Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Tảo bẹ

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên thường gọi: tảo bẹ, Kelpware, Alga Noruega o Nudosa, Algue Laminaire, Ascophylle Noueuse, Ascophyllum nodosum, Atlantic Kelp, Black Tang, Bladder Fucus, Bladder Wrack, Blasentang, Chêne Marin, Cutweed, Fucus, Fucus Vésiculeux, Goémon, Kelp, Kelpware, Kelp-Ware, Knotted Wrack, Laitue de Mer, Laitue Marine, Laminaire, Marine Oak, Meereiche, Norwegian Seaweed, Quercus Marina, Rockweed, Rockwrack, Schweintang, Sea Kelp, Seawrack, Tang, Varech, Varech Vésiculeux.

Tên khoa học: Fucus vesiculosis

Tên hoạt chất: Tảo bẹ

Tác dụng

Tảo bẹ dùng để làm gì?

Tảo bẹ là một thảo dược có tất cả bộ phận dùng để làm thuốc.

Khi uống thảo dược này, tảo bẹ có tác dụng điều trị chứng rối loạn tuyến giáp bao gồm suy giáp, cường giáp và nhược giáp. Thảo dược này còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị béo phì, đau khớp, rối loạn tiêu hoá, táo bón, rối loạn đường tiểu, căng thẳng. Công dụng khác của thảo dược là tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khoẻ.

Khi dùng ngoài, tảo bẹ được thoa lên da để chữa các vấn đề ở da như bỏng, lão hoá da hay côn trùng cắn.

Tảo bẹ có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của tảo bẹ là gì?

Tảo bẹ, giống như các loại thực vật dưới biển khác, chứa đựng một lượng iốt lớn dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa các rối loạn tuyến giáp. Điều này có thể gây ra tình trạng lượng iốt được đưa vào cơ thể không ổn định nếu chúng ta sử dụng loại thảo dược này.

Hiện vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu về cơ chế hoạt động của loại thảo dược này. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng

Liều dùng thông thường cho tảo bẹ là gì?

Đối với tảo bẹ khô: bạn hãy hoà tan 16g dược liệu vào 500ml nước và uống 59ml từ 2-3 lần/ngày.

Đối với chiết xuất lỏng: bạn hãy uống 4-8ml trước bữa ăn.

Đối với dạng viên: bạn hãy uống 3 viên/ngày, sau đó tăng lên từ từ đến 24 viên/ngày.

Liều dùng của tảo bẹ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của tảo bẹ là gì?

Tảo bẹ có các dạng bào chế sau:

  • Chiết xuất lỏng;
  • Viên gel;
  • Viên nén;
  • Nguyên cây.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng tảo bẹ?

Phản ứng phụ thường gặp bao gồm:

  • Khát nước thường xuyên;
  • Tiểu nhiều;
  • Đường huyết cao;
  • Tăng nồng độ creatinin trong máu, điều này có thể gây hại cho gan của bạn.

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng

Trước khi dùng tảo bẹ bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng tảo bẹ bạn nên biết:

  • Bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thảo dược này nếu có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ;
  • Bạn nên báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng loại thuốc khác, bao gồm cả thuốc kê toa và không kê toa;
  • Bạn không nên dùng thảo dược này nếu bạn bị dị ứng với bất kì thành phần nào của tảo bẹ;
  • Bạn đang mắc các bệnh lý hoặc rối loạn nào khác chẳng hạn như:
    • Bệnh máu không đông;
    • Vô sinh;
    • Dị ứng với iốt hoặc các vấn đề về giáp trạng như: cường giáp trạng, suy giáp;
  • Bạn mắc các dị ứng khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Những quy định cho tảo bẹ ít nghiêm ngặt hơn những quy định cho tân dược. Nhiều nghiên cứu để xác định tính an toàn của thảo dược này cần được thực hiện. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tảo bẹ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của tảo bẹ như thế nào?

Bạn không dùng thảo dược này nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Ngưng sử dụng tảo bẹ ít nhất 2 tuần trước khi bạn phải tiếp nhận một cuộc phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác thuốc

Tảo bẹ có thể tương tác với những yếu tố nào?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc khác bạn đang dùng hoặc tình trạng bệnh bạn đang mắc phải. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Các loại thuốc có khả năng tương tác với tảo bẹ bao gồm:

  • Thuốc điều trị cường giáp: methenamine mandelate (Methimazole®), methimazole (Tapazole®), potassium iodide (Thyro-Block®),…
  • Thuốc làm chậm đông máu : aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®,…), ibuprofen (Advil®, Motrin®,…), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®,…), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®),…

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tên thường gọi: tảo bẹ, Kelpware, Alga Noruega o Nudosa, Algue Laminaire, Ascophylle Noueuse, Ascophyllum nodosum, Atlantic Kelp, Black Tang, Bladder Fucus, Bladder Wrack, Blasentang, Chêne Marin, Cutweed, Fucus, Fucus Vésiculeux, Goémon, Kelp, Kelpware, Kelp-Ware, Knotted Wrack, Laitue de Mer, Laitue Marine, Laminaire, Marine Oak, Meereiche, Norwegian Seaweed, Quercus Marina, Rockweed, Rockwrack, Schweintang, Sea Kelp, Seawrack, Tang, Varech, Varech Vésiculeux.

Tên khoa học: Fucus vesiculosis

Tảo bẹ là một thảo dược có tất cả bộ phận dùng để làm thuốc.

Khi uống thảo dược này, tảo bẹ có tác dụng điều trị chứng rối loạn tuyến giáp bao gồm suy giáp, cường giáp và nhược giáp. Thảo dược này còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị béo phì, đau khớp, rối loạn tiêu hoá, táo bón, rối loạn đường tiểu, căng thẳng. Công dụng khác của thảo dược là tăng cường khả năng miễn dịch và tăng cường sức khoẻ.

Khi dùng ngoài, tảo bẹ được thoa lên da để chữa các vấn đề ở da như bỏng, lão hoá da hay côn trùng cắn.

Tảo bẹ có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, nhà thảo dược để biết thêm thông tin.

Tảo bẹ, giống như các loại thực vật dưới biển khác, chứa đựng một lượng iốt lớn dùng để điều trị hoặc ngăn ngừa các rối loạn tuyến giáp. Điều này có thể gây ra tình trạng lượng iốt được đưa vào cơ thể không ổn định nếu chúng ta sử dụng loại thảo dược này.

Hiện vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu về cơ chế hoạt động của loại thảo dược này. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Đối với tảo bẹ khô: bạn hãy hoà tan 16g dược liệu vào 500ml nước và uống 59ml từ 2-3 lần/ngày.

Đối với chiết xuất lỏng: bạn hãy uống 4-8ml trước bữa ăn.

Đối với dạng viên: bạn hãy uống 3 viên/ngày, sau đó tăng lên từ từ đến 24 viên/ngày.

Liều dùng của tảo bẹ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Tảo bẹ có các dạng bào chế sau:

Phản ứng phụ thường gặp bao gồm:

Đây chưa phải là tất cả các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Trước khi dùng tảo bẹ bạn nên biết:

Những quy định cho tảo bẹ ít nghiêm ngặt hơn những quy định cho tân dược. Nhiều nghiên cứu để xác định tính an toàn của thảo dược này cần được thực hiện. Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng tảo bẹ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Bạn không dùng thảo dược này nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Ngưng sử dụng tảo bẹ ít nhất 2 tuần trước khi bạn phải tiếp nhận một cuộc phẫu thuật theo lịch trình.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc khác bạn đang dùng hoặc tình trạng bệnh bạn đang mắc phải. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Các loại thuốc có khả năng tương tác với tảo bẹ bao gồm:

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận
× sticky