Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Rễ cây ngưu bàng

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên thường gọi: Ngưu bàng

Tên gọi khác: gô bô, burdock root

Tên khoa học: Arctium lappa, Arctium minus, Arctium tomentosum

Giá trị dinh dưỡng của rễ ngưu bàng

Tên hoạt chất: Rễ cây ngưu bàng

Tác dụng của cây ngưu bàng

Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét, cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.

Cây ngưu bàng dùng để làm gì?

Củ, lá và hạt của rễ ngưu bàng được dùng để tăng dòng nước tiểu, giết mầm bệnh, giảm sốt và “làm sạch” máu.

Rễ ngưu bàng còn có khả năng điều trị cảm lạnh, ung thư, chán ăn thần kinh, tiêu hoá, đau khớp, gút, viêm bàng quang, biến chứng giang mai và các tình trạng da bao gồm mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

Rễ ngưu bàng giúp kiểm soát chứng huyết áp cao, “cứng động mạch” (xơ cứng động mạch) và bệnh gan. Bên cạnh đó, một số người sử dụng rễ ngưu bàng nhằm tăng ham muốn tình dục, điều trị tình trạng da khô (ichthyosis), mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và chàm.

Thành phần hóa học của cây ngưu bàng

Quả và lá ngưu bàng chứa một chất đắng là arctiosid (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol.

Cơ chế hoạt động của cây ngưu bàng?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rễ ngưu bàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng rễ ngưu bàng có chứa các hóa chất có hoạt tính chống lại vi khuẩn và viêm.

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây ngưu bàng là gì?

Bộ phận của cây ngưu bàng được dùng làm thuốc là quả (ngưu bàng tử) và rễ (ngưu bàng căn).

Liều dùng của cây ngưu bàng

Liều dùng thông thường của cây ngưu bàng là gì?

Bài thuốc chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù

Bạn dùng 80g quả ngưu bàng, sao vàng, tán bột. Ngày uống 8g chia làm 3 lần uống. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.

Bài thuốc chữa phù thũng cấp tính

Bạn dùng 6g quả ngưu bàng (một nửa để sao, một nửa để sống), 6g phù bình (bèo cái) sao khô. Tất cả bạn đem tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.

Bài thuốc chữa nuốt đau do viêm khô mũi họng, đau họng

Bạn dùng 10g quả ngưu bàng, sao qua, tán mịn, uống với nước sôi pha chút rượu.

Bài thuốc dùng để chữa cảm cúm

Bạn dùng 24g ngưu bàng tử, 40g kim ngân, 40g liên kiều, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 20g cam thảo, 20g đạm đậu xị, 16g hoa kinh giới, 4g lá tre. Bạn đen tất cả tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 – 4 lần tùy theo bệnh.

Bài thuốc dùng để chữa viêm tuyến vú

Bạn dùng 12g quả ngưu bàng, 20g sài đất tươi, 20g bồ công anh, 16g cam thảo đất. Bạn sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Bài thuốc dùng để chữa viêm họng

Bạn dùng ngưu bàng tử 12g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc chữa ung thư cổ tử cung

Bạn dùng 20g ngưu bàng căn, 20g chư thực tử. Các vị này bạn tán bột, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8g.

Bài thuốc chữa chữa các loại ung thư

Bạn dùng 20g ngưu bàng tử, sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc chữa ung thư vú

Bạn dùng 60g ngưu bàng tử, sao vàng tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8g.

Bài thuốc chữa ung thư đại tràng

Bạn dùng  20g ngưu bàng căn, 8g xích tiểu đậu, 12g đương quy, 6g đại hoàng, 12g bồ công anh. Bạn đem tất cả đi xay nhỏ hoặc tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-10g.

Bài thuốc trẻ em khóc đêm

Bạn dùng ngưu bàng tử tán bột mịn, băng đắp vào rốn cho trẻ. Ngày thay thuốc 1 lần.

Bài thuốc dùng để giảm đờm, dịu cơn hen khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm

Bạn dùng12g ngưu bàng tử, 12g kinh giới, 4g cam thảo. Sắc nước để uống.

Liều dùng của rễ ngưu bàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây ngưu bàng là gì?

Chưa có dạng bào chế cụ thể cho cây ngưu bàng. Tuy nhiên, chiết xuất tinh khiết của rễ ngưu bàng có thể được dùng cho tác dụng trị liệu.

Tác dụng phụ của cây ngưu bàng

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây ngưu bàng ?

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng rễ ngưu bàng . Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: nổi ban khi bôi lên da.

Nếu bạn sử dụng rễ ngưu bàng để làm trà uống, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như co giật, đỏ bừng, khô miệng, phát ban da, buồn ngủ, bồn chồn, thay đổi thị lực, đau đầu.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc chuyên gia về dược liệu.

Thận trọng khi dùng cây ngưu bàng

Trước khi dùng cây ngưu bàng bạn nên lưu ý những gì?

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm các thuốc không kê đơn mà bạn dự định dùng trong thời gian bạn sử dụng rễ ngưu bàng;
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây rễ ngưu bàng hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rễ ngưu bàng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây ngưu bàng như thế nào?

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Không có đủ thông tin về việc sử dụng rễ ngưu bàng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:

Bạn nên ngưng sử dụng rễ ngưu bàng hai tuần trước khi phẫu thuật vì dùng rễ ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu.

Đối với bệnh nhân rối loạn xuất huyết:

Rễ ngưu bàng có thể làm chậm máu đông. Rễ ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Đối với bệnh nhân bệnh tiểu đường:

Một số bằng chứng cho thấy rằng rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường nhiều hơn những người đang dùng thuốc giảm lượng đường trong máu.

Tương tác thuốc của cây ngưu bàng

Cây ngưu bàng có thể tương tác với những yếu tố nào?

Rễ ngưu bàng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với Rễ ngưu bàng bao gồm các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối) bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những thuốc khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những thuốc khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và các thuốc khác do rễ ngưu bàng có thể làm chậm máu đông. Rễ ngưu bàng dùng cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Ngoài ra, cây ngưu bàng có thể tương tác với một số tình trạng như:

  • Rối loạn chảy máu: Cây ngưu bàng có thể làm chậm đông máu, khi sử dụng thảo dược này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
  • Bệnh tiểu đường: Đã có một số bằng chứng rằng việc dùng cây ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu, do đó khi sử dụng cây ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu quá nhiều ở những người bị tiểu đường, những người đã dùng thuốc để giảm lượng đường trong máu.
  • Phẫu thuật: Cây ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật. Bạn hãy ngưng dùng thảo dược này ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Rễ ngưu bàng này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cúc la mã
  • Dầu hồng hoa
  • Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?

Tên thường gọi: Ngưu bàng

Tên gọi khác: gô bô, burdock root

Tên khoa học: Arctium lappa, Arctium minus, Arctium tomentosum

Ngưu bàng là thảo dược có nguồn gốc từ Nhật Bản, được đưa về Việt Nam trồng. Ngưu bàng thường mọc hoang, cao khoảng 1-1,5 mét, cụm hoa hình đầu, mọc ở đầu cành, cánh hoa có màu hơi tím, lá to rộng có hình tim, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.

Củ, lá và hạt của rễ ngưu bàng được dùng để tăng dòng nước tiểu, giết mầm bệnh, giảm sốt và “làm sạch” máu.

Rễ ngưu bàng còn có khả năng điều trị cảm lạnh, ung thư, chán ăn thần kinh, tiêu hoá, đau khớp, gút, viêm bàng quang, biến chứng giang mai và các tình trạng da bao gồm mụn trứng cá và bệnh vẩy nến.

Rễ ngưu bàng giúp kiểm soát chứng huyết áp cao, “cứng động mạch” (xơ cứng động mạch) và bệnh gan. Bên cạnh đó, một số người sử dụng rễ ngưu bàng nhằm tăng ham muốn tình dục, điều trị tình trạng da khô (ichthyosis), mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và chàm.

Quả và lá ngưu bàng chứa một chất đắng là arctiosid (khi thuỷ phân cho glucose và arctigenin), lappaol A,B. Rễ chứa chủ yếu là inulin (45%), tanin, axit stearic, một carbon hydrogen và một phytosterol.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng rễ ngưu bàng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chứng minh rằng rễ ngưu bàng có chứa các hóa chất có hoạt tính chống lại vi khuẩn và viêm.

Bộ phận của cây ngưu bàng được dùng làm thuốc là quả (ngưu bàng tử) và rễ (ngưu bàng căn).

Bài thuốc chữa cảm mạo, thủy thũng, chân tay phù

Bạn dùng 80g quả ngưu bàng, sao vàng, tán bột. Ngày uống 8g chia làm 3 lần uống. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.

Bài thuốc chữa phù thũng cấp tính

Bạn dùng 6g quả ngưu bàng (một nửa để sao, một nửa để sống), 6g phù bình (bèo cái) sao khô. Tất cả bạn đem tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g. Bạn nên dùng nước nóng chiêu thuốc.

Bài thuốc chữa nuốt đau do viêm khô mũi họng, đau họng

Bạn dùng 10g quả ngưu bàng, sao qua, tán mịn, uống với nước sôi pha chút rượu.

Bài thuốc dùng để chữa cảm cúm

Bạn dùng 24g ngưu bàng tử, 40g kim ngân, 40g liên kiều, 24g cát cánh, 24g bạc hà, 20g cam thảo, 20g đạm đậu xị, 16g hoa kinh giới, 4g lá tre. Bạn đen tất cả tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 – 4 lần tùy theo bệnh.

Bài thuốc dùng để chữa viêm tuyến vú

Bạn dùng 12g quả ngưu bàng, 20g sài đất tươi, 20g bồ công anh, 16g cam thảo đất. Bạn sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Bài thuốc dùng để chữa viêm họng

Bạn dùng ngưu bàng tử 12g, lá húng chanh 12g, lá rẻ quạt 5g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc chữa ung thư cổ tử cung

Bạn dùng 20g ngưu bàng căn, 20g chư thực tử. Các vị này bạn tán bột, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8g.

Bài thuốc chữa chữa các loại ung thư

Bạn dùng 20g ngưu bàng tử, sắc uống ngày một thang.

Bài thuốc chữa ung thư vú

Bạn dùng 60g ngưu bàng tử, sao vàng tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-8g.

Bài thuốc chữa ung thư đại tràng

Bạn dùng  20g ngưu bàng căn, 8g xích tiểu đậu, 12g đương quy, 6g đại hoàng, 12g bồ công anh. Bạn đem tất cả đi xay nhỏ hoặc tán bột, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 6-10g.

Bài thuốc trẻ em khóc đêm

Bạn dùng ngưu bàng tử tán bột mịn, băng đắp vào rốn cho trẻ. Ngày thay thuốc 1 lần.

Bài thuốc dùng để giảm đờm, dịu cơn hen khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm

Bạn dùng12g ngưu bàng tử, 12g kinh giới, 4g cam thảo. Sắc nước để uống.

Liều dùng của rễ ngưu bàng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Chưa có dạng bào chế cụ thể cho cây ngưu bàng. Tuy nhiên, chiết xuất tinh khiết của rễ ngưu bàng có thể được dùng cho tác dụng trị liệu.

Chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng rễ ngưu bàng . Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, phản ứng dị ứng có thể xảy ra.

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm: nổi ban khi bôi lên da.

Nếu bạn sử dụng rễ ngưu bàng để làm trà uống, bạn có thể gặp các tác dụng phụ như co giật, đỏ bừng, khô miệng, phát ban da, buồn ngủ, bồn chồn, thay đổi thị lực, đau đầu.

Không phải bệnh nhân nào cũng gặp tất cả các tác dụng phụ kể trên. Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác cũng có thể xảy ra. Nếu bạn có câu hỏi về tác dụng phụ, vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ, hoặc chuyên gia về dược liệu.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

Quy định về sử dụng thực phẩm chức năng ít nghiêm ngặt hơn quy định về sử dụng thuốc. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rễ ngưu bàng với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Không có đủ thông tin về việc sử dụng rễ ngưu bàng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Đối với bệnh nhân sắp phẫu thuật:

Bạn nên ngưng sử dụng rễ ngưu bàng hai tuần trước khi phẫu thuật vì dùng rễ ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu trong và sau khi giải phẫu.

Đối với bệnh nhân rối loạn xuất huyết:

Rễ ngưu bàng có thể làm chậm máu đông. Rễ ngưu bàng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người có rối loạn chảy máu.

Đối với bệnh nhân bệnh tiểu đường:

Một số bằng chứng cho thấy rằng rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu. Rễ ngưu bàng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở người bị đái tháo đường nhiều hơn những người đang dùng thuốc giảm lượng đường trong máu.

Rễ ngưu bàng có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với Rễ ngưu bàng bao gồm các loại thuốc làm chậm đông máu (thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối) bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những thuốc khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những thuốc khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những thuốc khác), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và các thuốc khác do rễ ngưu bàng có thể làm chậm máu đông. Rễ ngưu bàng dùng cùng với các thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.

Ngoài ra, cây ngưu bàng có thể tương tác với một số tình trạng như:

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Rễ ngưu bàng này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận