Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Từ Điển Tra Cứu Thảo Dược – Cây Thuốc

Hoa anh túc

Tác giả: Nhiều tác giả
Chọn tập

Tên gốc: Cây anh túc

Tên gọi khác: A phiến, thẩu, trẩu, cây nàng tiên, cây thuốc phiện, phù du, á phiện

Tên khoa học: Papaver somniferum

Tên tiếng Anh: Opium poppy

Tên hoạt chất: Hoa anh túc

Tìm hiểu chung về hoa anh túc

Hoa anh túc có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là cây thân thảo, có chiều cao từ 1 đến 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân cây anh túc có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây anh túc có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây. Hoa anh túc có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.

Tác dụng của hoa anh túc

Trong Đông y, người ta sử dụng vỏ cây anh túc để làm thuốc. Vỏ cây anh túc có vị chua, tính bình, vị độc, chứa các thành phần: morphin, codein, narcotin, papaverin… với các tác dụng:

  • Tác dụng giảm đau: Morphin và codein có trong hoa anh túc có tác dụng giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu cơn đau.
  • Đối với hệ tuần hoàn: Morphin có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng histamin, gây giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị thiếu máu khi dùng cần phải hết sức thận trọng.
  • Đối với hệ hô hấp: Morphin có thể gây ức chế mạnh cho hệ hô hấp. Nếu sử dụng liều thấp, morphin giúp ức chế các cơn đau, giảm ho, còn codein giúp long đờm.

Vì vậy, hoa anh túc thường được sử dụng để điều trị ho gà, ho hen lâu ngày, tiêu chảy, đau ngực, đau bụng, giảm đau và ngủ không yên giấc. Ngoài ra, hoa anh túc còn có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, lương y để biết thêm thông tin.

Với người dân tộc Hmông, hoa anh túc còn được sử dụng như một loại rau được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, trẻ em ở đây còn hái quả của cây anh túc để ăn.

Cơ chế hoạt động của cây anh túc

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Bài thuốc chữa bệnh từ hoa anh túc

Bài thuốc trị ho lâu ngày

Bạn bị ho đã lâu, đã thử hết mọi cách từ việc sử dụng các loại thuốc đến các bài thuốc dân gian nhưng vẫn không khỏi? Vậy bạn có thể thử áp dụng bài thuốc từ hoa anh túc.

Cách thực hiện: Dùng vỏ quả anh túc bỏ gân, nướng, tán nhuyễn. Mỗi ngày uống 2g bột này pha với mật ong. Uống trong vài ngày sẽ có hiệu quả khắc phục bệnh ho lâu ngày, ho có đờm.

Bài thuốc trị lỵ lâu ngày

Nếu bạn chỉ bị lỵ bình thường, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau:

  • Quả anh túc: Bỏ 2 núm trên và núm dưới, đem đi nướng với mật ong cho tới khi hơi đỏ.
  • Hậu phác: Bỏ vỏ, ngâm với nước cốt gừng qua đêm và đem nướng.
  • Sau đó đem cả 2 đi tán thành bột. Mỗi ngày uống từ 8 – 12g với nước cơm.

Nếu bị lỵ lâu ngày thì bạn có thể dùng các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Lấy hoa anh túc ngâm với giấm, nướng và tán thành bột. Mỗi ngày uống từ 6 – 8g với nước gừng ấm.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 400g hoa anh túc bỏ màng hoa và chia làm 3 phần: 1 phần xào với giấm, 1 phần xào với mật ong và 1 phần để sống. Đem tán thành bột, trộn với mật ong và vo thành từng viên. Mỗi ngày bạn uống từ 8 – 12g, sau 3 – 4 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Ngoài trị lỵ, hoa anh túc còn có thể được dùng để trị thổ tả không cầm. Bạn dùng 1 hoa anh túc, 10 cái ô mai nhục, 10 đại táo nhục sắc với 1 chén nước to cho đến khi còn 100ml nước. Bạn nên uống khi còn ấm, vì như vậy sẽ dễ uống và có hiệu quả trị bệnh cao hơn.

Bài thuốc điều trị bệnh hen suyễn và mồ hôi tự ra

Lấy 100g hoa anh túc bỏ đế, màng và xào với giấm ăn, sau đó lấy 1 nửa tán với 20g ô mai. Mỗi lần uống từ 8 – 10g, sau 10 ngày bệnh hen suyễn và mồ hôi tự ra sẽ thuyên giảm.

Rượu hoa anh túc

Có một khoảng thời gian, rượu ngâm hoa anh túc được đồn thổi là có tác dụng cường dương, sung mãn, nên được bán với giá rất đắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, loại rượu này không những không có tác dụng cường dương mà nó còn có thể gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Trong quả anh túc có chứa morphin và các chất gây nghiện. Do đó, khi được ngâm rượu, người uống vào sẽ có cảm giác hưng phấn, thích màu sắc đẹp, nhạy cảm với âm thanh, làm khỏe khoắn tức thời… Tuy nhiên, thật ra, đây chỉ là cảm giác đánh lừa bản thân. Nếu sử dụng trong thời gian dài, những chất gây nghiện này có thể ngấm vào máu, lâu dài có tể gây nghiện, thiếu máu, mất ngủ, táo bón, ức chế thần kinh gây bứt rứt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy giảm sinh lý.

Ngoài ra, hoa anh túc có chứa nhiều hoạt chất gây nghiện, dù nó giúp giảm đau hiệu quả nhưng khi ngâm với rượu thì lại khác. Uống rượu anh túc không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, gây ngộ độc đối với người sử dụng.

Liều dùng hoa anh túc

Liều dùng thông thường của cây anh túc đỏ là gì?

  • Trà hoa anh túc: Liều khuyến cáo là 1 ly, uống 3 lần một ngày.
  • Rượu thuốc: Liều khuyến cáo là 2 – 4ml, dùng 3 lần mỗi ngày.
  • Thuốc sirô ho dành cho trẻ em: Liều khuyến cáo là 5ml (1 muỗng cà phê) hàng ngày cho trẻ em 15 tháng tuổi. Đối với trẻ lớn hơn: bạn cho trẻ dùng 10 – 30ml (2 – 6 muỗng/ngày).

Liều dùng của cây anh túc đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Dạng bào chế của cây anh túc đỏ là gì?

Cây anh túc đỏ có những dạng như:

  • Trà
  • Sirô.

Tác dụng phụ của hoa anh túc

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây anh túc đỏ?

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm:

  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày

Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, bạn không được phép lạm dụng cây anh túc và sử dụng phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thận trọng khi dùng cây anh túc

Trước khi dùng cây anh túc đỏ, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

  • Bạn có thai hoặc cho con bú và chỉ nên dùng theo khuyến cáo của bác sĩ
  • Bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào của cây anh túc đỏ hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Bạn có bất kỳ bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác
  • Bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây anh túc đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của cây anh túc đỏ như thế nào?

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây anh túc đỏ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Trẻ em (dưới 18 tuổi): Bạn không được dùng anh túc dạng tươi cho trẻ em.

Tương tác với cây anh túc

Cây anh túc đỏ có thể tương tác với những yếu tố gì?

Một số chất có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:

  • Thuốc chống loét
  • Các chất đối kháng kim loại nặng
  • Các chất chelating
  • Muối sắt
  • Các loại thuốc chống loạn thần như lorazepam (Ativan®) hoặc diazepam (Valium®)
  • Các loài cây bồ đề như phenobarbital
  • Các chất ma túy như codeine
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Rượu.

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Nấm linh chi
  • Bồ công anh
  • Cây mật gấu (cây lá đắng) chữa trị bệnh gì?

Tên gốc: Cây anh túc

Tên gọi khác: A phiến, thẩu, trẩu, cây nàng tiên, cây thuốc phiện, phù du, á phiện

Tên khoa học: Papaver somniferum

Tên tiếng Anh: Opium poppy

Hoa anh túc có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là cây thân thảo, có chiều cao từ 1 đến 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân cây anh túc có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây anh túc có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây. Hoa anh túc có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.

Trong Đông y, người ta sử dụng vỏ cây anh túc để làm thuốc. Vỏ cây anh túc có vị chua, tính bình, vị độc, chứa các thành phần: morphin, codein, narcotin, papaverin… với các tác dụng:

Vì vậy, hoa anh túc thường được sử dụng để điều trị ho gà, ho hen lâu ngày, tiêu chảy, đau ngực, đau bụng, giảm đau và ngủ không yên giấc. Ngoài ra, hoa anh túc còn có thể được kê đơn cho các mục đích sử dụng khác. Bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, lương y để biết thêm thông tin.

Với người dân tộc Hmông, hoa anh túc còn được sử dụng như một loại rau được chế biến trong các bữa ăn hàng ngày. Thậm chí, trẻ em ở đây còn hái quả của cây anh túc để ăn.

Hiện nay, vẫn chưa có đủ nghiên cứu về tác dụng của loại thuốc này. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Bạn bị ho đã lâu, đã thử hết mọi cách từ việc sử dụng các loại thuốc đến các bài thuốc dân gian nhưng vẫn không khỏi? Vậy bạn có thể thử áp dụng bài thuốc từ hoa anh túc.

Cách thực hiện: Dùng vỏ quả anh túc bỏ gân, nướng, tán nhuyễn. Mỗi ngày uống 2g bột này pha với mật ong. Uống trong vài ngày sẽ có hiệu quả khắc phục bệnh ho lâu ngày, ho có đờm.

Nếu bạn chỉ bị lỵ bình thường, bạn có thể thực hiện bài thuốc sau:

Nếu bị lỵ lâu ngày thì bạn có thể dùng các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1: Lấy hoa anh túc ngâm với giấm, nướng và tán thành bột. Mỗi ngày uống từ 6 – 8g với nước gừng ấm.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 400g hoa anh túc bỏ màng hoa và chia làm 3 phần: 1 phần xào với giấm, 1 phần xào với mật ong và 1 phần để sống. Đem tán thành bột, trộn với mật ong và vo thành từng viên. Mỗi ngày bạn uống từ 8 – 12g, sau 3 – 4 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Ngoài trị lỵ, hoa anh túc còn có thể được dùng để trị thổ tả không cầm. Bạn dùng 1 hoa anh túc, 10 cái ô mai nhục, 10 đại táo nhục sắc với 1 chén nước to cho đến khi còn 100ml nước. Bạn nên uống khi còn ấm, vì như vậy sẽ dễ uống và có hiệu quả trị bệnh cao hơn.

Lấy 100g hoa anh túc bỏ đế, màng và xào với giấm ăn, sau đó lấy 1 nửa tán với 20g ô mai. Mỗi lần uống từ 8 – 10g, sau 10 ngày bệnh hen suyễn và mồ hôi tự ra sẽ thuyên giảm.

Có một khoảng thời gian, rượu ngâm hoa anh túc được đồn thổi là có tác dụng cường dương, sung mãn, nên được bán với giá rất đắt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, loại rượu này không những không có tác dụng cường dương mà nó còn có thể gây ra nhiều tác dụng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Trong quả anh túc có chứa morphin và các chất gây nghiện. Do đó, khi được ngâm rượu, người uống vào sẽ có cảm giác hưng phấn, thích màu sắc đẹp, nhạy cảm với âm thanh, làm khỏe khoắn tức thời… Tuy nhiên, thật ra, đây chỉ là cảm giác đánh lừa bản thân. Nếu sử dụng trong thời gian dài, những chất gây nghiện này có thể ngấm vào máu, lâu dài có tể gây nghiện, thiếu máu, mất ngủ, táo bón, ức chế thần kinh gây bứt rứt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy giảm sinh lý.

Ngoài ra, hoa anh túc có chứa nhiều hoạt chất gây nghiện, dù nó giúp giảm đau hiệu quả nhưng khi ngâm với rượu thì lại khác. Uống rượu anh túc không những không hiệu quả mà còn có thể phản tác dụng, gây ngộ độc đối với người sử dụng.

Liều dùng của cây anh túc đỏ có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.

Cây anh túc đỏ có những dạng như:

Các tác dụng phụ khi dùng thảo dược này gồm:

Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do vậy, bạn không được phép lạm dụng cây anh túc và sử dụng phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ, nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng cây anh túc đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Không có đủ thông tin về việc sử dụng cây anh túc đỏ trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Trẻ em (dưới 18 tuổi): Bạn không được dùng anh túc dạng tươi cho trẻ em.

Một số chất có thể tương tác với thảo dược này bao gồm:

Sachvui.Com chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Chọn tập
Bình luận