Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Những Huyền Thoại

Chú Thích

Tác giả: Roland Barthes
Thể loại: Triết Học
Chọn tập

Ferdinand de Saussure (1857-1913): Nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sĩ, viết bằng tiếng Pháp.

Roland Barthes (1915-1980): Nhà văn Pháp.

Nguyên văn: Les choses répétées plaisent: Những điều lặp đi lặp lại làm hài lòng.

Nguyên văn: Catch, môn đấu vật tự do, được sử dụng tất cả các ngón đòn, miễn rằng không gây chết người.

Charles Baudelaire (1821-1867): Nhà thơ Pháp.

Arnolphe, Andromaque: Các nhân vật trong bi kịch của nhà văn Pháp Racine (1639-1699).

Boxe, ta thường gọi là đấu quyền Anh.

Littré (1801-1881): Triết gia, nhà ngôn ngữ học, nhà từ điển học Pháp.

Comédie Humaine: Nhan đề bộ tiểu thuyết lớn của nhà văn Pháp Balzac (1799-1850).

Molière (1622-1673): Nhà soạn hài kịch Pháp.

Nguyên văn: fantasia.

La Bruyère (1645-1696): Nhà văn, nhà đạo đức học Pháp.

Moustache: Ria mép (tiếng Pháp).

Joseph Staline (1879-1953): Chính trị gia Liên-xô.

Anglo-Saxons: Tên gọi chung các chủng tộc Germanie (Đức) thời xưa.

Stanislavski (1863-1938): Diễn viên, nhà đạo diễn Nga.

André Gide (1869-1951): Nhà văn Pháp.

Congo: Một con sông ở châu Phi.

Jacques-Bénigne Bossuet (1627-1704): Nhà văn Pháp.

Để đi vệ sinh.

Reblochon: Loại pho mát ngon sản xuất ở Savoie.

Dòng máu xanh: Nguyên văn: Sang bleu.

Élisabeth đệ Nhị nước Anh, đăng quang năm 1952.

Robert de Flers (1872-1927): Nhà soạn kịch Pháp.

Gaston Armand de Caillavet (1869-1915): Nhà soạn kịch Pháp.

Marie-Antoinette (1755-1793): Hoàng hậu Pháp, vợ vua Louis XVI.

Hiệu bán mọi thứ hàng đồng loạt một giá.

Một chủng tộc người da đỏ ở Bắc Mỹ.

Henri Lefebvre (1901-1991): Triết gia Pháp.

Soren Kierkegaard (1813-1855): Triết gia Đan Mạch.

Graham Greene (1904-1991): Nhà văn Anh.

La Restauration: Giai đoạn lịch sử ở Pháp từ 1814 đến 1830.

Bertolt Brecht (1898-1956): Nhà soạn kịch Đức.

Abraham Lincoln (1809-1865): Tổng thống thứ 16 của Mỹ.

Chữ Latin trong nguyên văn, có nghĩa là trái lại.

Strabon (58 tr.CN-25): Nhà địa lý Hy Lạp.

Jules Michelet (1798-1874): Sử gia Pháp.

Paul Vidal de La Blache (1845-1918): Nhà địa lý học Pháp.

Nhân vật trong hài kịch của nhà văn Pháp Molière.

From here to eternity: (tiếng Anh trong nguyên văn): Từ nay cho đến muôn đời. Cũng là: “Chừng nào còn có những con người”.

Jules Roy (1907-2000): Nhà văn Pháp; tác phẩm Các cơn lốc (Les cyclones) xuất bản năm 1953.

Tiếng Latin trong nguyên văn: Đến phút cuối cùng.

Living Room (tiếng Anh trong nguyên văn): Phòng khách, vở kịch của nhà văn Anh Graham Greene (1904-1991) xuất bản năm 1953.

Armand de Rancé (1626-1700): Tu sĩ Pháp.

Gaston Dominici, 75 tuổi bị kết tội giết chết Jack Drummond, người Anh cùng với vợ và con gái ông ấy vào năm 1952. Gaston thú nhận là vợ Drummond gạ gẫm lão làm tình, bị Drummond bắt quả tang… nên đã phạm tội bắn chết người. Nhưng Dominici nhiều lần phản cung.

Tên thật của các pharaon (vua Ai Cập) Ousirtesen.

Nền Cộng hoà đệ Tam trong lịch sử Pháp, từ 1870 đến 1940.

Maurice Genevoix (1890-1980): nhà văn Pháp, Viện sĩ Hàn lâm.

L’étranger (1942): Tiểu thuyết của nhà văn Pháp Albert Camus (1913-1960).

Pierre Corneille (1606-1684): Nhà văn Pháp.

Jean Giono (1895-1970): Nhà văn Pháp.

Franz Kafka (1883-1924): Nhà văn Tiệp gốc Do Thái.

Nguyên văn: Êtes-vous allé au pont? – Allée? Il n’ya pas d’allée… Dominici nghe allé (đi) thành allée (đường đi trồng cây hai bên).

Armand Salacrou (1899-1989): Nhà văn Pháp.

Frigoli (1867-1936): Diễn viên Italia, có tài biến đổi rất nhanh chóng.

Britonnie: tên gọi nước Anh thời chinh phục của La Mã; Nyassaland: một nước ở Trung Phi, nay gọi là Malawi.

Nhân vật chính trong vở kịch cùng tên (Don Juan, 1665) của Molière.

Honoré de Balzac (1799-1850): Nhà văn Pháp.

Jean Racine (1639-1699): Nhà văn Pháp.

Vosges ở miền Đông nước Pháp.

Cuộc nổi dậy của dân chúng Paris tháng Sáu năm 1848.

Ở trên, tác giả viết: mới mấy tháng tuổi.

Rừng Boulogne, nơi dạo chơi ở Paris.

Daniel: Nhà tiên tri người Israel ở thế kỷ VII tr.CN.

André Leroi-Gourhan (1911-1986): Nhà dân tộc học Pháp.

Montesquieu (1689-1755): Nhà văn Pháp, tác giả Những bức thư Ba Tư (Les Lettres persanes. 1721).

Voltaire (1694-1776): Nhà văn Pháp.

Spellman (1889-1967): Hồng y giáo chủ Mỹ, nổi tiếng với tư tưởng chống Cộng.

Greta Garbo: Diễn viên đóng vai nữ hoàng trong phim Nữ hoàng Christine.

Platon (429-347 tr.CN): Triết gia Hy Lạp.

Pierre de Marivaux (1688-1763): Nhà văn Pháp.

Logos, Praxis: (in nghiêng trong nguyên bản): lý luận, thực tiễn.

Gaston Bachelard (1884-1962): Triết gia Pháp.

Ex nihilo (tiếng Latin trong nguyên văn): Từ chỗ chẳng có gì.

Boisson d’argent.

Comprend ở đây có hai nghĩa: hiểubao gồm; không dịch được.

René Coty (1882-1962): Tổng thống Pháp.

Pierre Mendès-France (1907-1982): Chính khách Pháp.

De Castries: tướng Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Jules Verne (1828-1905): Nhà văn Pháp.

Năm mươi năm ngày mất của Jules Verne.

Hòn đảo bí ẩn (L’Ile mystérieuse, 1874): Tiểu thuyết của Jules Verne.

Antée: Nhân vật khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp.

Arthur Rimbaud (1854-1891): Nhà thơ Pháp, tác giả bài thơ Con tàu say (Le bateau ivre).

Huile (dầu), viết ở số nhiều là Huiles.

Pierre Poujade (1920-2003): Chính khách Pháp.

Edgar Faure (1908-1988): Chính khách Pháp.

Albert Marcellin (1851-1921): Người cầm đầu cuộc nổi loạn của dân trồng nho ở Pháp.

Arthur Adamov (1908-1970): Nhà văn Pháp.

Nguyên văn: Appareil à sous, một thời có nhiều ở các quán ăn, các chốn cờ bạc. Đó là vở Bóng bàn (Ping-Pong), diễn lần đầu năm 1955.

Frozen vegetables (tiếng Anh trong nguyên văn): Rau quả ướp lạnh.

James Brown (1933-2006): ca sĩ, nhạc sĩ Mỹ.

Maximilien de Robespierre (1758-1794): Nhà cách mạng Pháp.

Gabriele d’Annunzio (1863-1938): Nhà văn Italia.

Maurice Maeterlinck (1862-1949): Nhà văn Bỉ.

Jean Giraudoux (1882-1944): Nhà văn Pháp.

Albert Einstein (1879-1940): Nhà Vật lý lý thuyết người Đức gốc Do Thái.

George Berkeley (1685-1753): Triết gia Ireland.

Friedrich Schelling (1775-1854): Triết gia Đức.

Jet-man (tiếng Anh trong nguyên văn): Người-phóng.

Antoine de Saint-Exupéry (1900-1944): Nhà văn, phi công Pháp.

Charles Lindbergh (1902-1974): Phi công Mỹ.

Bouvard et Pécuchet: Tiểu thuyết của nhà văn Pháp Gustave Flaubert (1821-1880) xuất bản năm 1881 sau khi ông đã qua đời.

Henry de Montherlant (1896-1972): Nhà văn Pháp.

Marcel Mauss (1872-1950): Nhà dân tộc học Pháp.

Thánh Thomas d’Aquin (1225-1274): Nhà thần học.

Aristote (384-322 tr.CN): Triết gia Hy Lạp.

Dwight David Eisenhower (1890-1969): Tổng thống Mỹ.

Joseph MacCarthy (1908-1957): Nghị sĩ Mỹ, nổi tiếng chống cộng sản.

Thời Đế chế Napoléon Đệ nhất ở Pháp (1804-1815).

La Locandiera hay Cô chủ quán xinh đẹp (1753): Vở kịch của nhà văn Italia Carlo Goldoni (1707-1793).

Nguyên văn: Commedia del Parte, loại hài kịch có nguồn gốc từ Italia.

Orestie: Vở kịch bộ ba của nhà văn Hy Lạp Eschyle (525-456 tr.CN).

Brankart người France, Bobet người France, Robic người Celte, Ruiz người Ibère, Darrigade người Gascogne.

Batave: Nay là Hà Lan.

Julius César (101-11 tr.CN): Tổng tài La Mã.

Mécène (69-3 tr.CN): Hiệp sĩ La Mã, người nổi tiếng là hào phóng giúp đỡ văn nghệ sĩ.

Bretagne: vùng Tây-bắc nước Pháp.

Homère (thế kỷ IX tr.CN): Nhà thơ Hy Lạp, tác giả hai bản anh hùng ca IliadeOdyssée.

Moloch: Vị thần được thể hiện như một người với bộ mặt bò mộng.

Ulysse: Nhân vật trung tâm trong anh hùng ca Odyssée.

Nguyên văn: cổng của Trái đất.

Prométhée, Sisyphe: Các nhân vật trong thần thoại Hy Lạp. Sisyphe phạm tội với Zeus, bị Zeus trừng phạt phải lăn một tảng đá lớn từ chân núi lên đỉnh núi; gần tới nơi Sisyphe kiệt sức, đá lại lăn xuống.

Victor Hugo (1802-1885): Nhà văn Pháp.

Tam tài: Lá cờ của Pháp gồm ba màu xanh trắng đỏ.

Teutons: Dân tộc Germanie cổ.

La Comtesse de Ségur (1799-1874): Nữ văn sĩ Pháp.

Tức Cuộc đua năm 1955.

Francisco Franco (1892-1976): Tướng lĩnh Tây Ban Nha, sau khi đàn áp Mặt trận bình dân, lên làm quốc trưởng năm 1937.

Guernica: Thành phố Tây Ban Nha bị máy bay phát xít tàn phá năm 1937.

Charlotte: Món mứt quả và bánh mì nướng.

Nguyên văn: Génoise.

Gôloa (Gaulois): Chỉ dân tộc Pháp, nước Pháp xưa có tên là xứ Gaule.

Charles X: Vua Pháp dưới thời Trung hưng (1815-1830).

René Coty (1882-1962): Tổng thống Pháp từ 1954 đến 1959.

Mohammed Ben Arafa (1889-1076): Người được Pháp dựng lên đứng đầu chính phủ ở Marôc năm 1953.

Antoine Pinay (1891-1994): Chính khách Pháp.

Joseph de Monsabert (1887-1981): Tướng lĩnh Pháp.

Tricon-Dunois (1896-1996): Tướng lĩnh Pháp.

Vie intellectuelle.

Substantif.

Copule.

Article défini.

Verbe plein.

Prédicat.

A priori: Chữ Latin trong nguyên văn, ở đây có nghĩa là tiên quyết.

Cái có trước.

Alain Robbe-Grillet (sinh năm 1922): Nhà văn Pháp.

Stendhal (1783-1842): Nhà văn Pháp.

Anatole France (1844-1924): Nhà văn Pháp.

A priori: Trong trường hợp này hiểu theo nghĩa: ngay từ đầu.

Loại du thuyền ở Venise (Italia).

A contrario: Tiếng Latin trong nguyên văn: bằng phản chứng.

Moulin-Rouge: Tiệm hát do Joseph Oller lập nên năm 1889 ở Paris,, khu Pigalle, quận XVIII, nổi tiếng với thoát y vũ.

Le Voyeur (1955).

D.S. đọc là Đêexơ, Déesse: Tiếng Pháp có nghĩa là Nữ thần.

Nautilus: Tên con tàu trong tiểu thuyết viễn tưởng của nhà văn Pháp Jules Verne.

Minou Drouet (sinh năm 1947): Nữ thi sĩ Pháp gây nhiều tranh cãi trong những năm 50 thế kỷ XX.

Jean Cocteau (1889-1963): Nhà văn Pháp.

Marguerite Burnat-Provins (1872-1952): Nữ thi sĩ Pháp.

Roger Allard (1885-?): Thi sĩ Pháp.

Tristan Klingsor (1874-1966): Nhà thơ Pháp.

Madame de Noailles (1876-1933): Nhà thơ Pháp.

Sabine Sicaud (1913-1928): Nữ thi sĩ Pháp.

Blaise Pascal (1623-1662): Nhà toán học, nhà triết học, nhà văn Pháp.

Jean-Paul Sartre (1905-1980): Nhà văn, triết gia Pháp.

Wolfgang Mozart (1756-1791): Nhà soạn nhạc áo.

Roberto Benzi (sinh năm 1937): Chỉ huy dàn nhạc, gốc Italia, sinh ở Pháp.

Tên một bộ từ điển.

Guillaume Apollinaire (1880-1918): Nhà thơ Pháp.

Emile Zola (1840-1902): Nhà văn Pháp.

Mouvement Républicain Populaire: Phong trào Cộng hoà Nhân dân.

Nguyên văn: Continent perdu, vừa có nghĩa là Lục địa bị đánh mất, vừa có nghĩa là Lục địa xa xôi hẻo lánh. Roland Barthes muốn chơi chữ trong trường hợp này.

Insulinde: Tên gọi cũ của quần đảo Malaysia.

Séville: Một tỉnh ở Tây Ban Nha.

Ta bắt gặp ở đây một thí dụ hay về khả năng huyễn hoặc của âm nhạc: tất cả những cảnh Phật giáo đều kèm theo âm nhạc du dương ngọt ngào, bắt nguồn vừa từ tình ca Mỹ vừa từ lễ ca tương truyền do các giáo hoàng Grégoire đặt ra; đó là ca khúc một bè (ký hiệu của tính chất tu hành). (Chú thích của Roland Barthes).

Bandoeng: Thành phố ở Indonesia, nơi diễn ra hội nghị các nguyên thủ của thế giới thứ ba ngày 18-4-1855.

Nguyên văn: creuse.

Nguyên văn: sein.

Rubato (thuật ngữ âm nhạc): Linh động.

Nguyên văn: Le plastique.

Nguyên văn: simili.

The Family of Man: (Tiếng Anh trong nguyên văn) có nghĩa: Gia đình loài Người.

Goutte d’or: Khu vực ở phía bắc Paris, thuộc quận XVIII.

Nguyên văn: le pathos.

Nguyên văn: le logos.

Ab origine: (tiếng Latin trong nguyên văn): từ đầu.

Quakerisme.

La Dame aux Camélias (1852): Vở kịch của nhà văn Pháp Alexandre Dumas con (1824-1895).

Marcel Proust (1871-1922): Nhà văn Pháp.

Cha của Armand.

Polyvalent (chuyên gia đa ngành) phát âm gần giống với Polyvoleurs (kẻ trộm đa tài).

Professeur (giáo sư) phát âm gần giống với Profiteur (kẻ trục lợi).

Phần lớn các dẫn văn đều trích từ cuốn sách của Poujade: Tôi đã lựa chọn cuộc chiến đấu. (Chú thích của Roland Barthes).

Poujjadisme: Một phong trào chính trị và công đoàn ở Pháp.

Aristophane (Khoảng 450-386 tr.CN): Nhà hài kịch Hy Lạp.

Socrates (470-399 tr.CN.): Triết gia Hy Lạp.

Phố thuộc quận I và quận IV ở Paris.

Tiếng Latin trong nguyên văn, nghĩa như phần đầu của câu.

Đây là tả ngạn sông Seine ở Paris.

Royal Air Force. Poujade có thời tham gia không quân.

Pierre Mendès-France (1907-1982): Chính khách Pháp.

Augustin Thierry (1795-1856): Sử gia Pháp.

Maurice Barrès (1862-1923): Nhà văn, chính khách Pháp.

Jean-Marie Le Pen (sinh năm 1928): Chính khách Pháp.

Rubicon: Một con sông nhỏ ở miền bắc Italia. Thành ngữ “vượt Rubicon” có nghĩa là liều mình lao vào công việc gì.

Ruy Blas (1838): Vở kịch của nhà văn Pháp Victor Hugo (1802-1885).

Le Peuple (1846).

Người ta sẽ nêu lên cả ngàn nghĩa khác của từ huyền thoại để bác lại tôi. Nhưng tôi đã tìm cách định nghĩa các sự việc, chứ không phải các từ ngữ (Chú thích của Roland Barthes).

Minou Drouet có tập thơ nhan đề Arbre mon am (Cây, bạn tôi).

Lexis: Phong cách, cách thức.

Kipou: Sợi dây của người Inca có thắt các nút với số lượng thay đổi dùng để thông tin cho nhau.

Andrei Alexandrovitch Jdanov (1896-1948): Nhà lý luận Liên Xô.

Friedrich Engels (1820-1895): Triết gia Đức.

Sự phát triển của quảng cáo, của đủ loại báo chí, của vô tuyến truyền thanh, của tranh ảnh minh hoạ, chưa kể đến vô số tàn dư của những nghi lễ giao tiếp, khiến cho việc thiết lập khoa học ký hiệu học trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trong một ngày chúng ta bắt gặp bao nhiêu trường hợp thật sự không có ý nghĩa biểu đạt? Rất ít, đôi khi chẳng có trường hợp nào. Tôi đang đứng ở đấy, trước biển khơi: dĩ nhiên nó chẳng mang thông điệp nào cả. Nhưng trên bãi biển, bao thứ mang tính ký hiệu học! Những lá cờ, những khẩu hiệu, những biển hiệu, những áo quần, kể cả une bruniture, đều là các thông điệp đối với tôi. (Chú thích của Roland Barthes).

Mấy thuật ngữ có cùng từ nguyên signe, le signifiant, le signifié, signifier, signification lâu nay có nhiều cách dịch khác nhau, giới ngôn ngữ học ở nước ta chưa thật thống nhất, tôi tạm dịch lần lượt là ký hiệu, cái biểu đạt, cái được biểu đạt, biểu đạt, sự biểu đạt.

Sens.

Trong tiếng Pháp, ngoài từ “langue” chỉ ngôn ngữ nào đấy (chẳng hạn tiếng Pháp, tiếng Việt…) còn có từ “langage” chỉ hoạt động của lời nói, nhiều khi người ta cũng dịch là “ngôn ngữ”. Khi cần thiết, trong bản dịch tôi để nguyên ngữ trong ngoặc đơn.

Khái niệm từ ngữ (mot) là một trong những khái niệm bị tranh cãi nhiều nhất trong ngôn ngữ học. Tôi giữ lại khái niệm ấy cho giản tiện (Chú thích của Roland Barthes).

Sigmund Freud (1856-1939): Bác sĩ tâm thần Áo gốc Do Thái.

Jean Genet (1910-1986): Nhà văn Pháp.

Tel Quel, II, tr. 191 (Chú thích của Roland Barthes).

Ésope (Thế kỷ VI tr.CN): Nhà ngụ ngôn Hy Lạp.

Phèdre (15 tr.CN-50 sau CN): Nhà ngụ ngôn La Mã.

Attribut.

Latin/Latinité = Basque/Basquité (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn: ubiquité (có mặt khắp nơi).

Nguyên văn: alibi; thuật ngữ về luật, nghi phạm đưa ra chứng cứ là mình có mặt ở nơi khác khi vụ việc xảy ra.

Tôi nói: bên Tây Ban Nha, bởi vì ở Pháp, lớp tiểu tư sản đã làm nở rộ cả một nền kiến trúc “huyền thoại” về nhà gỗ xứ Basque (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn: Basquité.

Nguyên văn: arrêt, vừa có nghĩa là sự dừng lại, vừa có nghĩa là lời nghị án.

Trong tiếng Pháp, aimable là đáng yêu, aime là yêu.

Về phương diện đạo đức học, điều lấn bấn trong huyền thoại chính là hình thức của nó có lý do khơi gợi. Bởi nếu như có ngôn ngữ “lành mạnh”, thì đó là nhờ tính chất võ đoán của ký hiệu. Điều ngán ngẩm ở huyền thoại là phải nhờ đến một bản chất tự nhiên giả tạo, đó là cái xa xỉ của những hình thức biểu đạt, như trong những đồ vật kia chúng khoác cho sự hữu dụng của chúng vẻ bề ngoài tự nhiên, ý định cứ muốn làm cho sự biểu đạt thành nặng nề bởi cả sự bảo lãnh của tự nhiên gây nên thứ cảm giác ghê tởm: huyền thoại phong phú thái quá, và cái thái quá chính là lý do khơi gợi của nó. Sự ngán ngẩm ấy tôi cũng cảm thấy trước các loại nghệ thuật không muốn lựa chọn giữa cái physis và cái anti-physis, nên sử dụng cái trước như lý tưởng và cái sau như phần dành dụm. về phương diện đạo đức học mà nói, có một cái gì đê tiện khi chơi giỡn trên hai cái đó. (Chú thích của Roland Barthes).

Sự tự do vận dụng là vấn đề không thuộc lĩnh vực ký hiệu học; nó tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể của chủ thể. (Chú thích của Roland Barthes).

Chúng ta tiếp nhận việc xưng danh của con sư tử như một thí dụ thuần tuý về ngữ pháp tiếng Latin, bởi vì, với tư cách những người lớn, chúng ta ở vào cương vị sáng tạo ra nó. Rồi tôi sẽ trở lại vấn đề giá trị của văn cảnh trong sơ đồ huyền thoại ấy. (Chú thích của Roland Barthes).

Mode impératif.

Mode subjonctif.

Mode indicatif.

Thơ ca cổ điển, trái lại, có lẽ là hệ thống hết sức có tính huyền thoại, bởi vì nó áp đặt vào nghĩa một cái được biểu đạt bổ sung, đó là tính cân đối. Thể thơ alexandrin, chẳng hạn, có giá trị vừa như nghĩa của một diễn ngôn, vừa như cái biểu đạt của một tổng thể mới, đó là sự biểu đạt thơ ca của nó. Thành tựu, nếu có, là nhờ ở mức độ phối hợp rõ ràng của hai hệ thống. Như ta thấy, vấn đề hoàn toàn không phải là sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, mà là sự thẩm thấu tài hoa của một hình thức vào một hình thức khác. Tôi hiểu tài hoa là sự phối hợp hết sức tài tình các phương tiện. Do một sai lầm đã có từ lâu đời mà giới phê bình lẫn lộn nghĩa (sens) với nội dung (fond). Ngôn ngữ (langue) xưa nay chẳng qua chỉ là một hệ thống các hình thức, nghĩa (sens) là một hình thức. (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn infrasignification.

Ta bắt gặp lại ở đây nghĩa, theo Sartre hiểu, như là tính chất tự nhiên của các sự vật, tính chất ấy ở ngoài hệ thống ký hiệu (Saint-Genet, tr. 283). (Chú thích của Roland Barthes).

Le Degré zéro de l’écriture (1953): Tác phẩm của Roland Barthes.

Văn phong, ít ra theo như tôi đã xác định, không phải là một hình thức, nó không phụ thuộc vào một sự phân tích Văn chương về phương diện ký hiệu học. Thực ra, văn phong là một thực thể luôn luôn bị đe doạ hình thức hoá: trước hết, nó rất có thể thoái hoá thành lối viết: có một lối-viết-Malraux, và ở chính ngay Malraux. Và rồi, văn phong rất có thể trở thành một ngôn ngữ riêng biệt, ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng cho bản thân mình và cho chỉ riêng mình; văn phong lúc đó là một thứ huyền thoại duy ngã, là ngôn ngữ mà nhà văn tự nói với mình; ta hiểu rằng ở mức độ đông kết ấy, văn phong đòi hỏi một sự giải mã, một sự phê bình sâu sắc. Các công trình của J.P. Richard là một thí dụ về sự phê bình cần thiết ấy đối với các văn phong. (Chú thích của Roland Barthes).

Eugène Emmanuel Viollet-le-Duc (1814-1879): Kiến trúc sư và nhà văn Pháp.

Hình thức giả định, bởi vì chính nhờ cách ấy mà tiếng Latin thể hiện “văn phong hoặc diễn ngôn gián tiếp”, công cụ giải hoặc tuyệt vời. (Chú thích của Roland Barthes).

“Chủ nghĩa tư bản bị lên án là làm giàu cho công nhân”, tờ Match nói với chúng ta. (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn: Ex-nomination.

Từ ngữ “chủ nghĩa tư bản” không phải là điều cấm kỵ về phương diện kinh tế, nó là điều cấm kỵ về phương diện hệ tư tưởng: nó không thể xâm nhập vào từ vựng của những biểu hiện tư sản. Cần phải ở Ai Cập của Farouk mới có được phiên toà kết án đích danh một can phạm về “những âm mưu chống chủ nghĩa tư bản”. (Chú thích của Roland Barthes).

Giai cấp tư sản chẳng bao giờ dùng từ “giai cấp vô sản” là một huyền thoại nổi tiếng của cánh tả, trừ trường hợp có lợi khi hình dung giai cấp vô sản bị đảng cộng sản dẫn đi sai đường lạc lối. (Chú thích của Roland Barthes).

Đáng chú ý là những kẻ chống đối giai cấp tư sản về đạo đức (hoặc mỹ học) phần lớn vẫn dửng dưng, nếu không thậm chí gắn bó với những quyết định chính trị của giai cấp ấy. Ngược lại, những kẻ chống đối giai cấp tư sản về chính trị lại chẳng quan tâm lên án sâu sắc những biểu hiện của nó: thậm chí họ còn thường đi đến chỗ chia sẻ những biểu hiện ấy. Việc ngừng công kích này có lợi cho giai cấp tư sản, khiến nó có thể làm nhoà tên của nó đi. Vả chăng giai cấp tư sản lẽ ra chỉ được hiểu mình như sự tổng hợp của những quyết định và những biểu hiện của mình. (Chú thích của Roland Barthes).

Ở đây có thể có những hình tượng “hỗn loạn” của con người bị bỏ rơi (Ionesco chẳng hạn). Điều đó chẳng hề làm sứt mẻ sự yên ổn của các Bản chất. (Chú thích của Roland Barthes).

Kích thích điều tưởng tượng tập thể luôn luôn là mưu toan phi nhân, không những vì mơ mộng đem bản chất hoá cuộc sống thành số mệnh, mà còn vì mơ mộng thì cằn cỗi và vì nó bảo lãnh cho sự thiếu vắng. (Chú thích của Roland Barthes).

“Nếu mọi người và thân phận của họ hiện ra đảo ngược trong cả hệ tư tưởng như trong một buồng tối, hiện tượng ấy bắt nguồn từ quá trình sống lịch sử của họ…” Marx, Hệ tư tưởng Đức, I. tr. 157. (Chú thích của Roland Barthes).

Physis, anti-physis, pseudo-physis: Các khái niệm này, thường được in nghiêng trong văn bản, có thể tạm dịch là cái tự nhiên, cái phản-tự nhiên, cái giả-tự nhiên.

Nguyên văn: préfixe.

Có lẽ người ta có thể thêm nguyên tắc ánh sáng của nhân loại huyền thoại vào cái nguyên tắc nhục dục của con người theo Freud. Tất cả tính chất nhập nhằng của huyền thoại là đấy: ánh sáng ấy cũng sảng khoái (Chú thích của Roland Barthes).

Xem Marx và thí dụ về cây anh đào. Hệ tư tưởng Đức, I, tr. 161. (Chú thích của Roland Barthes).

Xem bài Lục địa bị đánh mất (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn: d’une façon transitive.

Nguyên văn: rapport intransitif.

Đáng lưu ý là chủ nghĩa Khrouchtchev tự xem mình không phải là sự thay đổi về chính trị, mà chủ yếu và duy nhất chỉ là sự chuyển đổi ngôn ngữ. Chuyển đổi cũng không trọn vẹn nữa, vì Khrouchtchev đã làm mất uy tín Staline, ông ta đã không giải thích Staline; ông ta đã không tái chính trị hoá Staline. (Chú thích của Roland Barthes).

Ngày nay chính người dân thuộc địa gánh chịu đầy đủ thân phận về đạo đức và chính trị mà Marx miêu tả là thân phận của người vô sản. (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn: micro-climat.

Phần công chúng của báo căn cứ vào mức sống (Le Figaro, 12 tháng Bảy 1955): cứ 100 người mua, ở thành phố, thì 53 người có một chiếc ô tô, 49 người có một phòng tắm, v.v., trong khi mức sống trung bình của người dân Pháp như sau: ô tô: 22%, phòng tắm: 13%. Sức mua của độc giả tờ Match là cao, nghiên cứu công bố ấy về phương diện huyền thoại học cho phép tiên đoán điều đó. (Chú thích của Roland Barthes).

Marx: “… chúng ta phải quan tâm đến lịch sử ấy, bởi vì hệ tư tưởng rút lại, hoặc là quan niệm sai lầm về lịch sử ấy, hoặc là lờ hẳn lịch sử ấy đi.” Hệ tư tưởng Đức, I, tr. 253. (Chú thích của Roland Barthes).

Marx: “… điều khiến họ trở thành những đại diện cho giai cấp tiểu tư sản, là ở chỗ trí tuệ của họ, ý thức của họ không vượt khỏi các giới hạn mà giai cấp ấy tự vạch ra cho những hoạt động của mình.” (18 tháng Sương mù). Gorki thì nói: kẻ tiểu tư sản, đó là kẻ đã cho mình là hơn cả. (Chú thích của Roland Barthes).

Nguyên văn: Esquisse d‘une théorie des émotions (1938).

Nguyên văn: dégagées, đối lập với engagées (dấn thân).

Đó không phải chỉ là người ta tách ra khỏi công chúng, mà đôi khi cũng là tách ra khỏi chính đối tượng của huyền thoại. Để giải hoặc Tuổi thơ thi sĩ, chẳng hạn, có thể nói tôi đã phải thiếu tin tưởng ở cô bé Minou Drouet. Do cái huyền thoại khổng lồ người ta vây chặt lấy em, tôi đã phải coi như không biết khả năng có thể em là cô bé dịu dàng, cởi mở. Nói xấu một cô bé chẳng bao giờ là tốt. (Chú thích của Roland Barthes).

Louis de Saint Just (1767-1794): Chính trị gia Pháp.

Nguyên văn: Idéologisme (tiếng Anh: Ideologism; tiếng Trung: ý thức hình thái chủ nghĩa).

Georg Lukács (1885-1971): Triết gia Hungary.

Đôi khi, chính ngay ở đây, trong các huyền thoại học ấy, tôi đã dùng mánh khoé: cứ phải nói mãi đến sự bay hơi của hiện thực, tôi đã tô đậm nó một cách thái quá, đã đem lại cho nó độ đậm đặc lạ lùng, thích thú đối với bản thân tôi, tôi đã tiến hành một số phân tâm học thực thể những đối tượng huyền thoại. (Chú thích của Roland Barthes).

Chọn tập
Bình luận