Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Chọn tập

Tên gốc: Quế

Tên khoa học: Cinnamomum

Tên tiếng Anh: Cinnamon

Tên hoạt chất: Quế

Tìm hiểu chung

Quế là gì?

Cây quế là loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây quế để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, làm thảo mộc dưỡng da… Lá của cây quế có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ quế được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…

Trong kinh doanh và theo kinh nghiệm của dân gian, tên thương phẩm của vỏ quế được gọi theo vị trí vỏ trên cây. Đây cũng là một tiêu chí làm căn cứ đánh giá chất lượng quế. Vỏ ở gốc gọi là quế hạ căn, vỏ ở thân chính là quế thượng châu (loại quế tốt nhất), vỏ ở cành to là quế thương biểu và cành nhỏ là quế chi.

Ở Việt Nam, quế Trà My (Quảng Nam) được xem là loại quế có chất lượng tốt nhất. Quế Trà My có hàm lượng chất aldehyde cinnamic cao. Đây là một chất có đặc tính kháng khuẩn, kích thích nơron thần kinh, cải thiện sự trao đổi chất…

Trên thị trường thế giới, quế của Sri Lanka được đánh giá là loại quế tốt nhất, được xem là quế quan hay quế thực sự.

Tác dụng của quế là gì?

Quế được sử dụng để chống nấm, giảm đau và sát trùng, điều trị tiêu chảy, cảm lạnh, đau bụng, tăng huyết áp, mất cảm giác ngon miệng và xuất huyết nội.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu về tác dụng hạ cholesterol và trị nhiễm trùng nấm ở người nhiễm HIV không cho kết quả tích cực.

Cũng có các nghiên cứu cho rằng quế có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được ứng dụng cho việc chữa bệnh ở người.

Cơ chế hoạt động của quế là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của quế đối với sức khỏe con người. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Có một số nghiên cứu cho thấy quế có thể chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Vỏ quế có khả năng giảm lượng đường cho người bệnh đái tháo đường khi dùng cùng với thuốc streptozocin.

Dạng bào chế của quế là gì?

Vị thuốc thảo dược này có thể có những dạng bào chế như: vỏ cây khô, tinh dầu lá quế, chiết xuất chất lỏng, bột quế, rượu quế, trà quế.

Công dụng

Quế là một loại gia vị có mùi thơm nồng, vị cay đặc trưng được dùng cho nhiều món ăn khác nhau. Từ nghìn năm qua, quế đã được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Dưới đây là 10 công dụng của quế đối với lợi ích sức khỏe được khoa học hiện đại nghiên cứu:

1. Quế là loại thảo dược có dược tính mạnh

Quế đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại như một loại gia vị và thảo dược để chữa bệnh. Mùi thơm và hương vị đặc trưng của quế là do hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde tạo thành. Các nhà khoa học tin rằng hợp chất này có vai trò cho hầu hết các hiệu ứng mạnh mẽ của quế về sức khỏe và sự trao đổi chất.

2. Quế có tác dụng chống oxy hóa 

Quế chứa polyphenol, một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi một vài chứng bệnh gây ra do tình trạng oxy hóa bởi các gốc tự do.

Trong một nghiên cứu so sánh hoạt động chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế cho kết quả cao hơn cả, thậm chí cao hơn tỏi và kinh giới dại.

3. Đặc tính chống viêm

Viêm là một phản ứng rất quan trọng, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và hồi phục tổn thương cho các mô. Song đôi khi tình trạng viêm có thể trở thành mạn tính và tấn công các mô của cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các chất chống oxy hóa trong quế có tác dụng chống viêm, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

4. Giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Các nhà khoa học đã nhận thấy quế có tác động tích cực đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bệnh tim là nguyên nhân phổ biến nhất trên thế giới gây tử vong sớm.

Quế làm giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol “xấu” LDL và chất béo trung tính, trong khi lượng cholesterol tốt HDL vẫn ổn định.

Gần đây, một nghiên cứu đánh giá rằng việc sử dụng một liều quế chỉ 120mg/ngày có thể có những tác dụng này. Trong nghiên cứu này, quế cũng làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL.

Trong các nghiên cứu trên động vật, quế đã được chứng minh là làm giảm huyết áp.

Khi kết hợp tất cả những yếu tố này, quế có thể cải thiện một số nguy cơ chính gây bệnh tim như cholesterol xấu, triglycerid và huyết áp. Từ đó, loại thảo mộc này giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

5. Quế có thể cải thiện độ nhạy của nội tiết tố insulin

Insulin là một trong những hormone chính chịu trách nhiệm điều hòa sự trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể. Nó cũng rất cần thiết cho việc vận chuyển đường đến các tế bào.

Nhiều người bị tình trạng kháng insilin, một dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường típ 2.

Tin tốt là quế có thể làm giảm đáng kể sự đề kháng insulin của cơ thể, giúp hormone quan trọng này thực hiện công việc của mình.

6. Giúp giảm lượng đường trong máu

Bằng cách tăng độ nhạy insulin, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu trên người đã xác nhận tác dụng chống đái tháo đường của quế. Loại thảo mộc này có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói xuống 10 – 29%.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2, dùng khoảng từ 1 – 1,6g hoặc 0,5 – 2 thìa cà phê bột quế/ngày có tác dụng tốt đối với đường huyết sau bữa ăn. Tác dụng này có được là do quế tác động với các enzyme tiêu hóa, làm chậm sự phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa.

Ngoài ra, một hợp chất trong quế có thể hoạt động trên tế bào bằng cách bắt chước insulin. Điều này giúp cải thiện đáng kể sự hấp thụ đường của các tế bào, dù nó hoạt động chậm hơn nhiều so với insulin.

7. Bệnh thoái hóa thần kinh

Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não. Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là hai loại phổ biến nhất.

Hai hợp chất được tìm thấy trong quế dường như ức chế sự tích tụ của một protein trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Trong một nghiên cứu ở chuột mắc bệnh Parkinson, quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mức độ dẫn truyền thần kinh bình thường và chức năng vận động được cải thiện.

8. Chống ung thư

Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự phát triển tế bào không kiểm soát được. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dược tính của quế trong việc phòng chống và điều trị các bệnh ung thư. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quế làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, sự hình thành các mạch máu trong các khối u. Ngoài ra, chiết xuất từ quế còn có thể tiêu diệt các tế bào này.

9. Chống nhiễm khuẩn và nấm

Dầu quế đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nấm gây ra. Loại thảo dược này cũng có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, bao gồm listeria và salmonella. Ngoài ra, quế còn có giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm tình trạng hôi miệng.

10. Có thể hỗ trợ chống lại virus HIV

HIV là một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn đến AIDS nếu không được điều trị.

Chiết xuất từ quế được cho là giúp chống lại HIV-1, chủng virus HIV phổ biến nhất ở người.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên các tế bào nhiễm HIV nhận thấy quế là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong tất cả các loại thảo dược được nghiên cứu.

Một số ý kiến còn cho rằng quế có thể là vị thuốc điều trị các chứng như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hội chứng ruột kích thích (IBS), hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để chứng minh những ý kiến này.

Liều dùng

Liều dùng loại thảo dược này sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác của người sử dụng. Quế có thể không an toàn với bạn hoặc một vài người. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trưởng thành có thể dùng 1 – 1,5g bột quế/ngày mà không gặp tác dụng phụ hoặc dị ứng. Bạn có thể dùng loại thảo dược này kết hợp với mật ong để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe của chúng.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng quế?

Việc dùng loại thảo dược này có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đỏ mặt
  • Tăng nhịp tim
  • Viêm miệng, viêm lưỡi, viêm nướu
  • Tăng động, chán ăn, gây kích thích
  • Viêm da dị ứng
  • Khó thở
  • Mẫn cảm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng quế, bạn nên biết những gì?

Lưu trữ quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm. Đới với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.

Những quy định cho loại thảo mộc này ít nghiêm ngặt hơn so với những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng quế nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của quế như thế nào?

  • Không dùng quế cho trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Không dùng lượng lớn bột quế. Bột quế bay vào mũi sẽ gây ngạt thở, viêm và bỏng đường hô hấp. Có trường hợp phải nhập viện nhiều ngày sau khi hít phải bột quế.
  • Việc dùng bột quế với lượng lớn có thể gây ngộ độc gan, loét miệng, lượng đường trong máu quá thấp, gây ra các vấn đề về hô hấp…

Quế có thể tương tác với những gì?

Loại thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng quế.

Quế có thể tương tác với các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc làm loãng máu, thuốc chữa bệnh tim và một số loại thuốc khác làm gia tăng tác dụng hoặc tác dụng phụ của chúng.

Do đó, nếu bạn dùng quá nhiều loại thảo mộc này khi đang uống loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, chẳng hạn như paracetamol, acetaminophen và statin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, việc dùng quá nhiều quế có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Ngải cứu
  • Bạn đã biết cách kiểm soát mức đường huyết khi bị đái tháo đường?
  • Súp lơ

Tên gốc: Quế

Tên khoa học: Cinnamomum

Tên tiếng Anh: Cinnamon

Cây quế là loài thực vật thuộc chi Cinnamomum, vỏ cây, vỏ cành có vị cay, có mùi thơm nồng. Người ta khai thác vỏ của thân, cành cây quế để làm thuốc trong Đông y, làm gia vị, làm thảo mộc dưỡng da… Lá của cây quế có thể được dùng để chưng cất tinh dầu. Gỗ quế được dùng làm đồ mỹ nghệ, đồ trang trí nội thất…

Trong kinh doanh và theo kinh nghiệm của dân gian, tên thương phẩm của vỏ quế được gọi theo vị trí vỏ trên cây. Đây cũng là một tiêu chí làm căn cứ đánh giá chất lượng quế. Vỏ ở gốc gọi là quế hạ căn, vỏ ở thân chính là quế thượng châu (loại quế tốt nhất), vỏ ở cành to là quế thương biểu và cành nhỏ là quế chi.

Ở Việt Nam, quế Trà My (Quảng Nam) được xem là loại quế có chất lượng tốt nhất. Quế Trà My có hàm lượng chất aldehyde cinnamic cao. Đây là một chất có đặc tính kháng khuẩn, kích thích nơron thần kinh, cải thiện sự trao đổi chất…

Trên thị trường thế giới, quế của Sri Lanka được đánh giá là loại quế tốt nhất, được xem là quế quan hay quế thực sự.

Quế được sử dụng để chống nấm, giảm đau và sát trùng, điều trị tiêu chảy, cảm lạnh, đau bụng, tăng huyết áp, mất cảm giác ngon miệng và xuất huyết nội.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu về tác dụng hạ cholesterol và trị nhiễm trùng nấm ở người nhiễm HIV không cho kết quả tích cực.

Cũng có các nghiên cứu cho rằng quế có thể giúp giảm viêm, chống oxy hóa và chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên, các kết quả này chưa được ứng dụng cho việc chữa bệnh ở người.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về cơ chế hoạt động của quế đối với sức khỏe con người. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Có một số nghiên cứu cho thấy quế có thể chống lại các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường hô hấp. Vỏ quế có khả năng giảm lượng đường cho người bệnh đái tháo đường khi dùng cùng với thuốc streptozocin.

Vị thuốc thảo dược này có thể có những dạng bào chế như: vỏ cây khô, tinh dầu lá quế, chiết xuất chất lỏng, bột quế, rượu quế, trà quế.

Quế là một loại gia vị có mùi thơm nồng, vị cay đặc trưng được dùng cho nhiều món ăn khác nhau. Từ nghìn năm qua, quế đã được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Dưới đây là 10 công dụng của quế đối với lợi ích sức khỏe được khoa học hiện đại nghiên cứu:

Quế đã được sử dụng từ thời Ai Cập cổ đại như một loại gia vị và thảo dược để chữa bệnh. Mùi thơm và hương vị đặc trưng của quế là do hàm lượng hợp chất cinnamaldehyde tạo thành. Các nhà khoa học tin rằng hợp chất này có vai trò cho hầu hết các hiệu ứng mạnh mẽ của quế về sức khỏe và sự trao đổi chất.

Quế chứa polyphenol, một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp bảo vệ cơ thể khỏi một vài chứng bệnh gây ra do tình trạng oxy hóa bởi các gốc tự do.

Trong một nghiên cứu so sánh hoạt động chống oxy hóa của 26 loại gia vị, quế cho kết quả cao hơn cả, thậm chí cao hơn tỏi và kinh giới dại.

Viêm là một phản ứng rất quan trọng, giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng và hồi phục tổn thương cho các mô. Song đôi khi tình trạng viêm có thể trở thành mạn tính và tấn công các mô của cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Các chất chống oxy hóa trong quế có tác dụng chống viêm, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.

Các nhà khoa học đã nhận thấy quế có tác động tích cực đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Bệnh tim là nguyên nhân phổ biến nhất trên thế giới gây tử vong sớm.

Quế làm giảm mức cholesterol toàn phần, cholesterol “xấu” LDL và chất béo trung tính, trong khi lượng cholesterol tốt HDL vẫn ổn định.

Gần đây, một nghiên cứu đánh giá rằng việc sử dụng một liều quế chỉ 120mg/ngày có thể có những tác dụng này. Trong nghiên cứu này, quế cũng làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL.

Trong các nghiên cứu trên động vật, quế đã được chứng minh là làm giảm huyết áp.

Khi kết hợp tất cả những yếu tố này, quế có thể cải thiện một số nguy cơ chính gây bệnh tim như cholesterol xấu, triglycerid và huyết áp. Từ đó, loại thảo mộc này giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Insulin là một trong những hormone chính chịu trách nhiệm điều hòa sự trao đổi chất và sử dụng năng lượng của cơ thể. Nó cũng rất cần thiết cho việc vận chuyển đường đến các tế bào.

Nhiều người bị tình trạng kháng insilin, một dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng như hội chứng chuyển hóa và bệnh đái tháo đường típ 2.

Tin tốt là quế có thể làm giảm đáng kể sự đề kháng insulin của cơ thể, giúp hormone quan trọng này thực hiện công việc của mình.

Bằng cách tăng độ nhạy insulin, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nhiều nghiên cứu trên người đã xác nhận tác dụng chống đái tháo đường của quế. Loại thảo mộc này có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói xuống 10 – 29%.

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người mắc bệnh đái tháo đường típ 2, dùng khoảng từ 1 – 1,6g hoặc 0,5 – 2 thìa cà phê bột quế/ngày có tác dụng tốt đối với đường huyết sau bữa ăn. Tác dụng này có được là do quế tác động với các enzyme tiêu hóa, làm chậm sự phân hủy carbohydrate trong đường tiêu hóa.

Ngoài ra, một hợp chất trong quế có thể hoạt động trên tế bào bằng cách bắt chước insulin. Điều này giúp cải thiện đáng kể sự hấp thụ đường của các tế bào, dù nó hoạt động chậm hơn nhiều so với insulin.

Các bệnh thoái hóa thần kinh được đặc trưng bởi sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của các tế bào não. Bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson là hai loại phổ biến nhất.

Hai hợp chất được tìm thấy trong quế dường như ức chế sự tích tụ của một protein trong não có liên quan đến bệnh Alzheimer.

Trong một nghiên cứu ở chuột mắc bệnh Parkinson, quế giúp bảo vệ tế bào thần kinh, mức độ dẫn truyền thần kinh bình thường và chức năng vận động được cải thiện.

Ung thư là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc trưng bởi sự phát triển tế bào không kiểm soát được. Các nhà khoa học đã nghiên cứu dược tính của quế trong việc phòng chống và điều trị các bệnh ung thư. Kết quả cho thấy chiết xuất từ quế làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, sự hình thành các mạch máu trong các khối u. Ngoài ra, chiết xuất từ quế còn có thể tiêu diệt các tế bào này.

Dầu quế đã được chứng minh là có hiệu quả điều trị nhiễm trùng đường hô hấp do nấm gây ra. Loại thảo dược này cũng có thể ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn, bao gồm listeria và salmonella. Ngoài ra, quế còn có giúp ngăn ngừa sâu răng và giảm tình trạng hôi miệng.

HIV là một loại virus làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và có thể dẫn đến AIDS nếu không được điều trị.

Chiết xuất từ quế được cho là giúp chống lại HIV-1, chủng virus HIV phổ biến nhất ở người.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm trên các tế bào nhiễm HIV nhận thấy quế là phương pháp điều trị hiệu quả nhất trong tất cả các loại thảo dược được nghiên cứu.

Một số ý kiến còn cho rằng quế có thể là vị thuốc điều trị các chứng như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), hội chứng ruột kích thích (IBS), hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, chưa có đủ bằng chứng để chứng minh những ý kiến này.

Liều dùng loại thảo dược này sẽ khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác của người sử dụng. Quế có thể không an toàn với bạn hoặc một vài người. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người trưởng thành có thể dùng 1 – 1,5g bột quế/ngày mà không gặp tác dụng phụ hoặc dị ứng. Bạn có thể dùng loại thảo dược này kết hợp với mật ong để tận dụng tối đa các lợi ích sức khỏe của chúng.

Việc dùng loại thảo dược này có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như:

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Lưu trữ quế ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ cao và độ ẩm. Đới với tinh dầu quế, bạn nên pha loãng trước khi sử dụng.

Những quy định cho loại thảo mộc này ít nghiêm ngặt hơn so với những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng quế nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Loại thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng quế.

Quế có thể tương tác với các thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, thuốc làm loãng máu, thuốc chữa bệnh tim và một số loại thuốc khác làm gia tăng tác dụng hoặc tác dụng phụ của chúng.

Do đó, nếu bạn dùng quá nhiều loại thảo mộc này khi đang uống loại thuốc có thể ảnh hưởng đến gan, chẳng hạn như paracetamol, acetaminophen và statin có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường, việc dùng quá nhiều quế có thể khiến lượng đường trong máu xuống quá thấp.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky