Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộ, dủ dỉ, đa đa và chuột

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

Xưa Cò, Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa ăn ở với nhau như anh em một nhà. Chúng nó sống một cuộc đời sung sướng và hòa thuận. Con nào con ấy đều có nhà cửa, ruộng đồng riêng, nhưng mỗi khi kiếm được món gì ngon như mớ cá, rổ tép, v.v… trong đồng của mình thì chúng thường chia nhau ăn rất vui vẻ, tử tế.

Không ngờ một ngày kia chúng nó rủ nhau đánh bạc. Trước còn đánh một đồng, hai đồng nhưng sau ăn thua lớn. Trong cuộc bạc hôm ấy, Cò vơ tất cả. Cuối cùng cả mấy con kia phải vay nợ của Cò để gỡ gạc, nhưng chúng chỉ “gỡ vào”, mà thôi. Hơn nữa. Cò âm mưu với Chuột viết vào văn tự nhiều hơn số tiền bọn họ đã vay. Vì không biết chữ, không ngờ bị Chuột làm gian nên hầu hết tài sản của Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa đều thuộc về tay Cò cả.

Thua cay hơn hết là Đa đa. Cờ bạc đến lúc “khát nước nó bèn đánh những tiếng rất táo bạo. Vì thế, đến lúc phủi áo đứng dậy, Đa đa đã gán hết từ ruộng đồng cho đến nhà ở của mình cho Cò. Ngay buổi sáng hôm sau, Đa đa trần như nhộng, phải bán xới đi kiếm ăn ở miền núi cao.

Dủ dỉ không thua quá nhiều như Đa đa. Nhưng Chuột đã chơi cho nó một vố khá đau. Trong văn tự, Chuột đã viết là Dủ dỉ sẽ gán tất cả phần đồng điền của nó nếu quá hạn không trả được nợ. Vì thế đến hạn, Dủ dỉ mất hết cả ruộng đồng, chỉ còn lại cái nhà ở. Từ đó nó phải ngày ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn rất cực khổ.

Còn Vạc chỉ thua có ba mươi quan. Nhưng khi nhờ Chuột làm giấy hộ: Chuột đã viết còn số ba thành con số chín. Cho nên cuối cùng Vạc cũng mất gần hết phần ruộng đồng của mình cho Cò. Nhưng Vạc vốn không sợ Cò. Không dám kiếm ăn công khai thì Vạc ta lại kiếm ăn lẩn lút trên đồng đất của Cò. Đêm đến, chờ khi Cò về nhà nghỉ ngơi, Vạc mới mò ra đồng ăn trộm con tôm cái tép. Nhờ thế cũng đủ sống qua ngày.

Riêng Cộc cũng thua cháy túi như Đa đa. Cuối cùng vốn liếng còn lại chỉ có mười quan định để dành đong gạo, nhưng máu mê cờ bạc xui nó đánh luôn một tiếng vào cửa lẻ. Khi mở bát ra thì bốn đồng tiền trắng xóa làm cho Cộc sững sờ), rồi ngất đi. Cho đến khi những con khác gào vào tai: – “Thua rồi, ớ Cộc! thì nó mới tỉnh dậy, và vì xấu hổ quá nên đâm đầu chạy miết, không ngoái cổ lại.

Còn Cò nhờ cuộc bạc hôm ấy lại nhờ khóe gian của Chuột nên làm chủ đồng ruộng mênh mông. Hàng ngày nó bay hết đồng này sang trồng khác ăn uống thỏa thích.

Từ đó, dòng dõi của Cò thong dong đi lại kiếm ăn ban ngày. Người ta bảo “ruộng cò bay thẳng cánh” là thế. Trên đầu nó có mấy cái lông “seo” người ta vẫn gọi là cò văn tự”, để chỉ những khế tự giấy tờ của nó mang theo luôn luôn bên người. Dòng dõi Vạc thì chờ lúc tắt mặt trời mới rúc ra khỏi bụi tre và kêu luôn mồm: – “Thua một vác! Thua một vác!”[1]. Trời chưa sáng, chúng nó đã lò mò về tồ, chỉ sợ dòng dõi nhà Cò bắt gặp. Dòng dõi của Dủ dỉ thường kêu những tiếng ai oán: – “Đông Tây tứ chi bán hết! Mần như ri cực cực? Mần như ri cực cực!”[2]. Dòng dõi Đa đa thì không dám trở về quê hương đồng ruộng nữa. Tuy thế, chúng nó vẫn kêu lên những lời tỏ ý tiếc nhớ đời sống sung sướng ở đồng ruộng của cha ông chúng ngày trước: – “Tiếc rổ tép đa đa? Tiếc rổ tép đa đa!”[3]. Dòng dõi Cộc thì thỉnh thoảng lại gào lên mấy tiếng: – “Thua rồi, ớ Cộc!” rồi đâm đầu xuống nước, lặn một mạch thật xa mới trồi đầu lên tìm chỗ vắng mà đậu. Còn chuột, người ta bảo trong việc làm gian lận nói trên, nó chả được lợi lộc gì cả. Dòng dõi của nó ngày nay sống trốn tránh lẩn lút chỉ sợ con cháu Vạc và Dủ dỉ báo thù. Miệng vẫn kêu mấy tiếng: – “Chín chục! Chín chục”[4].

Tục ngữ có câu:

Con vạc bán ruộng cho cò,

Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm.

hay là:

Vạc sao vạc chẳng biết lo,

Bán ruộng cho cò, vạc phải ăn đêm.

[1] Ngày xưa, một vác tiền gồm có 5 quan đồng, mỗi quan đồng có 6 quan kẽm, vị chi 30 quan.

[2] Có nơi cho tiếng kêu Dủ dỉ là: “Đi mô cũng cực! Đi mô cũng cực!”.

[3] Có người kể “Tiếc đồng tép cha ta!” hay “Tiếc vùng tép của ta!” Lại có người kể: “Bát cát quả cà?”. Về lời kể sau, xem truyện Sự tích chim đa đa (số 9).

[4] Theo lời kể của người Hà-tĩnh, Quảng-bình, và Ca-đi-e (Cadière) trong BEFEO tập 1, số 3, 1901.

Xưa Cò, Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa ăn ở với nhau như anh em một nhà. Chúng nó sống một cuộc đời sung sướng và hòa thuận. Con nào con ấy đều có nhà cửa, ruộng đồng riêng, nhưng mỗi khi kiếm được món gì ngon như mớ cá, rổ tép, v.v… trong đồng của mình thì chúng thường chia nhau ăn rất vui vẻ, tử tế.

Không ngờ một ngày kia chúng nó rủ nhau đánh bạc. Trước còn đánh một đồng, hai đồng nhưng sau ăn thua lớn. Trong cuộc bạc hôm ấy, Cò vơ tất cả. Cuối cùng cả mấy con kia phải vay nợ của Cò để gỡ gạc, nhưng chúng chỉ “gỡ vào”, mà thôi. Hơn nữa. Cò âm mưu với Chuột viết vào văn tự nhiều hơn số tiền bọn họ đã vay. Vì không biết chữ, không ngờ bị Chuột làm gian nên hầu hết tài sản của Vạc, Cộc, Dủ dỉ và Đa đa đều thuộc về tay Cò cả.

Thua cay hơn hết là Đa đa. Cờ bạc đến lúc “khát nước nó bèn đánh những tiếng rất táo bạo. Vì thế, đến lúc phủi áo đứng dậy, Đa đa đã gán hết từ ruộng đồng cho đến nhà ở của mình cho Cò. Ngay buổi sáng hôm sau, Đa đa trần như nhộng, phải bán xới đi kiếm ăn ở miền núi cao.

Dủ dỉ không thua quá nhiều như Đa đa. Nhưng Chuột đã chơi cho nó một vố khá đau. Trong văn tự, Chuột đã viết là Dủ dỉ sẽ gán tất cả phần đồng điền của nó nếu quá hạn không trả được nợ. Vì thế đến hạn, Dủ dỉ mất hết cả ruộng đồng, chỉ còn lại cái nhà ở. Từ đó nó phải ngày ngày đi làm thuê làm mướn kiếm ăn rất cực khổ.

Còn Vạc chỉ thua có ba mươi quan. Nhưng khi nhờ Chuột làm giấy hộ: Chuột đã viết còn số ba thành con số chín. Cho nên cuối cùng Vạc cũng mất gần hết phần ruộng đồng của mình cho Cò. Nhưng Vạc vốn không sợ Cò. Không dám kiếm ăn công khai thì Vạc ta lại kiếm ăn lẩn lút trên đồng đất của Cò. Đêm đến, chờ khi Cò về nhà nghỉ ngơi, Vạc mới mò ra đồng ăn trộm con tôm cái tép. Nhờ thế cũng đủ sống qua ngày.

Riêng Cộc cũng thua cháy túi như Đa đa. Cuối cùng vốn liếng còn lại chỉ có mười quan định để dành đong gạo, nhưng máu mê cờ bạc xui nó đánh luôn một tiếng vào cửa lẻ. Khi mở bát ra thì bốn đồng tiền trắng xóa làm cho Cộc sững sờ), rồi ngất đi. Cho đến khi những con khác gào vào tai: – “Thua rồi, ớ Cộc! thì nó mới tỉnh dậy, và vì xấu hổ quá nên đâm đầu chạy miết, không ngoái cổ lại.

Còn Cò nhờ cuộc bạc hôm ấy lại nhờ khóe gian của Chuột nên làm chủ đồng ruộng mênh mông. Hàng ngày nó bay hết đồng này sang trồng khác ăn uống thỏa thích.

Từ đó, dòng dõi của Cò thong dong đi lại kiếm ăn ban ngày. Người ta bảo “ruộng cò bay thẳng cánh” là thế. Trên đầu nó có mấy cái lông “seo” người ta vẫn gọi là cò văn tự”, để chỉ những khế tự giấy tờ của nó mang theo luôn luôn bên người. Dòng dõi Vạc thì chờ lúc tắt mặt trời mới rúc ra khỏi bụi tre và kêu luôn mồm: – “Thua một vác! Thua một vác!”[1]. Trời chưa sáng, chúng nó đã lò mò về tồ, chỉ sợ dòng dõi nhà Cò bắt gặp. Dòng dõi của Dủ dỉ thường kêu những tiếng ai oán: – “Đông Tây tứ chi bán hết! Mần như ri cực cực? Mần như ri cực cực!”[2]. Dòng dõi Đa đa thì không dám trở về quê hương đồng ruộng nữa. Tuy thế, chúng nó vẫn kêu lên những lời tỏ ý tiếc nhớ đời sống sung sướng ở đồng ruộng của cha ông chúng ngày trước: – “Tiếc rổ tép đa đa? Tiếc rổ tép đa đa!”[3]. Dòng dõi Cộc thì thỉnh thoảng lại gào lên mấy tiếng: – “Thua rồi, ớ Cộc!” rồi đâm đầu xuống nước, lặn một mạch thật xa mới trồi đầu lên tìm chỗ vắng mà đậu. Còn chuột, người ta bảo trong việc làm gian lận nói trên, nó chả được lợi lộc gì cả. Dòng dõi của nó ngày nay sống trốn tránh lẩn lút chỉ sợ con cháu Vạc và Dủ dỉ báo thù. Miệng vẫn kêu mấy tiếng: – “Chín chục! Chín chục”[4].

Tục ngữ có câu:

Con vạc bán ruộng cho cò,

Cho nên vạc phải ăn mò cả đêm.

hay là:

Vạc sao vạc chẳng biết lo,

Bán ruộng cho cò, vạc phải ăn đêm.

[1] Ngày xưa, một vác tiền gồm có 5 quan đồng, mỗi quan đồng có 6 quan kẽm, vị chi 30 quan.

[2] Có nơi cho tiếng kêu Dủ dỉ là: “Đi mô cũng cực! Đi mô cũng cực!”.

[3] Có người kể “Tiếc đồng tép cha ta!” hay “Tiếc vùng tép của ta!” Lại có người kể: “Bát cát quả cà?”. Về lời kể sau, xem truyện Sự tích chim đa đa (số 9).

[4] Theo lời kể của người Hà-tĩnh, Quảng-bình, và Ca-đi-e (Cadière) trong BEFEO tập 1, số 3, 1901.

Chọn tập
Bình luận