Tên thông thường: Arbre à Thé, Camellia sinensis, Camellia thea, Camellia theifera, Sheng pu-erh, Shou pu-erh, Té Pu-erh, Tea, Thé Pu’Er, Thé Pu-Erh, Thé Puerh, Thea bohea, Thea sinensis, Thea viridis, Théier.
Tìm hiểu chung
Trà phố nhĩ dùng để làm gì?
Trà phố nhĩ được làm từ lá và thân của cây Camellia sinensis. Đây là cây trồng được sử dụng để tạo ra các loại trà xanh, oolong và trà đen.
Trà phố nhĩ được sử dụng để cải thiện sự tỉnh táo và tư duy sắc bén. Trà phố nhĩ cũng được sử dụng để giảm cholesterol cao.
Trà phố nhĩ có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.
Cơ chế hoạt động của trà phố nhĩ là gì?
Trà phố nhĩ chứa caffeine, mặc dù ko nhiều caffein như các loại trà khác. Trà phố nhĩ cũng có chứa chất chống oxy hoá và các chất khác có thể giúp bảo vệ tim và mạch máu.
Hiện nay vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Liều dùng
Liều dùng thông thường của trà phố nhĩ là gì?
Liều dùng của trà phố nhĩ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. trà phố nhĩ có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của trà phố nhĩ là gì?
Trà phố nhĩ có các dạng bào chế:
- Túi trà
- Viên trà
- Bột trà
Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng trà phố nhĩ?
Quá nhiều trà phố nhĩ, hơn năm chén mỗi ngày, có thể gây ra các phản ứng phụ do caffeine. Những phản ứng phụ này có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng và bao gồm nhức đầu, căng thẳng thần kinh, khó ngủ, ói mửa, tiêu chảy, khó chịu, nhịp tim không đều, run, ợ nóng, chóng mặt, rung tai, co giật và lẫn lộn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Thận trọng
Trước khi dùng trà phố nhĩ bạn nên biết những gì?
Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:
- Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ;
- Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác;
- Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của trà phố nhĩ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
- Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác;
- Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hay động vật.
Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng trà phố nhĩ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.
Mức độ an toàn của trà phố nhĩ như thế nào?
Việc dùng trà phố nhĩ với liều vừa phải có thể an toàn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú: nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, trà phố nhĩ với số lượng nhỏ có thể không có hại. Tuy nhiên, bạn không uống nhiều hơn hai chén phố nhĩ trong một ngày. Quá nhiều caffeine có thể gây sảy thai, sinh non, trẻ sinh nhẹ cân và gây hại cho thai nhi.
Caffeine đi vào sữa mẹ, vì vậy các mẹ cho con bú nên theo dõi chặt chẽ lượng caffein để đảm bảo nó ở lượng thấp. Caffeine với số lượng lớn có thể không an toàn trong thời gian cho con bú. Caffeine có thể gây rối loạn giấc ngủ, khó chịu và tăng hoạt động ruột ở trẻ bú sữa mẹ.
Trẻ em: phố nhĩ an toàn ở trẻ em với lượng thường thấy trong thực phẩm và đồ uống.
Rối loạn lo âu: caffeine trong trà phố nhĩ có thể khiến những tình trạng lo âu tồi tệ hơn.
Rối loạn xuất huyết: các chuyên gia quan ngại rằng trà phố nhĩ có thể gây ra các chứng bệnh chảy máu trầm trọng hơn do hàm lượng caffeine của nó. Sử dụng phố nhĩ cẩn thận nếu bạn có rối loạn chảy máu.
Bệnh tim: caffeine trong phố nhĩ có thể gây nhịp tim không đều ở một số người. Sử dụng trà phố nhĩ thận trọng nếu bạn bị bệnh tim.
Bệnh tiểu đường: một số nghiên cứu cho thấy caffein có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường và có thể làm cho bệnh tiểu đường tồi tệ hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thảo mộc có chứa caffeine và đồ uống như phố nhĩ chưa được nghiên cứu. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy thận trọng khi sử dụng phố nhĩ.
Tiêu chảy: trà phố nhĩ chứa caffeine. Caffein trong trà phố nhĩ, đặc biệt khi uống nhiều, có thể gây tiêu chảy.
Hội chứng ruột kích thích: trà phố nhĩ có chứa caffeine. Caffein trong trà phố nhĩ, đặc biệt khi uống với lượng lớn, có thể làm tiêu chảy nặng hơn và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Tăng nhãn áp: caffeine trong trà phố nhĩ làm tăng áp lực bên trong mắt. Sự gia tăng xảy ra trong vòng 30 phút và kéo dài ít nhất 90 phút sau khi uống trà phố nhĩ.
Huyết áp cao: caffeine trong trà phố nhĩ có thể làm tăng huyết áp ở những người bị huyết áp cao. Tuy nhiên, hiệu quả này có thể ít hơn ở những người sử dụng caffeine thường xuyên.
Xương yếu (loãng xương): caffeine trong trà phố nhĩ có thể làm tăng lượng canxi bị loại bỏ trong nước tiểu. Nếu bạn bị loãng xương, cần hạn chế lượng caffein dưới 300mg mỗi ngày (khoảng 2-3 cốc cà phê).
Tương tác
Trà phố nhĩ có thể tương tác với những gì?
Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng trà phố nhĩ.
Các sản phẩm có thể tương tác với trà phố nhĩ bao gồm:
- Amphetamines
- Cimetidin
- Cocaine
- Ephedrine
- Adenosine
- Thuốc kháng sinh
- Clozapine
- Dipyridamole
- Disulfiram
- Estrogens
- Fluvoxamine
- Lithium
- Thuốc trị bệnh hen suyễn (các chất chủ vận beta-adrenergic)
Một số loại thuốc trị bệnh hen bao gồm albuterol (Proventil®, Ventolin®, Volmax®), metaproterenol (Alupent®), terbutaline (Bricanyl®, Brethine®) và isoproterenol (Isuprel®).
- Thuốc giảm trầm cảm (MAOIs)
Một số thuốc dùng cho trầm cảm bao gồm phenelzine (Nardil®), tranylcypromine (Parnate®) và những loại khác.
- Thuốc chống đông / thuốc chống huyết khối
Một số thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix®), diclofenac (Voltaren®, Cataflam®, những loại khác), ibuprofen (Advil®, Motrin®, những loại khác), naproxen (Anaprox®, Naprosyn®, những loại khác®), dalteparin (Fragmin®), enoxaparin (Lovenox®), heparin, warfarin (Coumadin®) và những loại khác.
- Nicotine
- Pentobarbital
- Phenylpropanolamine
- Riluzole
- Theophylline
- Verapamil
- Rượu
- Thuốc ngừa thai
- Fluconazole
Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.