Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

80 Lời Bố Gửi Con Trai

Bức Thư Thứ 48: Con Có Thể Tự Lập Thật Sự Không?

Tác giả: Từ Ninh
Chọn tập

Con trai của bố:

Nghe con kể “cuộc chiến trại hè” không chỉ diễn ra ở gia đình mình mà còn diễn ra ở khá nhiều nhà khác. Cuối cùng con còn nói: “Chúng con thật sự đã lớn rồi, rất muốn được tự lập”. Nhưng cũng chính con băn khoăn đưa ra câu hỏi: “Thế nào là tự lập? Chúng con có thể tự lập thật sao?”

Khát vọng được tự lập là nhu cầu tâm lý rất đỗi bình thường của các con trong giai đoạn này, đó cũng là biểu hiện của sự trưởng thành trong tâm sinh lý các con mà thôi. Hơn nữa, càng ngày, nhận thức, phán đoán và năng lực nhận biết của các con đối với sự vật, hiện tượng xung quanh càng được nâng cao, như vậy là cũng đã có “gốc” của tự lập rồi đấy. Chẳng hạn các con bắt đầu có tư duy độc lập và thỉnh thoảng lại lên tiếng phản bác lại quan điểm của thầy cô và bố mẹ. Các con bắt đầu học cách đưa ra những lời bình luận, đánh giá chi tiết với sự vật chứ không còn nói một cách mơ hồ, lặp lại giống “con vẹt” nữa, đã có được tiêu chuẩn của mình về sự phán đoán đúng sai, phải trái, xấu tốt… thậm chí còn dám đương đầu với quyền lực. Các con cũng càng ngày càng độc lập khi đưa ra những quyết sách, tự lựa chọn những bộ trang phục, sách báo hay những bản nhạc mà mình yêu thích… Đó chính là những chuyện các con có đủ năng lực để tự lập, bố mẹ, thầy cô cũng sẽ rất vui khi các con tự lập như thế và đương nhiên sẽ ủng hộ hết mình.

Dù vậy, không cần biết các con có đồng ý hay không, muốn hay không muốn tiếp thu thì bố cũng phải nhắc nhở các con rằng, sự tự lập trong thời đoạn này chỉ mang tính chất tương đối.

Đầu tiên, nhận thức của các con về thế giới vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa toàn diện, các con cũng còn thiếu kinh nghiệm để xử lý nhiều chuyện. Ngoài ra, các con cũng chưa thể tự lập về kinh tế, vẫn còn phải dựa vào chu cấp của bố mẹ. Cho nên giai đoạn này thường được gọi là “giai đoạn cai sữa tâm lý”, các con nên cố gắng xử lý một cách hài hòa mối quan hệ giữa tự lập và dựa dẫm, luôn có ý thức tự lập, độc lập giải quyết vấn đề, nhưng đồng thời cũng vẫn cần phải lắng nghe ý kiến, kiến nghị của bố mẹ, thầy cô, có như vậy con mới thuận lợi trên bước đường tự lập.

Nói tóm lại, trong giai đoạn này con cần phải “đề xướng chủ nghĩa tự lập trên mọi chiến lược” – nghĩa là dùng tư duy của bản thân để nhìn nhận sự việc. Phải có “sự tự lập tương đối trên mọi chiến thuật”, hãy nói những ý tưởng, suy nghĩ, phán đoán của mình cho bố mẹ, thầy cô, người lớn, lắng nghe những kinh nghiệm của người đi trước, như thế kết luận cuối cùng của các con sẽ càng chuẩn xác, càng toàn diện hơn. Con nghĩ xem, có đúng vậy không?

Bố của con.

Chọn tập
Bình luận