Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.
Chọn tập

Tên thông thường: Curcuma, Curcuma aromatica, Curcuma domestica, Curcumae longa, Curcumae Longae Rhizoma, Curcumin, Curcumine, Curcuminoid, Curcuminoïde, Curcuminoïdes, Curcuminoids, Halada, Haldi, Haridra, Indian Saffron, Nisha, Pian Jiang Huang, Racine de Curcuma, Radix Curcumae, Rajani, Rhizoma Cucurmae Longae, Safran Bourbon, Safran de Batallita, Safran des Indes, Turmeric Root, Yu Jin.

Tên khoa học : Curcuma longa

Tên hoạt chất: Nghệ

Tìm hiểu chung

Nghệ dùng để làm gì?

Củ nghệ được sử dụng điều trị viêm khớp, ợ nóng (chứng khó tiêu), đau khớp, đau dạ dày, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, phẫu thuật bắc cầu, xuất huyết, tiêu chảy, khí ruột, dạ dày, ăn mất ngon, vàng da, vấn đề về gan, Helicobacter pylori, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn túi mật, cholesterol cao, tình trạng da bị lichen planus, viêm da do xạ trị và mệt mỏi.

Nghệ cũng được sử dụng điều trị nhức đầu, viêm phế quản, cảm lạnh, nhiễm trùng phổi, đau cơ xơ, phong, sốt, rối loạn kinh nguyệt, ngứa da, phục hồi sau phẫu thuật và ung thư. Các tác dụng khác bao gồm trầm cảm, bệnh Alzheimer, sưng ở lớp giữa của mắt (viêm niêm mạc trước), tiểu đường, bệnh tự miễn dịch bao gồm lupus ban đỏ hệ thống (SLE), lao, viêm bàng quang và các vấn đề về thận.

Một số người áp dụng nghệ lên da để giảm đau, ghẻ, trật xương và sưng phù, bầm tím, vết đỉa cắn, nhiễm trùng mắt, mụn trứng cá, viêm da và vết loét da, đau nhức bên trong miệng, vết thương bị nhiễm trùng và bệnh nướu răng.

Củ nghệ cũng được sử dụng làm thuốc xổ cho người bị viêm ruột.

Trong thực phẩm và sản xuất, tinh dầu nghệ được sử dụng trong nước hoa và nhựa của nó được sử dụng như một hương vị và thành phần màu sắc trong thực phẩm.

Củ nghệ khác với rễ cây thảo dược Java (Curcuma zedoaria).

Nghệ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của nghệ là gì?

Nghệ có chứa chất curcumin hóa học. Curcumin và các hóa chất khác trong nghệ có thể làm giảm sưng (viêm). Do đó, nghệ có thể có lợi cho điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến chứng viêm.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nghệ là gì?

Người lớn

Đối với người bị cholesterol cao: bạn uống 1,4g chất chiết xuất từ nghệ, 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng.

Đối với ngứa: bạn uống 1500mg củ nghệ, 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Ngoài ra, sản phẩm cụ thể có chứa chiết xuất nghệ (C3 Complex, Sami Labs LTD) cộng với tiêu đen hoặc tiêu dài sử dụng hàng ngày trong 4 tuần.

Đối với viêm xương khớp thì dùng 500mg sản phẩm có chứa nghệ bốn lần mỗi ngày trong 4-6 tuần. Bạn cũng có thể dùng 500mg chất chiết xuất từ nghệ hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, bạn có thể dùng 500mg chất chiết xuất có chứa chất củ nghệ và phosphatidylcholine, 2 lần mỗi ngày trong 2-3 tháng.

Trẻ em:

Đối với cholesterol cao: bạn cho trẻ dùng 1,4g chất chiết xuất từ nghệ, 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng ở trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Liều dùng của nghệ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nghệ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nghệ là gì?

Nghệ có các dạng bào chế:

  • Bột
  • Viên nang
  • Chiết xuất chất lỏng
  • Trà

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nghệ?

Củ nghệ thường không gây ra các phản ứng phụ đáng kể, nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Tiêu chảy

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng nghệ bạn nên biết những gì?

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây nghệ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nghệ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của nghệ như thế nào?

Củ nghệ an toàn khi uống hoặc bôi lên da một cách thích hợp trong 8 tháng.

Củ nghệ an toàn khi được sử dụng như thuốc xổ hoặc nước súc miệng trong thời gian ngắn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú, nghệ có thể an toàn khi uống với lượng thường thấy trong thực phẩm. Tuy nhiên, nghệ không an toàn khi uống với liều lượng thuốc trong thời kỳ mang thai vì có thể thúc đẩy giai đoạn kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ xảy thai. Không dùng thuốc trị liệu từ nghệ nếu bạn đang mang thai. Không có đủ thông tin để đánh giá mức độ an toàn của lượng thuốc từ nghệ trong khi cho con bú. Tốt nhất là bạn không sử dụng nghệ.

Các vấn đề về túi mật: Củ nghệ có thể làm các vấn đề về túi mật tồi tệ hơn. Không sử dụng nghệ nếu bạn bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật.

Các vấn đề về chảy máu: Uống nghệ àm chậm đông máu vì thế có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Bệnh tiểu đường: Chất hóa học trong nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường vì nghệ có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Củ nghệ có thể gây các vấn đề dạ dày ở một số người. Nghệ có thể làm các vấn đề về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn. Không được dùng củ nghệ nếu nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung: Nghệ có chứa curcumin, có thể hoạt động giống như hormone estrogen. Theo lý thuyết, nghệ có thể làm cho tình trạng nhạy cảm với hormone tệ hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nghệ làm giảm tác dụng của estrogen trong một số tế bào ung thư hormone nhạy cảm. Do đó, nghệ có thể có lợi đối với điều kiện nhạy cảm với hormone. Hãy sử dụng thận trọng nếu bạn có một tình trạng trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với hormone.

Vô sinh: Củ nghệ có thể hạ thấp mức testosterone và giảm sự chuyển động của tinh trùng khi uống. Điều này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Củ nghệ nên được sử dụng thận trọng bởi những người đang cố gắng có con.

Thiếu sắt: Dùng nhiều củ nghệ có thể ngăn sự hấp thu sắt. Củ nghệ nên được sử dụng cẩn thận ở những người bị thiếu chất sắt.

Phẫu thuật: Củ nghệ có thể làm chậm đông máu, có thể gây ra chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Nghệ có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nghệ.

Các sản phẩm có thể tương tác với nghệ bao gồm: Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối)

Củ nghệ có thể làm chậm đông máu. Dùng nghệ với thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những loại khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những loại khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®) , heparin, warfarin (Coumadin®), và những loại khác.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tên thông thường: Curcuma, Curcuma aromatica, Curcuma domestica, Curcumae longa, Curcumae Longae Rhizoma, Curcumin, Curcumine, Curcuminoid, Curcuminoïde, Curcuminoïdes, Curcuminoids, Halada, Haldi, Haridra, Indian Saffron, Nisha, Pian Jiang Huang, Racine de Curcuma, Radix Curcumae, Rajani, Rhizoma Cucurmae Longae, Safran Bourbon, Safran de Batallita, Safran des Indes, Turmeric Root, Yu Jin.

Tên khoa học : Curcuma longa

Củ nghệ được sử dụng điều trị viêm khớp, ợ nóng (chứng khó tiêu), đau khớp, đau dạ dày, bệnh Crohn và viêm loét đại tràng, phẫu thuật bắc cầu, xuất huyết, tiêu chảy, khí ruột, dạ dày, ăn mất ngon, vàng da, vấn đề về gan, Helicobacter pylori, loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn túi mật, cholesterol cao, tình trạng da bị lichen planus, viêm da do xạ trị và mệt mỏi.

Nghệ cũng được sử dụng điều trị nhức đầu, viêm phế quản, cảm lạnh, nhiễm trùng phổi, đau cơ xơ, phong, sốt, rối loạn kinh nguyệt, ngứa da, phục hồi sau phẫu thuật và ung thư. Các tác dụng khác bao gồm trầm cảm, bệnh Alzheimer, sưng ở lớp giữa của mắt (viêm niêm mạc trước), tiểu đường, bệnh tự miễn dịch bao gồm lupus ban đỏ hệ thống (SLE), lao, viêm bàng quang và các vấn đề về thận.

Một số người áp dụng nghệ lên da để giảm đau, ghẻ, trật xương và sưng phù, bầm tím, vết đỉa cắn, nhiễm trùng mắt, mụn trứng cá, viêm da và vết loét da, đau nhức bên trong miệng, vết thương bị nhiễm trùng và bệnh nướu răng.

Củ nghệ cũng được sử dụng làm thuốc xổ cho người bị viêm ruột.

Trong thực phẩm và sản xuất, tinh dầu nghệ được sử dụng trong nước hoa và nhựa của nó được sử dụng như một hương vị và thành phần màu sắc trong thực phẩm.

Củ nghệ khác với rễ cây thảo dược Java (Curcuma zedoaria).

Nghệ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Nghệ có chứa chất curcumin hóa học. Curcumin và các hóa chất khác trong nghệ có thể làm giảm sưng (viêm). Do đó, nghệ có thể có lợi cho điều trị các tình trạng bệnh liên quan đến chứng viêm.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Người lớn

Đối với người bị cholesterol cao: bạn uống 1,4g chất chiết xuất từ nghệ, 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng.

Đối với ngứa: bạn uống 1500mg củ nghệ, 3 lần mỗi ngày trong 8 tuần. Ngoài ra, sản phẩm cụ thể có chứa chiết xuất nghệ (C3 Complex, Sami Labs LTD) cộng với tiêu đen hoặc tiêu dài sử dụng hàng ngày trong 4 tuần.

Đối với viêm xương khớp thì dùng 500mg sản phẩm có chứa nghệ bốn lần mỗi ngày trong 4-6 tuần. Bạn cũng có thể dùng 500mg chất chiết xuất từ nghệ hai lần mỗi ngày trong 6 tuần. Ngoài ra, bạn có thể dùng 500mg chất chiết xuất có chứa chất củ nghệ và phosphatidylcholine, 2 lần mỗi ngày trong 2-3 tháng.

Trẻ em:

Đối với cholesterol cao: bạn cho trẻ dùng 1,4g chất chiết xuất từ nghệ, 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng ở trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

Liều dùng của nghệ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nghệ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nghệ là gì?

Nghệ có các dạng bào chế:

Củ nghệ thường không gây ra các phản ứng phụ đáng kể, nhưng một số người có thể gặp tác dụng phụ như:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng nghệ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Củ nghệ an toàn khi uống hoặc bôi lên da một cách thích hợp trong 8 tháng.

Củ nghệ an toàn khi được sử dụng như thuốc xổ hoặc nước súc miệng trong thời gian ngắn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: Trong thời kỳ mang thai và khi cho con bú, nghệ có thể an toàn khi uống với lượng thường thấy trong thực phẩm. Tuy nhiên, nghệ không an toàn khi uống với liều lượng thuốc trong thời kỳ mang thai vì có thể thúc đẩy giai đoạn kinh nguyệt hoặc kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ xảy thai. Không dùng thuốc trị liệu từ nghệ nếu bạn đang mang thai. Không có đủ thông tin để đánh giá mức độ an toàn của lượng thuốc từ nghệ trong khi cho con bú. Tốt nhất là bạn không sử dụng nghệ.

Các vấn đề về túi mật: Củ nghệ có thể làm các vấn đề về túi mật tồi tệ hơn. Không sử dụng nghệ nếu bạn bị sỏi mật hoặc tắc nghẽn ống mật.

Các vấn đề về chảy máu: Uống nghệ àm chậm đông máu vì thế có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Bệnh tiểu đường: Chất hóa học trong nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị tiểu đường. Sử dụng thận trọng ở những người mắc bệnh tiểu đường vì nghệ có thể làm cho lượng đường trong máu quá thấp.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Củ nghệ có thể gây các vấn đề dạ dày ở một số người. Nghệ có thể làm các vấn đề về dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn. Không được dùng củ nghệ nếu nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung: Nghệ có chứa curcumin, có thể hoạt động giống như hormone estrogen. Theo lý thuyết, nghệ có thể làm cho tình trạng nhạy cảm với hormone tệ hơn. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy nghệ làm giảm tác dụng của estrogen trong một số tế bào ung thư hormone nhạy cảm. Do đó, nghệ có thể có lợi đối với điều kiện nhạy cảm với hormone. Hãy sử dụng thận trọng nếu bạn có một tình trạng trở nên tồi tệ hơn khi tiếp xúc với hormone.

Vô sinh: Củ nghệ có thể hạ thấp mức testosterone và giảm sự chuyển động của tinh trùng khi uống. Điều này có thể làm giảm khả năng sinh sản. Củ nghệ nên được sử dụng thận trọng bởi những người đang cố gắng có con.

Thiếu sắt: Dùng nhiều củ nghệ có thể ngăn sự hấp thu sắt. Củ nghệ nên được sử dụng cẩn thận ở những người bị thiếu chất sắt.

Phẫu thuật: Củ nghệ có thể làm chậm đông máu, có thể gây ra chảy máu nhiều trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nghệ ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nghệ.

Các sản phẩm có thể tương tác với nghệ bao gồm: Các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối)

Củ nghệ có thể làm chậm đông máu. Dùng nghệ với thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những loại khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những loại khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®) , heparin, warfarin (Coumadin®), và những loại khác.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận
× sticky