Tên thông thường: axit béo omega 3, dầu omega 3
Tên khoa học: DHA (docosahexaenoic acid), EPA (eicosapentaenic acid)
Tìm hiểu chung
Dầu cá dùng để làm gì?
Dầu cá trong cá hoặc thực phẩm chức năng. Cá đặc biệt giàu axit béo omega-3, bao gồm cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá tầm, cá vây xanh, cá cơm, cá mòi, cá trích, cá hồi và menhaden.
Các chất bổ sung dầu cá thường được làm từ cá thu, cá trích, cá ngừ, halibut, cá hồi, gan cá tuyết, cá voi. Các chất bổ sung dầu cá thường chứa ít vitamin E để tránh các thuốc nhanh hỏng. Chúng cũng có thể kết hợp với canxi, sắt hoặc vitamin A, B1, B2, B3, C hoặc D.
Dầu cá được sử dụng trong nhiều tình trạng sức khỏe, thường liên quan đến tim và hệ thống máu. Một số người sử dụng dầu cá để giảm huyết áp hoặc mức triglyceride (chất béo có liên quan đến cholesterol). Dầu cá cũng đã được thử để ngăn ngừa bệnh tim hoặc đột quỵ. Bằng chứng khoa học cho thấy dầu cá thực sự làm giảm lượng triglyceride cao và cũng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ khi dùng với liều lượng khuyến cáo. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều dầu cá có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Cá được gọi “thức ăn não” bởi vì một số người ăn cá để giúp giảm trầm cảm, tâm thần, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), bệnh Alzheimer và các rối loạn suy nghĩ khác.
Một số người sử dụng dầu cá khi bị mắt khô, tăng nhãn áp và thoái hoá điểm mắt liên quan đến tuổi tác (AMD) – một tình trạng rất phổ biến ở người lớn tuổi có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về mắt.
Phụ nữ đôi khi dùng dầu cá để ngăn ngừa những giai đoạn đau đớn; đau vú và các biến chứng liên quan đến việc mang thai như sẩy thai, huyết áp cao vào cuối thai kỳ, sinh sớm.
Dầu cá cũng được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường, hen suyễn, rối loạn phối hợp phát triển, rối loạn vận động, chứng khó đọc, béo phì, bệnh thận, xương yếu (loãng xương), một số bệnh liên quan đến đau và sưng như bệnh vẩy nến và ngăn ngừa giảm cân do một số loại thuốc ung thư.
Dầu cá thỉnh thoảng được sử dụng sau khi phẫu thuật cấy ghép tim để ngăn ngừa huyết áp cao và tổn thương thận do phẫu thuật hoặc các loại thuốc dùng để giảm nguy cơ phản ứng với tim mới. Dầu cá đôi khi được sử dụng sau phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Dầu cá có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của dầu cá là gì?
Thật thú vị, cơ thể không sản xuất axit béo omega-3 của riêng mình. Cơ thể cũng không thể tạo ra các axit béo omega-3 từ các axit béo omega-6. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về EPA và DHA, hai loại axit omega-3 thường có trong thực phẩm chức năng dầu cá.
Axit béo omega-3 làm giảm đau và sưng. Điều này có thể giải thích tại sao dầu cá có thể hiệu quả đối với bệnh vẩy nến và mắt khô. Những axit béo này cũng ngăn không cho máu đông dễ dàng, do đó có thể giúp ích cho một số tình trạng bệnh tim.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của dầu cá là gì?
Liều thông thường dành cho người lớn dùng viên nang hoặc dạng lỏng là 3-9g/ngày. Mỗi sản phẩm có thể khác nhau về liều lượng. Bạn hãy dùng dầu cá theo hướng dẫn trên bao bì.
Liều dùng của dầu cá có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Dầu cá có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của dầu cá là gì?
Dầu cá có các dạng bào chế:
- Dạng lỏng
- Viên nang.
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng dầu cá?
Dầu cá có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm:
- Giảm hoạt động của hệ miễn dịch;
- Hôi miệng;
- Ợ nóng;
- Buồn nôn;
- Phân lỏng;
- Phát ban;
- Ho ra máu.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng dầu cá bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của dầu cá hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giựa lợi ích của việc sử dụng dầu cá với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của dầu cá như thế nào?
Dầu cá có thể an toàn cho hầu hết mọi người, bao gồm phụ nữ mang thai và cho con bú, khi dùng liều thấp (3g hoặc ít hơn mỗi ngày). Không nên dùng dầu cá cho trẻ em hoặc những người quá mẫn cảm, hoặc bị ung thư vú/tuyến tiền liệt hoặc bệnh tim.
Tương tác
Dầu cá có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng dầu cá.
Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.