Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Hoa ban

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên thông thường: Cây hoa ban

Tên khoa học: Bauhinia forficata

Tên hoạt chất: Hoa ban

Tác dụng & Liều dùng

Tác dụng của cây hoa ban là gì?

Cây hoa ban là một loại cây. Các bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc.

Người ta uống cây hoa ban để điều trị bệnh tiểu đường và đây cũng là chất chống oxy hóa.

Cánh hoa ban có tác dụng điều trị:

  • Đau bụng, lỵ và tiêu chảy: bỏ cánh hoa khô vào nước đun sôi 5-7 phút, uống trước bữa ăn sáng, 1 lần/ngày. Bạn uống liên tục trong 1 tuần.
  • Viêm gan, viêm phổi, ho do phế nhiệt, viêm phế quản, viêm tiết niệu, bí tiểu tiện, phù thũng: bạn sắc 10-20g hoa khô để uống. Bạn cũng có thể bổ sung cánh hoa vào các món ăn hàng ngày để điều trị tiêu chảy mạn tính.
  • Sốt: bạn đun sôi 50g hoa khô với 500ml nước trong 4 phút. Uống liên tục trong 2-3 ngày.

Lá cây hoa bạn dùng để điều trị:

  • Ho
  • Bí tiểu
  • Tiêu chảy

Bạn sắc 10-16g lá hoa khô để uống.

Vỏ cây hoa ban có tác dụng trị:

  • Tiêu hóa không tốt, đầy hơi, phân nát, lỏng, trị lao hạch, mụn nhọt, sang lở, làm thuốc bổ để hồi phục cơ thể sau ốm dậy: sắc 6-12g vỏ thân hoa ban để uống hoặc nấu nước để rửa vết thương.
  • Lỵ amip: giã nát vỏ tươi (đã loại bỏ lớp bần ở ngoài), vắt lấy nước uống 3 lần/ngày, mỗi lần 10ml.
  • Tiêu chảy: bạn dùng vỏ thân cây hoa ban với búp ổi, vỏ tươi cây vối rừng, đồng lượng. Sau đó, giã nát, vắt lấy dịch, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày 4-5 lần, cách nhau 3-4 giờ.
  • Giun đũa: bạn dùng nước ép vỏ tươi, mỗi ngày uống 4 thìa cà phê, ngày 1 lần, uống 4 ngày liền.
  • Vết thương mới: thái mỏng vỏ thân cây, phơi khô và tán thành bột mịn. Thêm nước sạch vào thành hỗn hợp hồ nhão. Bạn bôi hỗn hợp này lên vết thương để nhanh lành.

Rễ hoa ban sau khi rửa sạch, hãy thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và sắc uống. Rễ cây được dùng để điều trị các tình trạng sau:

  • Tiêu hóa kém
  • Viêm dạ dày
  • Viêm ruột cấp tính…

Cây hoa ban có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây hoa ban là gì?

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Cây hoa ban có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cây hoa ban cũng có thể giảm sự phát triển của ung thư, giảm mức cholesterol hoặc hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây hoa ban?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng cây hoa ban, bạn nên biết những gì?

Không có đủ thông tin về sự an toàn khi dùng cây hoa ban.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng cây hoa ban trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Bệnh tiểu đường

Cây hoa ban có thể làm giảm lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu của họ chặt chẽ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng cây hoa ban.

Phẫu thuật

Cây hoa ban có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Bạn ngừng sử dụng cây hoa ban ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác

Cây hoa ban có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây hoa ban.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Uống quá nhiều vitamin khiến bạn có nguy cơ bị tiêu chảy, sỏi thận và ung thư
  • Làm việc hơn 45 tiếng/tuần làm tăng nguy cơ tiểu đường ở phụ nữ
  • Kem đánh răng có thể gây tiểu đường tuýp 2?

Tên thông thường: Cây hoa ban

Tên khoa học: Bauhinia forficata

Cây hoa ban là một loại cây. Các bộ phận của cây có thể dùng làm thuốc.

Người ta uống cây hoa ban để điều trị bệnh tiểu đường và đây cũng là chất chống oxy hóa.

Cánh hoa ban có tác dụng điều trị:

Lá cây hoa bạn dùng để điều trị:

Bạn sắc 10-16g lá hoa khô để uống.

Vỏ cây hoa ban có tác dụng trị:

Rễ hoa ban sau khi rửa sạch, hãy thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và sắc uống. Rễ cây được dùng để điều trị các tình trạng sau:

Cây hoa ban có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Cây hoa ban có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cây hoa ban cũng có thể giảm sự phát triển của ung thư, giảm mức cholesterol hoặc hoạt động như một chất chống oxy hóa.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Không có đủ thông tin về sự an toàn khi dùng cây hoa ban.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không có đủ thông tin việc sử dụng cây hoa ban trong thời kỳ mang thai và cho con bú, tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Bệnh tiểu đường

Cây hoa ban có thể làm giảm lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường nên theo dõi lượng đường trong máu của họ chặt chẽ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, tốt nhất nên kiểm tra với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng cây hoa ban.

Phẫu thuật

Cây hoa ban có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nó có thể can thiệp vào kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật. Bạn ngừng sử dụng cây hoa ban ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cây hoa ban.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận
× sticky