Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Nha đam (Lô hội)

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên hoạt chất: Nha đam (Lô hội)

Tìm hiểu chung

Nha đam dùng để làm gì?

Nha đam (còn được gọi là lô hội) là một loại cây thông dụng trong việc làm đẹp cũng như chữa trị một số chứng bệnh. Đa số mọi người dùng sản phẩm từ nha đam để bôi trên da nhằm chữa bỏng, cháy nắng, bỏng lạnh và bệnh vẩy nến. Nha đam bôi ngoài da còn được dùng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Các sản phẩm nha đam dùng để uống có tác dụng chữa một số bệnh như:

  • Giãn tĩnh mạch, không xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm xương khớp, bệnh đa xơ cứng;
  • Bệnh ruột bao gồm bệnh trĩ, táo bón;
  • Bệnh hen suyễn, sốt, hen suyễn, cảm lạnh;
  • Trị ngứa và viêm như một loại thuốc bổ tổng hợp;
  • Bệnh động kinh, phiền muộn;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Bệnh tăng nhãn áp và bệnh về mắt khác;
  • Điều trị một số tác dụng phụ của xạ trị.

Cơ chế hoạt động của nha đam là gì?

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy:

Một vài chất hóa học trong nha đam có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như giết vi khuẩn. Nhờ hai tính chất này, nha đam có khả năng giúp chữa lành vết thương.

Tính chất nhuận tràng của nha đam là nhờ khả năng ức chế hấp thụ chất và gây kích thích ruột.

Nha đam có công dụng như một chất ức chế, giúp thúc đẩy sự giãn mạch máu và duy trì cân bằng các chất trong mạch máu.

Dù có ít nghiên cứu trong việc sử dụng nha đam để điều trị hen suyễn và viêm loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, các kết quả cho thấy nha đam có khả năng ức chế chuyển hóa tế bào và chống gây đột biến.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của nha đam là gì?

Nha đam thường được dùng trong các loại hóa mỹ phẩm cũng như trong nấu nướng. Tùy theo tình trạng sức khỏe bạn có thể điều chỉnh lượng nha đam cho phù hợp. Tuy nhiên, nha đam có tính nhuận tràng cao nên có thể sẽ gây ra độc hại nếu dùng nhiều.

Liều dùng của nha đam có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nha đam có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của nha đam là gì?

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

  • Viên nang;
  • Kem;
  • Gel;
  • Thạch;
  • Nước ép:
  • Dùng trong dầu gội và xả.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng nha đam?

Nha đam có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Co thắt, tổn thương niêm mạc ruột không chữa được, tiêu chảy xuất huyết;
  • Nước tiểu màu sẫm, tích tụ độc tốc trong thận;
  • Viêm da tiếp xúc, kéo dài thời gian chữa lành vết thương sâu;
  • Thiếu hụt chất kali;
  • Co thắt tử cung gây sẩy thai, đẻ non.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Điều cần thận trọng

Trước khi dùng nha đam bạn nên biết những gì?

Giữ lạnh nha đam sau khi sử dụng.

Bạn không nên cho trẻ dưới 12 tuổi dùng nha đam vì có thể gây dị ứng.

Bạn không nên sử dụng nha đam nếu bạn có dị ứng với nha đam, tỏi, hành tây hoặc hoa tulip.

Bạn không nên sử dụng nha đam trên vết thương sâu.

Nước ép nha đam không thể sử dụng lâu dài.

Những quy định cho nha đam ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nha đam nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của nha đam như thế nào?

Nha đam là chất nhuận tràng mạnh có thể gây co thắt ở phụ nữ mang thai dẫn đến sẩy thai. Không nên dùng nha đam cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Ngoài ra, không nên dùng nha đam cho trẻ em dưới 12 tuổi, người bị bệnh viêm ruột hay những người dễ bị tắc ruột.

Nha đam có thể tương tác với những gì?

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nha đam.

Nha đam có thể có tương tác với các loại thuốc sau:

  • Digoxin;
  • Furosemide;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Thuốc kích thích nhuận tràng;
  • Thuốc chữa đái tháo đường.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Nha đam (còn được gọi là lô hội) là một loại cây thông dụng trong việc làm đẹp cũng như chữa trị một số chứng bệnh. Đa số mọi người dùng sản phẩm từ nha đam để bôi trên da nhằm chữa bỏng, cháy nắng, bỏng lạnh và bệnh vẩy nến. Nha đam bôi ngoài da còn được dùng để thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Các sản phẩm nha đam dùng để uống có tác dụng chữa một số bệnh như:

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy:

Một vài chất hóa học trong nha đam có công dụng thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như giết vi khuẩn. Nhờ hai tính chất này, nha đam có khả năng giúp chữa lành vết thương.

Tính chất nhuận tràng của nha đam là nhờ khả năng ức chế hấp thụ chất và gây kích thích ruột.

Nha đam có công dụng như một chất ức chế, giúp thúc đẩy sự giãn mạch máu và duy trì cân bằng các chất trong mạch máu.

Dù có ít nghiên cứu trong việc sử dụng nha đam để điều trị hen suyễn và viêm loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên, các kết quả cho thấy nha đam có khả năng ức chế chuyển hóa tế bào và chống gây đột biến.

Nha đam thường được dùng trong các loại hóa mỹ phẩm cũng như trong nấu nướng. Tùy theo tình trạng sức khỏe bạn có thể điều chỉnh lượng nha đam cho phù hợp. Tuy nhiên, nha đam có tính nhuận tràng cao nên có thể sẽ gây ra độc hại nếu dùng nhiều.

Liều dùng của nha đam có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Nha đam có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:

Nha đam có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Giữ lạnh nha đam sau khi sử dụng.

Bạn không nên cho trẻ dưới 12 tuổi dùng nha đam vì có thể gây dị ứng.

Bạn không nên sử dụng nha đam nếu bạn có dị ứng với nha đam, tỏi, hành tây hoặc hoa tulip.

Bạn không nên sử dụng nha đam trên vết thương sâu.

Nước ép nha đam không thể sử dụng lâu dài.

Những quy định cho nha đam ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng nha đam nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Nha đam là chất nhuận tràng mạnh có thể gây co thắt ở phụ nữ mang thai dẫn đến sẩy thai. Không nên dùng nha đam cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Ngoài ra, không nên dùng nha đam cho trẻ em dưới 12 tuổi, người bị bệnh viêm ruột hay những người dễ bị tắc ruột.

Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng nha đam.

Nha đam có thể có tương tác với các loại thuốc sau:

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận