Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản
Chọn tập

Tên hoạt chất: Lanh

Tìm hiểu chung

Cây lanh dùng để làm gì?

Người ta sử dụng hạt cây lanh cho nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm:

Hạt lanh cũng được sử dụng cho các rối loạn về tim mạch:

  • Cholesterol cao;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Cao huyết áp;
  • Bệnh mạch vành.

Hạt lanh có thể trị mụn trứng cá, giảm triệu chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn tăng động (ADHD), vấn đề về thận ở những người bị mắc bệnh lupus ban đỏ, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và đau ngực.

Cây thuốc cũng được sử dụng cho bệnh tiểu đường, béo phì và giảm cân, chống HIV/AIDS, trầm cảm, nhiễm trùng bàng quang, bệnh sốt rét và viêm khớp dạng thấp.

Các công dụng khác bao gồm điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và ho.

Một số người sử dụng hạt lanh để giảm nguy cơ loãng xương và để chống lại bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.

Cơ chế hoạt động của cây lanh là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy khả năng chống ung thư của cây lanh có thể là nhờ equol và enterolactone, những chất này hình thành trong quá trinh phân hủy thuốc cây lanh.

Hạt lanh là một nguồn cung cấp chất xơ và axit béo omega-3. Bạn nên uống trước bữa ăn vì chất xơ trong hạt lanh có thể làm cho bạn cảm thấy ít đói hơn.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây lanh là gì?

Tùy theo mục đích sử dụng, liều dùng thuốc sẽ khác nhau.

  • Để chữa bệnh tiểu đường loại 2: dùng 600 mg của chiết xuất hạt lanh chia làm ba lần mỗi ngày, trong 12 tuần.
  • Để chữa cholesterol cao: dùng liều từ 40-50 g hạt lanh hàng ngày.
  • Để cải thiện chức năng thận ở những người bị lupus đỏ (SLE): dùng 15 g hạt lanh hai lần mỗi ngày với ngũ cốc, hoặc cà chua hoặc nước cam.
  • Để cải thiện các triệu chứng mãn kinh nhẹ: dùng 40 g hạt lanh nghiền nát hoặc bánh mì có hạt lanh hàng ngày.

Liều dùng của cây lanh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây lanh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây lanh là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Viên nang;
  • Dầu;
  • Bột;
  • Viên nang dạng keo.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây lanh?

Cây lanh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, đầy hơi;
  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa;
  • Phản ứng mẫn cảm;
  • Cảm thấy yếu, mất khả năng phối hợp, khó thở, thở nhanh, gây liệt, co giật.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng cây lanh bạn nên biết những gì?

Bạn nên bảo quản hạt lanh trong tủ lạnh để ngăn sự phân hủy axit béo.

Bạn cần phải lưu ý rằng hạt lanh thô hoặc chưa chín có thể gây độc.

Bạn nên theo dõi các triệu chứng mẫn cảm và phản ứng quá liều. Nếu có các triệu chứng này, Nếu bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, nên ngưng dùng thuốc và chuyển sang biện pháp điều trị khác an toàn hơn.

Hạt lanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường và sử dụng hạt lanh, cần theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết.

Hạt lanh có tác dụng gần như hormone estrogen nên có thể làm các bệnh về nội tiết tố nặng hơn, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, endometriosis và u xơ tử cung.

Hạt lanh có thể làm giảm huyết áp tâm trương và làm cho huyết áp trở nên quá thấp. Cần theo dõi huyết áp chặt chẽ khi dùng thuốc nếu bạn bị huyết áp thấp.

Những quy định cho cây lanh ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây lanh nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây lanh như thế nào?

Không dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không dùng thuốc cho người bị bệnh tắc ruột hoặc mất nước, hoặc cho những người mẫn cảm với thuốc.

Không dùng thuốc đắp từ hạt lanh lên vết thương hở.

Hạt lanh có thể làm chậm quá trình đông máu. Không sử dụng thuốc nếu bạn có rối loạn đông máu.

Cây lanh có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây lanh.

Thuốc từ cây lanh có thể tương tác với nhiều loại thuốc:

  • Có thể giảm sự hấp thu của tất cả các thuốc đường uống;
  • Tăng tác dụng của thuốc chống đông máu, thuốc chống tích tụ tiểu cầu;
  • Tăng tác dụng của thuốc nhuận tràng, dẫn đến tiêu chảy, và thuốc chữa tiểu đường;

Hạt lanh có thể làm giảm cholesterol và tăng triglycerides (những dạng chất béo thông thường như dầu thực vật và mỡ động vật), cũng như làm giảm lượng đường trong máu.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Người ta sử dụng hạt cây lanh cho nhiều căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, bao gồm:

Hạt lanh cũng được sử dụng cho các rối loạn về tim mạch:

Hạt lanh có thể trị mụn trứng cá, giảm triệu chứng tăng động giảm chú ý, rối loạn tăng động (ADHD), vấn đề về thận ở những người bị mắc bệnh lupus ban đỏ, các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh và đau ngực.

Cây thuốc cũng được sử dụng cho bệnh tiểu đường, béo phì và giảm cân, chống HIV/AIDS, trầm cảm, nhiễm trùng bàng quang, bệnh sốt rét và viêm khớp dạng thấp.

Các công dụng khác bao gồm điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và ho.

Một số người sử dụng hạt lanh để giảm nguy cơ loãng xương và để chống lại bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tiền liệt.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy khả năng chống ung thư của cây lanh có thể là nhờ equol và enterolactone, những chất này hình thành trong quá trinh phân hủy thuốc cây lanh.

Hạt lanh là một nguồn cung cấp chất xơ và axit béo omega-3. Bạn nên uống trước bữa ăn vì chất xơ trong hạt lanh có thể làm cho bạn cảm thấy ít đói hơn.

Tùy theo mục đích sử dụng, liều dùng thuốc sẽ khác nhau.

Liều dùng của cây lanh có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây lanh có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

Cây lanh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Bạn nên bảo quản hạt lanh trong tủ lạnh để ngăn sự phân hủy axit béo.

Bạn cần phải lưu ý rằng hạt lanh thô hoặc chưa chín có thể gây độc.

Bạn nên theo dõi các triệu chứng mẫn cảm và phản ứng quá liều. Nếu có các triệu chứng này, Nếu bất kỳ triệu chứng nào xuất hiện, nên ngưng dùng thuốc và chuyển sang biện pháp điều trị khác an toàn hơn.

Hạt lanh có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết của một số loại thuốc dùng cho bệnh tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường và sử dụng hạt lanh, cần theo dõi chặt chẽ chỉ số đường huyết.

Hạt lanh có tác dụng gần như hormone estrogen nên có thể làm các bệnh về nội tiết tố nặng hơn, chẳng hạn như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, endometriosis và u xơ tử cung.

Hạt lanh có thể làm giảm huyết áp tâm trương và làm cho huyết áp trở nên quá thấp. Cần theo dõi huyết áp chặt chẽ khi dùng thuốc nếu bạn bị huyết áp thấp.

Những quy định cho cây lanh ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cây lanh nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Không dùng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Không dùng thuốc cho người bị bệnh tắc ruột hoặc mất nước, hoặc cho những người mẫn cảm với thuốc.

Không dùng thuốc đắp từ hạt lanh lên vết thương hở.

Hạt lanh có thể làm chậm quá trình đông máu. Không sử dụng thuốc nếu bạn có rối loạn đông máu.

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây lanh.

Thuốc từ cây lanh có thể tương tác với nhiều loại thuốc:

Hạt lanh có thể làm giảm cholesterol và tăng triglycerides (những dạng chất béo thông thường như dầu thực vật và mỡ động vật), cũng như làm giảm lượng đường trong máu.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận