Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Cây so đo tím

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên thông thường: cây so đo tím, cây kèn tím, cây Lapacho (Tây Ban Nha), Pau D’Arco, Tabebuia ipê, ipê, ipê roxo, lapacho, tahuari, taheebo tree, tabebuia avellaneae, trumpet tree, ipê-contra-sarna, tajy

Tên khoa học: Tabebuia impetiginosa, Tabebuia avellanedae, Tabelbuia heptaphylla

Tên hoạt chất: Cây so đo tím

Tác dụng

Cây so đo tím dùng để làm gì?

Vỏ cây và gỗ của cây so đo tím được sử dụng để làm thuốc điều trị một số bệnh, bao gồm:

  • Các bệnh nhiễm trùng bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cảm lạnh, cúm và H1N1 (cúm lợn);
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu và giang mai;
  • Nhiễm trùng tuyến tiền liệt và bàng quang;
  • Giun gai và các bệnh nhiễm ký sinh trùng khác;
  • Nhiễm trùng nấm men;
  • Tiêu chảy lây nhiễm;
  • Ung thư;
  • Thiếu máu;
  • Tiểu đường.

Cây so đo tím có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây so đo tím  là gì?

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hai hoạt chất có hoạt tính trong cây so đo tím (cây kèn tím) là lapachol và beta-lapachon. Hai hợp chất này thuộc nhóm naphthoquinon. Các hợp chất này có khả năng tiêu diệt một vài loại vi khuẩn, nấm, virus và côn trùng. Các hợp chất này  cũng có khả năng kháng viêm, do đó, các hợp chất này có thể hiệu quả trong điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, đây là các kết quả từ các nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm và chưa có đủ bằng chứng về tác dụng của các hợp chất này trên người. Ngoài ra, khi bạn sử dụng liều điều trị, bạn có thể có nguy cơ ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây so đo tím.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho cây so đo tím là gì?

Tùy theo dạng bào chế mà bạn dùng các liều khác nhau:

  • Đối với viên nang: bạn dùng 300-500mg, 3 lần mỗi ngày;
  • Đối với dạng cồn thuốc (tỷ lệ hoạt chất 1:5): bạn dùng 0,5-1ml, 2 hoặc 3 lần mỗi ngày;
  • Dạng thuốc sắc: bạn ngâm cây khô hoặc vân gỗ trong ít nhất 8 phút và uống từ nửa đến một cốc đầy, 2-4 lần mỗi ngày.

Liều dùng của cây so đo tím có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây so đo tím là gì?

Cây so đo tím được bào chế dưới các dạng:

  • Viên nén;
  • Sấy khô;
  • Cồn thuốc.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây so đo tím?

Sử dụng cây so đo tím có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn, ói, tiêu chảy nặng, chóng mặt và xuất huyết trong.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây so đo tím bạn nên lưu ý những gì?

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây so đo tím với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây so đo tím như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây so đo tím trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Nếu bạn sắp phẫu thuật, bạn nên ngưng sử dụng cây so đo tím  hai tuần trước khi phẫu thuật.

Bạn không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng cây so đo tím.

Tương tác

Cây so đo tím có thể tương tác với những yếu tố nào?

Những thuốc có thể tương tác với cây so đo tím bao gồm: warfarin (Coumadin®), clopidogrel (Plavix®), aspirin.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tên thông thường: cây so đo tím, cây kèn tím, cây Lapacho (Tây Ban Nha), Pau D’Arco, Tabebuia ipê, ipê, ipê roxo, lapacho, tahuari, taheebo tree, tabebuia avellaneae, trumpet tree, ipê-contra-sarna, tajy

Tên khoa học: Tabebuia impetiginosa, Tabebuia avellanedae, Tabelbuia heptaphylla

Vỏ cây và gỗ của cây so đo tím được sử dụng để làm thuốc điều trị một số bệnh, bao gồm:

Cây so đo tím có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra hai hoạt chất có hoạt tính trong cây so đo tím (cây kèn tím) là lapachol và beta-lapachon. Hai hợp chất này thuộc nhóm naphthoquinon. Các hợp chất này có khả năng tiêu diệt một vài loại vi khuẩn, nấm, virus và côn trùng. Các hợp chất này  cũng có khả năng kháng viêm, do đó, các hợp chất này có thể hiệu quả trong điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, đây là các kết quả từ các nghiên cứu thực hiện trong phòng thí nghiệm và chưa có đủ bằng chứng về tác dụng của các hợp chất này trên người. Ngoài ra, khi bạn sử dụng liều điều trị, bạn có thể có nguy cơ ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cây so đo tím.

Tùy theo dạng bào chế mà bạn dùng các liều khác nhau:

Liều dùng của cây so đo tím có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây so đo tím được bào chế dưới các dạng:

Sử dụng cây so đo tím có thể gây ra một số tác dụng phụ như nôn, ói, tiêu chảy nặng, chóng mặt và xuất huyết trong.

Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây so đo tím với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây so đo tím trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Nếu bạn sắp phẫu thuật, bạn nên ngưng sử dụng cây so đo tím  hai tuần trước khi phẫu thuật.

Bạn không để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng cây so đo tím.

Những thuốc có thể tương tác với cây so đo tím bao gồm: warfarin (Coumadin®), clopidogrel (Plavix®), aspirin.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận