận Pháp về. Quân Cô- dắc tiến trong đội hình bộ binh trên những sườn núi đã phủ một lớp tuyết xốp mỏng. Chân họ dẫm lên những hòn đá vụn giá băng, làm bụi tuyết bốc lên như khói. Grigori đi bên cạnh “Tóc trái đào”. Chàng nói với gã với nụ cười của một kẻ biết mình có lỗi, nụ cười chưa bao giờ có vẻ ngượng ngùng như thế nầy:

– Không hiểu sao hôm nay mình sợ sợ thế nào ấy… Cứ như mình lên tấn công lần đầu ấy.

– Thật à? “Tóc trái đào” ngạc nhiên.

Gã hạ khẩu súng trường trên vai xuống, xách súng bằng dây da, vừa đi vừa mút những miếng băng nhỏ bám trên ria.

Quân Cô- dắc tiến lên núi trong những đội hình tấn công nham nhờ, chỉ liến mà không nổ súng. Đỉnh các ụ chiến hào của địch cũng chết lặng một cách rùng rợn. Chỗ ấy bên quân Đức sau một ụ đất dốc, một viên trung uý người Sarson có khuôn mặt đỏ tía vì gió và cái mũi bong da, đang ngửa hằn người ra sau, mỉm cười và kêu lên một cách ngang tàng với bọn lính:

– Các bạn! Chúng ta đã từng đánh bọn áo xanh nầy (chỉ lính Cô- dắc) nhiều lần rồi! Nào, cả lần nầy nữa chúng ta cũng sẽ cho chúng nó biết rằng chạm trán với chúng ta nghĩa là thế nào. Các bạn hãy chịu khó chờ thêm. Đứng bắn vội! (Tiếng Đức trong nguyên văn).

Các đại đội Cô- dắc tiến lên tấn công. Dưới chân họ là chất đá bở, dẫm xuống vụn ra rơi lả tả. Grigori nhét lại hai cái tai của chiếc mũ trùm gáy đã biến thành màu hung hung đỏ, mỉm một nụ cười xao xuyến. Một ánh xanh xanh vàng vàng hiện lên trên cặp má hõm lồm xồm những sợi râu đen nhánh, cứng như rơm, đã lâu không cạo, và trên cái mũi dài nhòm mồm của chàng. Hai con mắt đen như hai hòn than gầy âm thầm sáng lên dưới cặp lông mày đầy sương muối.

Grigori đã mất cái bình tĩnh thường ngày. Chàng cố cưỡng lại cái cảm giác sợ hãi đáng nguyền rủa bỗng nhiên quay trở lại, bèn nheo hai con mắt đầy nghi ngại nhìn đường đỉnh ụ chiến hào tuyết phủ trắng xoá và nói với “Tóc trái đào”.

– Chúng nó cứ ngậm tăm. Để chúng mình lại gần hơn. Còn mình thì thấy sợ, nhưng mình chẳng thấy hổ thẹn chút nào… Nếu bây giờ mình quay lưng, bỏ chạy trở về thì sao nhỉ?

– Sao hôm nay cậu ăn nói lung tung như thế? – “Tóc trái đào”, hỏi bực bội. – Người anh em thân mến, ở đây cũng như trong khi chơi bài thôi: mất niềm tin ở mình là chúng nó xin ngay cái đầu. Mặt cậu vàng như nghệ ấy. Griska ạ… Một là cậu ốm, hai là hôm nay chúng nó sẽ đưa cậu về với ông bà ông vải. Cậu thử nhìn xem! Đã thấy chưa?

Trên chiến hào bỗng có một tên Đức áo ca- pôt ngắn, mũ sắt nhọn đứng thẳng lên trong một giây rồi lại ngồi sụp ngay xuống.

Người tiến bên trái Grigori là một gã Cô- dắc đẹp trai: tóc màu hạt dè nhạt người Elanskaia. Gã vừa đi vừa tháo chiếc găng bên tay phải ra rồi lại đi vào và cứ làm đi làm lại như thế không biết bao nhiêu lần. Gã bước vội vã, đầu gối gập lại rất khó khăn và thỉnh thoảng lại cất tiếng ho rất to. “Thật y như thằng đi đêm một mình… Cứ rặn ra mà ho, cho đỡ sợ”. – Grigori nghĩ thầm. Sau gã Cô- dắc nầy có thể nhìn thấy cái má đầy tàn hương của tên hạ sĩ Marsaev, sau nữa là Emelian Grosov.

Thằng cha chĩa cây súng ra phía trước một cách vững vàng, mũi súng hơi đưa sang bên. Grigori nhớ rằng vài ngày trước đây, trên đường hành quân, Emelian đã dùng chiếc lưỡi lê nầy phá khoá cửa một nhà kho lương thực, ăn cắp túi ngô của một người Rumani. Miska Kosevoi đi gần như ngang với Emelian. Anh chàng hút thuốc một cách thèm khát, thỉnh thoảng lại sỉ mũi rồi chùi ngón tay vào mặt ngoài của tà áo ca- pôt bên trái.

– Mình khát nước quá – Marsaev nói.

– Emelian ạ, còn mình thì đi đôi ủng chật quá. Với cái của nầy thì nhấc chân lên không được nữa. – Miska Kosevoi than vãn.

Emelian tức giận ngắt lời Miska:

– Ở đây không phải là chỗ nói chuyện ủng iếc gì cả! Cậu hãy cố chịu đựng. Bọn Đức sẽ quét súng máy ngay cho mà xem.

Ngay loạt đạn đầu tiên đã bắn quỵ Grigori. Chàng chỉ ối chà được một tiếng là ngã xuống. Chàng định buộc bên tay bị thương, bèn luồn tay vào chiếc túi dết dựng bông băng cấp cứu, nhưng chợt cảm thấy một dòng máu nóng hổi tuôn ra phùn phụt trong ống tay áo, nên không còn chút sức lực gì nữa. Chàng nằm sóng soài, cái đầu nặng tựa đá đeo nấp sau một tảng đá, rồi thè cái lưỡi khô bỏng ra liếm một dám tuyết lồm xồm. Môi chàng run run hớp lấy hớp để những miếng tuyết xóp. Chưa bao giờ Grigori thấy sợ như lúc nầy.

Chàng run như cầy sấy lắng nghe tiếng đạn réo khô khan gay gắt và tiếng súng nổ ầm ầm tràn ngập không gian. Chàng ngầng đầu nhìn thấy những tên Cô- dắc trong đại đội đang chạy nháo nhào xuống chân núi người trượt, người ngã, vừa chạy vừa bắn lung tung, chẳng có mục đích gì cả về phía sau và lên trời. Chính cái sợ không gì có thể nói rõ lý do có thể bào chữa cho Grigori trong lúc nầy đã làm cho chàng đứng dậy, và bắt chàng cũng phải chạy xuống phía dưới tới khoảng lề rừng thông lởm chởm răng cưa nơi lúc nãy trung đoàn bắt đầu triển khai công kích. Grigori chạy vượt Emelian Grosov. Emelian vừa chạy vừa lôi theo gã trung đội trưởng bị thương. Trên sườn núi rất dốc, viên trung uý chạy chân nam đá chân siêu như thằng say rượu, thỉnh thoảng lại bám chặt lấy vai Emelian để nhổ ra những cục máu đặc đen sì. Như một trận tuyết lở, các đại đội tuôn xuống ào ào vào trong khu rừng. Một số xác chết nằm lại trên những sườn dốc màu tro, nom như những đống gì xám xám. Những người bị thương, chưa kịp được mang đi thì phải tự bò về.

Súng máy địch bắn quét sau lưng họ.

U- u- u ca- ca- va! – Đạn nổ rền như tiếng vỗ tay.

Grigori dựa vào tay Miska Kosevoi lẩn vào trong rừng. Đạn bật nảy loạn xạ trên cái bãi thoai thoải ở ven rừng. Khẩu súng máy hạng nặng ở sườn bên trái quân Đức vẫn bắn liên hồi. Như có bàn tay rất khoẻ ném ra một hòn đá, hòn đá ấy vừa nảy vừa khêu vang trên lớp băng mỏng manh đầu mùa.

U u u- u- ca- ca- ca- ca.

Chúng nó đã dội cho anh em mình một mẻ ra trò! – “Tóc trái đào kêu như thích thú lắm.

Gã dựa vào cái thân màu hung hung của một cây thông, lười nhác nổ súng vào những tên Đức chạy đi chạy lại trên các chiến hào.

– Những thằng ngu xuẩn thì phải cho một bài học mới mở mắt ra! Phải cho một bài học! – Miska giăng một tay khỏi tay Grigori thở hổn hển kêu lên – Hạng chó má! Còn tồi tệ hơn nữa là khác. Phải chờ đổ hết máu rồi mới hiểu được vì sao chúng nó đập vào đầu mình.

– Cậu nói cái gì đấy hả? – “Tóc trái đào” nheo mắt hỏi.

– Người thông minh thì tự nhiên tất phải hiểu, còn kẻ ngu xuẩn… đối với kẻ ngu xuẩn thì còn cách gì nữa? Nhồi vào đầu đến mấy cũng không hiểu được đâu.

– Cậu còn nhớ lời thề không hử? Cậu đã tuyên thệ hay chưa? – Tóc trái đào” hỏi vặn.

Miska không trả lời, chỉ quỳ xuống, đưa hai bàn tay run lẩy bẩy lấy lên một vốc tuyết dưới đất, vừa ngốn lấy ngốn để vừa ho sù sụ người khẽ run run.

— —— —— —— ——-

1 Thành phố Ba Lan (ND).

2 Thành phố Ba Lan, sau thế chiến hai thuộc về Ukraina.

3 Tù binh bắt để khai thác tin tức (ND).

4 Nicolaievich (1858 – 1929). Đại công tước, làm tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga từ khi chiến tranh thế giới bùng nổ. Trong thời kỳ Nội chiến, bỏ chạy ra nước ngoài. Tại đấy, có sự ủng hộ của Vrănghen và phần lớn các phần tử bảo hoàng là một trong những kẻ có tham vọng lên ngôi vua nước Nga (Lời chú của bản tiếng Nga).

Chọn tập
Bình luận