Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Mắt mèo (Đậu mèo rừng)

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên thông thường: cây mắt mèo, móc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc

Tên khoa học: Mucuna Pruriens

Tên tiếng Anh: Velvet bean

Tên hoạt chất: Mắt mèo (Đậu mèo rừng)

Tìm hiểu chung về cây mắt mèo

Mắt mèo (đậu mèo rừng) dùng để làm gì?

Mắt mèo hay còn gọi là đậu mèo rừng là một loại thảo dược được sử dụng để:

  • Điều trị bệnh Parkinson
  • Điều trị chứng lo âu, viêm khớp, nhiễm ký sinh trùng và tình trạng bệnh hyperprolactinemia.
  • Giảm đau và sốt
  • Ói mửa
  • Xử lý vết rắn cắn
  • Giảm đau khớp và cơ (khi dùng trực tiếp trên da)
  • Kích thích lưu lượng máu bề mặt trong tình trạng tê liệt
  • Xử lý vết bò cạp gây nhức nhối

Mắt mèo có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của mắt mèo là gì?

Mắt mèo chứa levodopa (L-dopa), được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson.

L-dopa được chuyển đổi thành dopamine ở não. Các triệu chứng của bệnh Parkinson xảy ra ở bệnh nhân do nồng độ dopamine trong não thấp. Hầu hết L-dopa bị phân hủy trong cơ thể trước khi nó đến não nếu các hóa chất đặc biệt không được sử dụng cùng với levodopa. Những hóa chất này không có trong mắt mèo.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng của thảo dược mắt mèo

Liều dùng thông thường của mắt mèo là gì?

Liều dùng của mắt mèo (đậu mèo rừng) có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Mắt mèo có thể không an toàn. Vì vậy, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của mắt mèo là gì?

Mắt mèo thường có dạng bào chế:

  • Thực phẩm chức năng (viên nang)
  • Bột

Tác dụng phụ khi dùng cây mắt mèo

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng mắt mèo?

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi bạn dụng mắt mèo bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Sưng bụng

Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:

  • Nôn
  • Các cử động cơ thể bất thường
  • Mất ngủ

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác như:

  • Nhức đầu
  • Tim đập nhanh
  • Các triệu chứng rối loạn tâm thần bao gồm nhầm lẫn, kích động, ảo giác và ảo tưởng

Ngoài ra, mắt mèo là một chất kích thích mạnh và có thể gây ra ngứa, nóng rát và sưng tấy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng khi dùng cây mắt mèo

Trước khi dùng mắt mèo bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ.
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây mắt mèo hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác.
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác.
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng mắt mèo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của mắt mèo như thế nào?

Vì cây mắt mèo mọc dại khắp nơi, bạn rất dễ để tìm thấy. Tuy nhiên, hạt, hoa, lá và thân của mắt mèo đều rất độc. Trong đó, độc nhất là quả và hoa rồi đến lá, thân cây. Nếu sử dụng nhiều có thể gây đột tử. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Dạng bột hạt mắt mèo, gọi là HP-200, có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống trong vòng 20 tuần.

Lông mắt mèo có thể không an toàn khi dùng uống hoặc dùng trực tiếp lên da.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn khi dùng mắt mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn nên tham khảo thầy thuốc trước khi sử dụng.

Người mắc bệnh tim mạch: do mắt mèo có chứa levodopa (L-dopa) nên bạn cần tránh hoặc sử dụng cẩn thận ở người bị bệnh tim mạch.

Người bị bệnh tiểu đường: có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và sử dụng mắt mèo, hãy chắc chắn kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận. Bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc tiểu đường của bạn.

Đối với bệnh đường trong máu thấp (hạ đường huyết): có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống thấp hơn.

Đối với bệnh ung thư da (u ác tính): cơ thể có thể sử dụng levodopa (L-dopa) trong mắt mèo để tạo thành sắc tố da gọi là melanin. Có một số lo ngại melanin có thể làm bệnh ung thư da xấu hơn. Không sử dụng mắt mèo nếu bạn có tiền sử u ác tính hoặc có những thay đổi khả nghi trên da.

Đối với bệnh dạ dày-ruột hoặc loét đường ruột (bệnh loét dạ dày): levodopa (L-dopa) có thể gây chảy máu đường tiêu hóa (GI) ở những người bị loét dày. Vì mắt mèo chứa L-dopa, vì thế mắt mèo có thể gây ra tiêu chảy đường tiêu hóa (GI) ở người bệnh bị loét. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được báo cáo.

Đối với bệnh tâm thần: do có chứa levodopa (L-dopa), mắt mèo có thể làm cho bệnh tâm thần tệ hơn.

Trong phẫu thuật: mắt mèo có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì thế thảo dược này có thể gây trở ngại cho việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi giải phẫu. Bạn nên ngừng dùng mắt mèo ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Tương tác của cây mắt mèo với các thuốc khác

Mắt mèo có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng mắt mèo.

Các sản phẩm có thể tương tác với mắt mèo bao gồm:

Thuốc giảm trầm cảm (MAOIs). Mắt mèo (đậu mèo rừng) chứa các chất kích thích cơ thể. Một số thuốc dùng để giảm trầm cảm có thể làm tăng các chất kích thích này. Dùng mắt mèo cùng với các thuốc giảm trầm cảm có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm nhịp tim nhanh, huyết áp cao, động kinh, lo lắng và những bệnh khác. Một số thuốc dùng cho trầm cảm bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®) và những loại khác.

Methyldopa (Aldomet®). Mắt mèo có thể làm hạ huyết áp. Methyldopa (Aldomet®) cũng có thể hạ huyết áp. Dùng mắt mèo và methyldopa cùng nhau có thể gây hạ huyết áp quá nhiều.

Guanethidine (Ismelin®). Mắt mèo và Guanethidine (Ismelin) có thể làm giảm huyết áp. Dùng mắt mèo và guanethidine cùng nhau có thể gây ra huyết áp đi quá thấp.

Thuốc trị bệnh tiểu đường (thuốc chống tiểu đường). Mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Dùng mắt mèo cùng với thuốc tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu quá thấp. Bạn cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc tiểu đường của bạn.

Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) .

Thuốc chống loạn thần. Mắt mèo làm tăng hóa chất dopamine trong não. Một số thuốc điều trị bệnh tâm thần giúp giảm dopamine. Dùng mắt mèo cùng với một số thuốc chống loạn thần có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc chống loạn thần.

Một số thuốc chống loạn thần bao gồm chlorpromazine (Thorazine®), clozapine (Clozaril®), fluphenazine (Prolixin®), haloperidol (Haldol®), olanzapine (Zyprexa®), perphenazine (Trilafon®), prochlorperazine (Compazine®), quetiapine (Seroquel®), risperidone (Risperdal®), thioridazine (Mellaril®), thiothixene (Navane®) và các thuốc khác.

Thuốc dùng trong phẫu thuật (gây tê). Mắt mèo chứa hóa chất L-dopa (levodopa). Dùng L-dopa cùng với các thuốc dùng để giải phẫu có thể gây ra vấn đề về tim. Bạn hãy chắc chắn nói với bác sĩ về những sản phẩm tự nhiên bạn đang dùng trước khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng dùng mắt mèo ít nhất 2 tuần trước khi giải phẫu.

Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm chậm hoạt động của dạ dày và ruột. Điều này có thể làm giảm lượng mắt mèo được hấp thụ. Dùng một số thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tác dụng của mắt mèo.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?
  • Cẩm tú cầu
  • Dầu dừa trị rạn da sau sinh: Bí quyết lấy lại sự tự tin!

Tên thông thường: cây mắt mèo, móc mèo, đậu mèo rừng, đậu ngứa, ma niêu, đậu mèo lông bạc

Tên khoa học: Mucuna Pruriens

Tên tiếng Anh: Velvet bean

Mắt mèo hay còn gọi là đậu mèo rừng là một loại thảo dược được sử dụng để:

Mắt mèo có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Mắt mèo chứa levodopa (L-dopa), được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson.

L-dopa được chuyển đổi thành dopamine ở não. Các triệu chứng của bệnh Parkinson xảy ra ở bệnh nhân do nồng độ dopamine trong não thấp. Hầu hết L-dopa bị phân hủy trong cơ thể trước khi nó đến não nếu các hóa chất đặc biệt không được sử dụng cùng với levodopa. Những hóa chất này không có trong mắt mèo.

Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng của mắt mèo (đậu mèo rừng) có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Mắt mèo có thể không an toàn. Vì vậy, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Mắt mèo thường có dạng bào chế:

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi bạn dụng mắt mèo bao gồm:

Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác như:

Ngoài ra, mắt mèo là một chất kích thích mạnh và có thể gây ra ngứa, nóng rát và sưng tấy.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng mắt mèo với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Vì cây mắt mèo mọc dại khắp nơi, bạn rất dễ để tìm thấy. Tuy nhiên, hạt, hoa, lá và thân của mắt mèo đều rất độc. Trong đó, độc nhất là quả và hoa rồi đến lá, thân cây. Nếu sử dụng nhiều có thể gây đột tử. Do đó, bạn chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Dạng bột hạt mắt mèo, gọi là HP-200, có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống trong vòng 20 tuần.

Lông mắt mèo có thể không an toàn khi dùng uống hoặc dùng trực tiếp lên da.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn khi dùng mắt mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn nên tham khảo thầy thuốc trước khi sử dụng.

Người mắc bệnh tim mạch: do mắt mèo có chứa levodopa (L-dopa) nên bạn cần tránh hoặc sử dụng cẩn thận ở người bị bệnh tim mạch.

Người bị bệnh tiểu đường: có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường và sử dụng mắt mèo, hãy chắc chắn kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận. Bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh liều lượng thuốc tiểu đường của bạn.

Đối với bệnh đường trong máu thấp (hạ đường huyết): có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống thấp hơn.

Đối với bệnh ung thư da (u ác tính): cơ thể có thể sử dụng levodopa (L-dopa) trong mắt mèo để tạo thành sắc tố da gọi là melanin. Có một số lo ngại melanin có thể làm bệnh ung thư da xấu hơn. Không sử dụng mắt mèo nếu bạn có tiền sử u ác tính hoặc có những thay đổi khả nghi trên da.

Đối với bệnh dạ dày-ruột hoặc loét đường ruột (bệnh loét dạ dày): levodopa (L-dopa) có thể gây chảy máu đường tiêu hóa (GI) ở những người bị loét dày. Vì mắt mèo chứa L-dopa, vì thế mắt mèo có thể gây ra tiêu chảy đường tiêu hóa (GI) ở người bệnh bị loét. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa được báo cáo.

Đối với bệnh tâm thần: do có chứa levodopa (L-dopa), mắt mèo có thể làm cho bệnh tâm thần tệ hơn.

Trong phẫu thuật: mắt mèo có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, vì thế thảo dược này có thể gây trở ngại cho việc kiểm soát đường huyết trong và sau khi giải phẫu. Bạn nên ngừng dùng mắt mèo ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng mắt mèo.

Các sản phẩm có thể tương tác với mắt mèo bao gồm:

Thuốc giảm trầm cảm (MAOIs). Mắt mèo (đậu mèo rừng) chứa các chất kích thích cơ thể. Một số thuốc dùng để giảm trầm cảm có thể làm tăng các chất kích thích này. Dùng mắt mèo cùng với các thuốc giảm trầm cảm có thể gây ra những phản ứng phụ nghiêm trọng bao gồm nhịp tim nhanh, huyết áp cao, động kinh, lo lắng và những bệnh khác. Một số thuốc dùng cho trầm cảm bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®) và những loại khác.

Methyldopa (Aldomet®). Mắt mèo có thể làm hạ huyết áp. Methyldopa (Aldomet®) cũng có thể hạ huyết áp. Dùng mắt mèo và methyldopa cùng nhau có thể gây hạ huyết áp quá nhiều.

Guanethidine (Ismelin®). Mắt mèo và Guanethidine (Ismelin) có thể làm giảm huyết áp. Dùng mắt mèo và guanethidine cùng nhau có thể gây ra huyết áp đi quá thấp.

Thuốc trị bệnh tiểu đường (thuốc chống tiểu đường). Mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc trị tiểu đường cũng được sử dụng để làm giảm lượng đường trong máu. Dùng mắt mèo cùng với thuốc tiểu đường có thể gây ra lượng đường trong máu quá thấp. Bạn cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu. Bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc tiểu đường của bạn.

Một số thuốc dùng cho bệnh tiểu đường bao gồm glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase® PresTab, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) .

Thuốc chống loạn thần. Mắt mèo làm tăng hóa chất dopamine trong não. Một số thuốc điều trị bệnh tâm thần giúp giảm dopamine. Dùng mắt mèo cùng với một số thuốc chống loạn thần có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc chống loạn thần.

Một số thuốc chống loạn thần bao gồm chlorpromazine (Thorazine®), clozapine (Clozaril®), fluphenazine (Prolixin®), haloperidol (Haldol®), olanzapine (Zyprexa®), perphenazine (Trilafon®), prochlorperazine (Compazine®), quetiapine (Seroquel®), risperidone (Risperdal®), thioridazine (Mellaril®), thiothixene (Navane®) và các thuốc khác.

Thuốc dùng trong phẫu thuật (gây tê). Mắt mèo chứa hóa chất L-dopa (levodopa). Dùng L-dopa cùng với các thuốc dùng để giải phẫu có thể gây ra vấn đề về tim. Bạn hãy chắc chắn nói với bác sĩ về những sản phẩm tự nhiên bạn đang dùng trước khi phẫu thuật. Bạn nên ngừng dùng mắt mèo ít nhất 2 tuần trước khi giải phẫu.

Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm có thể làm chậm hoạt động của dạ dày và ruột. Điều này có thể làm giảm lượng mắt mèo được hấp thụ. Dùng một số thuốc chống trầm cảm có thể làm giảm tác dụng của mắt mèo.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận