Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Những Huyền Thoại

Tác giả: Roland Barthes
Thể loại: Triết Học

Danh sách chương

Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu lấy tiêu đề trùng với nhan đề của sách là “Những huyền thoại” tập hợp 53 bài ông viết từ 1954 đến 1956 về các vấn đề thời sự hàng ngày hết sức đa dạng ông quan sát và nghiền ngẫm trong xã hội Pháp; chất liệu của những bài viết ấy có thể là một bộ phim, một bài báo, một tấm ảnh ở trang bìa tờ tạp chí, một cuộc triển lãm… Phần thứ hai mang tiêu đề “Huyền thoại, ngày nay…” (Le mythe, aujourd’hui…) có thể xem như lời hậu bạt dài khép lại cuốn sách.

Trong Lời nói đầu công trình nghiên cứu, tác giả viết : “Ngay từ đầu […] tôi cũng đã tin vào một điều mà về sau tôi tìm cách rút ra tất cả những hệ quả: huyền thoại là một ngôn ngữ (langage). Vì vậy, tuy đề cập đến những sự việc xem ra hết sức xa lạ với mọi loại văn ch­ương (một trận đấu catch, một món ăn đư­ợc trang trí, một cuộc triển lãm chất dẻo), tôi không nghĩ là đi ra ngoài lĩnh vực ký hiệu học đại cư­ơng của thế giới tư sản chúng ta, mà tôi đã tiếp cận triền dốc văn chương trong các tiểu luận trư­ớc…” Đến Lời nói đầu ở lần tái bản năm 1970, tác giả lại viết : “Bạn đọc sẽ thấy ở đây hai quyết tâm: một mặt là phê phán ngôn ngữ của cái gọi là văn hóa đại chúng về phư­ơng diện tư tưởng; mặt khác là bước đầu tháo dỡ ngôn ngữ ấy về phương diện ký hiệu học: tôi vừa đọc Saussure và tôi sẽ rút ở đấy ra niềm tin chắc là bằng cách xem xét các “thể hiện tập thể” như­ những hệ thống ký hiệu, ngư­ời ta hy vọng có thể thôi không còn phải tố cáo nhẹ nhàng chung chung mà vạch ra một cách chi tiết sự lừa phỉnh muốn biến văn hóa tiểu tư­ sản thành bản chất phổ quát”.

Xem thêm  Bàn Về Khế Ước Xã Hội

Mở đầu phần thứ hai cuốn Những huyền thoại, Barthes viết : “Huyền thoại là gì ? Tôi sẽ ngay lập tức đưa ra câu trả lời đầu tiên rất đơn giản, hoàn toàn phù hợp với từ nguyên: huyền thoại là một ngôn từ . Ngay ở cuối trang, ông ghi chú là người ta có thể sẽ đưa ra cả ngàn nghĩa khác của từ huyền thoại để bác bẻ ông, nhưng ông đã tìm cách xác định các sự việc, chứ không phải các từ ngữ. Huyền thoại là một ngôn từ, nhưng theo ông không phải ngôn từ nào cũng là huyền thoại, “mà cần phải nêu lên mạnh mẽ ngay từ đầu, huyền thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp” do đó huyền thoại không thể là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một phương thức thông báo, đó là một hình thức ; huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà bằng cách thức nó phát ra thông điệp.

Vẫn theo Barthes, “mọi ký hiệu học đều có tiền đề là mối tương quan giữa hai vế, cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Mối tương quan ấy diễn ra trên những đối tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau, và vì thế nó không phải là sự ngang bằng mà là sự tương đương”  ; do đó, nếu như trong ngôn ngữ thông thường cái biểu đạt biểu thị cái được biểu đạt, thì trong mọi hệ thống ký hiệu học, không chỉ có hai mà là ba vế khác nhau ; vế thứ nhất không dẫn thẳng đến vế thứ hai mà thông qua mối tương quan giữa hai vế ấy ; “vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu là tổng liên kết của hai vế đầu”. Ông đưa ra một số thí dụ, chẳng hạn bó hoa hồng: ông để cho bó hoa hồng biểu đạt tình yêu say đắm của ông; ở đây không phải chỉ có cái biểu đạt (những bông hồng) và cái được biểu đạt (tình yêu say đắm) ; mà chỉ có những bông hồng đã “thấm đượm tình yêu say đắm” ; nhưng trên bình diện phân tích, rõ ràng có ba vế, vì những bông hồng thấm đượm tình yêu hoàn toàn có thể phân tích thành những bông hồng và tình yêu say đắm, hai vế đó tồn tại độc lập trước khi kết hợp với nhau để tạo thành đối tượng thứ ba là ký hiệu. “Đúng thế, ông viết, trên bình diện cuộc sống trải nghiệm, tôi không thể tách những bông hồng ra khỏi thông điệp chúng mang theo như thế nào, thì trên bình diện phân tích cũng thế, tôi không thể lẫn lộn những bông hồng với tư cách cái biểu đạt và những bông hồng với tư cách ký hiệu: cái biểu đạt thì trống rỗng, ký hiệu thì đầy ắp, nó là nghĩa”.

Xem thêm  Plato Và Con Thú Mỏ Vịt Bước Vào Quán Bar

Sự phê phán xã hội bộc lộ rõ nét trong Những huyền thoại. Barthes phê phán cái “xã hội chúng ta”, “môi trường ưu đãi của những biểu đạt huyền thoại”, nơi chốn của “một chế độ tư hữu nhất định”, “một trật tự nhất định”. Với Roland Barthes, huyền thoại làm con người chúng ta mù quáng không thể nhìn nhận rõ điều kiện lịch sử của chính mình, còn nghiên cứu về huyền thoại thì làm người ta nhìn rõ mọi thứ.

Bình luận