Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Kẻ trộm dạy học trò

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

Ngày xưa có một tay ăn trộm lành nghề. Lão ta thấy mình tuổi già sức yếu nên muốn truyền cái bí kíp của lối sinh nhai “trèo tường khoét vách” cho một vài đồ đệ. Có nhiều người tới xin nhập môn, nhưng đối với ai lão cũng buộc một điều kiện là phải chịu một cuộc thử thách bằng cách đi “ăn sương” với lão một đêm để cho lão xem bản lĩnh sao rồi mới chịu dạy.

Cách xã có một anh chàng tên là Được mang một mâm xôi gà tới xin theo học. Thấy hắn có vẻ khờ khạo, chậm chạp, lão ăn trộm không muốn nhận. Nhưng vì hắn cứ nài nỉ dữ quá nên lão bảo: – “Thôi được! Tối nay con đến đây, chúng ta cùng đi một chuyến. Có thế nào sẽ hay”.

Tối hôm ấy thầy bảo trò nai nịt chỉnh tề rồi dẫn nhau sang thôn bên cạnh. Sau khi cắt giậu, hai bên lẻn vào một nhà nọ. Thầy ghé vào tai trò: – “Đây là nhà một người đàn bà góa. Nhà nó buôn vải. Hôm nay chúng nó đi vắng cả, chỉ có một người con gái giữ nhà. Cái bọc vải để ở đầu giường, con tha hồ mà chọn”.

Thế rồi thầy khoét vách cho trò chui vào. Được quả tìm thấy chỗ cất vải. Nhưng giữa khi hắn đang sờ soạng để phân biệt giá trị từng tấm thì bỗng nghe thấy ở ngoài cổng kêu toáng lên: – “Có trộm! Có trộm!”. Hắn hết hồn, toan tìm đường tháo thân thì cô gái đã tỉnh dậy ôm chầm lấy hắn. Hắn chống cự lại nhưng cô gái đã kịp thời nắm lấy búi tóc của hắn vừa sổ ra, đồng thời kêu cứu rất dữ dội.

Được bối rối không biết làm thế nào cả, đành mếu máo gọi thầy:

– Thầy ơi! Nó nắm lấy tóc con rồi!

– Con đừng sợ – tiếng lão ăn trộm trả lời – chỉ sợ nó nắm lấy mũi không cắt được, còn như nắm tóc, con cứ cắt phăng đi là thoát.

Nghe nói thế cô gái vội buông tóc mà nắm lấy mũi. Nhưng cũng chính nhờ thế, Được đã giật ra được ngay, và hắn vùng thoát một cách dễ dàng.

Bấy giờ, nghe tiếng kêu cứu, bốn phía đổ ra rất đông đuổi theo tên trộm. Trong lúc nguy cấp, Được không quản ngại gan góc chạy tuông vào một bụi tre bên vệ đường. Tuy bị gái tre cào rách cả da thịt nhưng Được yên tâm vì chẳng một ai tìm thấy mình cả.

Khi yên lặng đã trở lại với hắn, hắn tìm lối ra nhưng bụi tre kín quá không tài nào lách mình được. Mấy lần hắn toan liều chui ra, nhưng thấy gai tre tua tủa đâm rất đau lại thụt trở vào. Cuối cùng hắn đành nằm chết dí trong đó suốt đêm.

Tờ mờ sáng hôm sau hắn vẫn không dám chui ra. May làm sao bỗng thấy vợ thầy học đi chợ qua đó, hắn bèn ra hiệu cho vợ thấy lại gần rồi nói nhỏ nhờ về báo tin cho thầy biết để tím cách cứu mình một tý. Chẳng ngờ lão ăn trộm tới, đã chẳng giúp được hắn chút gì, lại còn đột ngột la làng mấy tiếng: – “Ối làng nước! Có tên trộm trốn ở đây!”. Thấy thế, Được không còn hồn vía nào nữa, chui nhào chui nháo ra khỏi bụi tre và lủi về nhà một mạch.

*

Người thứ hai thụ giáo với lão ăn trộm là một chàng thông minh lanh lợi tên là Lâu. Tuân theo đúng thể lệ của thầy, hắn vui lòng chịu trải qua một thử thách như những kẻ khác. Đêm ấy, hai thầy trò dắt nhau đến rình ở nhà một phú ông gần miền. Nhờ có tài nghệ của thầy nên mặc dầu nhà phú ông tường cao cửa kín, Lâu cũng lọt vào buồng một cách dễ dàng. Khi đã vào đến nới, Lâu thấy thầy cầm chiếc chìa khóa mở một cái rương sập[1] rồi bảo mình chui vào: – “Đấy! Đồ quý vật lạ của nhà nó đều để ở trong đó cả, con muốn chọn thứ gì thì chọn!”. Lâu nghe lời chui vào. Nhưng khi Lâu còn đang sờ soạng thì bỗng nhiên thầy đã đậy sập nắp rương lại. Hắn chưa hiểu thế nào thì đã nghe tiếng chìa khóa rút khỏi ổ và tiếng chân thầy lui gót. Không ngờ thầy lại thử mình một cách ngược đời như thế, Lâu điếng người, thầm nghĩ đến những hình phạt sẽ đón chờ mình chỉ vì ông thầy lập tâm chơi ác. Nhưng sau một lúc ngồi thừ trong rương, hắn bỗng nghĩ ra được một kế để thoát khỏi chốn nguy hiểm. Hắn bèn lấy một cái áo thụng mặc vào, trên đầu trùm một cái mũ quan viên che lấp cả mắt. thế rồi Lâu co chân đạp đùng đùng vào thành rương, vừa đạp vừa thét theo bộ điệu của con đồng bị thánh ốp:

– Hỡi hỡi gia chủ! Mau mau dậy cho ta truyền bảo!

Nghe tiếng động, cả nhà phúc ông hoảng hốt tỉnh dậy và chạy đến bên rương. Họ lấy làm kinh ngạc khi nghe trong đó có tiếng nói huyền bí thoát ra: – “Ta là tài thần từ lâu nay đã làm cho chúng mày giàu có… Nay ta hiện về đây ban lộc cho chúng mày… Chúng mày hãy mở khóa rương đón ta ra…” Phú ông chưa bao giờ lại thấy có sự lạ lùng như thế, vừa sợ vừa mừng, vội vái lấy vái để, khấn xin tài thần hãy lưu lại một chốc để mình bày cỗ bàn rước đi.

Nói xong, một mặt hắn hối hả giục người giết lợn đồ xôi, một mặt cho con đi mời làng tới dự. Người ta đổ xô đến đông nghịt. Ai nấy đều hồi hộp chờ đợi, trong lúc cả nhà phú ông mỗi người một nén hương cầm tay hướng về phía rương mà vái lạy xì xụp. Và khi nắp rương vừa mở, thì anh chàng Lâu, khăn đỏ chùm kín mặt, nhảy phóc ra, thét với mọi người: – “Hãy theo ta ra đình!”. Đoạn hắn khoa chân múa tay rồi chạy một mạch ra khỏi cổng, có cả đoàn người theo sau với dáng điệu vô cùng kính cẩn.

Đến đình làng, Lâu ung dung bước vào thượng điện rồi nhảy lên ngồi trên ngai thờ, mặt vẫn trùm khăn kín mít. Hắn phán: – “Đặt cỗ xuống rồi lui ra ngoài sân. Đứa nào vào trong điện sẽ bị phạt hộc máu tức khắc!”.

Nghe nói thế, mọi người chen nhau ra ngoài. Bấy giờ, trong đám đông có anh chàng Được lấy làm lạ cũng tìm đến xem. Nhưng khi nghe giọng nói tài thần thì hắn lấy làm ngờ, đoán chắc là bạn học của mình ở đây rồi, mới chạy vào để xem cho biết. Tuy mọi người can gián, nhưng Được không nghe, quyết vào cho được. Khi thấy rõ tài thần chẳng phải ai khác mà là Lâu, hắn cười hì hì, đòi chia phần. Lâu ra hiệu bảo im và nói: – “Được rồi! Anh đừng làm ầm ỹ lên. Tôi thề rằng thế nào cũng chia cho anh một phần” – “Thề thế nào?” – “Anh thè lưỡi tôi liếm rồi tôi thè lưỡi anh liếm. Nếu kẻ nào làm sai thì trời chu đất diệt”.

Nhưng Được vừa kịp trèo lên bệ và thè lưỡi ra thì đã bị Lâu dùng răng cắn cho hắn một cái thật mạnh. Mọi người thấy hắn hốt hoảng từ trong điện chạy ra mồm nói ú ớ, máu trào đỏ ngầu thì lại càng bội phần sợ hãi, cho là thần rất thiêng, vội chạy tan tác mỗi người một nơi. Nhờ thế Lâu thừa cơ trốn về nhà vô sự[2].

KHẢO DỊ

Trương Vĩnh Ký có kể một truyện khôi hài giống với truyện trên ở phần đầu:

Một anh mê gái nhưng lại nhút nhát, mới nhờ một người thạo đời giúp đỡ. Đêm lại, cả hai đi đến nhà cô gái; thầy bảo trò cứ vào mà ghẹo, có mình giúp sức ở ngoài. Hắn lọt được vào giường cô gái giữa lúc cô đang nằm ngủ. Không ngờ cô gái tỉnh dậy và chộp lấy tóc. Hắn sợ quá kêu lên: – “Thầy ơi, nó nắm lấy đầu tôi!”. Ở ngoài trả lời: – “Không lo gì, nó nắm mũi mới sợ kia”. Cô gái nghe vậy liền buông tóc nắm lấy mũi, hắn ta giật ra được chạy về[3].

Về chỗ thầy nhốt Lâu vào rương, người Nùng có truyện Hai tên ăn trộm cũng có tình tiết tương tự:

Có hai tên ăn trộm thiện nghệ là Vạt Cỏ Dàu và Dàu Cỏ Vạt quen nhau, cùng rủ nhau đi ăn sương. Vạt Cỏ Dầu không có bụng thành thật, ngầm mưu hại bạn ba lần, nhưng không ngờ Dàu Cỏ Vạt lại cao tay hơn, thoát được, trừ lần thứ ba thì cả hai cùng bị nạn.

Lần thứ hai, hai người vào một nhà giàu, Vạt Cỏ Dàu mở được một tủ bạc cho bạn vào lấy rồi thình lình khóa tủ lại, bỏ về. Cũng tương tự như chàng Lâu trong truyện của ta, Dàu Cỏ Vạt nghĩ đến kế thoát thân nhưng không quên khoắng một mẻ. Hắn bèn buộc hai gấu quần rồi tuồn vàng bạc vào, lại xé áo mình thành từng dải nhỏ như tiền giấy. Đoạn giả vờ rên thành tiếng mỗi lúc một to. Cả nhà đang ngủ, nghe tiếng, sợ quá, đoán có lẽ vì để lâu rồi không cúng nên vàng bạc hóa thành tinh, bèn trở dậy chuẩn bị lễ vật để cúng. Nhưng khi mở tủ thì Dàu Cỏ Vạt đầu trùm kín nhảy vụt ra, tay cầm bốn thỏi vàng bạc múa tít. Ánh vàng bạc sáng chói làm cho cả nhà hoa mắt tin là tinh vàng bạc đã xuất hiện bèn sụp lạy khấn khứa hết lời. Nhè lúc cả nhà không chú ý, Dàu Cỏ Vạt chạy biến đi, vô sự.

Lão chủ nhà thấy bạc mất hút, khóc lóc rầm rĩ:

– Ối vàng bạc ôi! Sao nỡ bỏ ta mà đi[4].

Đồng bào Tày cũng có một truyện tương tự với truyện vừa kể.

Có hai tay đại bợm kết làm bạn thân, một người là Trăm Mưu một người là Nghìn Kế, người sau tỏ ra vượt lên trên người trước một bậc. Sau những lần cùng rủ nhau đi ăn sương”, một hôm Trăm Mưu theo Nghìn Kế vào một nhà phú hộ. ở đây Nghìn Kế mở tủ chui vào bảo Trăm Mưu khóa lại đi về, hẹn chiều mai vào lúc tắt bóng mặt trời đợi nhau ở bãi tha ma.

Ngày hôm sau, khi phú ông toan mở tủ thì bỗng nghe tiếng rên ở trong. Hắn hốt hoảng hỏi: – “Ai trong đó?” – “Ta là tổ nhà mày, bao nhiêu lần phù hộ cho chúng mày giàu có, chúng mày mau mau cúng lễ để đưa ta ra mồ”. Phú ông và cả nhà xì xụp quỳ lạy. Tiếng ở trong tủ lại nói: – “Chập tối chiều nay mang mọi thứ theo ta, không được chậm trễ”.

Chiều lại, phú ông mở tủ ra, Nghìn Kế đã trùm kín mặt, nhảy vọt ra khoa chân múa tay, đi ra khỏi cổng. Phú ông hối hả bảo con cháu gánh gồng lễ mễ đi theo. Đến bãi tha ma phú ông càng ngạc nhiên khi nghe ông tổ gọi bà tổ, và nhìn vào bụi cây quả có một cái bóng khác hiện ra cũng trùm vải kín. Ông tổ còn nói: – “Bà nó xem có cần giữ đứa nào trong đám con cháu lại hầu hạ không thì giữ”. Nghe nói thế, phú ông và con cháu hoảng quá, quẳng gánh lại, ba chân bốn cẳng chạy mất. Hai tên bợm chỉ còn việc khiêng về chia nhau[5].

Về chỗ hai nhân vật thè lưỡi liếm nhau làm tin, truyện cổ tích thế giới cũng có tình tiết tương tự, tuy rằng nội dung nhiều truyện khác của ta.

Truyện của người Khơ-me (Khmer):

Một người đàn bà láu lỉnh chơi cho bốn tên ăn trộm một vố, và giam chúng trong một chiếc tàu của một người Trung-quốc. Bà ta trở về nhà được nửa đường, gặp trời tối, bèn leo lên cây đợi sáng. Không ngờ bốn tên trộm tìm cách thoát ra khỏi tàu rồi cũng đi đến đấy vào lúc nửa đêm. Trời tối như mực, ba đứa trèo lên những cành phía dưới, chỉ có một đứa trèo lên ngọn. Gặp lại người đàn bà, hắn toan báo thù. Người đàn bà cho hắn tiền và hứa sẽ lấy hắn làm chồng. Bợm ta chấp thuận nhưng đòi phải có gì để làm tin. Người đàn bà bảo hai bên hôn nhau bằng lưỡi, sau đó người đàn bà cắn đứt chết lưỡi của hắn và xô hắn xuống. Bợm không còn nói được, chỉ kêu lên những tiếng: “lon…lon…”. Ba tên kia tưởng người ta đuổi theo bắt, nên bỏ chạy thục mạng (xem thêm Khảo dị truyện số 191, tập V).

Truyện của người Ấn ở Păng-jáp (Pendjab) cũng gần giống với truyện Khơ-me về chỗ nhân vật chính là một ngươi đàn bà mưu mẹo, chơi cho một bọn trộm nhiều vố cay chua. Vố cuối cùng cũng vào đêm tối, người đàn bà ấy cũng nấp ở trên cây trong khi bọn trộm lại ẩn ở dưới gốc. Biết chúng là đối thủ cũ của mình, người đàn bà hát lên một giọng nho nhỏ, còn tay thì cầm một mảnh vải trắng phe phẩy làm như kiểu tiên xuất hiện. Tên đầu đảng bọn trộm trèo lên cây để tỏ tình với tiên. Người đàn bà nói: – “Con người là chúa lường gạt, hãy thè lưỡi liếm nhau xem thử có thật chăng?”. Hắn vừa thè lưỡi thì bị người đàn bà cắn đứt. Lăn xuống gốc cây, hắn chỉ còn kêu được những tiếng: “Bun-a-bun-un-un…”. Mấy tiến đồ đảng tưởng là bà tiên trừng phạt thói xấu của hắn, bèn bỏ trốn mất cả.

Một số truyện của các dân tộc khác như Xây-lan (Sri Lanka), v.v… cũng có nội dung gần giống với truyện trên, nhưng tình tiết cắn lưỡi tên trộm được thay bằng dùng dao cắt lưỡi[6].

[1] Một thứ hòm lớn trên mặt rộng bằng tấm phản có thể nằm lên để giữ, dưới có bốn bánh xe để di chuyển, nên cũng gọi là “rương xe”.

[2] Theo Lăng-đờ (Landes). Cổ tích và truyền thuyết An-nam.

[3] Trương Vĩnh Ký. Chuyện khôi hài.

[4] Theo Truyện cổ Việt-bắc.

[5] Theo Hoàng Quyết. Truyện cổ Tày Nùng.

[6] Theo cô-xcanh (Cosquin). Truyện cổ tích dân gian miền Lo-ren.

Ngày xưa có một tay ăn trộm lành nghề. Lão ta thấy mình tuổi già sức yếu nên muốn truyền cái bí kíp của lối sinh nhai “trèo tường khoét vách” cho một vài đồ đệ. Có nhiều người tới xin nhập môn, nhưng đối với ai lão cũng buộc một điều kiện là phải chịu một cuộc thử thách bằng cách đi “ăn sương” với lão một đêm để cho lão xem bản lĩnh sao rồi mới chịu dạy.

Cách xã có một anh chàng tên là Được mang một mâm xôi gà tới xin theo học. Thấy hắn có vẻ khờ khạo, chậm chạp, lão ăn trộm không muốn nhận. Nhưng vì hắn cứ nài nỉ dữ quá nên lão bảo: – “Thôi được! Tối nay con đến đây, chúng ta cùng đi một chuyến. Có thế nào sẽ hay”.

Tối hôm ấy thầy bảo trò nai nịt chỉnh tề rồi dẫn nhau sang thôn bên cạnh. Sau khi cắt giậu, hai bên lẻn vào một nhà nọ. Thầy ghé vào tai trò: – “Đây là nhà một người đàn bà góa. Nhà nó buôn vải. Hôm nay chúng nó đi vắng cả, chỉ có một người con gái giữ nhà. Cái bọc vải để ở đầu giường, con tha hồ mà chọn”.

Thế rồi thầy khoét vách cho trò chui vào. Được quả tìm thấy chỗ cất vải. Nhưng giữa khi hắn đang sờ soạng để phân biệt giá trị từng tấm thì bỗng nghe thấy ở ngoài cổng kêu toáng lên: – “Có trộm! Có trộm!”. Hắn hết hồn, toan tìm đường tháo thân thì cô gái đã tỉnh dậy ôm chầm lấy hắn. Hắn chống cự lại nhưng cô gái đã kịp thời nắm lấy búi tóc của hắn vừa sổ ra, đồng thời kêu cứu rất dữ dội.

Được bối rối không biết làm thế nào cả, đành mếu máo gọi thầy:

– Thầy ơi! Nó nắm lấy tóc con rồi!

– Con đừng sợ – tiếng lão ăn trộm trả lời – chỉ sợ nó nắm lấy mũi không cắt được, còn như nắm tóc, con cứ cắt phăng đi là thoát.

Nghe nói thế cô gái vội buông tóc mà nắm lấy mũi. Nhưng cũng chính nhờ thế, Được đã giật ra được ngay, và hắn vùng thoát một cách dễ dàng.

Bấy giờ, nghe tiếng kêu cứu, bốn phía đổ ra rất đông đuổi theo tên trộm. Trong lúc nguy cấp, Được không quản ngại gan góc chạy tuông vào một bụi tre bên vệ đường. Tuy bị gái tre cào rách cả da thịt nhưng Được yên tâm vì chẳng một ai tìm thấy mình cả.

Khi yên lặng đã trở lại với hắn, hắn tìm lối ra nhưng bụi tre kín quá không tài nào lách mình được. Mấy lần hắn toan liều chui ra, nhưng thấy gai tre tua tủa đâm rất đau lại thụt trở vào. Cuối cùng hắn đành nằm chết dí trong đó suốt đêm.

Tờ mờ sáng hôm sau hắn vẫn không dám chui ra. May làm sao bỗng thấy vợ thầy học đi chợ qua đó, hắn bèn ra hiệu cho vợ thấy lại gần rồi nói nhỏ nhờ về báo tin cho thầy biết để tím cách cứu mình một tý. Chẳng ngờ lão ăn trộm tới, đã chẳng giúp được hắn chút gì, lại còn đột ngột la làng mấy tiếng: – “Ối làng nước! Có tên trộm trốn ở đây!”. Thấy thế, Được không còn hồn vía nào nữa, chui nhào chui nháo ra khỏi bụi tre và lủi về nhà một mạch.

*

Người thứ hai thụ giáo với lão ăn trộm là một chàng thông minh lanh lợi tên là Lâu. Tuân theo đúng thể lệ của thầy, hắn vui lòng chịu trải qua một thử thách như những kẻ khác. Đêm ấy, hai thầy trò dắt nhau đến rình ở nhà một phú ông gần miền. Nhờ có tài nghệ của thầy nên mặc dầu nhà phú ông tường cao cửa kín, Lâu cũng lọt vào buồng một cách dễ dàng. Khi đã vào đến nới, Lâu thấy thầy cầm chiếc chìa khóa mở một cái rương sập[1] rồi bảo mình chui vào: – “Đấy! Đồ quý vật lạ của nhà nó đều để ở trong đó cả, con muốn chọn thứ gì thì chọn!”. Lâu nghe lời chui vào. Nhưng khi Lâu còn đang sờ soạng thì bỗng nhiên thầy đã đậy sập nắp rương lại. Hắn chưa hiểu thế nào thì đã nghe tiếng chìa khóa rút khỏi ổ và tiếng chân thầy lui gót. Không ngờ thầy lại thử mình một cách ngược đời như thế, Lâu điếng người, thầm nghĩ đến những hình phạt sẽ đón chờ mình chỉ vì ông thầy lập tâm chơi ác. Nhưng sau một lúc ngồi thừ trong rương, hắn bỗng nghĩ ra được một kế để thoát khỏi chốn nguy hiểm. Hắn bèn lấy một cái áo thụng mặc vào, trên đầu trùm một cái mũ quan viên che lấp cả mắt. thế rồi Lâu co chân đạp đùng đùng vào thành rương, vừa đạp vừa thét theo bộ điệu của con đồng bị thánh ốp:

– Hỡi hỡi gia chủ! Mau mau dậy cho ta truyền bảo!

Nghe tiếng động, cả nhà phúc ông hoảng hốt tỉnh dậy và chạy đến bên rương. Họ lấy làm kinh ngạc khi nghe trong đó có tiếng nói huyền bí thoát ra: – “Ta là tài thần từ lâu nay đã làm cho chúng mày giàu có… Nay ta hiện về đây ban lộc cho chúng mày… Chúng mày hãy mở khóa rương đón ta ra…” Phú ông chưa bao giờ lại thấy có sự lạ lùng như thế, vừa sợ vừa mừng, vội vái lấy vái để, khấn xin tài thần hãy lưu lại một chốc để mình bày cỗ bàn rước đi.

Nói xong, một mặt hắn hối hả giục người giết lợn đồ xôi, một mặt cho con đi mời làng tới dự. Người ta đổ xô đến đông nghịt. Ai nấy đều hồi hộp chờ đợi, trong lúc cả nhà phú ông mỗi người một nén hương cầm tay hướng về phía rương mà vái lạy xì xụp. Và khi nắp rương vừa mở, thì anh chàng Lâu, khăn đỏ chùm kín mặt, nhảy phóc ra, thét với mọi người: – “Hãy theo ta ra đình!”. Đoạn hắn khoa chân múa tay rồi chạy một mạch ra khỏi cổng, có cả đoàn người theo sau với dáng điệu vô cùng kính cẩn.

Đến đình làng, Lâu ung dung bước vào thượng điện rồi nhảy lên ngồi trên ngai thờ, mặt vẫn trùm khăn kín mít. Hắn phán: – “Đặt cỗ xuống rồi lui ra ngoài sân. Đứa nào vào trong điện sẽ bị phạt hộc máu tức khắc!”.

Nghe nói thế, mọi người chen nhau ra ngoài. Bấy giờ, trong đám đông có anh chàng Được lấy làm lạ cũng tìm đến xem. Nhưng khi nghe giọng nói tài thần thì hắn lấy làm ngờ, đoán chắc là bạn học của mình ở đây rồi, mới chạy vào để xem cho biết. Tuy mọi người can gián, nhưng Được không nghe, quyết vào cho được. Khi thấy rõ tài thần chẳng phải ai khác mà là Lâu, hắn cười hì hì, đòi chia phần. Lâu ra hiệu bảo im và nói: – “Được rồi! Anh đừng làm ầm ỹ lên. Tôi thề rằng thế nào cũng chia cho anh một phần” – “Thề thế nào?” – “Anh thè lưỡi tôi liếm rồi tôi thè lưỡi anh liếm. Nếu kẻ nào làm sai thì trời chu đất diệt”.

Nhưng Được vừa kịp trèo lên bệ và thè lưỡi ra thì đã bị Lâu dùng răng cắn cho hắn một cái thật mạnh. Mọi người thấy hắn hốt hoảng từ trong điện chạy ra mồm nói ú ớ, máu trào đỏ ngầu thì lại càng bội phần sợ hãi, cho là thần rất thiêng, vội chạy tan tác mỗi người một nơi. Nhờ thế Lâu thừa cơ trốn về nhà vô sự[2].

KHẢO DỊ

Trương Vĩnh Ký có kể một truyện khôi hài giống với truyện trên ở phần đầu:

Một anh mê gái nhưng lại nhút nhát, mới nhờ một người thạo đời giúp đỡ. Đêm lại, cả hai đi đến nhà cô gái; thầy bảo trò cứ vào mà ghẹo, có mình giúp sức ở ngoài. Hắn lọt được vào giường cô gái giữa lúc cô đang nằm ngủ. Không ngờ cô gái tỉnh dậy và chộp lấy tóc. Hắn sợ quá kêu lên: – “Thầy ơi, nó nắm lấy đầu tôi!”. Ở ngoài trả lời: – “Không lo gì, nó nắm mũi mới sợ kia”. Cô gái nghe vậy liền buông tóc nắm lấy mũi, hắn ta giật ra được chạy về[3].

Về chỗ thầy nhốt Lâu vào rương, người Nùng có truyện Hai tên ăn trộm cũng có tình tiết tương tự:

Có hai tên ăn trộm thiện nghệ là Vạt Cỏ Dàu và Dàu Cỏ Vạt quen nhau, cùng rủ nhau đi ăn sương. Vạt Cỏ Dầu không có bụng thành thật, ngầm mưu hại bạn ba lần, nhưng không ngờ Dàu Cỏ Vạt lại cao tay hơn, thoát được, trừ lần thứ ba thì cả hai cùng bị nạn.

Lần thứ hai, hai người vào một nhà giàu, Vạt Cỏ Dàu mở được một tủ bạc cho bạn vào lấy rồi thình lình khóa tủ lại, bỏ về. Cũng tương tự như chàng Lâu trong truyện của ta, Dàu Cỏ Vạt nghĩ đến kế thoát thân nhưng không quên khoắng một mẻ. Hắn bèn buộc hai gấu quần rồi tuồn vàng bạc vào, lại xé áo mình thành từng dải nhỏ như tiền giấy. Đoạn giả vờ rên thành tiếng mỗi lúc một to. Cả nhà đang ngủ, nghe tiếng, sợ quá, đoán có lẽ vì để lâu rồi không cúng nên vàng bạc hóa thành tinh, bèn trở dậy chuẩn bị lễ vật để cúng. Nhưng khi mở tủ thì Dàu Cỏ Vạt đầu trùm kín nhảy vụt ra, tay cầm bốn thỏi vàng bạc múa tít. Ánh vàng bạc sáng chói làm cho cả nhà hoa mắt tin là tinh vàng bạc đã xuất hiện bèn sụp lạy khấn khứa hết lời. Nhè lúc cả nhà không chú ý, Dàu Cỏ Vạt chạy biến đi, vô sự.

Lão chủ nhà thấy bạc mất hút, khóc lóc rầm rĩ:

– Ối vàng bạc ôi! Sao nỡ bỏ ta mà đi[4].

Đồng bào Tày cũng có một truyện tương tự với truyện vừa kể.

Có hai tay đại bợm kết làm bạn thân, một người là Trăm Mưu một người là Nghìn Kế, người sau tỏ ra vượt lên trên người trước một bậc. Sau những lần cùng rủ nhau đi ăn sương”, một hôm Trăm Mưu theo Nghìn Kế vào một nhà phú hộ. ở đây Nghìn Kế mở tủ chui vào bảo Trăm Mưu khóa lại đi về, hẹn chiều mai vào lúc tắt bóng mặt trời đợi nhau ở bãi tha ma.

Ngày hôm sau, khi phú ông toan mở tủ thì bỗng nghe tiếng rên ở trong. Hắn hốt hoảng hỏi: – “Ai trong đó?” – “Ta là tổ nhà mày, bao nhiêu lần phù hộ cho chúng mày giàu có, chúng mày mau mau cúng lễ để đưa ta ra mồ”. Phú ông và cả nhà xì xụp quỳ lạy. Tiếng ở trong tủ lại nói: – “Chập tối chiều nay mang mọi thứ theo ta, không được chậm trễ”.

Chiều lại, phú ông mở tủ ra, Nghìn Kế đã trùm kín mặt, nhảy vọt ra khoa chân múa tay, đi ra khỏi cổng. Phú ông hối hả bảo con cháu gánh gồng lễ mễ đi theo. Đến bãi tha ma phú ông càng ngạc nhiên khi nghe ông tổ gọi bà tổ, và nhìn vào bụi cây quả có một cái bóng khác hiện ra cũng trùm vải kín. Ông tổ còn nói: – “Bà nó xem có cần giữ đứa nào trong đám con cháu lại hầu hạ không thì giữ”. Nghe nói thế, phú ông và con cháu hoảng quá, quẳng gánh lại, ba chân bốn cẳng chạy mất. Hai tên bợm chỉ còn việc khiêng về chia nhau[5].

Về chỗ hai nhân vật thè lưỡi liếm nhau làm tin, truyện cổ tích thế giới cũng có tình tiết tương tự, tuy rằng nội dung nhiều truyện khác của ta.

Truyện của người Khơ-me (Khmer):

Một người đàn bà láu lỉnh chơi cho bốn tên ăn trộm một vố, và giam chúng trong một chiếc tàu của một người Trung-quốc. Bà ta trở về nhà được nửa đường, gặp trời tối, bèn leo lên cây đợi sáng. Không ngờ bốn tên trộm tìm cách thoát ra khỏi tàu rồi cũng đi đến đấy vào lúc nửa đêm. Trời tối như mực, ba đứa trèo lên những cành phía dưới, chỉ có một đứa trèo lên ngọn. Gặp lại người đàn bà, hắn toan báo thù. Người đàn bà cho hắn tiền và hứa sẽ lấy hắn làm chồng. Bợm ta chấp thuận nhưng đòi phải có gì để làm tin. Người đàn bà bảo hai bên hôn nhau bằng lưỡi, sau đó người đàn bà cắn đứt chết lưỡi của hắn và xô hắn xuống. Bợm không còn nói được, chỉ kêu lên những tiếng: “lon…lon…”. Ba tên kia tưởng người ta đuổi theo bắt, nên bỏ chạy thục mạng (xem thêm Khảo dị truyện số 191, tập V).

Truyện của người Ấn ở Păng-jáp (Pendjab) cũng gần giống với truyện Khơ-me về chỗ nhân vật chính là một ngươi đàn bà mưu mẹo, chơi cho một bọn trộm nhiều vố cay chua. Vố cuối cùng cũng vào đêm tối, người đàn bà ấy cũng nấp ở trên cây trong khi bọn trộm lại ẩn ở dưới gốc. Biết chúng là đối thủ cũ của mình, người đàn bà hát lên một giọng nho nhỏ, còn tay thì cầm một mảnh vải trắng phe phẩy làm như kiểu tiên xuất hiện. Tên đầu đảng bọn trộm trèo lên cây để tỏ tình với tiên. Người đàn bà nói: – “Con người là chúa lường gạt, hãy thè lưỡi liếm nhau xem thử có thật chăng?”. Hắn vừa thè lưỡi thì bị người đàn bà cắn đứt. Lăn xuống gốc cây, hắn chỉ còn kêu được những tiếng: “Bun-a-bun-un-un…”. Mấy tiến đồ đảng tưởng là bà tiên trừng phạt thói xấu của hắn, bèn bỏ trốn mất cả.

Một số truyện của các dân tộc khác như Xây-lan (Sri Lanka), v.v… cũng có nội dung gần giống với truyện trên, nhưng tình tiết cắn lưỡi tên trộm được thay bằng dùng dao cắt lưỡi[6].

[1] Một thứ hòm lớn trên mặt rộng bằng tấm phản có thể nằm lên để giữ, dưới có bốn bánh xe để di chuyển, nên cũng gọi là “rương xe”.

[2] Theo Lăng-đờ (Landes). Cổ tích và truyền thuyết An-nam.

[3] Trương Vĩnh Ký. Chuyện khôi hài.

[4] Theo Truyện cổ Việt-bắc.

[5] Theo Hoàng Quyết. Truyện cổ Tày Nùng.

[6] Theo cô-xcanh (Cosquin). Truyện cổ tích dân gian miền Lo-ren.

Chọn tập
Bình luận