Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Sáp ong

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên gốc: Sáp ong

Tên khoa học: Apic cerana, Apis mellifera

Tên Tiếng Anh: Beeswax

Tên hoạt chất: Sáp ong

Tìm hiểu chung về sáp ong

Theo kinh nghiệm và quan sát của người nuôi ong thì sáp ong chính là tổ, là môi trường sống của con ong. Thông thường, một tổ ong tự nhiên sẽ có 1 lớp màng ngoài bao quanh tổ, kế tiếp là sáp ong. Sáp ong là một khối, có nhiều lỗ nhỏ, được xây thành từ nhiều loại thực vật khác nhau do những con ong thu lượm về.

Thành phần dinh dưỡng của sáp ong

Nghiên cứu cho biết để tạo ra 1kg sáp ong, ong mật phải dùng hơn 3kg mật cùng 1 lượng nhỏ phấn hoa. Vì vậy, sáp ong là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao không thua gì mật ong.

Cụ thể, trong sáp ong có chứa các chất dinh dưỡng như: axit béo, este, các chất caffeine, axit phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20 – 30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Bên cạnh đó, sáp ong còn chứa các chất monosaccharide, cellulose, các axit amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E, D, axit nicotinic, axit folic, các chất khoáng như canxi, magiê, sắt, đồng, kẽm.

Sáp ong dùng để làm gì?

Sáp ong thường được dùng để điều trị các tình trạng và bệnh lý như:

  • Nứt, rạn hậu môn (vết nứt nhỏ hậu môn)
  • Hăm tã ở trẻ nhỏ
  • Bệnh trĩ
  • Nấm da (nấm da toàn thân)
  • Lang ben
  • Cholesterol cao
  • Bệnh tiêu chảy
  • Lở, loét
  • Nấc cụt.

Cơ chế hoạt động của sáp ong  là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy sáp ong có tác dụng chống sưng nhẹ (chống viêm) và giúp bảo vệ dạ dày. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng của sáp ong

Đối với sức khỏe:

  • Giảm cholesterol trong máu và giảm đau hiệu quả
  • Chống viêm loét dạ dày và tiêu chảy
  • Nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể
  • Điều trị bỏng, rát, làm mềm da và giữ ẩm cho da.

Đối với làn da:

  • Làm mềm và dưỡng da, bảo vệ da không bị tổn thương trước các tác nhân gây hại ngoài môi trường.
  • Với đặc tính chống thấm nước cùng với nhiều thành phần dưỡng da nên sáp ong là nguyên liệu làm kem chống nắng hiệu quả.

Cách ngâm rượu sáp ong

Các phần trong tổ ong có thể dùng ngâm rượu

Phần sáp nhộng: Đây là phần chiếm diện tích nhiều nhất trong tổ ong. Phần này hoàn toàn không chứa mật, mà chỉ dành để nuôi dưỡng nhộng và ong non để nâng cao số lượng của đàn ong thợ. Vì vậy, đây là phần ngâm rượu tốt nhất.

Phần sáp chứa phấn hoa: Đây là phần sáp tiếp giáp với phần chứa mật, phấn hoa được bảo quản ở đây sẽ được dùng làm thức ăn nuôi cả đàn. Phần sáp dùng ngâm rượu cũng rất tốt, sau khi ngâm, rượu sẽ có màu vàng đậm khá đẹp mắt. Khi uống chú ý rót nhẹ nhàng, đừng lắc sẽ khiến phần bột dưới đáy hòa lẫn với rượu, uống sẽ không ngon và ly rượu cũng thiếu phần đẹp mắt.

Phần sáp chứa bọng mật: Đây là phần được ong thợ thiết kế chỉ để chứa mật ong, khoảng 98% thể tích của phần sáp này là chứa mật còn lại là phần sáp ong bao quanh. Nếu ngâm rượu, không nên sử dụng phần sáp chứa mật này bởi nó chứa nhiều mật. Nếu bạn đem ngâm rượu thì thành phẩm sẽ toàn vị ngọt, uống không ngon.

Cách ngâm rượu sáp ong

1. Chuẩn bị bình ngâm rượu

Bình ngâm rượu có rất nhiều loại. Tuy nhiên, nếu muốn có bình rượu chất lượng nhất thì bạn nên ngâm trong hũ sành, miệng không quá lớn để tránh thoát hơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bình thủy tinh để thay thế. Nếu bạn không có đủ điều kiện thì bình nhựa cũng là một lựa chọn không tệ.

2. Chuẩn bị rượu

Tùy theo vùng miền mà bạn sẽ sử dụng nồng độ rượu khác nhau để ngâm. Thế nhưng, tốt nhất bạn nên ngâm bằng các loại rượu có nồng độ từ 37 – 45 độ. Bạn nên mua rượu ở những cơ sở uy tín, chất lượng để bình rượu đảm bảo chất lượng.

3. Ngâm rượu

– Cách ngâm phần sáp nhộng:

  • Chọn phần nhộng vừa mới khai thác và có nhiều nhộng vì như vậy rượu ngâm sẽ có hương thơm đặc trưng.
  • Sau khi chọn phần sáp nhộng ưng ý, bạn hãy tiến hành loại bỏ các phần tạp chất bám xung quanh.
  • Cho phần sáp nhộng vào bình, đổ rượu theo tỉ lệ 1 – 1,5kg sáp ong : 5 lít rượu.
  • Đậy nắp bình thật chặt, khi nào rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng được. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên ngâm trên 6 tháng.

– Cách ngâm phần sáp chứa phấn hoa:

  • Chọn phần sáp chứa phấn hoa vừa mới khai thác, loại bỏ phần sáp bị ẩm mốc hoặc có dấu hiệu bất thường.
  • Sau khi chọn phần sáp ưng ý, bạn hãy tiến hành loại bỏ các phần tạp chất bám xung quanh.
  • Cho phần sáp nhộng vào bình, đổ rượu theo tỉ lệ 1 – 1,5kg sáp ong : 5 lít rượu.
  • Đậy nắp bình thật chặt, khi nào rượu chuyển sang màu vàng đậm thì có thể sử dụng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên ngâm trên 6 tháng.

Tác dụng của rượu sáp ong

Bạn có thể uống rượu sáp ong hằng ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly rượu nhỏ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống dưới 50ml/ngày thôi nhé. Rượu sáp ong có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe như:

  • Trị đau nhức xương khớp
  • Trị phong
  • Lưu thông khí huyết
  • Giải độc tố trong cơ thể
  • Tăng cường sức đề kháng.

Cách làm son môi từ sáp ong

Sản phẩm dưỡng môi từ thiên nhiên bao giờ cũng an toàn và tốt cho sức khỏe hơn các sản phẩm khác. Có thể nói son môi từ sáp ong đem đến cho bạn hiệu quả cao trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc làn môi.

Son dưỡng môi sáp ong với bạc hà

Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà, sáp ong nguyên chất và bình thủy tinh nhỏ để đựng son.

Thực hiện: Bạn đem sáp ong nguyên chất đi đun nóng bằng cách nấu cách thủy. Khoảng 5 phút sau, bạn dùng đũa khuấy liên tục và cho thêm vào một vài giọt tinh dầu bạc hà. Đợi một lúc, son sẽ khô lại và bạn sẽ có ngay một cây son dưỡng môi sáp ong với bạc hà vừa hiệu quả vừa an toàn.

Son dưỡng môi với sáp ong, mật ong và dầu ô liu

Chuẩn bị: Sáp ong nguyên chất, mật ong nguyên chất, dầu ô liu.

Thực hiện: Hấp cách thủy tất cả các nguyên liệu trong nồi thủy tinh. Khi sáp ong chảy hoàn toàn, dùng đũa khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện với nhau trong 2 phút. Đổ dung dịch son ra hộp đựng, chờ một lúc để son khô và bạn sẽ có ngay một cây son dưỡng môi an toàn.

Son dưỡng môi với sáp ong và hoa hồng

Từ xưa đến nay, cánh hoa hồng vẫn luôn được sử dụng để làm đẹp. Nếu bạn son dưỡng môi làm từ hoa hồng, đôi môi bạn sẽ trở nên hồng hấp dẫn và thơm thoang thoảng hương hoa hồng.

Chuẩn bị: Sáp ong nguyên chất, dầu hạnh nhân, cánh hoa hồng tươi.

Thực hiện: Xay nhuyễn cánh hoa hồng và vắt lấy nước cốt. Sau đó, cho sáp ong, dầu hạnh nhân và nước cốt hoa hồng vào chén nhỏ, hấp cách thủy cho sáp ong tan chảy. Khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện vào nhau, đổ ra hộp đựng. Đợi 2 giờ là có thể dùng được.

Son dưỡng môi từ sáp ong và dầu dừa

Chuẩn bị: Sáp ong nguyên chất, tinh chất vitamin E và dầu dừa.

Thực hiện: Trộn tất cả các nguyên liệu lại, cho vào chén nhỏ và hấp cách thủy, đổ ra hũ đựng và chờ son dưỡng môi đông lại.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của sáp ong là gì?

Liều dùng của sáp ong có thể khác nhau đối với những bệnh nhân dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của sáp ong là gì?

Sáp ong có những dạng như:

  • Bơ sáp ong trong son dưỡng môi
  • Sáp ong Pastille

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng sáp ong?

Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng sáp ong. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, tác dụng phụ là hiện tượng dị ứng có thể xảy ra. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng sáp ong bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong sáp ong hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như dị ứng thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của sáp ong như thế nào?

Hiện không có nhiều thông tin về việc sử dụng sáp ong trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Tương tác

Sáp ong có thể tương tác với những yếu tố gì?

Sáp ong có thể tương tác với thuốc hiện tại của bạn hoặc các bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Vì thế, bạn cần tham khảo với dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?
  • Nấm linh chi
  • Giảo cổ lam

Tên gốc: Sáp ong

Tên khoa học: Apic cerana, Apis mellifera

Tên Tiếng Anh: Beeswax

Theo kinh nghiệm và quan sát của người nuôi ong thì sáp ong chính là tổ, là môi trường sống của con ong. Thông thường, một tổ ong tự nhiên sẽ có 1 lớp màng ngoài bao quanh tổ, kế tiếp là sáp ong. Sáp ong là một khối, có nhiều lỗ nhỏ, được xây thành từ nhiều loại thực vật khác nhau do những con ong thu lượm về.

Nghiên cứu cho biết để tạo ra 1kg sáp ong, ong mật phải dùng hơn 3kg mật cùng 1 lượng nhỏ phấn hoa. Vì vậy, sáp ong là loại thực phẩm có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao không thua gì mật ong.

Cụ thể, trong sáp ong có chứa các chất dinh dưỡng như: axit béo, este, các chất caffeine, axit phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20 – 30 loại khác nhau, trong đó quan trọng nhất là chrysin, pinocembrin và galangin. Bên cạnh đó, sáp ong còn chứa các chất monosaccharide, cellulose, các axit amin, các nhóm vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E, D, axit nicotinic, axit folic, các chất khoáng như canxi, magiê, sắt, đồng, kẽm.

Sáp ong thường được dùng để điều trị các tình trạng và bệnh lý như:

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thảo dược này. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy sáp ong có tác dụng chống sưng nhẹ (chống viêm) và giúp bảo vệ dạ dày. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Đối với sức khỏe:

Đối với làn da:

Phần sáp nhộng: Đây là phần chiếm diện tích nhiều nhất trong tổ ong. Phần này hoàn toàn không chứa mật, mà chỉ dành để nuôi dưỡng nhộng và ong non để nâng cao số lượng của đàn ong thợ. Vì vậy, đây là phần ngâm rượu tốt nhất.

Phần sáp chứa phấn hoa: Đây là phần sáp tiếp giáp với phần chứa mật, phấn hoa được bảo quản ở đây sẽ được dùng làm thức ăn nuôi cả đàn. Phần sáp dùng ngâm rượu cũng rất tốt, sau khi ngâm, rượu sẽ có màu vàng đậm khá đẹp mắt. Khi uống chú ý rót nhẹ nhàng, đừng lắc sẽ khiến phần bột dưới đáy hòa lẫn với rượu, uống sẽ không ngon và ly rượu cũng thiếu phần đẹp mắt.

Phần sáp chứa bọng mật: Đây là phần được ong thợ thiết kế chỉ để chứa mật ong, khoảng 98% thể tích của phần sáp này là chứa mật còn lại là phần sáp ong bao quanh. Nếu ngâm rượu, không nên sử dụng phần sáp chứa mật này bởi nó chứa nhiều mật. Nếu bạn đem ngâm rượu thì thành phẩm sẽ toàn vị ngọt, uống không ngon.

1. Chuẩn bị bình ngâm rượu

Bình ngâm rượu có rất nhiều loại. Tuy nhiên, nếu muốn có bình rượu chất lượng nhất thì bạn nên ngâm trong hũ sành, miệng không quá lớn để tránh thoát hơi. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bình thủy tinh để thay thế. Nếu bạn không có đủ điều kiện thì bình nhựa cũng là một lựa chọn không tệ.

2. Chuẩn bị rượu

Tùy theo vùng miền mà bạn sẽ sử dụng nồng độ rượu khác nhau để ngâm. Thế nhưng, tốt nhất bạn nên ngâm bằng các loại rượu có nồng độ từ 37 – 45 độ. Bạn nên mua rượu ở những cơ sở uy tín, chất lượng để bình rượu đảm bảo chất lượng.

3. Ngâm rượu

– Cách ngâm phần sáp nhộng:

– Cách ngâm phần sáp chứa phấn hoa:

Bạn có thể uống rượu sáp ong hằng ngày, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly rượu nhỏ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống dưới 50ml/ngày thôi nhé. Rượu sáp ong có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe như:

Sản phẩm dưỡng môi từ thiên nhiên bao giờ cũng an toàn và tốt cho sức khỏe hơn các sản phẩm khác. Có thể nói son môi từ sáp ong đem đến cho bạn hiệu quả cao trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc làn môi.

Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà, sáp ong nguyên chất và bình thủy tinh nhỏ để đựng son.

Thực hiện: Bạn đem sáp ong nguyên chất đi đun nóng bằng cách nấu cách thủy. Khoảng 5 phút sau, bạn dùng đũa khuấy liên tục và cho thêm vào một vài giọt tinh dầu bạc hà. Đợi một lúc, son sẽ khô lại và bạn sẽ có ngay một cây son dưỡng môi sáp ong với bạc hà vừa hiệu quả vừa an toàn.

Chuẩn bị: Sáp ong nguyên chất, mật ong nguyên chất, dầu ô liu.

Thực hiện: Hấp cách thủy tất cả các nguyên liệu trong nồi thủy tinh. Khi sáp ong chảy hoàn toàn, dùng đũa khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện với nhau trong 2 phút. Đổ dung dịch son ra hộp đựng, chờ một lúc để son khô và bạn sẽ có ngay một cây son dưỡng môi an toàn.

Từ xưa đến nay, cánh hoa hồng vẫn luôn được sử dụng để làm đẹp. Nếu bạn son dưỡng môi làm từ hoa hồng, đôi môi bạn sẽ trở nên hồng hấp dẫn và thơm thoang thoảng hương hoa hồng.

Chuẩn bị: Sáp ong nguyên chất, dầu hạnh nhân, cánh hoa hồng tươi.

Thực hiện: Xay nhuyễn cánh hoa hồng và vắt lấy nước cốt. Sau đó, cho sáp ong, dầu hạnh nhân và nước cốt hoa hồng vào chén nhỏ, hấp cách thủy cho sáp ong tan chảy. Khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện vào nhau, đổ ra hộp đựng. Đợi 2 giờ là có thể dùng được.

Chuẩn bị: Sáp ong nguyên chất, tinh chất vitamin E và dầu dừa.

Thực hiện: Trộn tất cả các nguyên liệu lại, cho vào chén nhỏ và hấp cách thủy, đổ ra hũ đựng và chờ son dưỡng môi đông lại.

Liều dùng của sáp ong có thể khác nhau đối với những bệnh nhân dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Sáp ong có những dạng như:

Hiện vẫn chưa có đủ thông tin về tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân sử dụng sáp ong. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, tác dụng phụ là hiện tượng dị ứng có thể xảy ra. Vì thế, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Hiện không có nhiều thông tin về việc sử dụng sáp ong trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Sáp ong có thể tương tác với thuốc hiện tại của bạn hoặc các bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Vì thế, bạn cần tham khảo với dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận