Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Cây lưu ly

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên gốc: Cây lưu ly

Tên gọi khác: Xin đừng quên tôi (Forget me not)

Tên khoa học: Myosotis

Tên tiếng Anh: Bee Plant, Beebread, Borago, Borraja, Bourrache, Burage, Common Borage, Common Bugloss, Starflower, Starflower Oil…

Tên hoạt chất: Cây lưu ly

Tìm hiểu chung về cây lưu ly

Cây lưu ly là cây gì?

Cây lưu ly dùng để làm gì?

Hoa, lá cũng như dầu từ hạt lưu ly được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp:

  • Dầu lưu ly được sử dụng cho: rối loạn về da như eczema, viêm da tiết bã và viêm da thần kinh; viêm khớp dạng thấp; stress; hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS); bệnh đái tháo đường; rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD); hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS); nghiện rượu; đau và sưng (viêm); phòng ngừa bệnh tim và đột quỵ.
  • Hoa và lá được sử dụng để điều trị: sốt; ho.
  • Cây lưu ly cũng được sử dụng để chữa trị: suy thượng thận; thanh lọc máu; tăng lưu lượng nước tiểu; phòng ngừa viêm phổi; an thần; thúc đẩy tăng tiết mồ hôi; tăng tiết sữa mẹ; điều trị viêm phế quản và cảm lạnh.

Loại thảo dược này có thể được kê cho các mục đích khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Cơ chế hoạt động của cây lưu ly là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây lưu ly. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng dầu lưu ly chứa axit béo – axit gamma – linolenic (GLA). Đây là một loại axit có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa.

Cách sử dụng cây lưu ly

Từ thời Trung cổ, ở châu Âu, lá cây lưu ly được sử dụng như một loại thảo dược. Người ta thêm lá và hoa lưu ly vào rượu và nước cốt chanh để làm nước giải khát. Lá đã được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, cảm lạnh và viêm phế quản, cũng như tăng tiết sữa ở phụ nữ. Dịch chiết từ lá được sử dụng để tăng tiết mồ hôi và lợi tiểu.

Từ lâu, cây lưu ly đã sử dụng riêng hoặc dùng kết hợp với dầu cá để điều trị viêm khớp dạng thấp, rối loạn về da và suy yếu xương. Tuy nhiên, bằng chứng lâm sàng chứng minh những công dụng này còn rất hạn chế.

Liều dùng cây lưu ly

Liều dùng thông thường của cây lưu ly là bao nhiêu?

Liều dùng của cây lưu ly có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: liều dùng là 1,1 hoặc 1,4g dầu hạt cây lưu ly, uống hàng ngày trong 24 tuần.

Trong một số thử nghiệm lâm sàng, liều dùng áp dụng cho trẻ em là 1g dầu hạt lưu ly/ngày, người lớn là 3g/ngày. Cây lưu ly dùng dưới dạng thảo mộc khô là 2g hãm trong 1 chén nước sôi, ngày uống 3 lần. 

Để điều trị bệnh rối loạn về da, áp dụng liều dùng từ 2.000 – 4.000mg/ngày ở người lớn và 1.000 – 2.000mg/ngày cho trẻ em.

Dạng bào chế của cây lưu ly là gì?

Chưa có dạng bào chế cụ thể cho cây lưu ly, nhưng chiết xuất tinh khiết của cây lưu ly có thể được dùng trị liệu cho một số loại bệnh.

Tác dụng phụ của cây lưu ly

Tác dụng phụ khi dùng cây hoa lưu ly là gì?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng cây lưu ly. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các bộ phận của cây lưu ly bao gồm lá, hoa và hạt có thể chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). Đây là chất có thể làm tổn thương gan hoặc gây ung thư, đặc biệt khi dùng với liều cao hoặc trong một thời gian dài. Chỉ sử dụng các sản phẩm từ cây lưu ly được chứng nhận và dán nhãn không chứa PAs.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: phân mềm, tiêu chảy, gây tổn thương gan hoặc ung thư, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc trong một thời gian dài.

Cảnh báo

  • Trẻ em: Dầu hạt lưu ly không có chứa PAs có thể an toàn khi dùng bằng đường uống với liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp.
  • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Dầu hạt lưu ly có thể không an toàn đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú. Điều quan trọng là bạn nên tránh sử dụng dầu hạt lưu ly chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). PAs có thể gây bệnh gan và gia tăng nguy cơ bị ung thư đối với người mẹ, đi vào sữa mẹ gây nguy hại cho bé. Các nhà khoa học cảnh báo, bạn không nên dùng dầu hạt lưu ly khi mang thai hay cho con bú.
  • Rối loạn chảy máu: Có một số ý kiến cho rằng dầu hạt cây lưu ly có thể kéo dài thời gian chảy máu và tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu. Nếu bạn bị rối loạn chảy máu, hãy thận trọng khi sử dụng.
  • Bệnh gan: Các bộ phận của cây lưu lý có chứa PAs gây ngộ độc gan, có thể khiến bệnh gan trở nên tồi tệ hơn.
  • Phẫu thuật: Cây lưu ly có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Ngừng sử dụng ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.
  • Động kinh: Cần thận trọng khi sử dụng dầu hạt lưu ly cho người bệnh động kinh.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Ngoài các tác dụng phụ này, cây lưu ly còn có thể gây tác dụng phụ khác. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng khi dùng cây lưu ly

Trước khi dùng cây lưu ly, bạn nên lưu ý những gì?

Cây lưu ly và dầu hạt lưu ly có những tác dụng phụ gây nguy hại đến sức khỏe. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại thảo mộc này, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng hoặc dự định sẽ dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn trong thời gian bạn sử dụng cây lưu ly
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây lưu ly, các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng, thảo dược ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây lưu ly với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây lưu ly như thế nào?

Dầu hạt cây lưu ly có thể an toàn khi uống hoặc dùng ngoài da một cách thích hợp.

Dầu hạt cây lưu ly không an toàn khi có chứa chất hóa học nguy hiểm pyrrolizidine alkaloids (PAs). Bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm được chứng nhận và dán nhãn là không có PAs và dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Tương tác với cây lưu ly

Cây lưu ly có thể tương tác với những yếu tố nào?

Cây lưu ly có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất, bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng loại thảo dược này, bạn không nên tự ý dùng, không ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với cây lưu ly bao gồm:

  • Thuốc làm gây cảm ứng Cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) bao gồm carbamazepine (Tegretol®), phenobarbital, phenytoin (Dilantin®), rifampin, rifabutin (Mycobutin®)… Do cây lưu ly bị chuyển hóa bởi gan, qua men CYP 3A4 nên việc dùng cây lưu ly cùng các thuốc này có thể làm tăng tác động độc hại của các hóa chất chứa trong dầu hạt cây lưu ly.
  • Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông/thuốc chống huyết khối) bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®…), ibuprofen (Advil®, Motrin®…), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®…), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®)… vì dầu hạt cây lưu ly có thể làm chậm đông máu. Dùng dầu hạt cây lưu ly cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) bao gồm ibuprofen indomethacin, naproxen, piroxicam, aspirin và những thuốc khác. Đôi khi NSAIDs và dầu hạt cây lưu ly được sử dụng kết hợp để chữa viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng dùng NSAIDs cùng với dầu hạt cây đậu có thể làm giảm hiệu quả của dầu hạt lưu ly.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng cây lưu ly. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Hà thủ ô
  • Ngải cứu
  • Cây kim ngân

Tên gốc: Cây lưu ly

Tên gọi khác: Xin đừng quên tôi (Forget me not)

Tên khoa học: Myosotis

Tên tiếng Anh: Bee Plant, Beebread, Borago, Borraja, Bourrache, Burage, Common Borage, Common Bugloss, Starflower, Starflower Oil…

Hoa, lá cũng như dầu từ hạt lưu ly được sử dụng làm thuốc trong các trường hợp:

Loại thảo dược này có thể được kê cho các mục đích khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược này.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây lưu ly. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng dầu lưu ly chứa axit béo – axit gamma – linolenic (GLA). Đây là một loại axit có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa.

Từ thời Trung cổ, ở châu Âu, lá cây lưu ly được sử dụng như một loại thảo dược. Người ta thêm lá và hoa lưu ly vào rượu và nước cốt chanh để làm nước giải khát. Lá đã được sử dụng để điều trị bệnh thấp khớp, cảm lạnh và viêm phế quản, cũng như tăng tiết sữa ở phụ nữ. Dịch chiết từ lá được sử dụng để tăng tiết mồ hôi và lợi tiểu.

Từ lâu, cây lưu ly đã sử dụng riêng hoặc dùng kết hợp với dầu cá để điều trị viêm khớp dạng thấp, rối loạn về da và suy yếu xương. Tuy nhiên, bằng chứng lâm sàng chứng minh những công dụng này còn rất hạn chế.

Liều dùng của cây lưu ly có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: liều dùng là 1,1 hoặc 1,4g dầu hạt cây lưu ly, uống hàng ngày trong 24 tuần.

Trong một số thử nghiệm lâm sàng, liều dùng áp dụng cho trẻ em là 1g dầu hạt lưu ly/ngày, người lớn là 3g/ngày. Cây lưu ly dùng dưới dạng thảo mộc khô là 2g hãm trong 1 chén nước sôi, ngày uống 3 lần. 

Để điều trị bệnh rối loạn về da, áp dụng liều dùng từ 2.000 – 4.000mg/ngày ở người lớn và 1.000 – 2.000mg/ngày cho trẻ em.

Chưa có dạng bào chế cụ thể cho cây lưu ly, nhưng chiết xuất tinh khiết của cây lưu ly có thể được dùng trị liệu cho một số loại bệnh.

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng cây lưu ly. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các bộ phận của cây lưu ly bao gồm lá, hoa và hạt có thể chứa pyrrolizidine alkaloids (PAs). Đây là chất có thể làm tổn thương gan hoặc gây ung thư, đặc biệt khi dùng với liều cao hoặc trong một thời gian dài. Chỉ sử dụng các sản phẩm từ cây lưu ly được chứng nhận và dán nhãn không chứa PAs.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: phân mềm, tiêu chảy, gây tổn thương gan hoặc ung thư, đặc biệt khi dùng liều cao hoặc trong một thời gian dài.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Ngoài các tác dụng phụ này, cây lưu ly còn có thể gây tác dụng phụ khác. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia về dược liệu.

Cây lưu ly và dầu hạt lưu ly có những tác dụng phụ gây nguy hại đến sức khỏe. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại thảo mộc này, nếu:

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng, thảo dược ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây lưu ly với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Dầu hạt cây lưu ly có thể an toàn khi uống hoặc dùng ngoài da một cách thích hợp.

Dầu hạt cây lưu ly không an toàn khi có chứa chất hóa học nguy hiểm pyrrolizidine alkaloids (PAs). Bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm được chứng nhận và dán nhãn là không có PAs và dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn.

Cây lưu ly có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất, bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng loại thảo dược này, bạn không nên tự ý dùng, không ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với cây lưu ly bao gồm:

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng cây lưu ly. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky