Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Hà thủ ô đỏ

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên gốc: Hà thủ đô đỏ

Tên gọi khác: Dạ giao đằng, má ỏn, mằn năng ón (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao)

Tên khoa học: Fallopia multiflora

Tên Tiếng Anh: Fo-ti

Tên hoạt chất: Hà thủ ô đỏ

Tìm hiểu chung về hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.

Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.

Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

Hà thủ đô đỏ dùng để làm gì?

Hà thủ đô đỏ đã được sử dụng ở Trung Quốc vì làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ đô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.

Hà thủ đô đỏ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Thành phần hóa học của cây hà thủ ô đỏ

Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Cơ chế hoạt động của hà thủ đô đỏ là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng hà thủ ô đỏ như một cách để hãm phanh quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.

– Hà thủ ô đỏ: Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

– Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

– Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.

Cách dùng hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì bạn có thể biến “thần dược” trở thành “độc dược” đấy. Nếu hà thủ ô đỏ chưa qua chế biến mà đem đi phơi khô rồi nấu nước uống thì chất chát trong hà thủ ô có thể gây viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hà thủ ô đỏ thường được thu hoạch vào mùa thu. Củ hà thủ ô đỏ sau khi đào sẽ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch. Củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô.

Cách chế biến hà thủ đô đỏ

  • Hà thủ ô khô, rửa sạch, cạo vỏ, ngâm với nước vo gạo 24 giờ rồi ủ cho mềm, thái lát
  • Đậu đen rửa sạch, nhặt bỏ hạt lép, hạt sâu, ngâm nước 30 phút
  • Cho hà thủ ô đỏ vào chõ hấp, cứ 10kg hà thủ ô đỏ thì cho 100g đậu đen, nấu cho đến khi hạt đậu đen chín nhừ. Sau đó để nguội, bỏ lõi, đem đi phơi khô. Lặp lại các bước trên 9 lần được xem là tốt nhất.

Một số bài thuốc đơn giản từ cây hà thủ ô đỏ

  • Trị xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh trùng yếu, khó có con: Sắc uống 20g hà thủ ô đỏ, 16g tầm gửi dâu, 16g kỳ tử và 16g ngưu tất.
  • Trị cholesterol trong máu cao: 900g hà thủ ô tươi rang giòn, nghiền bột. Mỗi lần lấy 15g pha với nước ấm, uống ngày 2 lần, liên tục trong 30 ngày.
  • Làm tóc, râu trắng hóa đen, khỏe gân xương, bền tinh khí, sống lâu: Lấy 400g hà thủ ô đỏ và 400g hà thủ ô trắng đem ngâm với nước vo gạo trong 4 ngày, sau đó cạo bỏ vỏ, cho vào chõ nấu với đậu đen. Sau khi chín, lấy hà thủ ô đi phơi khô và lặp lại các bước trên 9 lần. Cuối cùng, lấy hà thủ ô sấy khô và tán bột.

Cách ngâm rượu hà thủ ô đỏ

Bước đầu tiên để ngâm rượu hà thủ ô đỏ là bạn phải sơ chế. Hà thủ ô khi mới được đào lên cần đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi gọt vỏ, thái thành những lát mỏng, bỏ đi phần lõi cứng bên trong. Để loại bỏ bớt vị chát và nóng, bạn đem hà thủ ô ngâm trong nước vo gạo từ 1 – 2 ngày, thường xuyên thay nước vo gạo 2 lần/ngày để tránh hiện tượng nước vo gạo lên men có thể làm hỏng hà thủ ô.

Chuẩn bị:

  • 1,5kg hà thủ ô đỏ khô
  • 0,5kg đậu đen xanh lòng
  • 6 – 8 lít rượu trắng (rượu 40 độ)
  • 1 ít nước vo gạo.

Thực hiện:

Rang đậu đen với lửa nhỏ cho thơm. Không nên rang quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong đỗ đen. Cho hà thủ ô đã qua sơ chế và đậu đen đã rang vào bình ngâm, đổ rượu vào rồi đậy kỹ nắp lại. Ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được.

Lưu ý khi dùng hà thủ ô ngâm rượu:

Theo Đông y, khi dùng rượu hà thủ ô, bạn cần kiêng hành, tỏi và củ cải trắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu. Mặc dù, rượu hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì uống nhiều có thể ảnh hưởng đến gan.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của hà thủ đô đỏ là gì?

Hà thủ đô đỏ được sử dụng ở liều hằng ngày từ 9 – 15g thảo mộc thô.

Liều dùng của hà thủ đô đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hà thủ đô đỏ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của hà thủ đô đỏ là gì?

Hà thủ đô đỏ có dạng bào chế rễ cắt lát và dạng kết hợp với các thảo dược khác.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng hà thủ đô đỏ?

Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng hà thủ đô đỏ bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của hà thủ đô đỏ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng hà thủ đô đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của hà thủ đô đỏ như thế nào?

Hà thủ ô đỏ không nên dùng trong thời kỳ mang thai, cho con bú và trẻ em. Hà thủ ô đỏ không nên được sử dụng nếu bạn bị tiêu chảy hoặc quá mẫn với thảo mộc.

Tương tác

Hà thủ ô đỏ có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô đỏ có thể tương tác khi dùng với:

  • Thuốc chống đông: Hà thủ ô đỏ có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: Hà thủ ô đỏ có thể làm tăng nguy cơ hạ kali máu khi dùng với thuốc lợi tiểu mất kali.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?
  • Nấm linh chi
  • Giảo cổ lam

Tên gốc: Hà thủ đô đỏ

Tên gọi khác: Dạ giao đằng, má ỏn, mằn năng ón (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao)

Tên khoa học: Fallopia multiflora

Tên Tiếng Anh: Fo-ti

Hà thủ ô đỏ là loại cây dây leo, sống lâu năm. Thân quấn, mọc xoắn vào nhau, mặt ngoài thân có màu xanh tía, nhẵn, có vân và có rễ phồng thành củ.

Lá mọc so le, có cuống dài. Phiến lá hình tim, dài 4 – 8cm, rộng 2,5 – 5cm, đầu nhọn, mép hơi lượn sóng, cả hạị mặt đều nhẵn. Hoa nhỏ, đường kính 2mm, mọc cách xa nhau ở kẽ lá. Hoa có 8 nhụy (trong số đó có 3 nhụy hơi dài hơn) với đầu nhụy hình mào gà.

Cây hà thủ ô đỏ thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra, tập trung chủ yếu ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang. Hiện nay, hà thủ ô đỏ được trồng ở nhiều vùng phía Bắc và phía Nam, cây mọc tốt ở Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.

Hà thủ đô đỏ đã được sử dụng ở Trung Quốc vì làm trẻ hóa và làm săn chắc da, làm tăng chức năng gan, thận và làm sạch máu. Hà thủ đô đỏ cũng được sử dụng điều trị chứng mất ngủ, xương yếu, táo bón và xơ vữa động mạch. Hà thủ đô đỏ có thể làm tăng khả năng sinh sản, tăng lượng đường trong máu và làm giảm đau nhức bắp thịt và có đặc tính kháng khuẩn chống lại mycobacteria và sốt rét.

Hà thủ đô đỏ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cây hà thủ ô đỏ chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin).

Khi chưa chế biến, hà thủ ô đỏ có chứa 7,68% tannin; 0,25% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần. Sau khi chế biến, còn 3,82% tannin; 0,1127% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,2496% dẫn chất anthraquinon toàn phần.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Phân biệt hà thủ ô đỏ với hà thủ ô trắng và củ nâu

Hà thủ ô đỏ là một vị thuốc Đông y có khả năng giúp trẻ hóa. Chính tác dụng thần kỳ này mà ngày càng nhiều người dùng hà thủ ô đỏ như một cách để hãm phanh quá trình lão hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại Việt Nam, có đến 2 loại hà thủ ô là đỏ và trắng. Bên cạnh đó, hà thủ ô đỏ cũng rất dễ bị nhầm lẫn với củ nâu. Do đó, nếu không muốn “ném tiền qua cửa sổ”, tốt nhất bạn nên hiểu rõ về 3 loại củ này để biết cách phân biệt thật giả khi mua nhé.

– Hà thủ ô đỏ: Có hình dáng gần giống với củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ, có nhiều chỗ lồi lõm, cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

– Hà thủ ô trắng: Còn được gọi là nam hà thủ ô. Đây là loại cây dây leo, thông thường người ta lấy thân thái mỏng dùng thay cho hà thủ ô đỏ. Hà thủ ô trắng thơm nhẹ, vị đắng chát, có nhiều nhựa trắng trên thân lá và không có tác dụng bồi bổ cơ thể như hà thủ ô đỏ.

– Củ nâu: Củ này thường có màu nâu hồng hay nâu tím, hình hơi tròn hoặc bầu dục. Lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi. Trong Đông y, củ nâu có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, do trong củ nâu có chứa nhiều hoạt chất tannin nên dễ gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể, hại gan và thận.

Hà thủ ô đỏ có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì bạn có thể biến “thần dược” trở thành “độc dược” đấy. Nếu hà thủ ô đỏ chưa qua chế biến mà đem đi phơi khô rồi nấu nước uống thì chất chát trong hà thủ ô có thể gây viêm thận, bí tiểu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Hà thủ ô đỏ thường được thu hoạch vào mùa thu. Củ hà thủ ô đỏ sau khi đào sẽ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch. Củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô.

Cách chế biến hà thủ đô đỏ

Bước đầu tiên để ngâm rượu hà thủ ô đỏ là bạn phải sơ chế. Hà thủ ô khi mới được đào lên cần đem đi rửa sạch, để ráo nước rồi gọt vỏ, thái thành những lát mỏng, bỏ đi phần lõi cứng bên trong. Để loại bỏ bớt vị chát và nóng, bạn đem hà thủ ô ngâm trong nước vo gạo từ 1 – 2 ngày, thường xuyên thay nước vo gạo 2 lần/ngày để tránh hiện tượng nước vo gạo lên men có thể làm hỏng hà thủ ô.

Chuẩn bị:

Thực hiện:

Rang đậu đen với lửa nhỏ cho thơm. Không nên rang quá kỹ vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong đỗ đen. Cho hà thủ ô đã qua sơ chế và đậu đen đã rang vào bình ngâm, đổ rượu vào rồi đậy kỹ nắp lại. Ngâm khoảng 3 – 6 tháng là có thể dùng được.

Lưu ý khi dùng hà thủ ô ngâm rượu:

Theo Đông y, khi dùng rượu hà thủ ô, bạn cần kiêng hành, tỏi và củ cải trắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hành tây, hồ tiêu. Mặc dù, rượu hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên lạm dụng vì uống nhiều có thể ảnh hưởng đến gan.

Hà thủ đô đỏ được sử dụng ở liều hằng ngày từ 9 – 15g thảo mộc thô.

Liều dùng của hà thủ đô đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Hà thủ đô đỏ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Hà thủ đô đỏ có dạng bào chế rễ cắt lát và dạng kết hợp với các thảo dược khác.

Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng hà thủ đô đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Hà thủ ô đỏ không nên dùng trong thời kỳ mang thai, cho con bú và trẻ em. Hà thủ ô đỏ không nên được sử dụng nếu bạn bị tiêu chảy hoặc quá mẫn với thảo mộc.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô đỏ.

Hà thủ ô đỏ có thể tương tác khi dùng với:

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận
× sticky