Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Củ hồi

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên thông thường: Fennel, củ hồi, củ hồi hương.

Tên khoa học : Foeniculum vulgare

Tên hoạt chất: Củ hồi

Tìm hiểu chung

Củ hồi dùng để làm gì?

Củ hồi được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa bao gồm ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, ăn mất ngon và đau bụng ở trẻ sơ sinh. củ hồi cũng được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho, viêm phế quản, đau lưng và các vấn đề về thị giác.

Một số phụ nữ sử dụng củ hồi để tăng dòng sữa, kinh nguyệt, ham muốn tình dục.

Củ hồi cũng được sử dụng làm thuốc đắp để trị vết rắn cắn.

Củ hồi có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của củ hồi là gì?

Củ hồi hoạt động chống vi khuẩn bao gồm: Aerobacter aerogenes, Bacillus subtilis, E. co li, Proteus vulgarly, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus albius và Staphylococcus aureus.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của củ hồi là gì?

Tinh dầu hạt và củ hồi đã được sử dụng làm chất kích thích và thuốc tống hơi trong ruột với liều từ 5-7g và 0,1-0,6ml.

Liều dùng của củ hồi có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. củ hồi có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng củ hồi?

Củ hồi có thể gây ra một số tác dụng phụ, một số trong đó có thể gây tử vong, bao gồm:

  • Động kinh, ảo giác;
  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn;
  • Phản ứng quá mẫn, viêm da tiếp xúc, nhạy cảm với ánh sáng;
  • Phù phổi, các loại ung thư có nhạy cảm với hormone có thể xảy ra.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng củ hồi bạn nên biết những gì?

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của củ hồi hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng củ hồi với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của củ hồi như thế nào?

Không đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng củ hồi trong suốt thời kỳ mang thai. Tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng củ hồi. Củ hồi không an toàn trong thời gian cho con bú vì có hại cho trẻ.

Bạn không nên dùng dầu củ hồi cho trẻ nhỏ hoặc nếu bạn bị quá mẫn với củ hồi. Bạn không nên dùng thảo dược này trong thời gian dài.

Nếu có bất kỳ tình trạng rối loạn chảy máu nào, bạn không sử dụng củ hồi.

Tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: bạn không sử dụng củ hồi.

Tương tác

Củ hồi có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng củ hồi.

Củ hồi có thể tương tác với các loại thuốc sau đây hoặc thảo mộc:

  • Thuốc tránh thai;
  • Ciprofloxacin;
  • Thuốc viên estrogen;
  • Tamoxifen;
  • Thuốc chống co giật.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tên thông thường: Fennel, củ hồi, củ hồi hương.

Tên khoa học : Foeniculum vulgare

Củ hồi được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa bao gồm ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng, ăn mất ngon và đau bụng ở trẻ sơ sinh. củ hồi cũng được sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, ho, viêm phế quản, đau lưng và các vấn đề về thị giác.

Một số phụ nữ sử dụng củ hồi để tăng dòng sữa, kinh nguyệt, ham muốn tình dục.

Củ hồi cũng được sử dụng làm thuốc đắp để trị vết rắn cắn.

Củ hồi có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Củ hồi hoạt động chống vi khuẩn bao gồm: Aerobacter aerogenes, Bacillus subtilis, E. co li, Proteus vulgarly, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus albius và Staphylococcus aureus.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Tinh dầu hạt và củ hồi đã được sử dụng làm chất kích thích và thuốc tống hơi trong ruột với liều từ 5-7g và 0,1-0,6ml.

Liều dùng của củ hồi có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. củ hồi có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Củ hồi có thể gây ra một số tác dụng phụ, một số trong đó có thể gây tử vong, bao gồm:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

 

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

Bạn nên cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng củ hồi với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Không đủ thông tin về sự an toàn khi sử dụng củ hồi trong suốt thời kỳ mang thai. Tốt nhất là bạn nên tránh sử dụng củ hồi. Củ hồi không an toàn trong thời gian cho con bú vì có hại cho trẻ.

Bạn không nên dùng dầu củ hồi cho trẻ nhỏ hoặc nếu bạn bị quá mẫn với củ hồi. Bạn không nên dùng thảo dược này trong thời gian dài.

Nếu có bất kỳ tình trạng rối loạn chảy máu nào, bạn không sử dụng củ hồi.

Tình trạng nhạy cảm với hormone như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung: bạn không sử dụng củ hồi.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng củ hồi.

Củ hồi có thể tương tác với các loại thuốc sau đây hoặc thảo mộc:

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận