Ngày xưa có anh chàng nghèo khổ không nhà không cửa, không cha không mẹ, tính ngốc nghếch, nên người ta gọi là chàng Ngốc. Anh đi ở với một nhà trọc phú, làm quần quật suốt ngày này sang ngày khác không biết mệt. Trọc phú thấy anh khỏe mạnh dễ sai, nên sau năm năm, lúc anh ngửa tay đòi tiền công, hắn bèn dỗ dành anh làm thêm năm năm nữa. Nghe những lời ngon ngọt của hắn, anh lại vui lòng ở thêm một thời hạn mới. Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền ông để về, trọc phú lại dỗ:
– Thầy trò mình biết nhau đã lâu, chia tay không nỡ. Thôi! Mày cứ ở với tao năm năm nữa đi! Sau năm năm tao sẽ trả cho mày luôn cả mười lăm năm là ba nén vàng. Lúc đó thì mày sẽ trở nên giàu có.
Nghe bùi tai, anh lại đổ sức đổ lực ra làm việc cho hắn thêm năm năm. Lần này hết hạn, anh nhất định đòi chủ trả công để về. Trọc phú dỗ mấy cũng không nghe, bèn mang ba nén vàng ra trả, chàng Ngốc được vàng hý hửng cầm đi, không biết rằng đó là ba nén vàng giả mà trọc phú cố ý thửa, để lật lừa tiền công. Còn anh khi có tiền trong tay liền định bụng trẩy kinh, ngao du một phen cho thỏa lòng ao ước. Đi được mấy trạm, anh gặp một người thợ bạc, hai người làm quen trên một đoạn đường. Người thợ bạc hỏi anh làm gì và đi đâu, anh không giấu giếm một tý nào cả, nhân đưa ba nén vàng ra khoe. Người thợ bạc cầm lấy vàng biết ngay là vàng giả, nhưng thấy anh ngu ngốc, hắn ta mới nghĩ đến việc lợi dụng. Hắn bảo anh:
– Ở chốn kinh thành, trừ các nhà quyền quý không kể, còn những bọn như chúng ta cầm vàng rất khó mua bán. Sao anh không đổi ra bạc, đi đến đâu cũng tiêu được. Sẵn tôi có bạc đây, anh có muốn tôi đổi hộ cho, cứ một nén vàng ăn hai nén bạc. Muốn không?
Chàng Ngốc thấy hắn bàn có lý, liền khẩn khoản nhờ đổi hộ. Không ngờ, đây chỉ là sáu miếng chì được đúc thành sáu thỏi rất khéo, nhưng cả đời anh nào biết mặt mũi vàng bạc là cái gì đâu, nên vui vẻ cầm lấy mà tiếp tục lên đường.
Đi đến một nơi khác, anh gặp một người hàng giấy bèn cũng lân la làm quen, và nhân vui miệng anh kể rõ lai lịch số bạc cùng ý định trẩy kinh của mình cho người bạn đường biết. Người hàng giấy nhìn thấy mấy nén bạc biết là của giả, nhưng đang lúc cần chì, hắn bèn gạ đổi một nghìn tờ giấy lấy sáu nén “bạc” của anh. Hắn chỉ vào thứ giấy lụa gió nói:
– Đây là thứ lụa đẹp nhất gọi là “lụa đinh kiến”, quý lắm, tôi mang đến đâu người ta cũng tranh nhau mà mua. Anh cứ mang đến kinh mà bán, mỗi một vuông lấy một quan thì tha hồi là tiền.
Nghe bùi tai, chàng Ngốc lấy sáu nén bạc ra đổi và mang nghìn tờ giấy đi. Đến một trường học, anh thấy có mấy người học trò đang chơi một cái chong chóng làm bằng những mẩu giấy xanh đỏ rất đẹp mà anh chưa trông thấy bao giờ. Anh chen vào đám đông để xem và hỏi:
– Cái gì thế này?
Một người học trò nói đùa:
– Đây là cái “thiên địa vận”, dùng nó có thể thông thiên đạt địa, mọi việc trên thế gian việc gì cũng hay biết trước, quý không nói hết.
Thấy anh có vẻ thèm thuồng món đồ chơi đặc biệt, bọn chúng lại tán:
– Anh có thích cái “thiên địa vận” này không? Nếu anh muốn mua chúng tôi cũng bán, nhưng phải nhiều tiền mới được!
Chàng Ngốc rất say mê về sự mầu nhiệm của cái “thiên địa vận” nên cố vật nài:
– Tôi không có tiền, chỉ có một ngàn “lụa đinh kiến” đây, mong các anh đổi cho tôi.
Bọn học trò nhìn thấy đệp giấy thì không còn gì mừng hơn, nên cuộc trao đổi giải quyết rất chóng vánh.
Chàng Ngốc cầm cái “thiên địa vận” ra đi, trong lòng khấp khởi mừng thầm, vì nghĩ rằng mình sẽ có lúc thông thiên đạt địa và được mọi người kính phục. Anh lại tiếp tục cuộc hành trình. Qua một cánh đồng rộng, thấy một đám trẻ chăn trâu đang ngồi chơi ở vệ đường, chúng nó bắt được một con niềng niễng lớn, có đôi cánh xanh đỏ trong rất đẹp và kỳ lạ. Tò mò, anh dừng lại rồi sán vào xem. Bọn chăn trâu không cho xem, chúng bịa ra cho anh hốt:
– Đây là “ngọc lưu ly”, đeo nó vào người về mùa hè thì mát, về mùa đông thì ấm, vô cùng quý giá, chưa chắc đức hoàng đế đã có được.
Chàng Ngốc không ngờ lại có thứ của quý đến nỗi vua cũng không làm gì có, mới đưa cái “thiên địa vận” của mình ra xin đổi. Bọn trẻ thấy có món đồ chơi đẹp liền bằng lòng ngay. Chúng nó bỏ con niềng niễng vào trong một cái túi vải con, thắt miệng túi lại và dặn anh:
– Lúc nào về đến nhà hãy mở ra xem, nếu không, ngọc nó bay lên trời là mất toi đó.
Được ngọc lưu ly, chàng Ngốc bụng bảo dạ: – “Ta may mắn được hòn ngọc quý mà vua cũng chẳng có. Âu là khi đến kinh, ta đem dâng lên vua, chắc là vua phải thích”. Anh nghĩ sao làm vậy, cho nên qua ngày hôm sau, đến kinh đô, anh lập tức tìm vào hoàng cung quyết gặp mặt vua để dâng ngọc. Bọn lính gác cửa Ngọ môn thấy có một người ăn mặc rách rưới đòi yết kiến thiên tử thì nhất định không cho vào. Chàng Ngốc kể lể:
– Tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn lụa đinh kiến, rồi cái thiên địa vận, mới đổi được hòn ngọc lưu ly này đem dâng hoàng đế.
Vừa khi có một ông quan đại thần sắp sửa vào chầu vua, nghe anh nói thế thì vội chạy lại bảo anh đưa ngọc cho mình xem trước rồi sẽ đưa vào gặp vua. Anh lấy túi vải đưa ra. Không ngờ, khi ông quan vừa mở cái túi thì con niềng niễng đã bay vụt lên trời, không làm sao bắt được. Thấy thế, chàng Ngốc vội nắm lấy áo ông quan kêu khóc ầm ĩ, nhất định bắt đền cho được. Bọn lính xúm lại lôi anh ra, anh kêu to lên và quyết nằm vạ. Việc đến tai vua, vua cho dẫn chàng Ngốc vào hỏi đầu đuôi câu chuyện, Ngốc tâu:
– Tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn lụa đinh kiến, rồi cái thiên địa vận, mới đổi được hòn ngọc lưu ly này định đem dâng, thì vì ông này nên nó đã đi mất rồi.
Hỏi mấy lần, anh cũng chỉ đáp có mỗi câu như thế và chỉ vào viên đại thần mà khóc.
Cuối cùng vua phán:
– Tên dân này đưa hòn ngọc lạ với ý định tốt dâng ta. Để mua được viên ngọc, hắn đã tốn bao nhiêu công sức và tiền tài. Vậy kẻ làm mất ngọc không những có tội với ta mà còn phải bồi thường cho hắn đủ số vàng bạc, v.v… Về phần ta, ta sẽ ban cho hắn một chức quan nhỏ để nêu lòng trung.
Thế là viên đại thần phải bồi thường tất cả cho chàng Ngốc. Từ đây anh sung sướng, giàu có và khôn ngoan lên[1].
KHẢO DỊ
Một chuyện Chàng Ngốc đi buôn sưu tầm có phần thiếu sót, nhưng đúng là một dị bản của truyện trên:
Một chàng Ngốc nghe lời vợ khuyên, cầm tiền đi buôn. Đầu tiên, anh dốc cả vốn liếng để lấy một con bò vì theo lời người bán bò, “để khỏi vác tiền mãi nặng vai”. Đến một bến đò, Ngốc nghe lời một người khác gạ đổi bò lấy một con ngỗng vì “bò nặng vượt sông sẽ chết đuối”. Lại gặp một người khác, Ngốc đổi con ngỗng lấy cái gầu, một vật “có thể phun nước hay lửa rất mầu nhiệm”. Đến đây, cũng như truyện trên, Ngốc lại đổi gầu lấy một cái chong chóng, hy vọng được “thông thiên đạt địa”, lại đổi chong chóng lấy viên ngọc lưu ly đựng trong hộp của một em bé, kỳ thực đó là một con cào cào.
Ngốc mang hộp vào dâng vua và nói với vua theo lời em bé dặn là “chỉ được mở vào lúc trời tối, nếu không ngọc sẽ bay mất”. Vua còn bận, bảo Ngốc hãy ra ở nhà tể tướng, tối mai lại đến. Ở đây, tể tường cũng vì tò mò, cố đòi xem cho được. Nhưng hộp vừa mở ra thì cào cào đã bay mất biệt. Tể tướng đành phải đền một viên ngọc khác thay vào, lại cho Ngốc vàng bạc để nhờ anh giấu kín việc ấy cho, đừng để lọt đến tai vua.
Đưa ngọc vào, Ngốc được vua ban thưởng hậu hỹ nên trở về với nhiều của cải và được mọi người kính phục[2].
Người Tây có truyện Người có mười con trâu:
Một chàng Ngốc đi buôn mua được mười con trâu đưa về. Dọc đường, thấy một người dắt mười con bò. Vì người kia nói khéo quá, nên Ngốc ta đổi trâu lấy bò. Đi một chặng nữa, lại gặp một người dắt mười con dê, và qua trò chuyện, Ngốc lại bùi tai đổi bò cho hắn để lấy dê. Đến một làng nọ, thấy có đứa trẻ chơi những quả ké-néc (một lại quả có vỏ cứng như cái hộp). Ngốc chưa thấy quả này bao giờ, hỏi thì đứa bé đáp là kim cương than khinh rất quý. Ngốc lại đổi dê lấy mười “viên kim cương”. Về đến làng, gặp một đứa trẻ khác chơi con cánh cam rất đẹp. Hỏi là vật gì, đáp là ngọc mu-nị. Lại đổi. Về nhà, Ngốc cày cục làm một cái hộp đẹp, bỏ “ngọc” vào định dâng vua.
Ngốc lên đường trẩy kinh. Đi tới bên bờ một vực sâu, một người bạn đường nghe Ngốc nói mang ngọc dâng vua bèn xin được xem. Hắn vừa mở hộp thì con cánh cam bay xuống vực mất tích. Ngốc ta níu áo hắn kêu khóc dữ dội. Vừa có lính nhà vua đi qua hỏi chuyện. Lính ra lệnh cho dân lặn xuống vực tìm ngọc. Không ngờ, những người ấy lại tìm được một viên ngọc mu-nị thật ở đáy vực. Lính dẫn Ngốc về triều. Vua khen Ngốc, ban cho vàng bạc áo quần. Ngốc trở nên giàu có[3].
Truyện Một người dại nhất của dân tộc Mèo tuy diễn biến có khác nhưng cũng là dị bản của truyện Chàng Ngốc được kiện:
Một gia đình có hai người con trai: người anh thích làm ruộng, còn em thì ngốc nhưng lại muốn đi buôn. Bố mẹ cho người em năm con ngựa làm vốn và dặn rằng đã đi buôn bán thì phải chú ý mỗi một cuộc trao đổi phải có lãi mới làm.
Dắt năm con ngựa đi, dọc đường gặp một người dắt sáu con dê, anh nài nỉ người ấy đổi lấy ngựa vì những sáu con, vậy là lãi một con. Đi một đoạn khác lại gặp một người mang bảy con gà, anh lại nài đổi, vì thấy lại được thêm một con nữa. Lại gặp một người gánh tám quả bí, anh lại nài đổi. Khi gánh bí về nhà gia đình ngã ngửa người, mắng anh hết lời. Anh biết là dại, buồn quá. Một hôm ngồi buồn tay, cầm dao bổ bí ra thì không ngờ trong đó có một quả có nhiều vàng. Anh trở nên giàu có[4].
[1]. Theo lời kể của người Hà Tĩnh
[2]. Theo Truyện cổ tích trẻ em.
[3]. Theo Đơ-jor-jơ (Degeorge). Truyền thuyết của người Tày ở An-nam, trong tạp chí Nhân loại (1921-22)
[4]. Theo Truyện cổ dân tộc Mèo, sách đã dẫn
Ngày xưa có anh chàng nghèo khổ không nhà không cửa, không cha không mẹ, tính ngốc nghếch, nên người ta gọi là chàng Ngốc. Anh đi ở với một nhà trọc phú, làm quần quật suốt ngày này sang ngày khác không biết mệt. Trọc phú thấy anh khỏe mạnh dễ sai, nên sau năm năm, lúc anh ngửa tay đòi tiền công, hắn bèn dỗ dành anh làm thêm năm năm nữa. Nghe những lời ngon ngọt của hắn, anh lại vui lòng ở thêm một thời hạn mới. Lại năm năm nữa trôi qua. Thấy anh đòi tiền ông để về, trọc phú lại dỗ:
– Thầy trò mình biết nhau đã lâu, chia tay không nỡ. Thôi! Mày cứ ở với tao năm năm nữa đi! Sau năm năm tao sẽ trả cho mày luôn cả mười lăm năm là ba nén vàng. Lúc đó thì mày sẽ trở nên giàu có.
Nghe bùi tai, anh lại đổ sức đổ lực ra làm việc cho hắn thêm năm năm. Lần này hết hạn, anh nhất định đòi chủ trả công để về. Trọc phú dỗ mấy cũng không nghe, bèn mang ba nén vàng ra trả, chàng Ngốc được vàng hý hửng cầm đi, không biết rằng đó là ba nén vàng giả mà trọc phú cố ý thửa, để lật lừa tiền công. Còn anh khi có tiền trong tay liền định bụng trẩy kinh, ngao du một phen cho thỏa lòng ao ước. Đi được mấy trạm, anh gặp một người thợ bạc, hai người làm quen trên một đoạn đường. Người thợ bạc hỏi anh làm gì và đi đâu, anh không giấu giếm một tý nào cả, nhân đưa ba nén vàng ra khoe. Người thợ bạc cầm lấy vàng biết ngay là vàng giả, nhưng thấy anh ngu ngốc, hắn ta mới nghĩ đến việc lợi dụng. Hắn bảo anh:
– Ở chốn kinh thành, trừ các nhà quyền quý không kể, còn những bọn như chúng ta cầm vàng rất khó mua bán. Sao anh không đổi ra bạc, đi đến đâu cũng tiêu được. Sẵn tôi có bạc đây, anh có muốn tôi đổi hộ cho, cứ một nén vàng ăn hai nén bạc. Muốn không?
Chàng Ngốc thấy hắn bàn có lý, liền khẩn khoản nhờ đổi hộ. Không ngờ, đây chỉ là sáu miếng chì được đúc thành sáu thỏi rất khéo, nhưng cả đời anh nào biết mặt mũi vàng bạc là cái gì đâu, nên vui vẻ cầm lấy mà tiếp tục lên đường.
Đi đến một nơi khác, anh gặp một người hàng giấy bèn cũng lân la làm quen, và nhân vui miệng anh kể rõ lai lịch số bạc cùng ý định trẩy kinh của mình cho người bạn đường biết. Người hàng giấy nhìn thấy mấy nén bạc biết là của giả, nhưng đang lúc cần chì, hắn bèn gạ đổi một nghìn tờ giấy lấy sáu nén “bạc” của anh. Hắn chỉ vào thứ giấy lụa gió nói:
– Đây là thứ lụa đẹp nhất gọi là “lụa đinh kiến”, quý lắm, tôi mang đến đâu người ta cũng tranh nhau mà mua. Anh cứ mang đến kinh mà bán, mỗi một vuông lấy một quan thì tha hồi là tiền.
Nghe bùi tai, chàng Ngốc lấy sáu nén bạc ra đổi và mang nghìn tờ giấy đi. Đến một trường học, anh thấy có mấy người học trò đang chơi một cái chong chóng làm bằng những mẩu giấy xanh đỏ rất đẹp mà anh chưa trông thấy bao giờ. Anh chen vào đám đông để xem và hỏi:
– Cái gì thế này?
Một người học trò nói đùa:
– Đây là cái “thiên địa vận”, dùng nó có thể thông thiên đạt địa, mọi việc trên thế gian việc gì cũng hay biết trước, quý không nói hết.
Thấy anh có vẻ thèm thuồng món đồ chơi đặc biệt, bọn chúng lại tán:
– Anh có thích cái “thiên địa vận” này không? Nếu anh muốn mua chúng tôi cũng bán, nhưng phải nhiều tiền mới được!
Chàng Ngốc rất say mê về sự mầu nhiệm của cái “thiên địa vận” nên cố vật nài:
– Tôi không có tiền, chỉ có một ngàn “lụa đinh kiến” đây, mong các anh đổi cho tôi.
Bọn học trò nhìn thấy đệp giấy thì không còn gì mừng hơn, nên cuộc trao đổi giải quyết rất chóng vánh.
Chàng Ngốc cầm cái “thiên địa vận” ra đi, trong lòng khấp khởi mừng thầm, vì nghĩ rằng mình sẽ có lúc thông thiên đạt địa và được mọi người kính phục. Anh lại tiếp tục cuộc hành trình. Qua một cánh đồng rộng, thấy một đám trẻ chăn trâu đang ngồi chơi ở vệ đường, chúng nó bắt được một con niềng niễng lớn, có đôi cánh xanh đỏ trong rất đẹp và kỳ lạ. Tò mò, anh dừng lại rồi sán vào xem. Bọn chăn trâu không cho xem, chúng bịa ra cho anh hốt:
– Đây là “ngọc lưu ly”, đeo nó vào người về mùa hè thì mát, về mùa đông thì ấm, vô cùng quý giá, chưa chắc đức hoàng đế đã có được.
Chàng Ngốc không ngờ lại có thứ của quý đến nỗi vua cũng không làm gì có, mới đưa cái “thiên địa vận” của mình ra xin đổi. Bọn trẻ thấy có món đồ chơi đẹp liền bằng lòng ngay. Chúng nó bỏ con niềng niễng vào trong một cái túi vải con, thắt miệng túi lại và dặn anh:
– Lúc nào về đến nhà hãy mở ra xem, nếu không, ngọc nó bay lên trời là mất toi đó.
Được ngọc lưu ly, chàng Ngốc bụng bảo dạ: – “Ta may mắn được hòn ngọc quý mà vua cũng chẳng có. Âu là khi đến kinh, ta đem dâng lên vua, chắc là vua phải thích”. Anh nghĩ sao làm vậy, cho nên qua ngày hôm sau, đến kinh đô, anh lập tức tìm vào hoàng cung quyết gặp mặt vua để dâng ngọc. Bọn lính gác cửa Ngọ môn thấy có một người ăn mặc rách rưới đòi yết kiến thiên tử thì nhất định không cho vào. Chàng Ngốc kể lể:
– Tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn lụa đinh kiến, rồi cái thiên địa vận, mới đổi được hòn ngọc lưu ly này đem dâng hoàng đế.
Vừa khi có một ông quan đại thần sắp sửa vào chầu vua, nghe anh nói thế thì vội chạy lại bảo anh đưa ngọc cho mình xem trước rồi sẽ đưa vào gặp vua. Anh lấy túi vải đưa ra. Không ngờ, khi ông quan vừa mở cái túi thì con niềng niễng đã bay vụt lên trời, không làm sao bắt được. Thấy thế, chàng Ngốc vội nắm lấy áo ông quan kêu khóc ầm ĩ, nhất định bắt đền cho được. Bọn lính xúm lại lôi anh ra, anh kêu to lên và quyết nằm vạ. Việc đến tai vua, vua cho dẫn chàng Ngốc vào hỏi đầu đuôi câu chuyện, Ngốc tâu:
– Tôi đi ở mười lăm năm được ba nén vàng, rồi sáu nén bạc, rồi một ngàn lụa đinh kiến, rồi cái thiên địa vận, mới đổi được hòn ngọc lưu ly này định đem dâng, thì vì ông này nên nó đã đi mất rồi.
Hỏi mấy lần, anh cũng chỉ đáp có mỗi câu như thế và chỉ vào viên đại thần mà khóc.
Cuối cùng vua phán:
– Tên dân này đưa hòn ngọc lạ với ý định tốt dâng ta. Để mua được viên ngọc, hắn đã tốn bao nhiêu công sức và tiền tài. Vậy kẻ làm mất ngọc không những có tội với ta mà còn phải bồi thường cho hắn đủ số vàng bạc, v.v… Về phần ta, ta sẽ ban cho hắn một chức quan nhỏ để nêu lòng trung.
Thế là viên đại thần phải bồi thường tất cả cho chàng Ngốc. Từ đây anh sung sướng, giàu có và khôn ngoan lên[1].
KHẢO DỊ
Một chuyện Chàng Ngốc đi buôn sưu tầm có phần thiếu sót, nhưng đúng là một dị bản của truyện trên:
Một chàng Ngốc nghe lời vợ khuyên, cầm tiền đi buôn. Đầu tiên, anh dốc cả vốn liếng để lấy một con bò vì theo lời người bán bò, “để khỏi vác tiền mãi nặng vai”. Đến một bến đò, Ngốc nghe lời một người khác gạ đổi bò lấy một con ngỗng vì “bò nặng vượt sông sẽ chết đuối”. Lại gặp một người khác, Ngốc đổi con ngỗng lấy cái gầu, một vật “có thể phun nước hay lửa rất mầu nhiệm”. Đến đây, cũng như truyện trên, Ngốc lại đổi gầu lấy một cái chong chóng, hy vọng được “thông thiên đạt địa”, lại đổi chong chóng lấy viên ngọc lưu ly đựng trong hộp của một em bé, kỳ thực đó là một con cào cào.
Ngốc mang hộp vào dâng vua và nói với vua theo lời em bé dặn là “chỉ được mở vào lúc trời tối, nếu không ngọc sẽ bay mất”. Vua còn bận, bảo Ngốc hãy ra ở nhà tể tướng, tối mai lại đến. Ở đây, tể tường cũng vì tò mò, cố đòi xem cho được. Nhưng hộp vừa mở ra thì cào cào đã bay mất biệt. Tể tướng đành phải đền một viên ngọc khác thay vào, lại cho Ngốc vàng bạc để nhờ anh giấu kín việc ấy cho, đừng để lọt đến tai vua.
Đưa ngọc vào, Ngốc được vua ban thưởng hậu hỹ nên trở về với nhiều của cải và được mọi người kính phục[2].
Người Tây có truyện Người có mười con trâu:
Một chàng Ngốc đi buôn mua được mười con trâu đưa về. Dọc đường, thấy một người dắt mười con bò. Vì người kia nói khéo quá, nên Ngốc ta đổi trâu lấy bò. Đi một chặng nữa, lại gặp một người dắt mười con dê, và qua trò chuyện, Ngốc lại bùi tai đổi bò cho hắn để lấy dê. Đến một làng nọ, thấy có đứa trẻ chơi những quả ké-néc (một lại quả có vỏ cứng như cái hộp). Ngốc chưa thấy quả này bao giờ, hỏi thì đứa bé đáp là kim cương than khinh rất quý. Ngốc lại đổi dê lấy mười “viên kim cương”. Về đến làng, gặp một đứa trẻ khác chơi con cánh cam rất đẹp. Hỏi là vật gì, đáp là ngọc mu-nị. Lại đổi. Về nhà, Ngốc cày cục làm một cái hộp đẹp, bỏ “ngọc” vào định dâng vua.
Ngốc lên đường trẩy kinh. Đi tới bên bờ một vực sâu, một người bạn đường nghe Ngốc nói mang ngọc dâng vua bèn xin được xem. Hắn vừa mở hộp thì con cánh cam bay xuống vực mất tích. Ngốc ta níu áo hắn kêu khóc dữ dội. Vừa có lính nhà vua đi qua hỏi chuyện. Lính ra lệnh cho dân lặn xuống vực tìm ngọc. Không ngờ, những người ấy lại tìm được một viên ngọc mu-nị thật ở đáy vực. Lính dẫn Ngốc về triều. Vua khen Ngốc, ban cho vàng bạc áo quần. Ngốc trở nên giàu có[3].
Truyện Một người dại nhất của dân tộc Mèo tuy diễn biến có khác nhưng cũng là dị bản của truyện Chàng Ngốc được kiện:
Một gia đình có hai người con trai: người anh thích làm ruộng, còn em thì ngốc nhưng lại muốn đi buôn. Bố mẹ cho người em năm con ngựa làm vốn và dặn rằng đã đi buôn bán thì phải chú ý mỗi một cuộc trao đổi phải có lãi mới làm.
Dắt năm con ngựa đi, dọc đường gặp một người dắt sáu con dê, anh nài nỉ người ấy đổi lấy ngựa vì những sáu con, vậy là lãi một con. Đi một đoạn khác lại gặp một người mang bảy con gà, anh lại nài đổi, vì thấy lại được thêm một con nữa. Lại gặp một người gánh tám quả bí, anh lại nài đổi. Khi gánh bí về nhà gia đình ngã ngửa người, mắng anh hết lời. Anh biết là dại, buồn quá. Một hôm ngồi buồn tay, cầm dao bổ bí ra thì không ngờ trong đó có một quả có nhiều vàng. Anh trở nên giàu có[4].
[1]. Theo lời kể của người Hà Tĩnh
[2]. Theo Truyện cổ tích trẻ em.
[3]. Theo Đơ-jor-jơ (Degeorge). Truyền thuyết của người Tày ở An-nam, trong tạp chí Nhân loại (1921-22)
[4]. Theo Truyện cổ dân tộc Mèo, sách đã dẫn