Tên gốc: Đinh hương
Tên gọi khác: Cống đinh hương, đinh tử hương, đinh tử, kê tử hương
Tên khoa học: Syzygium aromaticum
Tên tiếng Anh: Clove
Tìm hiểu chung
Đinh hương là loại cây gỗ, có chiều cao khoảng 20m, thuộc họ Đào kim nương (Myrtaceae). Sở dĩ cây có tên đinh hương là do hoa khi thu hoạch và phơi khô có hình dáng giống cái đinh và có mùi thơm nên được gọi với tên như vậy. Cây đinh hương có nguồn gốc từ Indonesia và được dùng làm gia vị trong nhiều nền văn hóa ẩm thực.
Cây đinh hương thường được trồng để thu hoạch hoa, làm gia vị và làm thuốc trị nhiều bệnh. Bộ phận thường dùng là nụ hoa bởi nụ hoa có chứa nhiều tinh dầu. Ngoài làm gia vị, đinh hương còn được sử dụng làm thuốc điều trị một số bệnh.
Thành phần và công dụng của cây đinh hương
Theo y học hiện đại
Cây đinh hương chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin B, C, D, E, K, canxi, kali, protein, kẽm, folate và đặc biệt giàu chất chống oxy hóa… Ngoài ra, đinh hương còn có chứa hóa chất gây mê rất mạnh gọi là eugenol (khoảng 70 – 90%). Eugenol còn có tác dụng gây tê dây thần kinh và giảm đau.
Một trong những tác dụng của cây đinh hương là dùng để chữa khó chịu dạ dày và giúp long đờm. Dầu đinh hương được sử dụng cho bệnh tiêu chảy, thoát vị và chữa hơi thở hôi. Hoa và dầu cây đinh hương có khả năng chữa chứng ợ hơi, buồn nôn và nôn mửa.
Đinh hương có thể dùng để bôi lên nướu răng để trị đau răng, giúp giảm đau khi làm răng. Vị thuốc có thể dùng lên da và niêm mạc miệng để giảm đau miệng và viêm họng. Khi dùng chung với các loại thuốc khác, đinh hương được dùng để chữa xuất tinh sớm.
Đinh hương được sử dụng trong kem đánh răng, xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa và thuốc lá.
Theo y học cổ truyền
Cây đinh hương có vị cay, có mùi thơm và tính ôn, do thường được dùng để:
- Làm ấm tỳ, vị, thận và bổ dương
- Chữa bệnh đau bụng, chữa nấc, tăng kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon
- Chữa đau nhức xương khớp, giảm đau, giảm viêm.
Cơ chế hoạt động của đinh hương là gì?
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy đinh hương có chất ức chế prostaglandin tổng hợp, cydooxygenase và lipoxygenase. Eugenol, một trong những thành phần hóa học của cây đinh hương, có khả năng gây tê, kháng khuẩn.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của đinh hương là gì?
Liều dùng đinh hương sẽ tùy thuộc vào dạng bào chế và cách dùng thuốc của bạn:
Chiết xuất tinh dầu đinh hương được dùng ở mức 120 – 300mg hoặc bôi ngoài da từ 1 – 5 giọt.
Rượu thuốc đinh hương dùng để uống khoảng 5 – 30 giọt pha loãng với nước (tỷ lệ 1 tinh dầu : 3 nước) hoặc dùng rượu thuốc 15% cồn để bôi ngoài da.
Liều dùng của đinh hương có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Đinh hương có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của đinh hương là gì?
Đinh hương có những dạng bào chế như:
- Thành phần trong thuốc lá và nước súc miệng
- Tinh dầu
- Rượu thuốc.
Lợi ích sức khỏe của cây đinh hương
Ngoài việc giúp món ăn trở nên thơm ngon, loại thảo dược này còn đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe như:
1. Chăm sóc răng miệng
Đinh hương có tác dụng làm giảm đau răng, đau nướu răng và loét miệng. Từ nhiều năm nay, trong điều trị nha khoa, hợp chất eugenol (thành phần chính của cây đinh hương) đã trở thành một vị thuốc rất quan trọng. Theo nghiên cứu, trong đinh hương có chứa chất eugenol cao hơn khoảng 20 lần so với những loại thảo dược khác.
Khi bị đau nhức răng, bạn chỉ cần thoa tinh dầu đinh hương vào vùng răng bị viêm nhiễm hoặc nhai vài mẩu đinh hương, sau vài phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đi rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm tinh dầu đinh hương vào kem đánh răng để giữ răng không bị sâu và giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại.
Bên cạnh đó, mùi thơm đặc trưng của tinh dầu đinh hương còn giúp bạn loại bỏ tình trạng hơi thở có mùi rất hiệu quả đấy. Bạn chỉ cần hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và súc miệng mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.
2. Giảm căng thẳng
Đinh hương là một liệu pháp tự nhiên loại bỏ stress rất hiệu quả. Tinh dầu đinh hương có tác dụng kỳ diệu trong việc kích thích tâm lý và loại bỏ sự căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần.
Mùi thơm của tinh dầu đinh hương có thể khiến cơ thể cảm thấy thư thái, hưng phấn, thoải mái và dễ chịu hơn. Vì vậy, tinh dầu đinh hương rất tốt cho những người mắc bệnh mất ngủ, trầm cảm…
3. Thúc đẩy tiêu hóa
Bên cạnh những lợi ích trên, đinh hương còn có tác dụng thúc đẩy các enzyme trong cơ thể, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Vì vậy, vị thuốc này thường được dùng để chữa bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.
Nếu bạn bị đau dạ dày hoặc có cảm giác buồn nôn, hãy thử dùng hỗn hợp bột đinh hương trộn với mật ong. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và đang cho con bú vẫn có thể sử dụng đinh hương bởi loại thảo mộc này khá lành tính.
4. Đặc tính sát khuẩn
Đinh hương có tính sát trùng rất cao. Do đó, dầu đinh hương thường được dùng để điều trị các vết thương, vết cắt, ghẻ, nấm, nhiễm trùng, vết côn trùng cắn và đốt. Bên cạnh đó, dầu đinh hương còn được sử dụng để chăm sóc làn da, đặc biệt nó có tác dụng điều trị mụn trứng cá.
Tuy nhiên, khi thoa dầu đinh hương lên da, bạn hãy nhớ pha loãng và không nên sử dụng nó cho da nhạy cảm bởi loại dầu này có tác dụng rất mạnh.
5. Giảm ho
Khi bị ho, bạn chỉ cần ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh là có thể giảm ho một cách hiệu quả. Với đặc tính kháng khuẩn mạnh, cây đinh hương còn có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng.
6. Tốt cho xương và khớp
Đinh hương chứa rất nhiều eugenol và flavonoid, có tác dụng làm tăng mật độ xương và khoáng chất trong xương. Những người có xương yếu, đặc biệt là phụ nữ, người già, nên dùng đinh hương thường xuyên.
7. Giảm đau đầu
Cây đinh hương chứa rất nhiều eugenol, có tác dụng gây mê, gây tê dây thần kinh và giảm đau. Do đó, cây đinh hương có tác dụng loại bỏ đau đầu khá hiệu quả. Khi bị đau đầu, bạn trộn dầu đinh hương với muối và thoa trên trán, bạn sẽ thấy cơn đau thuyên giảm nhanh chóng đấy.
8. Tăng cường hệ miễn dịch
Dùng đinh hương thường xuyên có thể giúp cơ thể chống lại phần lớn các bệnh nhiễm trùng vì cây đinh hương có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cây đinh hương còn có tác dụng làm tăng số lượng tế bào bạch cầu, nên giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
9. Phòng ngừa ung thư
Theo nghiên cứu, đinh hương có thể tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể và rất có lợi trong việc kiểm soát ung thư phổi, ung thư vú, ung thư buồng trứng và các loại ung thư khác ở giai đoạn đầu. Vì vậy hãy dùng đinh hương thường xuyên để bảo vệ cơ thể khỏi căn bệnh nguy hiểm này nhé.
10. Điều trị bệnh đái tháo đường
Đinh hương tốt cho những người bị đái tháo đường vì nó có chức năng giống như insulin trong cơ thể. Ngoài ra, đinh hương còn giúp chuyển lượng đường dư thừa từ máu vào các tế bào, từ đó ổn định được lượng đường huyết và điều trị bệnh.
11. Cải thiện sức khỏe tình dục
Đinh hương có thể giúp cải thiện sức khỏe tình dục ở nam giới, bằng cách tăng cường ham muốn. Ngoài ra, loại thuốc này cũng rất có hiệu quả trong việc điều trị vô sinh. Hãy cho đinh hương vào trong món ăn hoặc uống đinh hương pha với mật ong.
Bài thuốc chữa bệnh
Đau nhức xương khớp là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Căn bệnh này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như đau nhức, cứng khớp, cản trở vận động mỗi khi trở trời, mưa ẩm, khi vận động hay va chạm vào vật nào đó. Việc điều trị bằng thuốc tây y có thể để lại nhiều tác dụng phụ không tốt. Vì vậy, việc dùng đinh hương kết hợp tập luyện và chế độ dinh hưỡng hợp lý có thể giúp giảm đau và phòng ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số bài thuốc giúp điều trị đau nhức xương khớp mà bạn có thể thử:
Bài thuốc ngâm tay, chân
Chuẩn bị:
- Đinh hương
- Tầm gửi cây dâu
- Tục đoạn
- Lá lốt
- Long lão
- Muối
Thực hiện: đem các vị thuốc này cho vào ấm, sắc còn khoảng 150ml, sau đó đem đi ngâm chân hoặc bàn tay cho đến khi nguội hẳn thì ngừng. Thực hiện liên tiếp vào các buổi tối, chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rất nhiều đấy.
Bài thuốc xoa bóp rượu
Chuẩn bị:
- 20g đinh hương
- 12g long não
- 250ml rượu trắng
Thực hiện: Lấy đinh hương và long não đem ngâm với rượu trắng, để ở nơi thoáng mát khoảng 7 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng 1 ít rượu đinh hương để xoa bóp lên khớp bị đau. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các cơn đau nhức giảm hẳn.
Trong quá trình thực hiện các bài thuốc này, bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, thay đổi thói quen đi đứng để tránh gây tổn thương cho khớp.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng đinh hương?
Đinh hương có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Trầm cảm, co giật
- Kích thích mô, gây tổn thương đường hô hấp
- Gây đông máu trong mạch máu
- Kích ứng da
- Co thắt phế quản, phù phổi.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng đinh hương, bạn nên biết những gì?
Lưu trữ thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh nhiệt độ và độ ẩm. Bạn nên pha loãng tinh dầu khi sử dụng.
Những quy định cho đinh hương ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Bạn cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng đinh hương với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của đinh hương như thế nào?
Không dùng đinh hương cho trẻ em hoặc phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Đinh hương có thể tương tác với những gì?
Đinh hương có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng đinh hương.
Các thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể tương tác với cây đinh hương.
Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 15 loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe mọi người
- Bị run tay chân, dùng thảo dược Câu đằng liệu có khỏi?
- Vì sao bạn nên sử dụng thảo dược atisô để bảo vệ gan?