Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Cẩm tú cầu

Tác giả: Nhiều tác giả
Thể loại: Y Học - Sức Khỏe
Chọn tập

Tên gốc: Cẩm tú cầu

Tên khoa học: Hydrangea macrophylla

Tên tiếng Anh: Hydrangea

Tên hoạt chất: Cẩm tú cầu

Tìm hiểu chung về cẩm tú cầu

Cây cẩm tú cầu là gì?

Cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, dạng cây bụi, thân thẳng và ít cành nhánh. Loài hoa này có mặt nhiều ở vùng Bắc Mỹ và các nước châu Á. Hoa cẩm tú cầu có rất nhiều màu sắc như xanh, hồng, hồng tím, trắng… Hoa cẩm tú cầu là loại hoa không có hương thơm.

Ở Việt Nam, những cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt là địa điểm thu hút rất nhiều du khách.

Cẩm tú cầu dùng để làm gì?

Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu chứa phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa) cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và magiê… nên được sử dụng để làm thuốc.

Theo Medicalnewstoday, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng một loại thuốc làm từ rễ của cây cẩm tú cầu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và vẩy nến. Y học hiện đại dùng loại thảo dược này để điều trị các vấn đề về đường niệu như nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt và sỏi thận. Ngoài ra, nó còn được dùng để trị bệnh sốt cỏ khô.

Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân. Lưu ý là lá của loài cây này có chứa các chất độc, bạn không nên sử dụng chúng dưới bất cứ hình thức nào.

Cẩm tú cầu có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Cơ chế hoạt động của cây cẩm tú cầu như thế nào?

Các hóa chất trong loại thảo dược này có thể có tác dụng lợi tiểu, nên có lợi cho một số vấn đề về đường tiết niệu.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng thuốc.

Các dạng bào chế của cẩm tú cầu là gì?

Cẩm tú cầu có các dạng bào chế sau:

  • Dạng tươi
  • Chiết xuất chất lỏng/ rượu thuốc
  • Chiết xuất dạng viên nang
  • Thuốc sắc
  • Chiết xuất dạng bột.

Công dụng của cẩm tú cầu

Loại thảo dược này có 6 công dụng tuyệt vời sau:

1. Thuốc lợi tiểu tự nhiên

Do đặc tính lợi tiểu nên rễ cây cẩm tú cầu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và bàng quang. Đồng thời, nó còn giúp giải quyết các bệnh do những vấn đề về hệ tiết niệu gây ra, chẳng hạn như nhức đầu do các vấn đề về thận, phù và thấp khớp mạn tính.

Tác dụng lợi tiểu giúp loại bỏ các tạp chất khỏi hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam giới) và niệu đạo, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

2. Tốt cho sức khỏe đường tiết niệu

Như hầu hết các loại thảo dược có công dụng lợi tiểu, rễ cây cẩm tú cầu hoặc trà rễ cẩm tú cầu là những lựa chọn tuyệt vời để điều trị tình trạng viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Loại thảo mộc này thường được dùng kết hợp với cỏ đuôi ngựa. Việc duy trì dòng nước tiểu mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây nhiễm trùng, giúp giảm viêm bằng cách loại bỏ các tạp chất từ ​​tuyến tiền liệt.

3. Giúp phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang

Các thổ dân da đỏ châu Mỹ đã sử dụng loại thảo mộc này như một loại thuốc thải độc cho thận nhằm ngăn sự hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra, họ còn sử dụng cẩm tú cầu nhằm hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi ra khỏi các cơ quan này.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhận thấy ở thế kỷ XIX, các bác sĩ người Mỹ đã sử dụng cẩm tú cầu để điều trị sỏi thận, sỏi nhỏ ở thận.

4. Chống viêm

Loại thảo dược này có tác dụng chống viêm là do có chứa alkaloid, một chất có tác dụng tương tự như cortisone. Cẩm tú cầu có tác dụng trong việc giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng viêm khớp.

5. Chống oxy hóa

Một nghiên cứu khoa học được công bố trong tạp chí Sinh học, công nghệ sinh học và hóa sinh (Bioscience, Biotechnology and Biochemistry) năm 2003 cho biết: chiết xuất từ ​​rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống oxy hóa cao hơn trong mô gan so với vệc dùng cây kế sữa kết hợp với nghệ. Ngoài ra, ở thế kỷ XIX, các bác sĩ đã sử dụng cây cẩm tú cầu như một phương pháp điều trị đau ngực mạn tính do viêm phế quản.

6. Điều trị các rối loạn liên quan đến tự miễn dịch

Gần đây, loại thảo dược này đã được nghiên cứu để xác định công dụng của nó với các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

Một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 6 – 2009 của tạp chí Khoa học (Science) cho thấy một phân tử chiết xuất từ cẩm ​​tú cầu là halofuginone có công dụng làm giảm các triệu chứng bệnh rối loạn tự miễn ở chuột.

Liều dùng cẩm tú cầu

Liều dùng thông thường của cẩm tú cầu là bao nhiêu?

Liều dùng tham khảo:

  • Chiết xuất dạng lỏng: khoảng 2 – 6ml.
  • Dạng sirô: 1 thìa cà phê/lần, uống 3 lần/ngày.
  • Dạng khô: không dùng quá 2g thân hoặc rễ/lần.

Liều dùng của cẩm tú cầu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cẩm tú cầu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc Đông y hay bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp với bạn.

Tác dụng phụ khi dùng cẩm tú cầu

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cẩm tú cầu?

Cẩm tú cầu có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng bằng đường uống chỉ trong vài ngày. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và tức ngực.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hay bác sĩ.

Thận trọng khi dùng cẩm tú cầu

Trước khi dùng cẩm tú cầu, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cẩm tú cầu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cẩm tú cầu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cẩm tú cầu như thế nào?

Loại thảo dược này có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống chỉ trong vài ngày. Lưu ý là không sử dụng cẩm tú cầu nhiều hơn liều khuyến nghị. Việc sử dụng 2g thân hoặc rễ khô loại thảo dược này/lần có thể không an toàn. Cẩm tú cầu cũng có thể không an toàn để sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin về việc sử dụng cẩm tú cầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Tương tác với cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng cẩm tú cầu.

Lithium có thể tương tác với cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu. Dùng cẩm tú cầu có thể làm giảm lượng lithium được loại bỏ khỏi cơ thể, tức là tăng lượng lithium trong cơ thể và gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này nếu bạn đang dùng thuốc có chứa lithium. Bác sĩ có thể thay đổi liều lithium của bạn.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi mang thai
  • 3 điều bạn cần biết về nhiễm trùng đường tiểu
  • Bạn có biết chó con cũng gây nhiễm trùng đường ruột?

Tên gốc: Cẩm tú cầu

Tên khoa học: Hydrangea macrophylla

Tên tiếng Anh: Hydrangea

Cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, dạng cây bụi, thân thẳng và ít cành nhánh. Loài hoa này có mặt nhiều ở vùng Bắc Mỹ và các nước châu Á. Hoa cẩm tú cầu có rất nhiều màu sắc như xanh, hồng, hồng tím, trắng… Hoa cẩm tú cầu là loại hoa không có hương thơm.

Ở Việt Nam, những cánh đồng hoa cẩm tú cầu Đà Lạt là địa điểm thu hút rất nhiều du khách.

Gốc, thân, rễ cây cẩm tú cầu chứa phytochemical (có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa) cùng các khoáng chất canxi, selen, kẽm và magiê… nên được sử dụng để làm thuốc.

Theo Medicalnewstoday, các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra rằng một loại thuốc làm từ rễ của cây cẩm tú cầu đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp, bệnh đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và vẩy nến. Y học hiện đại dùng loại thảo dược này để điều trị các vấn đề về đường niệu như nhiễm trùng bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt và sỏi thận. Ngoài ra, nó còn được dùng để trị bệnh sốt cỏ khô.

Vỏ cây cẩm tú cầu được sử dụng ngoài da nhằm giúp vết thương mau lành, chữa bỏng, đau cơ và bong gân. Lưu ý là lá của loài cây này có chứa các chất độc, bạn không nên sử dụng chúng dưới bất cứ hình thức nào.

Cẩm tú cầu có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Các hóa chất trong loại thảo dược này có thể có tác dụng lợi tiểu, nên có lợi cho một số vấn đề về đường tiết niệu.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng thuốc.

Cẩm tú cầu có các dạng bào chế sau:

Loại thảo dược này có 6 công dụng tuyệt vời sau:

Do đặc tính lợi tiểu nên rễ cây cẩm tú cầu thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và bàng quang. Đồng thời, nó còn giúp giải quyết các bệnh do những vấn đề về hệ tiết niệu gây ra, chẳng hạn như nhức đầu do các vấn đề về thận, phù và thấp khớp mạn tính.

Tác dụng lợi tiểu giúp loại bỏ các tạp chất khỏi hệ tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang, tiền liệt tuyến (ở nam giới) và niệu đạo, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

Như hầu hết các loại thảo dược có công dụng lợi tiểu, rễ cây cẩm tú cầu hoặc trà rễ cẩm tú cầu là những lựa chọn tuyệt vời để điều trị tình trạng viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt. Loại thảo mộc này thường được dùng kết hợp với cỏ đuôi ngựa. Việc duy trì dòng nước tiểu mạnh giúp ngăn ngừa tình trạng nước tiểu đọng lại trong niệu đạo gây nhiễm trùng, giúp giảm viêm bằng cách loại bỏ các tạp chất từ ​​tuyến tiền liệt.

Các thổ dân da đỏ châu Mỹ đã sử dụng loại thảo mộc này như một loại thuốc thải độc cho thận nhằm ngăn sự hình thành sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra, họ còn sử dụng cẩm tú cầu nhằm hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi ra khỏi các cơ quan này.

Phát hiện của các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã nhận thấy ở thế kỷ XIX, các bác sĩ người Mỹ đã sử dụng cẩm tú cầu để điều trị sỏi thận, sỏi nhỏ ở thận.

Loại thảo dược này có tác dụng chống viêm là do có chứa alkaloid, một chất có tác dụng tương tự như cortisone. Cẩm tú cầu có tác dụng trong việc giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng viêm khớp.

Một nghiên cứu khoa học được công bố trong tạp chí Sinh học, công nghệ sinh học và hóa sinh (Bioscience, Biotechnology and Biochemistry) năm 2003 cho biết: chiết xuất từ ​​rễ cây cẩm tú cầu có khả năng chống oxy hóa cao hơn trong mô gan so với vệc dùng cây kế sữa kết hợp với nghệ. Ngoài ra, ở thế kỷ XIX, các bác sĩ đã sử dụng cây cẩm tú cầu như một phương pháp điều trị đau ngực mạn tính do viêm phế quản.

Gần đây, loại thảo dược này đã được nghiên cứu để xác định công dụng của nó với các rối loạn tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và bệnh vẩy nến.

Một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 6 – 2009 của tạp chí Khoa học (Science) cho thấy một phân tử chiết xuất từ cẩm ​​tú cầu là halofuginone có công dụng làm giảm các triệu chứng bệnh rối loạn tự miễn ở chuột.

Liều dùng tham khảo:

Liều dùng của cẩm tú cầu có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cẩm tú cầu có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc Đông y hay bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp với bạn.

Cẩm tú cầu có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng bằng đường uống chỉ trong vài ngày. Các tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và tức ngực.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc Đông y hay bác sĩ.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cẩm tú cầu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Loại thảo dược này có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống chỉ trong vài ngày. Lưu ý là không sử dụng cẩm tú cầu nhiều hơn liều khuyến nghị. Việc sử dụng 2g thân hoặc rễ khô loại thảo dược này/lần có thể không an toàn. Cẩm tú cầu cũng có thể không an toàn để sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin về việc sử dụng cẩm tú cầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Hãy luôn tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay dược sĩ trước khi sử dụng cẩm tú cầu.

Lithium có thể tương tác với cẩm tú cầu

Cẩm tú cầu có tác dụng giống như thuốc lợi tiểu. Dùng cẩm tú cầu có thể làm giảm lượng lithium được loại bỏ khỏi cơ thể, tức là tăng lượng lithium trong cơ thể và gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này nếu bạn đang dùng thuốc có chứa lithium. Bác sĩ có thể thay đổi liều lithium của bạn.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận