Tìm hiểu chung
Tiêu thất dùng để làm gì?
Tiêu thất là một loại thảo mộc có quả khô, phát triển đầy đủ nhưng chưa chín muồi được sử dụng để làm thuốc.
Tiêu thất được dùng để tăng cường đi tiểu, giảm bớt nước trong cơ thể (như thuốc lợi tiểu). Thảo dược này cũng được dùng để điều trị nhiễm ký sinh trùng trong ruột – chứng kiết lỵ amíp, điều trị khí đường ruột, bệnh lậu và ung thư. Một số người dùng tiêu thất để làm lỏng chất nhầy.
Trong thực phẩm, dầu tiêu thất được sử dụng như là một thành phần hương liệu.
Tiêu thất có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của tiêu thất là gì?
Tiêu thất chứa axit cubebic, có thể có ảnh hưởng đến đường niệu và đường hô hấp.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của tiêu thất là gì?
Liều dùng của tiêu thất có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Tiêu thất có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của tiêu thất là gì?
Tiêu thất có các dạng bào chế:
- Dạng sống
- Thuốc rượu
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tiêu thất?
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng tiêu thất, bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của tiêu thất hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tiêu thất với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của tiêu thất như thế nào?
Tiêu thất an toàn đối với hầu hết mọi người khi uống, nhưng các phản ứng phụ có thể xảy ra.
Nhiễm trùng hoặc sưng (viêm) dạ dày hoặc ruột (đường tiêu hóa): tiêu thất có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Không sử dụng tiêu thất nếu bạn bị bệnh dạ dày hoặc ruột.
Bệnh thận (viêm thận): Không sử dụng tiêu thất nếu bạn có tình trạng này.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: Không có đủ thông tin việc sử dụng tiêu thất trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Tương tác
Tiêu thất có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng tiêu thất với:
Thuốc kháng axit
Thuốc kháng axit được dùng để giảm axit dạ dày. Tiêu thất có thể làm tăng axit dạ dày. Bằng cách tăng axit trong dạ dày, tiêu thất có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc kháng axit.
Một số thuốc kháng axit bao gồm canxi cacbonat (Tums®, các loại khác), natri cacbonat dihydroxyaluminum (Rolaids®, các loại khác), magaldrate (Riopan®), magnesium sulfate (Bilagog®), hydroxide nhôm (Amphojel®) và các loại khác.
Các loại thuốc giảm axit dạ dày (H2-Blockers)
Tiêu thất có thể làm tăng axit dạ dày. Bằng cách tăng axit trong dạ dày, tiêu thất có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc làm giảm axit dạ dày, được gọi là H2-blockers.
Một số loại thuốc giảm axit dạ dày bao gồm cimetidine (Tagamet®), ranitidine (Zantac®), nizatidine (Axid®) và famotidine (Pepcid®).
Thuốc giảm axit dạ dày (thuốc ức chế bơm proton)
Tiêu thất có thể làm tăng axit dạ dày. Bằng cách tăng axit trong dạ dày, tiêu thất có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc được sử dụng để giảm axit dạ dày (thuốc ức chế bơm proton).
Một số loại thuốc giảm axit dạ dày bao gồm omeprazole (Prilosec®), lansoprazole (Prevacid®), rabeprazole (Aciphex®), pantoprazole (Protonix®) và esomeprazole (Nexium®).
Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Mẹ bầu cần lưu ý bệnh lậu khi mang thai
- Bệnh lậu ở nữ giới – mối đe dọa khôn lường
- Bệnh lậu: chữa sớm để phòng vô sinh và HIV