Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm. Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

80 Lời Bố Gửi Con Trai

Bức Thư Thứ 77: Chính Trực Lương Thiện

Tác giả: Từ Ninh
Chọn tập

Con trai của bố:

Trước đây chúng ta từng xem một đoạn video quay cảnh con mèo bị hành hạ trên mạng, lúc đó con đã khóc đến đỏ cả mắt, đã lớn tiếng lên án những người gây ra cảnh đó. Chuyện ấy khiến bố mẹ cảm thấy rất vui vì chúng ta đã nhìn thấy con có khả năng sẽ trở thành một người chính trực lương thiện.

Làm một người chính trực, chính là cần phải có một quan niệm đúng sai rõ ràng, biết cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì nên làm, cái gì không nên làm và có thể trong bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình huống nào, cho dù chuyện lớn hay chuyện nhỏ, cho dù có người giám sát hay không có người giám sát đều “không quên những điều nhỏ nhặt, không vì điều ác nhỏ nhặt mà làm”. Khái niệm chính trực không khó lý giải, nhưng để có thể làm được thì lại không hề dễ chút nào, đặc biệt là những thanh thiếu niên đang trong độ tuổi như các con phải đối diện với một thời đại như thế này, các con phải tiếp xúc với nhiều người hơn, đồng nghĩa với đó các con sẽ gặp phải nhiều chuyện hơn, phải chứng kiến và nghe thấy nhiều vấn đề hơn, mà trong đó không tránh khỏi nhiều thứ pha trộn, không khỏi phải gặp nhiều sự cám dỗ, có nhiều khi còn gặp phải những người có dã tâm dẫn dắt con đi lầm đường lạc lối. Đối mặt với những cám dỗ, có thể con sẽ cảm thấy vô cùng hiếu kỳ. Khi mọi người đều làm như vậy, cho dù biết là sai, có thể con vẫn tặc lưỡi để “theo trào lưu” hoặc có thể con sẽ nghĩ thỉnh thoảng tham gia thì cũng có gì to tát đâu… tất cả những cái đó đều có thể khiến cho sự chính trực trong tâm con bị mất cân bằng, bị lệch lạc! Vì vậy, ngoài việc phải học cách phân tích, phán đoán một cách chính xác, bố vẫn phải nhấn mạnh một điều mà từ trước đến giờ chúng ta vẫn tâm niệm: “Đối với mọi sự việc cho dù người ta không làm chúng ta vẫn cần phải kiên trì; Những việc sai trái nhất định không được làm cho dù người ta đều làm”.

Lương thiện là có lòng thương yêu, chính là một tố chất vô cùng quan trọng của con người, nó là cơ sở của nhân tính, là một phẩm chất đạo đức cơ bản của một con người, cũng là linh hồn của một xã hội. “Nhân chi sơ tính bản thiện” con người sinh ra bản chất là lương thiện, vì thế đứa trẻ 1 tuổi khi trông thấy đứa trẻ bên cạnh khóc, nó cũng sẽ khóc theo, đứa trẻ 1 hay 2 tuổi có thể cầm thứ đồ chơi mà nó yêu thích để đi dỗ dành bạn bè của mình đang buồn hay đang khóc, khi lớn hơn một chút, đứa trẻ đã biết dùng những phương pháp khác nhau để nỗ lực an ủi người khác, tìm cách giảm bớt đi sự đau khổ của người khác… Tất cả những điều đó đều là những biểu hiện tự nhiên của tình yêu thương. Mà đối với sự phát triển giới tính của một con người mà nói, tình yêu thương và sự lương thiện chính là cơ sở và tiền đề để sau này con có thể hòa nhập với xã hội, có thể giao tiếp với mọi người. Con hãy nghĩ một chút, nếu như một người chỉ biết quan tâm đến bản thân mình, chỉ cần biết đến những thú vui của bản thân, thậm chí tìm sự vui vẻ của mình trên niềm đau của người khác, một người không có chút lòng yêu thương nào thì liệu có được mọi người xung quanh đến gần, thương yêu và tín nhiệm không?

Xã hội hiện tại, khoảng cách giữa con người và con người ngày càng rộng hơn, vì thế mà tình yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cũng ngày càng ít. Các ông bà, bố mẹ đều tập trung xung quanh con cái, chăm sóc, yêu thương con cháu mình hết mực, thậm chí yêu chiều chúng một cách vô điều kiện, khiến cho các con cảm giác rằng sự yêu thương đó là một lẽ dĩ nhiên, nhưng lại mất đi sự bù đắp lại tình yêu đó, mất đi năng lực của sự lương thiện. Đó cũng chính là điều mà các lớp đi trước cần phải suy xét!

Có nhà tâm lý học đã đúc kết những biểu hiện của người thiếu đi lòng yêu thương:

♦ Không biết tình yêu là gì, hoàn toàn vô tri với cái gọi là tình yêu.

♦ Không biết phải biểu đạt tình yêu như thế nào, thậm chí cự tuyệt biểu đạt tình yêu.

♦ Không biết yêu bố mẹ, ông bà, người thân của mình, trong mắt chỉ có duy nhất mình.

♦ Không biết yêu người khác, lúc nào cũng có thái độ lãnh đạm đối với mọi sự việc của người và sự việc xung quanh.

♦ Không biết trân trọng cuộc sống, càng không biết yêu cuộc sống này.

♦ Không yêu xã hội này và những người xung quanh, luôn có thái độ thù hằn và tâm lý báo thù đối với tất cả mọi sự việc.

♦ Không biết báo đáp những gì người khác làm cho mình, chỉ biết yêu cầu từ người khác.

♦ Không chịu suy nghĩ và hiểu cho những nhu cầu của người khác, chỉ cần biết nhu cầu của mình là quan trọng nhất.

♦ Không hiểu phải cảm ơn cuộc đời này, không biết cảm ơn đến những người có công sinh thành và dưỡng dục, chăm sóc mình.

♦ Không biết mình nên làm gì với người khác, chỉ biết người ta đối xử với mình không tốt.

♦ Không hiểu phải biết giúp đỡ người khác, tán thưởng người khác, không biết cách biểu hiện tình yêu của mình đối với người ta.

Con hãy đối chiếu thử xem sao, để xem con có gặp phải những vấn đề được nhắc đến ở trong đó không, và hãy xem xem có mặt nào con còn làm chưa được tốt nhé.

Bố của con.

Chọn tập
Bình luận