Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

80 Lời Bố Gửi Con Trai

Bức Thư Thứ 49: Cứ Căng Thẳng Là Nói Lắp

Tác giả: Từ Ninh
Chọn tập

Con trai của bố:

Học kỳ này, khối con có tổ chức buổi thi hùng biện theo chủ đề. Bố nghĩ, đây là dịp để các con rèn khả năng tư duy và biểu đạt. Nhưng về nhà con có vẻ buồn vì kết quả của lần hùng biện này không được tốt lắm phải đứng trước rất nhiều người phát biểu quan điểm của mình, đồng thời phải tìm nhiều lý lẽ để bảo vệ cho ý kiến đó, và còn phải thuyết phục mọi người chấp nhận quan điểm của mình, điều đó thật sự không đơn giản. Hơn nữa, một khi căng thẳng, có một số bạn còn bị nói lắp.

Nói lắp là một hiện tượng thường thấy và số người mắc bệnh này không phải là nhỏ. Theo những tài liệu liên quan, trên thế giới có khoảng 1% người mắc căn bệnh này, và tỉ lệ con trai mắc bệnh này nhiều hơn con gái.

Đối với nguyên nhân và cơ chế phát bệnh của căn bệnh nói lắp này cho đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác, nhưng có khả năng nó có liên quan đến những nhân tố như di truyền, một số bệnh về cơ địa hoặc chức năng của hệ thống thần kinh bị suy giảm… Thậm chí có một số người vốn dĩ không bị nói lắp nhưng khi bước vào tuổi dậy thì lại nói lắp, điều này có chủ yếu hai nguyên nhân:

Nguyên nhân thứ nhất chính là do mô phỏng. Tính hiếu kỳ của con trẻ vô cùng mạnh mẽ, thấy người khác nói lắp lại cảm thấy thú vị vì thế đã bắt chước. Nếu chỉ bắt chước một lần, hai lần thì không sao, nhưng một khi tần suất bắt chước quá nhiều sẽ thành quen miệng, tự nhiên trở thành nói lắp. Trước đây, có một bộ phim trong đó có nhân vật bị nói lắp, diễn viên đóng vai đó phải nói lắp mấy tháng liền, kết quả đã để lại “di chứng” – cứ mỗi lần căng thẳng là lại nói lắp

Nguyên nhân thứ hai là nhân tố tinh thần. Chúng ta đã từng nói, khi dậy thì, các con sẽ để ý đến hình tượng của mình và chú trọng đến đánh giá của người khác. Song song với đó các con cũng thường xuyên muốn được thể hiện mình ở nơi công cộng và càng dễ bị rơi vào trạng thái căng thẳng bởi vì quá chú trọng đến mọi lời đánh giá của người khác. Khi con người ta quá căng thẳng, sẽ xuất hiện hiện tượng tư duy và ngôn ngữ gặp trở ngại. Cho nên có người đứng trước đám đông là mặt đỏ tía tai, tim đập thình thịch, căng thẳng đến mức không nói lên lời, mà càng không nói được thì lại càng bị căng thẳng – vòng luẩn quẩn đó lặp đi lặp lại. Nếu không may có lần nói lắp, người ta sẽ bị ấn tượng sâu sắc về nó, từ đó mà nảy sinh tâm lý sợ hãi khi nói chuyện, mỗi khi cần nói chuyện đều cảm thấy căng thẳng và sợ hãi, điều đó càng khiến chứng nói lắp trầm trọng hơn.

Vậy cần làm gì để hết nói lắp?

Đầu tiên hãy thử quên đi cái tôi của mình. Chúng ta càng đề cao cái tôi thì càng để ý đến nhìn nhận của người khác, và càng xem trọng cách nhìn nhận của mọi người về mình sẽ càng căng thẳng, mà càng căng thẳng thì sẽ càng nói lắp bắp. Vì thế, khi phát biểu, hãy giả như “bên cạnh không có ai”, dồn sự tập trung vào bài nói, giống như luyện nói một mình vậy, như thế sẽ giảm được áp lực khiến tinh thần và cơ thể được thả lỏng, không còn căng thẳng nữa, tình trạng nói lắp sẽ được cải thiện. Đương nhiên trước khi hùng biện hay phát biểu cũng phải làm tốt công tác chuẩn bị để thêm phần tự tin!

Tiếp theo, phải học cách điều hòa cảm xúc. Căng thẳng thường dễ nói lắp hơn. Vì vậy trước khi nói hoặc phát biểu các con hãy thả lỏng cơ thể, thả lỏng toàn bộ cơ mặt, môi và khuôn miệng, đồng thời hít thở sâu, miệng có thể lẩm bẩm: “thả lỏng, thả lỏng…” để có thể ổn định lại cảm xúc, bình tĩnh trước khi phát ngôn.

Ngoài ra, người nói lắp có thể sử dụng những bài tập ngôn ngữ. Trên phương diện sinh lý hệ thống phát âm của người nói lắp hoàn toàn bình thường. Vì vậy bệnh nói lắp có thể trị được, phương pháp cụ thể gồm có: khi nói chuyện cần phải khống chế được tốc độ nói, nói khoan thai, không nhanh không chậm, nói từng từ một cách rõ ràng chứ không nói lướt. Ngoài ra, âm thanh khi nói ra không được nhanh cũng không được chậm, không nặng quá cũng không nhẹ quá, có thể hơi kéo dài âm tiết đầu tiên, để có thời gian suy nghĩ đến phát âm của âm tiết thứ hai, và dựa theo tiết tấu của cả câu mà có những đoạn ngừng nghỉ…

Thật ra, có rất nhiều danh nhân cũng từng mắc bệnh nói lắp, chẳng hạn nhà phát minh T.Edison, A.Einstein…, hơn nữa học giả đầu tiên trên thế giới nghiên cứu hiện tượng nói lắp Windel Johansson cũng từng là một người mắc bệnh nói lắp. Cho nên phải kiên trì và tin tưởng, các con có thể chữa hết tật nói lắp!

Bố của con.

Chọn tập
Bình luận