Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Hồ lô ba

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên gọi khác: cỏ cà ri, hột Methi, khổ đậu, hạt Methy

Tên khoa học: trigonella faenum graecum L., thuộc họ Đậu – Fabaceae

Tên tiếng Anh: fenugreek

Tên hoạt chất: Hồ lô ba

Tìm hiểu chung về thảo dược hồ lô ba

Hồ lô ba là thảo dược gì?

Hồ lô ba có dạng cây cỏ, có chiều cao khoảng 20-80cm, thân hình tròn, chỉ có rễ chính phát triển. Lá hồ lô ba có chiều dài khoảng 3,5cm, rộng khoảng 1,5cm, lá mọc so le nhau. Quả hồ lô ba màu nâu trắng, hình thoi dẹp, vỏ cứng và có mùi thơm, tuy nhiên lại có vị hơi đắng, nhày thường gây cảm giác buồn nôn.

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây hô lô ba gồm thân, lá, hạt.

Cách sơ chế: lá hồ lô ba được dùng tươi hoặc sấy khô, hạt phơi khô và được nghiền nhuyễn.

Hồ lô ba dùng để làm gì?

Hồ lô ba được dùng cho nhiều loại bệnh, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác minh khả năng chữa bệnh này của vị thuốc.

Hồ lô ba được dùng cho một số vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, khó chịu trong bụng, táo bónviêm dạ dày. Cây thuốc còn được dùng cho bệnh xơ vữa động mạnh và đường huyết cao.

Hồ lô ba được sử dụng cho bệnh thận, một loại bệnh thiếu vitamin gọi là beriberi, viêm loét miệng, nhọt, viêm phế quản, nhiễm trùng các mô dưới bề mặt của da, bệnh lao, ho mãn tính, nứt nẻ môi, rụng tóc, ung thư và làm giảm huyết đường ở những người bị bệnh tiểu đường.

Đàn ông sử dụng hồ lô ba cho chứng thoát vị, rối loạn chức năng cương dương và một số vấn đề của nam giới khác.

Phụ nữ đang cho con bú đôi khi sử dụng hồ lô ba để tăng lượng sữa.

Hồ lô ba đôi khi được sử dụng làm thuốc đắp để điều trị đau và viêm cục bộ, đau cơ, đau và sưng hạch bạch huyết, bệnh gút, vết thương, loét ở chân và bệnh chàm.

Hương và vị của hồ lô ba giống siro nhựa cây phong và thường được dùng để thêm mùi vị cho thuốc.

Thành phần trong hồ lô ba là gì?

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hột hồ lô ba có chứa protein 26,2%, lipid 5,8%, khoáng 3%, gồm sắt, canxi, phốt pho, magie, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, axit folic, vitamin B1, B2, B3, chất xơ 3% và 44,2% là bột đường.

Ngoài ra, trong hột hồ lô ba còn có saponin, chất dầu, flavonoid và chất nhày, 4-hydroxyisoleucin (axit amin kích thích tiết insulin) và galactomannan có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu glucose huyết.

Cơ chế hoạt động của hồ lô ba là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy hồ lô ba có khả năng giảm hấp thụ đường và tăng lượng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.

Liều dùng của hồ lô ba

Liều dùng thông thường của hồ lô ba là gì?

Sử dụng hồ lô ba để trị bệnh tiểu đường

Bạn uống mỗi ngày 2 muỗng cà phê bột hột hồ lô ba xay mịn, hòa trong nước canh, sữa hoặc nhai nuốt. Bạn cũng có thể đem ngâm hột trong một ly nước lạnh vào buổi tối và sáng, uống hết nước trong ly. Buổi chiều bạn nên thêm 500ml nước sôi vào, để nguội, uống rồi tối nhai nuốt hột đã ngâm.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Bạn dùng mỗi ngày vài lá hồ lô ba được đun nóng và chiên khô trong dầu ăn. Bài thuốc này sẽ giúp bạn chữa được các bệnh thuộc đường tiêu hóa như đầy hơi, vàng da và yếu gan.

Dùng hồ lô ba để giúp ăn ngon miệng

Bạn ngâm 1g lá hay hột hồ lô ba trong 240ml nước lạnh trong 3 giờ, lược và hâm nóng lại, bạn cũng có thể thêm mật ong khi uống.

Hồ lô ba giúp chữa lở loét miệng

Để chữa bệnh loét miệng, bạn hãy nấu nước lá hồ lô ba để ngậm và súc miệng mỗi ngày.

Dùng để chữa viêm họng

Bạn dùng 2 muỗng hột hồ lô ba và 1 lít nước, cho vào nồi và đun lửa nhẹ trong vòng 1,5 giờ, sau đó để nguội rồi lọc lấy nước. Dung dịch này bạn dùng như nước súc miệng để chữa viêm họng rất tốt, dùng trong 1 tuần bạn sẽ thấy rõ kết quả.

Liều dùng của hồ lô ba có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hồ lô ba có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của hồ lô ba là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Viên nang;
  • Cây thuốc thô;
  • Bột hồ lô ba đã khử mỡ;
  • Chiết xuất chất lỏng;
  • Bột từ hạt cây khô.

Tác dụng phụ của hồ lô ba

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hồ lô ba?

Khi dùng thảo dược hồ lô ba, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khí, chóng mặt, đau đầu, giảm lượng đường trong máu. Cỏ hồ lô ba (cỏ cà ri) có thể làm, gây nghẹt mũi, ho, thở khò khè, sưng mặt và phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở những người quá nhạy cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng khi dùng hồ lô ba

Trước khi dùng hồ lô ba bạn nên biết những gì?

Bạn nên lưu trữ hồ lô ba trong hộp kín tránh nơi ẩm ướt và nhiệt độ.

Bạn nên theo dõi triệu chứng mẫn cảm khi dùng thuốc. Nếu có triệu chứng nào xuất hiện, ngưng dùng thuốc ngay và chuyển sang dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác.

Cây thuốc có thể làm nước tiểu có mùi như siro nhựa cây phong.

Những quy định cho hồ lô ba ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng hồ lô ba nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của hồ lô ba như thế nào?

Hồ lô ba không an toàn đối với phụ nữ mang thai khi dùng với liều lượng cao. Bạn chỉ nên dùng hồ lô ba một lượng nhỏ làm thức ăn, gia vị. Dùng nhiều hơn có thể gây chuyển dạ sớm. Cây thuốc còn có thể làm trẻ sơ sinh có mùi như siro cây phong, dù tình trạng này không kéo dài. Bạn không dùng thuốc cho trẻ em và người bị mẫn cảm với cây thuốc.

Cây hồ lô ba có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết nên bạn cần thường xuyên theo dõi đường huyết và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu bạn đang dùng thuốc kê toa để trị bệnh.

Tương tác thuốc của hồ lô ba với các thuốc khác

Hồ lô ba có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hồ lô ba.

Thuốc trị tiểu đường

Dùng hồ lô ba cùng với thuốc trị tiểu đường có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp, vì cả hai đều được dùng để hạ thấp đường huyết. Trong trường hợp này, bạn nên theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu.

Một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab, Micronase), insulin, pioglitazone (Actos), rosiglitazone ( Avandia), chlorpropamide (Diabinese), glipizide (Glucotrol), tolbutamide (Orinase) và các loại khác.

Thuốc chống đông máu

Dùng hô lô ba cùng với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.

Một số loại thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin) và các loại khác.

Warafin

Cây thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warafin.

Vì cây thuốc này rất dễ tiêu hóa và có khả năng “phủ” lên mặt trong của dạ dày, hồ lô ba có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc khác.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bồ công anh
  • Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?
  • Chùm ngây: Loại cây thần diệu cho sức khỏe

Tên gọi khác: cỏ cà ri, hột Methi, khổ đậu, hạt Methy

Tên khoa học: trigonella faenum graecum L., thuộc họ Đậu – Fabaceae

Tên tiếng Anh: fenugreek

Hồ lô ba có dạng cây cỏ, có chiều cao khoảng 20-80cm, thân hình tròn, chỉ có rễ chính phát triển. Lá hồ lô ba có chiều dài khoảng 3,5cm, rộng khoảng 1,5cm, lá mọc so le nhau. Quả hồ lô ba màu nâu trắng, hình thoi dẹp, vỏ cứng và có mùi thơm, tuy nhiên lại có vị hơi đắng, nhày thường gây cảm giác buồn nôn.

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây hô lô ba gồm thân, lá, hạt.

Cách sơ chế: lá hồ lô ba được dùng tươi hoặc sấy khô, hạt phơi khô và được nghiền nhuyễn.

Hồ lô ba được dùng cho nhiều loại bệnh, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào xác minh khả năng chữa bệnh này của vị thuốc.

Hồ lô ba được dùng cho một số vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, khó chịu trong bụng, táo bónviêm dạ dày. Cây thuốc còn được dùng cho bệnh xơ vữa động mạnh và đường huyết cao.

Hồ lô ba được sử dụng cho bệnh thận, một loại bệnh thiếu vitamin gọi là beriberi, viêm loét miệng, nhọt, viêm phế quản, nhiễm trùng các mô dưới bề mặt của da, bệnh lao, ho mãn tính, nứt nẻ môi, rụng tóc, ung thư và làm giảm huyết đường ở những người bị bệnh tiểu đường.

Đàn ông sử dụng hồ lô ba cho chứng thoát vị, rối loạn chức năng cương dương và một số vấn đề của nam giới khác.

Phụ nữ đang cho con bú đôi khi sử dụng hồ lô ba để tăng lượng sữa.

Hồ lô ba đôi khi được sử dụng làm thuốc đắp để điều trị đau và viêm cục bộ, đau cơ, đau và sưng hạch bạch huyết, bệnh gút, vết thương, loét ở chân và bệnh chàm.

Hương và vị của hồ lô ba giống siro nhựa cây phong và thường được dùng để thêm mùi vị cho thuốc.

Theo các tài liệu nghiên cứu, trong hột hồ lô ba có chứa protein 26,2%, lipid 5,8%, khoáng 3%, gồm sắt, canxi, phốt pho, magie, kali, natri, kẽm, đồng, mangan, vitamin C, axit folic, vitamin B1, B2, B3, chất xơ 3% và 44,2% là bột đường.

Ngoài ra, trong hột hồ lô ba còn có saponin, chất dầu, flavonoid và chất nhày, 4-hydroxyisoleucin (axit amin kích thích tiết insulin) và galactomannan có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu glucose huyết.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy hồ lô ba có khả năng giảm hấp thụ đường và tăng lượng insulin, giúp giảm lượng đường trong máu.

Sử dụng hồ lô ba để trị bệnh tiểu đường

Bạn uống mỗi ngày 2 muỗng cà phê bột hột hồ lô ba xay mịn, hòa trong nước canh, sữa hoặc nhai nuốt. Bạn cũng có thể đem ngâm hột trong một ly nước lạnh vào buổi tối và sáng, uống hết nước trong ly. Buổi chiều bạn nên thêm 500ml nước sôi vào, để nguội, uống rồi tối nhai nuốt hột đã ngâm.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Bạn dùng mỗi ngày vài lá hồ lô ba được đun nóng và chiên khô trong dầu ăn. Bài thuốc này sẽ giúp bạn chữa được các bệnh thuộc đường tiêu hóa như đầy hơi, vàng da và yếu gan.

Dùng hồ lô ba để giúp ăn ngon miệng

Bạn ngâm 1g lá hay hột hồ lô ba trong 240ml nước lạnh trong 3 giờ, lược và hâm nóng lại, bạn cũng có thể thêm mật ong khi uống.

Hồ lô ba giúp chữa lở loét miệng

Để chữa bệnh loét miệng, bạn hãy nấu nước lá hồ lô ba để ngậm và súc miệng mỗi ngày.

Dùng để chữa viêm họng

Bạn dùng 2 muỗng hột hồ lô ba và 1 lít nước, cho vào nồi và đun lửa nhẹ trong vòng 1,5 giờ, sau đó để nguội rồi lọc lấy nước. Dung dịch này bạn dùng như nước súc miệng để chữa viêm họng rất tốt, dùng trong 1 tuần bạn sẽ thấy rõ kết quả.

Liều dùng của hồ lô ba có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hồ lô ba có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

Khi dùng thảo dược hồ lô ba, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, khí, chóng mặt, đau đầu, giảm lượng đường trong máu. Cỏ hồ lô ba (cỏ cà ri) có thể làm, gây nghẹt mũi, ho, thở khò khè, sưng mặt và phản ứng dị ứng nghiêm trọng ở những người quá nhạy cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Bạn nên lưu trữ hồ lô ba trong hộp kín tránh nơi ẩm ướt và nhiệt độ.

Bạn nên theo dõi triệu chứng mẫn cảm khi dùng thuốc. Nếu có triệu chứng nào xuất hiện, ngưng dùng thuốc ngay và chuyển sang dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác.

Cây thuốc có thể làm nước tiểu có mùi như siro nhựa cây phong.

Những quy định cho hồ lô ba ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng hồ lô ba nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Hồ lô ba không an toàn đối với phụ nữ mang thai khi dùng với liều lượng cao. Bạn chỉ nên dùng hồ lô ba một lượng nhỏ làm thức ăn, gia vị. Dùng nhiều hơn có thể gây chuyển dạ sớm. Cây thuốc còn có thể làm trẻ sơ sinh có mùi như siro cây phong, dù tình trạng này không kéo dài. Bạn không dùng thuốc cho trẻ em và người bị mẫn cảm với cây thuốc.

Cây hồ lô ba có thể gây ảnh hưởng đến đường huyết nên bạn cần thường xuyên theo dõi đường huyết và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu bạn đang dùng thuốc kê toa để trị bệnh.

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hồ lô ba.

Thuốc trị tiểu đường

Dùng hồ lô ba cùng với thuốc trị tiểu đường có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp, vì cả hai đều được dùng để hạ thấp đường huyết. Trong trường hợp này, bạn nên theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu.

Một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl), glyburide (DiaBeta, Glynase PresTab, Micronase), insulin, pioglitazone (Actos), rosiglitazone ( Avandia), chlorpropamide (Diabinese), glipizide (Glucotrol), tolbutamide (Orinase) và các loại khác.

Thuốc chống đông máu

Dùng hô lô ba cùng với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím.

Một số loại thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam), ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Anaprox, Naprosyn), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox), heparin, warfarin (Coumadin) và các loại khác.

Warafin

Cây thuốc có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông như warafin.

Vì cây thuốc này rất dễ tiêu hóa và có khả năng “phủ” lên mặt trong của dạ dày, hồ lô ba có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc khác.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky