Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Người học trò và ba con quỷ

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

Ngày xưa, ở một vùng nọ có hai vợ chồng một nhà phú hộ tuổi đã già mới sinh được mụn con gái, nên hết sức chiều chuộng. Cô gái lớn lên hình dung đẹp đẽ ít ai bì kịp, bố mẹ lại càng nâng niu như vàng như ngọc. Họ bỏ tiền ra xây một ngôi lầu cho con ở. Lầu dựng xong, phú hộ lại cho người đi tìm hoa thơm cỏ lạ trồng xung quanh vườn để con thưởng ngoạn.

Bấy giờ trong đám rừng sâu gần đấy có ba con cáo sống lâu năm thành quỷ, có phép biến hóa, thường quen thói hại người. Nghe tin có cô gái đẹp cấm cung mà bố mẹ thì đang bỏ tiền ra mua các cây hoa trồng ở vườn, chúng rắp tâm phá phách, bèn hóa thành một thứ cây có hoa rất lạ. Hoa có ba cánh: một cánh mầu xanh, một cánh mầu trắng, một cánh mầu đỏ. Một người tiều phu lên rừng hái củi thấy hoa đẹp chưa từng có, liền bứng lấy đưa về bán cho phú hộ. Thấy cây hoa đặc biệt, phú hộ vội mua ngay rồi đem trồng ở vườn. Tuy hoa rất lạ và trông thật đẹp mắt nhưng cô gái lại tỏ vẻ không thích, vì thế mưu kế của lũ quỷ không thành. Lâu ngày hoa tàn cây héo, lũ quỷ sắp sửa bỏ đi nơi khác. Giữa lúc ấy, người phú hộ chặt cây thấy thớ gỗ đẹp, bèn chọn lấy một khúc, đẽo thành then cửa đem về chốt ở cửa buồng của con gái.

Thế rồi sau đó mấy hôm, một đêm kia trong khi cô gái đang ngủ, thì một con quỷ từ chiếc then cửa bỗng hiện ra, lên giường, toan sinh sự với cô. Nhưng cô đã vùng dậy, hết sức chống cự và kêu la inh ỏi. Biết không xong, con quỷ liền hớp lấy hồn nàng rồi lại biến vào then cửa. Khi vợ chồng phú hộ và người nhà chạy vào buồng thì thấy cô gái năm thiêm thiếp trên giường như người đã chết, ngực thoi thóp đập nhưng lay gọi mãi vẫn không tỉnh. Chưa kịp tìm thầy cứu chữa, thì tối hôm sau, trong khi người cha một mình chăm sóc cho con, con quỷ thứ hai lại hiện ra hớp lấy hồn ông. Tối hôm sau nữa lại đến lượt một người nhà bị con quỷ thứ ba hớp hồn. Vợ phú ông sợ quá vội cho người mời một thầy phù thủy đến bắt quyết trừ tà. Thầy làm phép trong ba ngày ba đêm thì phú ông và người hầu tỉnh lại. Duy chỉ có cô con gái là quỷ đầu đàn vẫn không chịu buông tha. Thầy tuy đã cao tay nhưng quỷ vẫn chẳng coi ra mùi gì. Cuối cùng thầy đành xách gói cáo từ vì phép thuật đã giở ra hết mà cô gái vẫn nằm lịm trên giường, nửa mê nửa tỉnh. Từ đấy người ta tin rằng ngôi lầu có quỷ nên không ai dám lui tới.

Một buổi chiều nọ, có một thầy cử tên là Long đi thi hội, đến đây thì lỡ độ đường. Thấy có ngôi nhà tốt, anh bèn ghé vào xin nghỉ trọ. Người nhà kể lại câu chuyện đã qua và nói:

– Chẳng giấu gì ông, nhà chúng tôi đang bị lũ quỷ quấy nhiễu. Ông nên tìm chỗ khác mà trọ, kẻo mang vạ vào thân.

Nghe đoạn, Long vội nói với vợ chồng phú ông:

– Đã là học trò đọc sách thánh hiền thì yêu tinh ma quỷ dám đâu trêu ghẹo. Ông bà cứ cho tôi nghỉ lại một đêm. Biết đâu tôi lại không trừ được nạn cho ông bà.

Vợ chồng phú hộ nghe nói bèn mở cửa đón khách vào. Ăn xong bữa chiều, Long khoan thai bước lên lầu. Anh chỉ xin nhà chủ cho mình một ngọn đèn và một con dao sắc. Đêm lại, anh thắp đèn ngồi trước án thư đọc sách, con dao để sẵn bên người. Đến khuya, một con quỷ từ then cửa buồng cô gái hiện ra với trạng mạo một cô gái xinh đẹp. Long vẫn điềm nhiên đọc sách không nói gì cả cho đến lúc nó biến đi. Lần thứ hai, một con khác tiến vào dưới dạng một người mặt mày hung ác, tóc xõa, lưỡi thè chừng một gang. Nó chạm vào người Long, nhưng anh vẫn thi gan mặc kệ. Đến lượt con thứ ba tức là con quỷ đầu đàn đang hớp hồn cô gái, bước vào. Thấy bóng anh học trò, nó vội quay trở ra, chỉ kịp rú lên mấy tiếng: – “Có bậc quý nhân… Trốn cả mau!”. Long lần này đã cầm sẵn dao ngồi rình, nhanh như cắt, nhảy đến chém một nhát, con quỷ đứt mất một chân. Long chạy theo đến cửa buồng cô gái thì thoáng thấy cả ba con quỷ chui biến vào then cửa. Anh cầm lấy chân quỷ soi vào đèn xem, thì thấy đấy là một cái chân con cáo. Vì quỷ đau quá phải buông thả hồn ra nên ngay lúc đó cô gái cũng tỉnh dậy. Long liền đến gần hỏi chuyện. Biết đó là người cứu mình, nàng cúi đầu chào và ngỏ lời cảm ơn. Long dẫn nàng ra cho vợ chồng phú hộ. Lại đem chân con quỷ cho mọi người xem. Ai nấy đều lắc đầu lè lưỡi phục tài anh học trò.

Sáng hôm sau lúc lên đường. Long từ chối vàng bạc của hai vợ chồng phú hộ đưa tặng, chỉ xin họ cái then cửa buồng giắt vào thắt lưng. Đi được nửa ngày, anh đã thấy ba con quỷ hiện ra, phủ phục trước mặt, khẩn khoản xin anh làm phúc bỏ lại cái then cửa. Long cười:

– Không được! Chúng mày có tài phép gì thì cứ giở ra cho hết để tao xem, rồi tao sẽ cho chúng mày vào lửa.

– Xin ngài tha cho chúng tôi – ba con quỷ đáp – chúng tôi xin tặng ngài những vật quý.

– Vậy thì đưa ra đây ngay, nếu không thì đừng có trách!

Con quỷ thứ nhất đưa tặng Long một cái mặt trời đựng trong túi, dặn rằng ban đêm hễ rút ra khỏi túi thì trời sẽ sáng như ban ngày, cất vào túi thì trời lại tối sẫm như cũ. Con thứ hai tặng một mặt trăng cũng vậy, hễ ban đêm tối tăm rút ra khỏi túi thì không cần đến đèn đuốc. Còn con thứ ba tặng một con ngựa mỗi ngày có thể đi ngàn dặm đường. Long vui lòng nhận lấy những món quà tặng rồi ném cái then cửa vào một bụi rậm bên đường.

Sau đó, Long nhảy lên lưng ngựa, bảo đưa mình tới kinh đô. Lập tức ngựa hý lên một tiếng rồi lao rất nhanh, bàn chân không chạm đất. Chỉ một lát sau, ngựa đã đặt anh xuống ở phía ngoài hoàng thành. Long ở lại đây sắm sửa mọi thứ để dự kỳ thi hội.

Hôm bắt đầu thi, bài của Long làm rất đắc ý. Cho nên thi vừa xong buổi sáng, anh bỗng nhớ đến vợ. Sẵn có con ngựa quý, anh nhảy lên lưng, bảo nó đưa mình về quê nhà. Ngựa phóng tít mù, chỉ vừa chập tối là đã đến nơi. Anh khe khẽ gọi cửa. Vợ Long đang ngủ, rất kinh ngạc vì thấy chồng mình đi thi chưa được mấy ngày đã vội trở về. Long không muốn thức cha mẹ dậy, nên dặn vợ giấu kín chuyện mình về. Rồi hai vợ chồng nhỏ to trò chuyện cho đến tờ mờ sáng anh mới lại lên đường. Mặc dầu vậy đêm ấy tiếng chuyện trò rì rầm của đôi vợ chồng đã thức tỉnh cha mẹ Long nằm ở buồng bên. Hai ông bà không tin là con trai mình về, chỉ ngờ rằng nàng dâu có nhân tình nhân ngãi chi đây. Cho nên sáng hôm sau ngủ dậy – lúc ấy Long đã cưỡi ngựa trở lại kinh đô để kịp nghe loa báo tin – hai ông bà vội vào buồng nàng dâu gạn hỏi. Vợ Long trước còn giấu quanh, nhưng sau thấy không giấu được nữa, đành phải kể lại câu chuyên chồng về tối hôm qua, cùng những việc chồng mình trị quỷ và được chúng tặng ngựa quý ra sao, v.v… Nhưng bố mẹ chồng làm sao mà tin được một việc khó nghe đến thế, nên trách mắng con dâu thậm tệ. Vợ Long không biết lấy gì làm chứng, đành chỉ ôm mặt ngồi khóc. May sao chiều ấy Long lại về. Được tận mắt thấy con trai và con ngựa thần, hai ông bà mới tin là thực. Long kể chuyện cho bố mẹ và mọi người cùng nghe:

– Sáng hôm nay ngựa đưa con vào đến kinh đô thì cũng vừa lúc tiếng loa trường thi bắt đầu gọi tên những ai thi đỗ. Nghe loa gọi đến tên con, con mừng rỡ vội ra nhà trọ thu xếp hành lý, phóng ngựa về đây. Ba ngày nữa con lại trẩy kinh để còn dự yến đêm do đức hoàng đế đãi các ông nghè ở điện Thiên quang.

Nghe nói có con ngựa thần một ngày ngàn dặm, người cha ngỏ ý muốn cưỡi thử. Long hỏi:

– Bố muốn đi chơi đâu bây giờ?

– Bố thường ao ước được vào tận trong Đồng-nai Gia-định để du ngoạn một phen.

– Được.

Sáng hôm sau, ông già cơm nước xong, nai nịt chỉnh tề bước ra sân. Long nắm dây cương trao cho cha. Ông già vừa nhảy lên yên thốt ra hai tiếng “Gia-định!”, ngựa đã phóng đi vùn vụt, loáng một cái không thấy đâu nữa. Cho đến tận chiều, vào lúc mặt trời gác núi, con ngựa quý lại phóng như bay trở về, đặt ông già xuống giữa sân. Ông vui vẻ mở tay nải lấy quà mời mọi người nếm thử, rồi kể chuyện tai nghe mắt thấy ở Gia-định.

Mẹ Long nghe chồng hết lời ca ngợi con ngựa thần, cũng có ý định muốn đi chơi Đồng-nai Gia-định một chuyến dối già. Qua hôm sau, Long lại dắt ngựa ra sân rồi đỡ mẹ lên yên. Nhưng ngựa chưa kịp bước ra khỏi cổng, tự nhiên ngã khuỵu, hất bà già ngã lăn xuống đất. Một luồng khói trắng từ trong mình ngựa phóng ra và bay cuộn lên trời. Mọi người xúm lại xem thì con ngựa đã tắt thở từ lúc nào. Thì ra bà mẹ Long đã cưỡi ngựa thần không đúng lúc vì bà đang thấy kinh nên thần ngựa hoảng sợ, bỏ lốt ngựa mà đi.

Không những mất một tặng vật vô giá, ông tiến sĩ tân khoa còn đứng trước mối hiểm nguy khó thoát được tội “khi quân”, vì trước mắt không có cách gì để tiến kinh cho kịp chiều mai dự yến. Đường từ quê Long đến kinh thành đi bộ mất bốn năm ngày đường, đi ngựa cũng phải hơn hai ngày. Không còn kế gì hơn, Long đành bắt một con ngựa thường, chẳng kịp từ biệt cha mẹ vợ con, vội ra roi cho con vật phi nước đại.

Con ngựa đi đến tối mịt mà vẫn chưa được một nửa đường. Nằm nghỉ ở quán trọ, Long lo lắng hết sức. Anh sực nhớ tới một tặng vật “mặt trời” do con quỷ thứ nhất biếu vẫn còn cất trong túi vải. Thế là Long tìm ra một diệu kế. Ngay hôm sau, Long lại lên ngựa phóng đi Cho đến khi mặt trời sắp gác núi, anh liền lôi “mặt trời” của mình ra treo trước đầu ngựa Thốt nhiên, một chuyện lạ chưa từng có xảy ra: đâu đâu cũng không thấy tắt ánh mặt trời. Cho đến khi con ngựa đưa Long đến trước điện Thiên-quang, anh mới cất “mặt trời” vào túi, bấy giờ bầu trời đang từ ban ngày mới chuyển sang đêm một cách đột ngột.

Long buộc ngựa xong, bước vào điện. Nhưng cũng đã muộn mất rồi. Mọi người chờ mãi không thấy đêm xuống, song thức ăn thì đã nguội cả, nên sau cùng Hoàng đế đành ra lệnh cha các ông tiến sĩ cứ bốn người một, ngồi vào mâm. Khi Long bước vào. thì tiệc rượu đã hầu tàn. Biết việc chậm trễ có thể khiến mình mất đầu như chơi, nên anh cởi mũ “phủ phục” trước sân điện, một hai viện lý do “không thấy trời tối” để mong được nhẹ tội. Vua tha cho anh, nhưng để anh nhớ lỗi, bắt bổ anh về làm tri huyện một huyện từng nổi tiếng có nhiều vụ án ma. Mặc dầu vẫn nghe nhiều tin đồng rùng rợn rằng từ trước đến nay, hễ quan nào được bổ về huyện ấy đều bị ma quỷ vật chết, Long vẫn ung dung về trị nhậm.

Theo tục lệ ở vùng này, mỗi khi quan mới bổ đến, dân các làng xã đều phải mang lễ vật đến chào quan. Cho nên những ngày Long mới chân ướt chân ráo đến nơi, dân các làng kéo nhau đội lễ vật đến đầy cả công đường. Long tiếp chuyện mọi người rất ân cần, nhưng nhất thiết từ chối mọi lễ vật. Chàng kín đáo dặn lính hầu mỗi khi có toán dân nào ra về thì lén đi theo để biết rõ tung tích. Vào ngày thứ ba, một trong những người lính hầu mà Long phái đi theo bén gót hai người dân đội một mâm lễ vật trở về. Người lính thấy hai người này đi mãi, đi mãi, bóng chiều đã ngả mà vẫn chưa đến nơi. Cho đến khi tắt ánh mặt trời mới thấy họ đến sát một cái giếng hoang bên cạnh đường. Thốt nhiên họ đội cả mâm, lội vùng xuống giếng, rồi thoáng một cái đã biến mất. Vừa kinh ngạc, vừa sợ hãi, người lính vội đi suốt đêm trở về báo lại tình hình cho quan biết.

Sáng hôm sau, Long hạ lệnh cho một toán lính huyện tới tát cạn cái giếng ấy. Họ ra sức tát suốt cả một ngày. Nhưng thật là lạ lùng! Tát được bao nhiêu nước lại đầy ắp bấy nhiêu. Mấy ngày sau nữa công việc cũng không nhích lên được tý nào. Bọn lính huyện cảm thấy rất chán nản. Một đêm nọ, vào giữa canh khuya, một người lính nằm ngủ bỗng thức giấc thấy có hai con quỷ đang ngồi vắt vẻo trên cành cây nói chuyện với nhau. Một con hỏi: -“Nếu chúng nó kéo tới đông thì có tát cạn chăng?”. Con kia đáp: – “Nhiều người cũng vô ích thôi. Chỉ có rồng mới có thể tát cạn, ngoài ra không có cách nào khác”.

Người lính bèn đem câu chuyện ấy trình lên quan. Long nói ngay:

– Chính ta là rồng đây! Ta sẽ thân hành tát cạn giếng.

Nói xong Long cưỡi ngựa về tận nơi. Sau khi xem xét tình hình, quan xắn áo quần cầm lấy gầu tát lấy tát để. Quả nhiên chỉ một mình Long đã làm cho nước giếng dần dần cạn thấu đáy. Nhưng khi giếng cạn hết, cả quan và lính đều không tìm thấy quỷ. Giữa ban ngày, quỷ có phép tàng hình, mắt người không thể nhìn thấy được. Nhưng đêm đến, quỷ lại dựa vào tối trời, lẩn lút trốn nấp trong các hang hốc làm cho Long và lính hầu tìm hết hơi mà không ra. Họ thắp đuốc lên nhưng bó đuốc nào hễ đưa vào cửa hang cũng đều tắt ngấm, không thể chụm lên được. Long sực nhớ tới món tặng vật bèn mở túi lấy “mặt trời” ra treo lên đầu ngọn tre. Lập tức cả một vùng sáng rực như ban ngày. Nhưng vì là ban ngày nên quỷ lại tàng hình lọt khỏi con mắt của mọi người. Sau cùng Long nhớ đến món tặng vật thứ hai. Vừa đưa ra khỏi túi, “mặt trăng” tỏa một thứ ánh sáng dịu mát vào khắp mọi nơi. Long liền mang “mặt trăng” đi lần xuống giếng, tiến vào các hang các hốc. Dưới ánh sáng trăng, quỷ đành lộ mặt, không thể tàng hình nổi. Cho nên chỉ một chốc, chưa giập miếng bã trầu, quan và lính đã tóm được hai con quỷ. Chính đó là hai con xà tinh quen thói hại người, thường dùng một cái hang ở đáy giếng làm sào huyệt. Trước mặt Long, hai con quỷ cúi đầu van lạy xin quan sinh phúc tha cho tính mạng, từ rày không dám làm hại ai nữa. Long sai lính giải chúng đi đày thật xa. Từ đây dân huyện ấy sống yên ổn[1].

KHẢO DỊ

Một truyện của người Mèo Hang rồng có một số tình tiết tương tự với truyện trên:

Có hai anh em hàng ngày đi kiếm rau lợn, một hôm thấy có người của nhà vua đến trước núi đá nói ba lần: – “Rồng à, mở cửa!”. Sườn núi bỗng mở ra cho họ vào. Khi họ ra, lại nói ba lần: – “Rồng à, đóng cửa lại!”, sườn núi khép lại lại như cũ. Chờ khi họ đi xa, hai anh em cũng đến gọi như thế. Sườn núi liền mở ra, hai anh em bước vào thấy nhiều đồ đạc quý giá, trong đó có một cái ngai vàng rất đẹp. Trở về, hai anh em mách cho bố biết rồi dắt bố vào hang. Bố trèo lên ngai vàng ngồi chơi, chẳng may người dính chặt vào ngai không gỡ dược. Biết thế nào cũng chết, bố dặn con về làm chiếc nỏ chín sải khi nào có cò trắng xuất hiện thì bắn chết người có cờ (vua). Từ đấy cửa hang đóng kín, không mở theo tiếng gọi nữa. Anh em về làm theo lời bố dặn, nhưng lại bắn không trúng người có cờ.

Biết việc bí mật bị lộ, vua cho truy hỏi những người vào hang lần trước xem có gặp người nào chăng? Họ đáp: – “Có gặp hai đứa bé hái rau lợn”. Vua sai lính bắt hai anh em về trị tội. Lính đến nhà bắt họ đi. Dọc đường trời tối, tất cả nghỉ lại ở một nhà nọ. Thấy khách lạ, chủ nhà nói: – “Nhà chúng tôi có một đứa con gái bị ma quấy, đêm nào cũng rên la”. Đêm ấy, trong khi bọn lính ngủ say, hai anh em đang lo lắng thao thức, bỗng nghe tiếng gọi: – “Ngưỡng cửa, ngưỡng cửa mở mau cho tao vào!”. Tiếng trả lời: – “Nhà có quý khách, “ma nước” hãy đi đi, mai lại tới”. Ma nước bỏ đi, nhờ thế, đêm ấy người con gái chủ nhà không rên la gì. Chủ nhà cho là hai anh em có phép bèn nhờ họ trừ hộ. Chờ cho mọi người lui ra, hai anh em tra hỏi cái ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa cho biết là dưới cái ao sau nhà có con “ma nước” vốn là một con ếch thành tinh. Cô gái này đi lấy nước đánh rơi chiếc nhẫn xuống ao, ma nước nuốt lấy chiếc nhẫn, từ đó thường về quấy. Muốn trừ nó thì chuẩn bị một ống chỉ buộc một đầu vào chiếc búa, rồi trong khi làm lễ cúng ma, hễ thấy một người đàn bà nào cao lớn hãy dùng búa bổ mạnh vào đầu, ma sẽ mang theo sợi chỉ chạy về. Lúc ấy thuê nguời tát cạn ao lần theo sợi chì mà tìm sẽ bắt được một con ếch làm thịt ếch nướng cho cô gái ăn, sẽ khỏi. Ngưỡng cửa lại bảo khi nào bố mẹ cô gái đền ơn, thì nhớ xin tôi mang theo, tôi sẽ giúp cho nhiều việc. Hai anh em làm theo lời, cô gái qua khỏi. Khi ra đi, họ xin cái ngưỡng cửa thay cho tiền tạ ơn.

Dọc đường họ hỏi ngưỡng cửa làm cách gì để khỏi bị vua làm tội. Ngưỡng cửa dặn khi nào thấy hổ trắng thì bảo nó nằm phục xuống rồi cưỡi lên lưng nói: – “Đây là ngựa ta!”. Gặp hổ đen cũng làm như vậy. Gặp tổ ong bò vẽ thì mang cả tổ theo, nói: – “Đây là quân ta!”. Khi về triều chúng nó sẽ cứu mạng. Họ lần lượt gặp hổ trắng, hổ đen và tổ ong vò vẽ. Làm theo lời dặn họ cưỡi hổ về triều. Thấy vua quan, hổ xông ra ăn thịt. Quân triều xông lại bị ong đánh đuổi. Hai anh em bèn lên làm vua[2].

Về chỗ Long cưỡi ngựa thần đêm lẻn về với vợ, sáng dậy lại cưỡi vào kinh làm bài, người Bắc-giang cũng có một truyện dưới dạng thần tích có hình tượng tương tự.

Ngày ấy có giặc Bắc sang xâm lược, vua sai sứ đi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả tìm được Vũ Thành, người anh hùng ở xã Tùng linh, huyện Lục-ngạn. Vũ Thành xin vua mộl thanh gươm, một con ngựa trắng đem quân ra trận. Vua phong là Đầu thượng tướng quân. Nhưng con ngựa vốn có phép thần, nên đêm đêm anh thường lẻn về với vợ, không một ai biết. Người vợ có thai. Mẹ chồng mắng nàng dâu sao không giữ trinh tiết với chồng. Vợ Vũ Thành đáp: – “Chồng con thường đêm đêm lẻn về nhà, sáng mai lạl đi sớm. Nếu mẹ không tin, con xin giấu gươm của chồng con trình mẹ hay”.

Một đêm, Vũ Thành về nhà, vợ giấu thanh bảo kiếm rồi thay vào một chiếc gươm gỗ. Khi Vũ Thành giáp trận rút gươm ra chém giặc, không ngờ gươm gỗ vô dụng bị quân giặc xông lại chém đứt đầu. Vũ Thành chỉ còn biết ôm lấy đầu phi ngựa về. Đến một nơi nọ gặp một bà lão, bèn hỏi: – “Mất đầu còn sống được chăng?”. Bà lão trả lời: – “Mất đầu thì chết!”. Nghe đoạn Vũ Thành lăn xuống ngựa chết[3].

Cũng dưới dạng thần tích, người Nùng Lạng-sơn kể như sau:

Ngày xưa có một chàng trai được mẹ cho đi học với một thầy đồ ở làng. Hàng ngày anh phải chăn ngựa cho thầy. Một hôm con ngựa ấy được một đám mây trắng phủ, đẻ ra một con ngựa đá. Anh trèo lên lưng nó cưỡi chơi, không ngờ đó là con ngựa thần, nó bay lên trời, đưa anh đi rất xa theo ý muốn, rồi lại trở về trong phút chốc. Về sau, anh học với một ông thầy khác ở nước ngoài. Nhờ ngựa thần anh sớm tối đi về không phí sức.

Một hôm, vợ anh muốn đùa chơi nên trước khi lên rừng hái củi, giấu kỹ chiếc giày của anh thường mang. Thấy mặt trời đã lên cao mà chưa tìm ra giày, anh liền cưỡi ngựa thần bay lên trời kéo mặt trời xuống, làm đến ba lần như vậy vẫn không tìm thấy giày, bất đắc dĩ anh lấy đất bùn nặn thành một chiếc giày giả rồi cưỡi ngựa đi học. Ở trường, thầy bảo trò: -“Hôm nay mặt trời lên xuống ba lần. Đó là điềm vua (hay trạng) xuất hiện”. Sau đó thầy bảo trò mang lưới đi đánh cá để làm thức ăn. Chiếc giày đất của anh tan ra trong nước. Thầy tức giận cho là vô lễ bèn chém chết. Anh nhặt đầu đặt lên cổ rồi cưỡi ngựa đá về hỏi mẹ: – “mất đầu còn sống được chăng?” Mẹ anh cũng đáp: – “Mất đầu thì chết!”. Anh ném đầu xuống ngã ra chết sau khi dặn vợ, đặt xác mình ở đầm, mỗi ngày đốt một nén hương và nấu một nồi cháo để nguội rắc xuống đầm, đủ một trăm ngày sẽ sống lại. Vợ nghe lời, làm được chín mươi chín ngày, nhưng đến ngày thứ một trăm, vợ đi rừng lấy củi, ở nhà mẹ không biết, đổ cả nồi cháo nóng xuống đầm, các con trùng chết hết.

Hồn anh lại báo mộng cho vợ bảo vớt những con trùng chết chôn ở vườn tre, khi tre tốt nếu có ai hỏi mua bảo phải có đủ một trăm đồng tiền mới bán. Vợ làm theo. Một hôm có quan quân đi qua bị gãy đòn cáng. Một người lính tìm đến nhà hỏi mua một cây tre tốt, nhưng hắn chỉ có chín mươi chín đồng tiền. Người vợ không bán. Nhưng sau đó người mẹ vì không biết chuyện, nên nhận lời bán. Lúc người lính chặt tre, thấy trong cây tre người đã thành hình nhưng còn non yếu, chẳng mấy chốc thì chết. Vì vậy anh không sống lại được nữa[4].

Theo người Tày Cao-bằng thì truyện trên là sự tích của Nùng Trí Cao. Đoạn đầu kể như sau:

Nùng Trí Cao có lần bị buộc phải về chầu vua Lý ở Thăng-long, bị vua giữ lại và cho đi học. Vốn có con ngựa thần (có thể thu nhỏ bằng lóng tre). Cao đêm đêm lại lén về thăm vợ. Vì thế vợ có thai. Bị mẹ chồng mắng nhiếc, nàng dâu phải thú thật và phải giấu chiếc hài của chồng làm chứng. Như trên, sáng dậy thấy mất chiếc hài. Cao phải ba lần kéo lùi mặt trời để có thì giờ tìm tòi, nhưng cuối cùng không tìm ra, đành phải nặn một chiếc hài bằng đất để đi tạm. Thấy sự lạ, nhà vua sai quan chiêm tinh đoán cho ra kẻ làm lùi mặt trời, Cũng như trên, bằng mẹo bắt cá, quan chiêm tinh biết Cao là thủ phạm. Nhưng khác với truyện trên, vua không giết mà tha, và gả công chúa cho Cao[5].

Truyện này trong Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt-nam, tập IV, có khác đi như sau:

Hai anh em nhà nọ bị dì ghẻ bạc đãi, đang mùa đông mụ đòi kiếm cho mụ một quả đào thì mới cho đi học. Một bà tiên hiện ra cho họ quả đào, bảo sau khi ăn, xin lấy hột, sau này sẽ cầu được ước thấy. Kim Tự là người anh, học một biết trăm làm cho cả trường ghen tỵ, chúng buộc phải có áo quần, rồi sau đó, phải có giày mới được đi học. Người em mới thêu cho anh được một chiếc, còn một chiếc nữa vì vội nên phải bồi bằng giấy. Nhưng chưa kịp thì trời đã sáng. Túng quá, Kim Tự lấy hột đào ra ước mặt trời lặn xuống.

Phải làm đến ba lần như vậy mới bồi xong. Nhưng sau ba lần ước, hột đào cũng biến mất.

Nhà vua thấy sự lạ phái quan quân đi dò. Thầy trò đi đón quan quân giữa mưa. Giày giấy bị nát, Kim Tự bị bắt. Sau đó chúng biết anh là kẻ gây ra sự lạ nên chém chết. Từ đây truyện giống với truyện trên. Anh bưng lấy đầu về nhà, hỏi mọi người. Câu trả lời của mụ dì ghẻ làm anh ngã chết. Xác anh biến thành sâu do người em nuôi trong chum, hàng ngày nấu cháo để nguội đổ vào. Nhưng mụ dì ghẻ một hôm đổ cháo nóng làm sâu chết hết. Sâu hóa thành tre. Anh báo mộng cho em nếu có ai đến mua bảo có đủ một trăm đồng mới bán. Một hôm vua đi chơi bị gãy đòn cáng, sai người đến mua tre nhưng chỉ có chín mươi tám đồng. Người em không chịu bán nhưng mụ dì ghẻ lại bán. Không ngờ khi chặt thì Kim Tự và binh mã xuất hiện đánh cho vua quan thất điên bát đảo. Nhưng vì còn non nên cuối cùng anh và binh mã cũng ngã xuống chết cả.

Từ đấy đến ngày Tết, người ta chặt tre về trồng để ghi nhớ hình ảnh Kim Tự.

Truyện Sư tích ong mật sưu tầm ở Tuyên-quang cũng kể gần như trên, chỉ không thấy hình ảnh đôi giày. Và ở đoạn kết, khi binh mã ngã xuống đều hóa thành ong, chàng trai là ong chúa, vợ anh hóa thành một loại cây có hoa cho ong hút mật[6].

Cả mấy truyện vừa kể, sự tiến triển của hình tượng cùng cách giải thích hình tượng không được lô-gich, chắc người kể chưa nắm được cốt truyện cũng như chủ đề.

Xem thêm các truyện Tinh con chuột (số 115) và Hà Ô Lôi (số 116).

Về tặng vật “mặt trời” nhiều truyện cổ tích phương Tây dùng khá phổ biến, có khi không phải “mặt trời” mà là một vật gì đó (ví dụ chiếc lông) có khả năng chiếu sáng làm cho đêm cũng như ngày, v.v… Ở đây nên đối chiếu với hình ảnh của truyện Nợ như chúa Chổm (số 44, tập II), tức là Chổm cầu Thượng đế kéo lùi mặt trời lại để cho mình làm nốt công việc.

[1] Theo Lăng-đờ (Landes), sách đã dẫn, và lời kể của người Bình-định.

[2] Theo Truyện cổ dân tộc Mèo, đã dẫn.

[3] Theo Trịnh Như Tấu. Bắc giang địa chí và Lại-thâm xã thần tích.

[4] Theo Uyên-cốt xã Cao Quý Minh đại vương phả 1ục.

[5] Theo tài liệu của Hoàng Quyết.

[6] Theo Đức Hùng, Phù Ninh, sách đã dẫn.

Ngày xưa, ở một vùng nọ có hai vợ chồng một nhà phú hộ tuổi đã già mới sinh được mụn con gái, nên hết sức chiều chuộng. Cô gái lớn lên hình dung đẹp đẽ ít ai bì kịp, bố mẹ lại càng nâng niu như vàng như ngọc. Họ bỏ tiền ra xây một ngôi lầu cho con ở. Lầu dựng xong, phú hộ lại cho người đi tìm hoa thơm cỏ lạ trồng xung quanh vườn để con thưởng ngoạn.

Bấy giờ trong đám rừng sâu gần đấy có ba con cáo sống lâu năm thành quỷ, có phép biến hóa, thường quen thói hại người. Nghe tin có cô gái đẹp cấm cung mà bố mẹ thì đang bỏ tiền ra mua các cây hoa trồng ở vườn, chúng rắp tâm phá phách, bèn hóa thành một thứ cây có hoa rất lạ. Hoa có ba cánh: một cánh mầu xanh, một cánh mầu trắng, một cánh mầu đỏ. Một người tiều phu lên rừng hái củi thấy hoa đẹp chưa từng có, liền bứng lấy đưa về bán cho phú hộ. Thấy cây hoa đặc biệt, phú hộ vội mua ngay rồi đem trồng ở vườn. Tuy hoa rất lạ và trông thật đẹp mắt nhưng cô gái lại tỏ vẻ không thích, vì thế mưu kế của lũ quỷ không thành. Lâu ngày hoa tàn cây héo, lũ quỷ sắp sửa bỏ đi nơi khác. Giữa lúc ấy, người phú hộ chặt cây thấy thớ gỗ đẹp, bèn chọn lấy một khúc, đẽo thành then cửa đem về chốt ở cửa buồng của con gái.

Thế rồi sau đó mấy hôm, một đêm kia trong khi cô gái đang ngủ, thì một con quỷ từ chiếc then cửa bỗng hiện ra, lên giường, toan sinh sự với cô. Nhưng cô đã vùng dậy, hết sức chống cự và kêu la inh ỏi. Biết không xong, con quỷ liền hớp lấy hồn nàng rồi lại biến vào then cửa. Khi vợ chồng phú hộ và người nhà chạy vào buồng thì thấy cô gái năm thiêm thiếp trên giường như người đã chết, ngực thoi thóp đập nhưng lay gọi mãi vẫn không tỉnh. Chưa kịp tìm thầy cứu chữa, thì tối hôm sau, trong khi người cha một mình chăm sóc cho con, con quỷ thứ hai lại hiện ra hớp lấy hồn ông. Tối hôm sau nữa lại đến lượt một người nhà bị con quỷ thứ ba hớp hồn. Vợ phú ông sợ quá vội cho người mời một thầy phù thủy đến bắt quyết trừ tà. Thầy làm phép trong ba ngày ba đêm thì phú ông và người hầu tỉnh lại. Duy chỉ có cô con gái là quỷ đầu đàn vẫn không chịu buông tha. Thầy tuy đã cao tay nhưng quỷ vẫn chẳng coi ra mùi gì. Cuối cùng thầy đành xách gói cáo từ vì phép thuật đã giở ra hết mà cô gái vẫn nằm lịm trên giường, nửa mê nửa tỉnh. Từ đấy người ta tin rằng ngôi lầu có quỷ nên không ai dám lui tới.

Một buổi chiều nọ, có một thầy cử tên là Long đi thi hội, đến đây thì lỡ độ đường. Thấy có ngôi nhà tốt, anh bèn ghé vào xin nghỉ trọ. Người nhà kể lại câu chuyện đã qua và nói:

– Chẳng giấu gì ông, nhà chúng tôi đang bị lũ quỷ quấy nhiễu. Ông nên tìm chỗ khác mà trọ, kẻo mang vạ vào thân.

Nghe đoạn, Long vội nói với vợ chồng phú ông:

– Đã là học trò đọc sách thánh hiền thì yêu tinh ma quỷ dám đâu trêu ghẹo. Ông bà cứ cho tôi nghỉ lại một đêm. Biết đâu tôi lại không trừ được nạn cho ông bà.

Vợ chồng phú hộ nghe nói bèn mở cửa đón khách vào. Ăn xong bữa chiều, Long khoan thai bước lên lầu. Anh chỉ xin nhà chủ cho mình một ngọn đèn và một con dao sắc. Đêm lại, anh thắp đèn ngồi trước án thư đọc sách, con dao để sẵn bên người. Đến khuya, một con quỷ từ then cửa buồng cô gái hiện ra với trạng mạo một cô gái xinh đẹp. Long vẫn điềm nhiên đọc sách không nói gì cả cho đến lúc nó biến đi. Lần thứ hai, một con khác tiến vào dưới dạng một người mặt mày hung ác, tóc xõa, lưỡi thè chừng một gang. Nó chạm vào người Long, nhưng anh vẫn thi gan mặc kệ. Đến lượt con thứ ba tức là con quỷ đầu đàn đang hớp hồn cô gái, bước vào. Thấy bóng anh học trò, nó vội quay trở ra, chỉ kịp rú lên mấy tiếng: – “Có bậc quý nhân… Trốn cả mau!”. Long lần này đã cầm sẵn dao ngồi rình, nhanh như cắt, nhảy đến chém một nhát, con quỷ đứt mất một chân. Long chạy theo đến cửa buồng cô gái thì thoáng thấy cả ba con quỷ chui biến vào then cửa. Anh cầm lấy chân quỷ soi vào đèn xem, thì thấy đấy là một cái chân con cáo. Vì quỷ đau quá phải buông thả hồn ra nên ngay lúc đó cô gái cũng tỉnh dậy. Long liền đến gần hỏi chuyện. Biết đó là người cứu mình, nàng cúi đầu chào và ngỏ lời cảm ơn. Long dẫn nàng ra cho vợ chồng phú hộ. Lại đem chân con quỷ cho mọi người xem. Ai nấy đều lắc đầu lè lưỡi phục tài anh học trò.

Sáng hôm sau lúc lên đường. Long từ chối vàng bạc của hai vợ chồng phú hộ đưa tặng, chỉ xin họ cái then cửa buồng giắt vào thắt lưng. Đi được nửa ngày, anh đã thấy ba con quỷ hiện ra, phủ phục trước mặt, khẩn khoản xin anh làm phúc bỏ lại cái then cửa. Long cười:

– Không được! Chúng mày có tài phép gì thì cứ giở ra cho hết để tao xem, rồi tao sẽ cho chúng mày vào lửa.

– Xin ngài tha cho chúng tôi – ba con quỷ đáp – chúng tôi xin tặng ngài những vật quý.

– Vậy thì đưa ra đây ngay, nếu không thì đừng có trách!

Con quỷ thứ nhất đưa tặng Long một cái mặt trời đựng trong túi, dặn rằng ban đêm hễ rút ra khỏi túi thì trời sẽ sáng như ban ngày, cất vào túi thì trời lại tối sẫm như cũ. Con thứ hai tặng một mặt trăng cũng vậy, hễ ban đêm tối tăm rút ra khỏi túi thì không cần đến đèn đuốc. Còn con thứ ba tặng một con ngựa mỗi ngày có thể đi ngàn dặm đường. Long vui lòng nhận lấy những món quà tặng rồi ném cái then cửa vào một bụi rậm bên đường.

Sau đó, Long nhảy lên lưng ngựa, bảo đưa mình tới kinh đô. Lập tức ngựa hý lên một tiếng rồi lao rất nhanh, bàn chân không chạm đất. Chỉ một lát sau, ngựa đã đặt anh xuống ở phía ngoài hoàng thành. Long ở lại đây sắm sửa mọi thứ để dự kỳ thi hội.

Hôm bắt đầu thi, bài của Long làm rất đắc ý. Cho nên thi vừa xong buổi sáng, anh bỗng nhớ đến vợ. Sẵn có con ngựa quý, anh nhảy lên lưng, bảo nó đưa mình về quê nhà. Ngựa phóng tít mù, chỉ vừa chập tối là đã đến nơi. Anh khe khẽ gọi cửa. Vợ Long đang ngủ, rất kinh ngạc vì thấy chồng mình đi thi chưa được mấy ngày đã vội trở về. Long không muốn thức cha mẹ dậy, nên dặn vợ giấu kín chuyện mình về. Rồi hai vợ chồng nhỏ to trò chuyện cho đến tờ mờ sáng anh mới lại lên đường. Mặc dầu vậy đêm ấy tiếng chuyện trò rì rầm của đôi vợ chồng đã thức tỉnh cha mẹ Long nằm ở buồng bên. Hai ông bà không tin là con trai mình về, chỉ ngờ rằng nàng dâu có nhân tình nhân ngãi chi đây. Cho nên sáng hôm sau ngủ dậy – lúc ấy Long đã cưỡi ngựa trở lại kinh đô để kịp nghe loa báo tin – hai ông bà vội vào buồng nàng dâu gạn hỏi. Vợ Long trước còn giấu quanh, nhưng sau thấy không giấu được nữa, đành phải kể lại câu chuyên chồng về tối hôm qua, cùng những việc chồng mình trị quỷ và được chúng tặng ngựa quý ra sao, v.v… Nhưng bố mẹ chồng làm sao mà tin được một việc khó nghe đến thế, nên trách mắng con dâu thậm tệ. Vợ Long không biết lấy gì làm chứng, đành chỉ ôm mặt ngồi khóc. May sao chiều ấy Long lại về. Được tận mắt thấy con trai và con ngựa thần, hai ông bà mới tin là thực. Long kể chuyện cho bố mẹ và mọi người cùng nghe:

– Sáng hôm nay ngựa đưa con vào đến kinh đô thì cũng vừa lúc tiếng loa trường thi bắt đầu gọi tên những ai thi đỗ. Nghe loa gọi đến tên con, con mừng rỡ vội ra nhà trọ thu xếp hành lý, phóng ngựa về đây. Ba ngày nữa con lại trẩy kinh để còn dự yến đêm do đức hoàng đế đãi các ông nghè ở điện Thiên quang.

Nghe nói có con ngựa thần một ngày ngàn dặm, người cha ngỏ ý muốn cưỡi thử. Long hỏi:

– Bố muốn đi chơi đâu bây giờ?

– Bố thường ao ước được vào tận trong Đồng-nai Gia-định để du ngoạn một phen.

– Được.

Sáng hôm sau, ông già cơm nước xong, nai nịt chỉnh tề bước ra sân. Long nắm dây cương trao cho cha. Ông già vừa nhảy lên yên thốt ra hai tiếng “Gia-định!”, ngựa đã phóng đi vùn vụt, loáng một cái không thấy đâu nữa. Cho đến tận chiều, vào lúc mặt trời gác núi, con ngựa quý lại phóng như bay trở về, đặt ông già xuống giữa sân. Ông vui vẻ mở tay nải lấy quà mời mọi người nếm thử, rồi kể chuyện tai nghe mắt thấy ở Gia-định.

Mẹ Long nghe chồng hết lời ca ngợi con ngựa thần, cũng có ý định muốn đi chơi Đồng-nai Gia-định một chuyến dối già. Qua hôm sau, Long lại dắt ngựa ra sân rồi đỡ mẹ lên yên. Nhưng ngựa chưa kịp bước ra khỏi cổng, tự nhiên ngã khuỵu, hất bà già ngã lăn xuống đất. Một luồng khói trắng từ trong mình ngựa phóng ra và bay cuộn lên trời. Mọi người xúm lại xem thì con ngựa đã tắt thở từ lúc nào. Thì ra bà mẹ Long đã cưỡi ngựa thần không đúng lúc vì bà đang thấy kinh nên thần ngựa hoảng sợ, bỏ lốt ngựa mà đi.

Không những mất một tặng vật vô giá, ông tiến sĩ tân khoa còn đứng trước mối hiểm nguy khó thoát được tội “khi quân”, vì trước mắt không có cách gì để tiến kinh cho kịp chiều mai dự yến. Đường từ quê Long đến kinh thành đi bộ mất bốn năm ngày đường, đi ngựa cũng phải hơn hai ngày. Không còn kế gì hơn, Long đành bắt một con ngựa thường, chẳng kịp từ biệt cha mẹ vợ con, vội ra roi cho con vật phi nước đại.

Con ngựa đi đến tối mịt mà vẫn chưa được một nửa đường. Nằm nghỉ ở quán trọ, Long lo lắng hết sức. Anh sực nhớ tới một tặng vật “mặt trời” do con quỷ thứ nhất biếu vẫn còn cất trong túi vải. Thế là Long tìm ra một diệu kế. Ngay hôm sau, Long lại lên ngựa phóng đi Cho đến khi mặt trời sắp gác núi, anh liền lôi “mặt trời” của mình ra treo trước đầu ngựa Thốt nhiên, một chuyện lạ chưa từng có xảy ra: đâu đâu cũng không thấy tắt ánh mặt trời. Cho đến khi con ngựa đưa Long đến trước điện Thiên-quang, anh mới cất “mặt trời” vào túi, bấy giờ bầu trời đang từ ban ngày mới chuyển sang đêm một cách đột ngột.

Long buộc ngựa xong, bước vào điện. Nhưng cũng đã muộn mất rồi. Mọi người chờ mãi không thấy đêm xuống, song thức ăn thì đã nguội cả, nên sau cùng Hoàng đế đành ra lệnh cha các ông tiến sĩ cứ bốn người một, ngồi vào mâm. Khi Long bước vào. thì tiệc rượu đã hầu tàn. Biết việc chậm trễ có thể khiến mình mất đầu như chơi, nên anh cởi mũ “phủ phục” trước sân điện, một hai viện lý do “không thấy trời tối” để mong được nhẹ tội. Vua tha cho anh, nhưng để anh nhớ lỗi, bắt bổ anh về làm tri huyện một huyện từng nổi tiếng có nhiều vụ án ma. Mặc dầu vẫn nghe nhiều tin đồng rùng rợn rằng từ trước đến nay, hễ quan nào được bổ về huyện ấy đều bị ma quỷ vật chết, Long vẫn ung dung về trị nhậm.

Theo tục lệ ở vùng này, mỗi khi quan mới bổ đến, dân các làng xã đều phải mang lễ vật đến chào quan. Cho nên những ngày Long mới chân ướt chân ráo đến nơi, dân các làng kéo nhau đội lễ vật đến đầy cả công đường. Long tiếp chuyện mọi người rất ân cần, nhưng nhất thiết từ chối mọi lễ vật. Chàng kín đáo dặn lính hầu mỗi khi có toán dân nào ra về thì lén đi theo để biết rõ tung tích. Vào ngày thứ ba, một trong những người lính hầu mà Long phái đi theo bén gót hai người dân đội một mâm lễ vật trở về. Người lính thấy hai người này đi mãi, đi mãi, bóng chiều đã ngả mà vẫn chưa đến nơi. Cho đến khi tắt ánh mặt trời mới thấy họ đến sát một cái giếng hoang bên cạnh đường. Thốt nhiên họ đội cả mâm, lội vùng xuống giếng, rồi thoáng một cái đã biến mất. Vừa kinh ngạc, vừa sợ hãi, người lính vội đi suốt đêm trở về báo lại tình hình cho quan biết.

Sáng hôm sau, Long hạ lệnh cho một toán lính huyện tới tát cạn cái giếng ấy. Họ ra sức tát suốt cả một ngày. Nhưng thật là lạ lùng! Tát được bao nhiêu nước lại đầy ắp bấy nhiêu. Mấy ngày sau nữa công việc cũng không nhích lên được tý nào. Bọn lính huyện cảm thấy rất chán nản. Một đêm nọ, vào giữa canh khuya, một người lính nằm ngủ bỗng thức giấc thấy có hai con quỷ đang ngồi vắt vẻo trên cành cây nói chuyện với nhau. Một con hỏi: -“Nếu chúng nó kéo tới đông thì có tát cạn chăng?”. Con kia đáp: – “Nhiều người cũng vô ích thôi. Chỉ có rồng mới có thể tát cạn, ngoài ra không có cách nào khác”.

Người lính bèn đem câu chuyện ấy trình lên quan. Long nói ngay:

– Chính ta là rồng đây! Ta sẽ thân hành tát cạn giếng.

Nói xong Long cưỡi ngựa về tận nơi. Sau khi xem xét tình hình, quan xắn áo quần cầm lấy gầu tát lấy tát để. Quả nhiên chỉ một mình Long đã làm cho nước giếng dần dần cạn thấu đáy. Nhưng khi giếng cạn hết, cả quan và lính đều không tìm thấy quỷ. Giữa ban ngày, quỷ có phép tàng hình, mắt người không thể nhìn thấy được. Nhưng đêm đến, quỷ lại dựa vào tối trời, lẩn lút trốn nấp trong các hang hốc làm cho Long và lính hầu tìm hết hơi mà không ra. Họ thắp đuốc lên nhưng bó đuốc nào hễ đưa vào cửa hang cũng đều tắt ngấm, không thể chụm lên được. Long sực nhớ tới món tặng vật bèn mở túi lấy “mặt trời” ra treo lên đầu ngọn tre. Lập tức cả một vùng sáng rực như ban ngày. Nhưng vì là ban ngày nên quỷ lại tàng hình lọt khỏi con mắt của mọi người. Sau cùng Long nhớ đến món tặng vật thứ hai. Vừa đưa ra khỏi túi, “mặt trăng” tỏa một thứ ánh sáng dịu mát vào khắp mọi nơi. Long liền mang “mặt trăng” đi lần xuống giếng, tiến vào các hang các hốc. Dưới ánh sáng trăng, quỷ đành lộ mặt, không thể tàng hình nổi. Cho nên chỉ một chốc, chưa giập miếng bã trầu, quan và lính đã tóm được hai con quỷ. Chính đó là hai con xà tinh quen thói hại người, thường dùng một cái hang ở đáy giếng làm sào huyệt. Trước mặt Long, hai con quỷ cúi đầu van lạy xin quan sinh phúc tha cho tính mạng, từ rày không dám làm hại ai nữa. Long sai lính giải chúng đi đày thật xa. Từ đây dân huyện ấy sống yên ổn[1].

KHẢO DỊ

Một truyện của người Mèo Hang rồng có một số tình tiết tương tự với truyện trên:

Có hai anh em hàng ngày đi kiếm rau lợn, một hôm thấy có người của nhà vua đến trước núi đá nói ba lần: – “Rồng à, mở cửa!”. Sườn núi bỗng mở ra cho họ vào. Khi họ ra, lại nói ba lần: – “Rồng à, đóng cửa lại!”, sườn núi khép lại lại như cũ. Chờ khi họ đi xa, hai anh em cũng đến gọi như thế. Sườn núi liền mở ra, hai anh em bước vào thấy nhiều đồ đạc quý giá, trong đó có một cái ngai vàng rất đẹp. Trở về, hai anh em mách cho bố biết rồi dắt bố vào hang. Bố trèo lên ngai vàng ngồi chơi, chẳng may người dính chặt vào ngai không gỡ dược. Biết thế nào cũng chết, bố dặn con về làm chiếc nỏ chín sải khi nào có cò trắng xuất hiện thì bắn chết người có cờ (vua). Từ đấy cửa hang đóng kín, không mở theo tiếng gọi nữa. Anh em về làm theo lời bố dặn, nhưng lại bắn không trúng người có cờ.

Biết việc bí mật bị lộ, vua cho truy hỏi những người vào hang lần trước xem có gặp người nào chăng? Họ đáp: – “Có gặp hai đứa bé hái rau lợn”. Vua sai lính bắt hai anh em về trị tội. Lính đến nhà bắt họ đi. Dọc đường trời tối, tất cả nghỉ lại ở một nhà nọ. Thấy khách lạ, chủ nhà nói: – “Nhà chúng tôi có một đứa con gái bị ma quấy, đêm nào cũng rên la”. Đêm ấy, trong khi bọn lính ngủ say, hai anh em đang lo lắng thao thức, bỗng nghe tiếng gọi: – “Ngưỡng cửa, ngưỡng cửa mở mau cho tao vào!”. Tiếng trả lời: – “Nhà có quý khách, “ma nước” hãy đi đi, mai lại tới”. Ma nước bỏ đi, nhờ thế, đêm ấy người con gái chủ nhà không rên la gì. Chủ nhà cho là hai anh em có phép bèn nhờ họ trừ hộ. Chờ cho mọi người lui ra, hai anh em tra hỏi cái ngưỡng cửa. Ngưỡng cửa cho biết là dưới cái ao sau nhà có con “ma nước” vốn là một con ếch thành tinh. Cô gái này đi lấy nước đánh rơi chiếc nhẫn xuống ao, ma nước nuốt lấy chiếc nhẫn, từ đó thường về quấy. Muốn trừ nó thì chuẩn bị một ống chỉ buộc một đầu vào chiếc búa, rồi trong khi làm lễ cúng ma, hễ thấy một người đàn bà nào cao lớn hãy dùng búa bổ mạnh vào đầu, ma sẽ mang theo sợi chỉ chạy về. Lúc ấy thuê nguời tát cạn ao lần theo sợi chì mà tìm sẽ bắt được một con ếch làm thịt ếch nướng cho cô gái ăn, sẽ khỏi. Ngưỡng cửa lại bảo khi nào bố mẹ cô gái đền ơn, thì nhớ xin tôi mang theo, tôi sẽ giúp cho nhiều việc. Hai anh em làm theo lời, cô gái qua khỏi. Khi ra đi, họ xin cái ngưỡng cửa thay cho tiền tạ ơn.

Dọc đường họ hỏi ngưỡng cửa làm cách gì để khỏi bị vua làm tội. Ngưỡng cửa dặn khi nào thấy hổ trắng thì bảo nó nằm phục xuống rồi cưỡi lên lưng nói: – “Đây là ngựa ta!”. Gặp hổ đen cũng làm như vậy. Gặp tổ ong bò vẽ thì mang cả tổ theo, nói: – “Đây là quân ta!”. Khi về triều chúng nó sẽ cứu mạng. Họ lần lượt gặp hổ trắng, hổ đen và tổ ong vò vẽ. Làm theo lời dặn họ cưỡi hổ về triều. Thấy vua quan, hổ xông ra ăn thịt. Quân triều xông lại bị ong đánh đuổi. Hai anh em bèn lên làm vua[2].

Về chỗ Long cưỡi ngựa thần đêm lẻn về với vợ, sáng dậy lại cưỡi vào kinh làm bài, người Bắc-giang cũng có một truyện dưới dạng thần tích có hình tượng tương tự.

Ngày ấy có giặc Bắc sang xâm lược, vua sai sứ đi tìm người tài giỏi cứu nước. Sứ giả tìm được Vũ Thành, người anh hùng ở xã Tùng linh, huyện Lục-ngạn. Vũ Thành xin vua mộl thanh gươm, một con ngựa trắng đem quân ra trận. Vua phong là Đầu thượng tướng quân. Nhưng con ngựa vốn có phép thần, nên đêm đêm anh thường lẻn về với vợ, không một ai biết. Người vợ có thai. Mẹ chồng mắng nàng dâu sao không giữ trinh tiết với chồng. Vợ Vũ Thành đáp: – “Chồng con thường đêm đêm lẻn về nhà, sáng mai lạl đi sớm. Nếu mẹ không tin, con xin giấu gươm của chồng con trình mẹ hay”.

Một đêm, Vũ Thành về nhà, vợ giấu thanh bảo kiếm rồi thay vào một chiếc gươm gỗ. Khi Vũ Thành giáp trận rút gươm ra chém giặc, không ngờ gươm gỗ vô dụng bị quân giặc xông lại chém đứt đầu. Vũ Thành chỉ còn biết ôm lấy đầu phi ngựa về. Đến một nơi nọ gặp một bà lão, bèn hỏi: – “Mất đầu còn sống được chăng?”. Bà lão trả lời: – “Mất đầu thì chết!”. Nghe đoạn Vũ Thành lăn xuống ngựa chết[3].

Cũng dưới dạng thần tích, người Nùng Lạng-sơn kể như sau:

Ngày xưa có một chàng trai được mẹ cho đi học với một thầy đồ ở làng. Hàng ngày anh phải chăn ngựa cho thầy. Một hôm con ngựa ấy được một đám mây trắng phủ, đẻ ra một con ngựa đá. Anh trèo lên lưng nó cưỡi chơi, không ngờ đó là con ngựa thần, nó bay lên trời, đưa anh đi rất xa theo ý muốn, rồi lại trở về trong phút chốc. Về sau, anh học với một ông thầy khác ở nước ngoài. Nhờ ngựa thần anh sớm tối đi về không phí sức.

Một hôm, vợ anh muốn đùa chơi nên trước khi lên rừng hái củi, giấu kỹ chiếc giày của anh thường mang. Thấy mặt trời đã lên cao mà chưa tìm ra giày, anh liền cưỡi ngựa thần bay lên trời kéo mặt trời xuống, làm đến ba lần như vậy vẫn không tìm thấy giày, bất đắc dĩ anh lấy đất bùn nặn thành một chiếc giày giả rồi cưỡi ngựa đi học. Ở trường, thầy bảo trò: -“Hôm nay mặt trời lên xuống ba lần. Đó là điềm vua (hay trạng) xuất hiện”. Sau đó thầy bảo trò mang lưới đi đánh cá để làm thức ăn. Chiếc giày đất của anh tan ra trong nước. Thầy tức giận cho là vô lễ bèn chém chết. Anh nhặt đầu đặt lên cổ rồi cưỡi ngựa đá về hỏi mẹ: – “mất đầu còn sống được chăng?” Mẹ anh cũng đáp: – “Mất đầu thì chết!”. Anh ném đầu xuống ngã ra chết sau khi dặn vợ, đặt xác mình ở đầm, mỗi ngày đốt một nén hương và nấu một nồi cháo để nguội rắc xuống đầm, đủ một trăm ngày sẽ sống lại. Vợ nghe lời, làm được chín mươi chín ngày, nhưng đến ngày thứ một trăm, vợ đi rừng lấy củi, ở nhà mẹ không biết, đổ cả nồi cháo nóng xuống đầm, các con trùng chết hết.

Hồn anh lại báo mộng cho vợ bảo vớt những con trùng chết chôn ở vườn tre, khi tre tốt nếu có ai hỏi mua bảo phải có đủ một trăm đồng tiền mới bán. Vợ làm theo. Một hôm có quan quân đi qua bị gãy đòn cáng. Một người lính tìm đến nhà hỏi mua một cây tre tốt, nhưng hắn chỉ có chín mươi chín đồng tiền. Người vợ không bán. Nhưng sau đó người mẹ vì không biết chuyện, nên nhận lời bán. Lúc người lính chặt tre, thấy trong cây tre người đã thành hình nhưng còn non yếu, chẳng mấy chốc thì chết. Vì vậy anh không sống lại được nữa[4].

Theo người Tày Cao-bằng thì truyện trên là sự tích của Nùng Trí Cao. Đoạn đầu kể như sau:

Nùng Trí Cao có lần bị buộc phải về chầu vua Lý ở Thăng-long, bị vua giữ lại và cho đi học. Vốn có con ngựa thần (có thể thu nhỏ bằng lóng tre). Cao đêm đêm lại lén về thăm vợ. Vì thế vợ có thai. Bị mẹ chồng mắng nhiếc, nàng dâu phải thú thật và phải giấu chiếc hài của chồng làm chứng. Như trên, sáng dậy thấy mất chiếc hài. Cao phải ba lần kéo lùi mặt trời để có thì giờ tìm tòi, nhưng cuối cùng không tìm ra, đành phải nặn một chiếc hài bằng đất để đi tạm. Thấy sự lạ, nhà vua sai quan chiêm tinh đoán cho ra kẻ làm lùi mặt trời, Cũng như trên, bằng mẹo bắt cá, quan chiêm tinh biết Cao là thủ phạm. Nhưng khác với truyện trên, vua không giết mà tha, và gả công chúa cho Cao[5].

Truyện này trong Truyện cổ dân gian của các dân tộc Việt-nam, tập IV, có khác đi như sau:

Hai anh em nhà nọ bị dì ghẻ bạc đãi, đang mùa đông mụ đòi kiếm cho mụ một quả đào thì mới cho đi học. Một bà tiên hiện ra cho họ quả đào, bảo sau khi ăn, xin lấy hột, sau này sẽ cầu được ước thấy. Kim Tự là người anh, học một biết trăm làm cho cả trường ghen tỵ, chúng buộc phải có áo quần, rồi sau đó, phải có giày mới được đi học. Người em mới thêu cho anh được một chiếc, còn một chiếc nữa vì vội nên phải bồi bằng giấy. Nhưng chưa kịp thì trời đã sáng. Túng quá, Kim Tự lấy hột đào ra ước mặt trời lặn xuống.

Phải làm đến ba lần như vậy mới bồi xong. Nhưng sau ba lần ước, hột đào cũng biến mất.

Nhà vua thấy sự lạ phái quan quân đi dò. Thầy trò đi đón quan quân giữa mưa. Giày giấy bị nát, Kim Tự bị bắt. Sau đó chúng biết anh là kẻ gây ra sự lạ nên chém chết. Từ đây truyện giống với truyện trên. Anh bưng lấy đầu về nhà, hỏi mọi người. Câu trả lời của mụ dì ghẻ làm anh ngã chết. Xác anh biến thành sâu do người em nuôi trong chum, hàng ngày nấu cháo để nguội đổ vào. Nhưng mụ dì ghẻ một hôm đổ cháo nóng làm sâu chết hết. Sâu hóa thành tre. Anh báo mộng cho em nếu có ai đến mua bảo có đủ một trăm đồng mới bán. Một hôm vua đi chơi bị gãy đòn cáng, sai người đến mua tre nhưng chỉ có chín mươi tám đồng. Người em không chịu bán nhưng mụ dì ghẻ lại bán. Không ngờ khi chặt thì Kim Tự và binh mã xuất hiện đánh cho vua quan thất điên bát đảo. Nhưng vì còn non nên cuối cùng anh và binh mã cũng ngã xuống chết cả.

Từ đấy đến ngày Tết, người ta chặt tre về trồng để ghi nhớ hình ảnh Kim Tự.

Truyện Sư tích ong mật sưu tầm ở Tuyên-quang cũng kể gần như trên, chỉ không thấy hình ảnh đôi giày. Và ở đoạn kết, khi binh mã ngã xuống đều hóa thành ong, chàng trai là ong chúa, vợ anh hóa thành một loại cây có hoa cho ong hút mật[6].

Cả mấy truyện vừa kể, sự tiến triển của hình tượng cùng cách giải thích hình tượng không được lô-gich, chắc người kể chưa nắm được cốt truyện cũng như chủ đề.

Xem thêm các truyện Tinh con chuột (số 115) và Hà Ô Lôi (số 116).

Về tặng vật “mặt trời” nhiều truyện cổ tích phương Tây dùng khá phổ biến, có khi không phải “mặt trời” mà là một vật gì đó (ví dụ chiếc lông) có khả năng chiếu sáng làm cho đêm cũng như ngày, v.v… Ở đây nên đối chiếu với hình ảnh của truyện Nợ như chúa Chổm (số 44, tập II), tức là Chổm cầu Thượng đế kéo lùi mặt trời lại để cho mình làm nốt công việc.

[1] Theo Lăng-đờ (Landes), sách đã dẫn, và lời kể của người Bình-định.

[2] Theo Truyện cổ dân tộc Mèo, đã dẫn.

[3] Theo Trịnh Như Tấu. Bắc giang địa chí và Lại-thâm xã thần tích.

[4] Theo Uyên-cốt xã Cao Quý Minh đại vương phả 1ục.

[5] Theo tài liệu của Hoàng Quyết.

[6] Theo Đức Hùng, Phù Ninh, sách đã dẫn.

Chọn tập
Bình luận