Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Mướp đắng

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên thông thường: mướp đắng, khổ qua

Tên khoa học: momordica charantia

Tên hoạt chất: Mướp đắng

Tác dụng

Tác dụng của mướp đắng là gì?

Mướp đắng (hay khổ qua) là một loài thực vật có quả và hạt dùng làm thuốc.

Dùng đường uống

Mướp đắng có thể dùng trong điều trị nhiều dạng rối loạn dạ dày – ruột như viêm loét đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng, táo bón, kí sinh trùng đường ruột.

Mướp đắng còn có thể dùng trong điều trị tiểu đường, sỏi thận, sốt, vẩy nến, bệnh về gan, các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, hoặc dùng trong điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân HIV/AIDS.

Dùng ngoài da

Mướp đắng dùng để điều trị các vết thương và nhiễm trùng da sâu.

Mướp đắng còn có thể được dùng trong các mục đích điều trị khác, hãy hỏi của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu muốn biết thông tin cụ thể hơn về các điều trị khác.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Liều dùng mướp đắng như thế nào?

Nước ép khổ qua: bạn dùng 50-100ml mỗi ngày để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Dịch chiết khổ qua: bạn dùng 1.000-2.000mg mỗi ngày (chia làm 2-3 lần). Tránh dùng khổ qua cho phụ nữ có thai, bệnh nhân cao huyết áp và người đang hồi phục sau phẫu thuật.

Liều lượng dùng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Sản phẩm bổ sung thảo dược không phải luôn luôn an toàn. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn để biết liều lượng sử dụng phù hợp.

Cách dùng

Bạn nên dùng thảo dược mướp đắng như thế nào?

Mướp đắng (khổ qua) có chứa chất hóa học giống với insulin có thể giúp làm hạ đường huyết.

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về cách hoạt động trong cơ thể của thảo dược này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia thảo dược để biết thêm thông tin.

Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thảo dược mướp đắng?

Mướp đắng có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Kích thích đường tiêu hóa (gây đau bụng, tiêu chảy);
  • Đau đầu.

Đã có trường hợp được báo cáo về hôn mê do hạ đường huyết và rung tâm nhĩ liên quan đến việc uống mướp đắng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thảo dược mướp đắng bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thảo dược, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú;
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thảo dược;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý như tiểu đường vì mướp đắng có thể làm hạ đường huyết xuống mức quá thấp khi dùng chung với các thuốc hạ đường huyết khác; bệnh thiếu men G6PD-những bệnh nhân này nên tránh dùng mướp đắng.

Các quy định về thực phẩm chức năng thảo dược thường ít nghiêm ngặt hơn các quy định về thuốc, dù cần nhiều nghiên cứu để xác định độ an toàn của thảo dược. Cân nhắc lợi ích-rủi ro trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết trước khi dùng.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thảo dược mướp đắng cho những trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)

Mướp đắng có thể không an toàn khi sử dụng qua ở phụ nữ có thai vì một số hoạt chất có trong dịch ép quả và hạt có thể gây chảy máu kinh và sẩy thai.

Vẫn chưa có thông tin đầy đủ về tính an toàn của mướp đắng khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Để đảm bảo an toàn bạn nên tránh sử dụng.

Bạn nên ngưng dùng sản phẩm thảo dược trong ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành bất kỳ phẫu thuật nào.

Tương tác thuốc

Thảo dược mướp đắng có thể tương tác với thuốc nào?

Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có thể gây tương tác với một số thuốc mà bạn đang sử dùng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn trước sử dụng.

Dùng mướp đắng cùng với các thuốc điều trị tiểu đường có thể làm hạ huyết áp xuống quá thấp, trong trường hợp dùng chung thì phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Một số thuốc dùng trong điều trị tiểu đường bao gồm: glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và các thuốc khác.

Thảo dược mướp đắng có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thảo dược có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thảo dược hoặc làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề ăn uống, dùng rượu và thuốc lá trong thời gian dùng thảo dược.

Bảo quản thảo dược

Bạn nên bảo quản thảo dược mướp đắng như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Dạng bào chế

Thảo dược mướp đắng có những dạng và hàm lượng nào?

Thảo dược mướp đắng (khổ qua) có các dạng bào chế sau:

  • Nước ép khổ qua;
  • Khổ qua sống hoặc nấu chín;
  • Dịch chiết khổ qua hoặc viên nén khổ qua.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tên thông thường: mướp đắng, khổ qua

Tên khoa học: momordica charantia

Mướp đắng (hay khổ qua) là một loài thực vật có quả và hạt dùng làm thuốc.

Dùng đường uống

Mướp đắng có thể dùng trong điều trị nhiều dạng rối loạn dạ dày – ruột như viêm loét đường tiêu hóa, viêm loét đại tràng, táo bón, kí sinh trùng đường ruột.

Mướp đắng còn có thể dùng trong điều trị tiểu đường, sỏi thận, sốt, vẩy nến, bệnh về gan, các vấn đề liên quan đến kinh nguyệt, hoặc dùng trong điều trị hỗ trợ ở bệnh nhân HIV/AIDS.

Dùng ngoài da

Mướp đắng dùng để điều trị các vết thương và nhiễm trùng da sâu.

Mướp đắng còn có thể được dùng trong các mục đích điều trị khác, hãy hỏi của bác sĩ hoặc dược sĩ nếu muốn biết thông tin cụ thể hơn về các điều trị khác.

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thảo dược.

Nước ép khổ qua: bạn dùng 50-100ml mỗi ngày để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường.

Dịch chiết khổ qua: bạn dùng 1.000-2.000mg mỗi ngày (chia làm 2-3 lần). Tránh dùng khổ qua cho phụ nữ có thai, bệnh nhân cao huyết áp và người đang hồi phục sau phẫu thuật.

Liều lượng dùng thực phẩm chức năng nguồn gốc thảo dược có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe. Sản phẩm bổ sung thảo dược không phải luôn luôn an toàn. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn để biết liều lượng sử dụng phù hợp.

Mướp đắng (khổ qua) có chứa chất hóa học giống với insulin có thể giúp làm hạ đường huyết.

Chưa có các nghiên cứu đầy đủ về cách hoạt động trong cơ thể của thảo dược này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia thảo dược để biết thêm thông tin.

Bạn nên sử dụng thảo dược theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thảo dược chính xác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thảo dược, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Mướp đắng có thể gây một số tác dụng phụ như:

Đã có trường hợp được báo cáo về hôn mê do hạ đường huyết và rung tâm nhĩ liên quan đến việc uống mướp đắng.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trước khi dùng thảo dược, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Các quy định về thực phẩm chức năng thảo dược thường ít nghiêm ngặt hơn các quy định về thuốc, dù cần nhiều nghiên cứu để xác định độ an toàn của thảo dược. Cân nhắc lợi ích-rủi ro trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết thêm chi tiết trước khi dùng.

Mướp đắng có thể không an toàn khi sử dụng qua ở phụ nữ có thai vì một số hoạt chất có trong dịch ép quả và hạt có thể gây chảy máu kinh và sẩy thai.

Vẫn chưa có thông tin đầy đủ về tính an toàn của mướp đắng khi sử dụng trong thời gian cho con bú. Để đảm bảo an toàn bạn nên tránh sử dụng.

Bạn nên ngưng dùng sản phẩm thảo dược trong ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành bất kỳ phẫu thuật nào.

Thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có thể gây tương tác với một số thuốc mà bạn đang sử dùng. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn trước sử dụng.

Dùng mướp đắng cùng với các thuốc điều trị tiểu đường có thể làm hạ huyết áp xuống quá thấp, trong trường hợp dùng chung thì phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp. Một số thuốc dùng trong điều trị tiểu đường bao gồm: glimepiride (Amaryl®), glyburide (DiaBeta®, Glynase PresTab®, Micronase®), insulin, pioglitazone (Actos®), rosiglitazone (Avandia®), chlorpropamide (Diabinese®), glipizide (Glucotrol®), tolbutamide (Orinase®) và các thuốc khác.

Thảo dược có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thảo dược hoặc làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề ăn uống, dùng rượu và thuốc lá trong thời gian dùng thảo dược.

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thảo dược có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thảo dược tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Thảo dược mướp đắng (khổ qua) có các dạng bào chế sau:

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Chọn tập
Bình luận