Tên tiếng anh: Alfalfa
Tên khoa học: Medicago sativa
Tìm hiểu chung
Cỏ linh lăng dùng để làm gì?
Cỏ linh lăng là một loại thảo dược với rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Người ta thường dùng lá, hạt và mầm cỏ linh lăng để làm thuốc.
Cỏ linh lăng được dùng để chữa các bệnh về thận, bàng quang và tuyến tiền liệt, cũng như hỗ trợ việc tiểu tiện. Nó được dùng cho bệnh tăng cholesterol, hen suyễn, tiểu đường, rối loạn dạ dày, và một rối loạn chảy máu gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu.
Người ta còn dùng cỏ linh lăng để bổ sung vitamin A, C, E và K4; cũng như các khoáng chất như canxi, kali, phốt-pho và chất sắt.
Cơ chế hoạt động của cỏ linh lăng là gì?
Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, đã có vài nghiên cứu cho thấy:
Dùng cho các bệnh về thận, bàng quang và tuyết tiền liệt. Lá của cỏ linh lăng có công dụng lợi tiểu. Các vitamin và khoáng chất trong cỏ linh lăng cũng giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh này.
Cỏ linh lăng có nhiều chất saponin và chất xơ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tính chất này của cỏ có thể làm giảm mức độ cholesterol.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của cỏ linh lăng là gì?
Để giảm cholesterol trong cơ thể, bạn có thể dùng 5-10 g cỏ tươi hoặc nấu trà với chúng theo tần suất 3 lần mỗi ngày.
Liều dùng của cỏ linh lăng có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cỏ linh lăng có thể không an toàn.
Dạng bào chế của cỏ linh lăng là gì?
Cỏ linh lăng có những dạng bào chế như:
- Viên nang
- Thuốc nén
- Bột
- Chiết xuất từ lá
- Thuốc đắp từ hạt cây
- Rau mầm
Tác dụng phụ
Cỏ linh lăng có thể gây ra các tác dụng phụ sau:
- Cao huyết áp;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Hạt cây có thể gây ra các triệu chứng tương tự bệnh lupus ban đỏ toàn thân (SLE);
- Chảy máu, rối loạn trong việc tạo máu mới.
Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên cũng như có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập.
Điều cần thận trọng
Trước khi dùng cỏ linh lăng bạn nên biết những gì?
- Không dùng cỏ linh lăng nếu bạn bi dị ứng với loại thải dược này.
- Người bệnh lupus ban đỏ không nên dùng cỏ linh lăng. Nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như bệnh lupus ban đỏ, hãy ngưng dùng cỏ linh lăng ngay lập tức.
- Bạn nên cẩn thận khi sử dụng thuốc chống đông máu, thuốc trị tiểu đường, estrogen, thuốc ngừa thai và các loại thảo mộc khác khi bạn đang sử dụng cỏ linh lăng.
Những quy định cho cỏ linh lăng ít nghiêm ngặt hơn những quy định của tân dược. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định độ an toàn của vị thuốc này. Lợi ích của việc sử dụng cỏ linh lăng nên cân nhắc với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của cỏ linh lăng như thế nào?
Vì cỏ linh lăng có thể tác động lên hệ bài tiết và nội tiết, bạn không nên dùng thuốc này nếu bạn đang mang thai trừ khi có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ.
Cỏ linh lăng có thể tương tác với những gì?
Thuốc có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng cỏ linh lăng.
Cỏ linh lăng có thể làm kéo dài thời gian chảy máu khi dùng cùng với thuốc chống đông máu.
Bạn nên cẩn thận khi dùng cỏ linh lăng với thuốc trị tiểu đường (bao gồm cả insulin) vì nó có thể làm hạ đường huyết.
Cỏ linh lăng có thể gây ảnh hưởng tới các liệu pháp thay thế hormone hoặc tránh thai sử dụng hormone. Bạn nên liệt kê các loại thuốc hay thảo dược mà bạn đang sử dụng với bác sĩ và hỏi bác sĩ về tương tác của chúng và cỏ linh lăng.
Cỏ linh lăng có thể làm đông và nghẽn mạch máu khi sử dụng với cây tầm ma, cây mùi tây.
Cỏ linh lăng có ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra cholesterol và đường huyết vì nó làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Cúc la mã
- Bồ công anh
- Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?