Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Beta-carotene

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên hoạt chất: Beta-carotene

Tìm hiểu chung

Beta-carotene dùng để làm gì?

Beta-carotene là một chất tự nhiên có trong rau quả. Chất này cũng có thể được chế biến từ các loại tảo và rong. Beta-carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A rất cần thiết cho mắt và da.

Beta-carotene có thể dùng để chữa các bệnh:

  • Xơ nang;
  • Bệnh tiêu chảy;
  • Các bệnh mãn tính;
  • Bệnh gan, tuyến tụy;
  • Vấn đề về hấp thu chất dinh dưỡng;
  • Bệnh về vú, dạ dày, buồng trứng, tuyến tiền liệt;
  • Ung thư đại trực tràng;
  • Bệnh hen suyễn do vận động;
  • Viêm xương khớp;
  • Cháy nắng;
  • Loạn sản cổ tử cung;
  • Tăng huyết áp.

Beta-carotene được dùng cho các sản phụ bị thiếu chất dinh dưỡng nhằm giảm nguy cơ tử vong cũng như tiêu chảy và sốt sau khi sinh.

Cơ chế hoạt động của beta-carotene là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy beta-carotene có khả năng chuyển hóa thành vitamin A. Nó có tính chất oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương như:

  • Chống ung thư;
  • Chống lão hóa.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của beta-carotene là gì?

Lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Lượng vitamin A thường được khuyên dùng cho người 14 tuổi trở lên là 700-9000 mcg/ngày. Sản phụ cần khoảng 1200-1300 mcg/ngày. Tùy theo sản phẩm mà hàm lượng beta-carotene sẽ khác nhau. Bạn có thể dựa vào những chỉ số trên để tính ra lượng beta-carotene cần dùng. Thông thường bạn có thể dùng beta-carotene kết hợp với vitamin C, vitamin E và thuốc kẽm.

Liều dùng của beta-carotene có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Beta-carotene có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của beta-carotene là gì?

Vị thuốc này có thể có những dạng bào chế gồm:

  • Thuốc viên;
  • Thuốc nang.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng beta-carotene?

Tác dụng dễ nhận thấy nhất của beta-carotene là gây vàng da. Ngoài ra, nó còn có một số tác dụng phụ như:

  • Vấn đề với dạ dày và ruột, ợ nóng, táo bón, tiêu chảy;
  • Chóng mặt, nhức đầu;
  • Đau khớp, đau cơ;
  • Bệnh về phổi;
  • Vấn đề tầm nhìn;
  • Mất cân bằng cholesterol;
  • Xuất hiện đốm vàng ở mắt.

Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng thuốc có tính oxy hóa cao như beta-carotene có thể tăng nguy cơ tử vong vì tăng khả năng mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng beta-carotene bạn nên biết những gì?

Nếu bạn có cuộc phẫu thuật về mạch gần đây hoặc hút thuốc lá, bạn không nên dùng beta-carotene.

Có nhiều loại chất cồn có thể ảnh hưởng đên việc hấp thu beta-carotene, bạn nên hỏi bác sĩ cụ thể về các loại chất này.

Lưu trữ beta-carotene ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Những quy định cho beta-carotene ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Việc sử dụng beta-carotene nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của beta-carotene như thế nào?

Beta-carotene tương đối an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng beta-carotene với liều lượng lớn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Beta-carotene có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, phổi, và tuyến tiền liệt ở người hút thuốc. Không nên dùng beta-carotene nếu bạn hút thuốc.

Nếu bạn đã tiếp xúc với amiăng, beta-carotene có thể tăng nguy cơ ung thư.

Tránh sử dụng các chất bổ sung beta-carotene với các loại vitamin chống oxy hóa khác trước hay sau khi thực hiện phẫu thuật nong mạch vành.

Beta-carotene có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng beta-carotene.

Beta-carotene có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím. Cần thận trọng khi dùng beta-carotene với người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn có thể cần phải điều chỉnh liều dùng.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Beta-carotene là một chất tự nhiên có trong rau quả. Chất này cũng có thể được chế biến từ các loại tảo và rong. Beta-carotene được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A rất cần thiết cho mắt và da.

Beta-carotene có thể dùng để chữa các bệnh:

Beta-carotene được dùng cho các sản phụ bị thiếu chất dinh dưỡng nhằm giảm nguy cơ tử vong cũng như tiêu chảy và sốt sau khi sinh.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy beta-carotene có khả năng chuyển hóa thành vitamin A. Nó có tính chất oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương như:

Lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Lượng vitamin A thường được khuyên dùng cho người 14 tuổi trở lên là 700-9000 mcg/ngày. Sản phụ cần khoảng 1200-1300 mcg/ngày. Tùy theo sản phẩm mà hàm lượng beta-carotene sẽ khác nhau. Bạn có thể dựa vào những chỉ số trên để tính ra lượng beta-carotene cần dùng. Thông thường bạn có thể dùng beta-carotene kết hợp với vitamin C, vitamin E và thuốc kẽm.

Liều dùng của beta-carotene có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Beta-carotene có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Vị thuốc này có thể có những dạng bào chế gồm:

Tác dụng dễ nhận thấy nhất của beta-carotene là gây vàng da. Ngoài ra, nó còn có một số tác dụng phụ như:

Một số nghiên cứu cho rằng sử dụng thuốc có tính oxy hóa cao như beta-carotene có thể tăng nguy cơ tử vong vì tăng khả năng mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Nếu bạn có cuộc phẫu thuật về mạch gần đây hoặc hút thuốc lá, bạn không nên dùng beta-carotene.

Có nhiều loại chất cồn có thể ảnh hưởng đên việc hấp thu beta-carotene, bạn nên hỏi bác sĩ cụ thể về các loại chất này.

Lưu trữ beta-carotene ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Những quy định cho beta-carotene ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Việc sử dụng beta-carotene nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Beta-carotene tương đối an toàn. Tuy nhiên, bạn không nên dùng beta-carotene với liều lượng lớn cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Beta-carotene có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết, phổi, và tuyến tiền liệt ở người hút thuốc. Không nên dùng beta-carotene nếu bạn hút thuốc.

Nếu bạn đã tiếp xúc với amiăng, beta-carotene có thể tăng nguy cơ ung thư.

Tránh sử dụng các chất bổ sung beta-carotene với các loại vitamin chống oxy hóa khác trước hay sau khi thực hiện phẫu thuật nong mạch vành.

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng beta-carotene.

Beta-carotene có thể làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc bầm tím. Cần thận trọng khi dùng beta-carotene với người bị rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Bạn có thể cần phải điều chỉnh liều dùng.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận