Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Trần bì

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên hoạt chất: Trần bì

Tìm hiểu chung

Tác dụng của trần bì là gì?

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

  1. Khó tiêu: tinh dầu trần bì có tác dụng kích thích nhẹ đường tiêu hóa, giúp bài trừ khí trệ, tăng tiết dịch vị, điều trị chứng khó tiêu hiệu quả.
  2. Hen suyễn: trần bì tác động lên hệ hô hấp, làm giãn phế quản, tăng lượng dịch tiết, loãng dịch đàm, giúp cho bệnh nhân dễ khạc đàm ra ngoài. Do đó, trần bì cải thiện triệu chứng của bệnh hen suyễn, ngăn chặn co thắt phế quản do các tác nhân gây hen gây ra.
  3. Kháng khuẩn: trần bì có thể ức chế sự sinh trưởng và phát triển của các loại vi khuẩn, bao gồm tụ cầu và trực khuẩn, các tác nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng, viêm phế quản,..

Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

Thành phần hóa học của trần bì

Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

Cơ chế tác động của trần bì là gì?

Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của trần bì là gì?

Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

Dạng dùng phổ biến của trần bì

Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng trần bì?

Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.

Trần bì – Những câu hỏi thường gặp

Mức độ an toàn của trần bì như thế nào?

Chưa tìm thấy các phản ứng có hại của trần bì đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Có thể dùng trần bì để điều trị chứng khó tiêu?

Điều trị chứng khó tiêu là một trong những chỉ định phổ biến nhất của trần bì.

Việc sử dụng thảo dược trần bì có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc?

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu hoặc có dấu hiệu hạ huyết áp khi sử dụng trần bì thì khả năng cao sẽ xảy ra rủi ro khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Thông tin quan trọng khác về Trần bì

Quên liều

Trong trường hợp bạn quên dùng một liều thuốc, sử dụng ngay sau khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm quên liều gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều thuốc đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc. Không được sử dụng thêm thuốc để bù cho liều đã quên.

Quá liều

Không được sử dụng trần bì quá liều quy định. Việc dùng nhiều thuốc hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của bạn đáng kể; thay vào đó có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Cách bảo quản trần bì

Bảo quản thảo dược trần bì ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. Giữ thảo dược tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Trong trường hợp cần tiêu hủy thảo dược, không vứt bỏ chúng một cách bừa bãi và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trần bì (tên khoa học Pericarpium Citri Reticulatae) là thảo dược khá phổ biến trong đông y. Đây là vị thuốc có nguồn gốc từ vỏ quýt và vỏ cam. Cách làm trần bì khá đơn giản, các nguyên liệu này được cắt nhỏ ra, sau đó đem phơi khô hoặc sấy khô, lưu trữ lại để chữa bệnh. Trần bì có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, tính ấm, được chỉ định để điều trị, kiểm soát, phòng chống và cải thiện các bệnh, hội chứng và triệu chứng sau:

Ngoài ra, trần bì còn có nhiều công dụng khác, như chống dị ứng, lợi mật, giảm ho, ức chế cơ trơn tử cung, v.v.

Trong trần bì có khoảng 2% tinh dầu và là thành phần chính, có tác dụng chữa bệnh chủ đạo. Các hoạt chất đóng vai trò quan trọng trong thành phần tinh dầu, bao gồm: limonene, isopropenyl-toluen, humulene, hesperidin, vitamin B1, vitamin C,v.v.

Cơ chế tác động của thảo dược trần bì là tác dụng kích thích sự thèm ăn và cải thiện chức năng hệ miễn dịch.

Liều dùng của trần bì tùy thuộc vào loại bệnh và đánh giá mức độ bệnh. Qua đó, thầy thuốc sẽ chỉ định liều dùng và thời gian dùng phù hợp với từng bệnh nhân. Thường thì trong một bài thuốc chữa bệnh, trần bì được dùng kết hợp với nhiều vị thuốc khác để tối ưu hóa công dụng.

Dạng dùng phổ biến của thảo dược trần bì là thuốc sắc, có thể dùng sống, hoặc sao.

Rất ít tài liệu nghiên cứu về các tác dụng phụ của trần bì. Tuy nhiên theo đông y, một số trường hợp sử dụng trần bì quá liều trong thời gian dài có thể gây hại đến nguyên khí. Thông báo ngay cho thầy thuốc hoặc bác sĩ về bất cứ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thảo dược trần bì.

Chưa tìm thấy các phản ứng có hại của trần bì đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Điều trị chứng khó tiêu là một trong những chỉ định phổ biến nhất của trần bì.

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ, chóng mặt, đau đầu hoặc có dấu hiệu hạ huyết áp khi sử dụng trần bì thì khả năng cao sẽ xảy ra rủi ro khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Trong trường hợp bạn quên dùng một liều thuốc, sử dụng ngay sau khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp thời điểm quên liều gần với thời điểm dùng liều tiếp theo, bỏ qua liều thuốc đã quên và tiếp tục lịch trình dùng thuốc. Không được sử dụng thêm thuốc để bù cho liều đã quên.

Không được sử dụng trần bì quá liều quy định. Việc dùng nhiều thuốc hơn sẽ không cải thiện triệu chứng của bạn đáng kể; thay vào đó có thể gây ra ngộ độc hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bảo quản thảo dược trần bì ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. Giữ thảo dược tránh xa trẻ em và vật nuôi.

Trong trường hợp cần tiêu hủy thảo dược, không vứt bỏ chúng một cách bừa bãi và tránh gây ô nhiễm môi trường.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận
× sticky