Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ! Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Người dân nghèo và Ngọc hoàng

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

Ngày xưa, có một nhà kia trải đã mấy đời sống trong cảnh khố rách áo ôm. Đến đời người cháu nội là một anh học trò không đất cắm dùi. Ngày ngày anh cố công làm thuê làm mướn để tối đến học năm ba chữ, may chi thay đổi được số phận, nhưng mãi đến năm ba mươi tuổi, cuộc sống của anh vẫn không nhích lên được tí nào. Không chịu được nỗi đói khổ dằn vặt, một hôm anh ngồi than thở một mình:

– Tục ngữ có câu: – “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Ấy vậy mà đã ba đời nay dòng họ mình toàn là đói rách xơ xác. Ta nghe nói ngoài biển Đông có Ngọc Hoàng thượng đế thường xuống ngự trên một hòn đảo. Vậy ta phải đi tìm một phen để hỏi cho ra lẽ.

Nghĩ vậy, anh bèn khăn gói quả quyết lên đường.

Anh cứ ngày đi đêm nghỉ đã được mươi hôm. Vì tiền, lương mang đi không có bao nhiêu nên chóng cạn. Đành phải lần vào một nhà nọ để xin giúp đỡ. Người chủ nhà này là một phú ông. Phú ông sai người dọn cơm nước đãi anh tử tế, đoạn hỏi:

– Anh đi đâu có việc gì?

Người học trò không giấu giếm một tý nào cả:

– Nghe nói Ngọc Hoàng thượng đế thường xuống ngự trên một hòn đảo ngoài biển Đông, tôi cất công đi tìm Ngọc Hoàng để hỏi tại sao người ta thường nói: – “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, thế mà nhà tôi đói khổ từ ba đời nay không cất mặt lên được.

Nghe đoạn, phú ông đưa cho anh học trò một số tiền ăn đường, và nói:

– Thế thì nhân thể anh làm ơn hỏi giúp Ngọc Hoàng cho tôi một việc. Nhà tôi từ xưa đến rày không hề làm việc gì ác đức, vậy mà không hiểu tại sao vợ chồng tôi chỉ sinh hạ có mỗi một mụn con gái mà lại câm từ thuở nhỏ.

Người học trò gật đầu nhận lời, rồi lên đường, tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng số tiền ăn đường của anh chẳng mấy chốc lại hết veo. Anh lại lần vào nhà một người nọ ở dọc dường để cầu giúp đỡ. Người chủ nhà này cũng đãi đằng cơm nước tử tế, đoạn hỏi anh về mục đích chuyến đi. Anh cũng kể lại tỉ mỉ số phận đen đủi của mình cũng với ý định đi tìm Ngọc Hoàng thượng đế. Nghe thủng câu chuyện, người kia mang tiền gạo ra tặng anh, và nói:

– Nếu anh đi gặp Ngọc Hoàng thượng đế thì nhân thể làm ơn hỏi hộ cho tôi việc này một tý. Nguyên nhà tôi có trồng mây cây cam, không hiểu tại sao cây tốt sum suê mà lại không hề có quả.

Người học trò nhận lời và lại tiếp tục lên đường. Anh đi mãi rồi cũng đến đích. Nhưng khi muốn vượt biển để tìm đến hỏi đảo chỗ Ngọc Hoàng thường ngự xuống thì thấy một trời một nước mênh mông, chẳng có thuyền bè gì cả. Anh ngồi lại ở trên bờ chờ đợi. Chờ luôn ba hôm không thấy gì, anh không khỏi sốt ruột. Bỗng một hôm anh trông thấy một con ba ba khổng lồ nổi lên mặt nước bơi vào bờ, hỏi anh có việc gì mà ngồi chờ ở đây. Người học trò liền kể hết tâm sự của mình cho ba ba nghe và nói lên điều mong mỏi trước mắt là chờ gặp một con thuyền để đi nhờ ra đảo. Ba ba nghe vậy liền bảo:

– Anh cứ trèo lên lưng tôi, tôi sẽ vui lòng đưa giúp anh ra đến tận đảo. Nhưng nhân thể nhờ anh hỏi hộ Ngọc Hoàng cho tôi là tại sao tôi sống ở đây đã được một ngàn năm rồi mà vẫn cứ thế này mãi chứ không thay đổi.

Người học trò lại nhận lời của ba ba. Anh ngồi lên lưng ba ba để cho con vật rẽ sóng đưa mình băng qua muôn trùng sóng nước. Đảo xa mù tít ngày một rõ dần. Không bao lâu, bàn chân anh đã giẫm lên đảo. Anh còn tiếp tục đi một đoạn đường rất dài và trèo lên tận đỉnh một ngọn núi. Theo lời chỉ dẫn thì đây chính là chỗ Ngọc Hoàng thỉnh thoảng thường ngự xuống nghỉ ngơi. Cho nên, anh dừng chân lại và gắng sức chờ đợi. Quả nhiên ba hôm sau, vào một buổi sáng, bỗng có một vầng sáng từ trên trời bay vụt xuống đỉnh núi, Ngọc Hoàng từ trong vầng sáng bước ra rồi khoan thai tới ngự trên một cái ngai đầy châu báu rực rỡ. Không rụt rè một tí nào, anh học trò tiến đến trước mặt Ngọc Hoàng quỳ xuống tâu xin. Nhìn thấy anh, Ngọc Hoàng chau mày:

– Nhà ngươi muốn cái gì mà đến đây.

Người học trò chưa vội hỏi việc của mình, anh bắt đầu kêu hộ việc của ba ba. Ngọc Hoàng nghe xong, liền nói:

– Nó có hòn ngọc ở trong cổ nên không hóa kiếp dược. Chỉ cần bỏ ngọc ra là hóa được ngay.

Anh lại đem việc của người trồng cam ra tâu. Ngọc Hoàng bảo:

– Những cây cam ấy không có quả là vì dưới gốc của chúng có vàng. “Kim khắc mộc” nên mới như thế.

Anh học trò lại chuyển sang hỏi hộ cho người con gái câm. Ngọc Hoàng bảo:

– Nó không nói được là vì chưa có ông trạng nào đến “khai khẩu” cho nó.

Người học trò sắp sửa chuyển sang hỏi việc cho chính mình, thì không ngờ Ngọc Hoàng thượng đế thấy anh hỏi mãi nên học mình, gắt:

– Bực quá! Ta đến ngồi ở đây tưởng cách biệt với thiền đình để kiếm chút yên tĩnh, không ngờ lại bị bọn trần gian tìm đến quấy rầy.

Nói đoạn, Ngọc Hoàng vội cưỡi mây bay về trời. Cho là số phận của mình đen đủi nên mới xui ra vậy, anh học trò đành ngậm ngùi quay trở về. Đến bờ biển đã thấy ba ba chực sẵn ở đó, nó bảo anh trèo lên, chở vào đất liền, rồi hỏi:

– Việc của tôi thế nào?

– Tại trong cổ mày có hạt ngọc mà mày thì cứ khư khư giữ mãi không chịu bỏ ra, nên không thể hóa kiếp được?

Ba ba bèn nhả viên ngọc đưa ra biếu anh và chỉ một chốc sau nó đã được đầu thai làm kiếp khác.

Anh học trò lại lần theo đường cũ trở về. Đến nhà có cây cam, người chủ ra đón anh, hỏi:

– Việc của tôi thế nào?

– Vì dưới gốc cây có vàng chôn, cứ đào lên là khắc có quả.

Người làm vườn bèn lấy thuổng đào, quả tìm thấy dưới mỗi gốc cây có một chĩnh vàng. Ông ta vui lòng chia cho người có công đi hỏi giúp mình một chĩnh.

Anh học trò lại lên đường về. Đi ngang qua kinh thành nhà vua thì một không khí tấp nập làm anh chú ý. Ở đây người ta đang mở khoa thi để kén Trạng nguyên. Nhờ có viên ngọc, anh học trò đã trở nên sáng dạ lạ thường, bao nhiêu kinh sử ôn đến đâu thuộc làu đến đấy. Vì thế anh bèn nấn ná ở lại. Sẵn có vàng, anh sắm sửa mọi thứ: quyển thi, lều chiếu và lễ vật… để được có tên vào danh sách ứng thí. Khoa ấy, văn bài của anh làm rất xuất sắc. Chánh chủ khảo lấy anh lên đầu bảng. Nhà vua vô cùng khen ngợi vì kén được nhân tài xứng đáng, phong cho anh đậu Trạng nguyên.

Sau đó ít lâu Trạng cưỡi ngựa vinh quy. Một đoàn lính tiền hô hậu ủng theo Trạng cùng đi. Khi đi qua nhà phú ông, Trạng vẫn không quên lời hứa ngày nọ. Chàng bèn dừng ngựa ghé vào. Phú ông lấy làm ngạc nhiên khi thấy có quân gia kéo vào nhà mình, liền khăn áo chỉnh tề ra tiếp đón. Thấy Trạng không phải ai khác hơn người học trò nghèo đi hỏi Ngọc Hoàng dạo trước, phú ông lại càng bội phần kinh ngạc. Nhưng Trạng vừa kịp truyền cho phú ông biết câu trả lời của Ngọc Hoàng thượng đế, thì từ buồng trong, cô gái câm đã bước ra mỉm cười cúi chào Trạng và tự nhiên thốt lên thành lời. Để cám ơn người có công giúp mình, phú ông bèn đem con gái gả cho Trạng làm vợ[1].

KHẢO DỊ

Mô-típ trên phổ biến ở một số nước châu Á và châu Âu. Ở Triều-tiên, Trung-quốc đều có truyện giống với truyện của ta. Sau đây chỉ kể một số dị bản có tình tiết hơi khác.

Dân tộc Dáy có truyện Phìn pản phân (chia đôi):

Xưa có một chàng trai nghèo đi ở cho một nhà giàu, một hôm nhặt được một thoi vàng trên có ba chữ “phìn pản phân” anh bị tên nhà giàu cướp lấy, bảo ba chữ ấy là tên mình. Anh bèn bỏ chủ đi tìm tiên để hỏi. Dọc đường anh cũng lần lượt gặp một nhà có hai cây cam có hoa không quả, một nhà có cô gái câm và một con rắn sống mấy trăm năm mà chưa được lên trời, nhờ hỏi hộ lý do. Cũng như truyện trên, anh chỉ hỏi được ba việc cho người, mà không hỏi được việc của mình. Nhưng khi xong việc của con rắn, anh được nó tặng một viên ngọc lấy từ đầu rắn, xong việc thứ hai, anh được nhà nọ gả cho cô gái hết câm; xong việc thứ ba anh được chia đôi số thoi vàng và bạc mà trên mỗi thoi đều có ba chữ “phìn pản phân”. Qua đó anh tự giải đáp được luôn câu hai của mình: chính là tên nhà giàu đã cướp không thoi vàng của mình nhặt được. Kết cục câu chuyện, thoi vàng của tên nhà giàu tự nhiên biến thành cục phân[2].

Truyện cổ tích Grim (Grimm) có kể Ba sợi tóc vàng của chúa quỷ cũng là một dị bản của các truyện trên, khá phổ biến ở châu Âu.

Một đứa bé đẻ ra đã đội mũ, thầy số đoán nó sẽ lấy công chúa. Nghe nói, nhà vua muốn phá tiền định, bèn bắt thằng bé bỏ vào hộp thả sông. Một người chủ cối xay nhặt được hộp vướng vào hàng cừ, bèn đem về nuôi cho khôn lớn.

Vua đi qua, biết nó là đứa bé mình toan hại trước đây, bèn nhờ anh mang thư về cho hoàng hậu, trong thư dặn vợ giết chết người đưa thư. Nhưng một bọn cướp bắt được anh và bức thư, bèn bí mật chữa lại là “gả công chúa cho người đưa thư”. Vì thế anh được lấy công chúa. Khi vua trở về thì mọi việc đã xong đâu vào dấy. Tức giận, vua bèn bắt anh phải đi lấy ba sợi tóc vàng của quỷ, có được mới nhận làm rể.

Đến đây truyện giống với những truyện vừa kể ở trên. Anh đến một thành phố, người lính gác thành phố thấy anh nói gì cũng thông hiểu, bèn xin anh cho biết tại sao giếng ở chợ mọi ngày vẫn chảy ra rượu vang nay lại cạn. Anh hứa lúc về sẽ trả lời. Một người lính gác thành phố thứ hai hỏi anh vì sao cây đang ra quả vàng tự nhiên héo khô. Một người lái dò mà anh gặp sau đó, hỏi anh vì sao suốt đời phải đưa đò ở bến. Anh đều hứa khi về sẽ trả lời. Vào địa ngục, đến nhà chúa quỷ, gặp quỷ vợ, anh nói mục đích của mình và các câu hỏi. Vợ chúa quỷ biến anh thành con kiến nấp trong nếp áo để cho chúa quỷ khỏi ăn thịt – phần nào giống với nhân vật sư và Ác-lai trong Sự tích cá he (số 13, tập I). Chúa quỷ về, bảo vợ rằng mình đánh hơi thấy có mùi thịt người. Vợ đánh trống lảng cho qua chuyện, ăn xong, chúa quỷ nằm xuống gối đầu lên dùi vợ nhờ bắt chấy. Vợ nhổ lần lượt ba sợi tóc, mỗi lần nhổ chúa quỷ đau tỉnh giấc, là một lần vợ đem một câu hỏi của anh ra hỏi. Sáng hôm sau khi chúa quỷ đi khỏi nhà, anh được vợ quỷ làm phép trả lại hình người và trao cho ba sợi tóc vàng.

Trở về, anh lần lượt trả lời ba câu hỏi. Với anh lái đò, đợi khi qua sông xong, anh nói: – “Thấy người nào qua sông cứ ấn mái chèo vào tay rồi bỏ đi là từ giã được nghề cầm chèo”. Với người lính canh thứ hai. – “Bắt con chuột gặm rễ cây giết đi, cây lại có quả vàng”. Người ấy tặng anh một con la chở đầy vàng. Với người lính canh đầu tiên – “Bắt con cóc dưới đáy giếng thì lại có rượu vang”, cũng được tặng hai con la đầy vàng.

Vua được ba sợi tóc rất mừng. Nhưng nghe nói bên kia sông có nhiều vàng thì động lòng tham, quyết đi tìm vàng. Lúc vua qua sông, người lái đò dúi mái chèo vào tay vua rồi đi mất. Thế là vua phải ở lại làm nghề chèo dò.

Người Pháp có truyện Bà tiên chồn:

Một người anh chiếm hết cả gia tài, chỉ chia cho em một ít tiền. Em đông con, ăn hết tiền lại đến vay của anh. Anh bảo cởi truồng ra dầm mưa rồi lăn vào trong chạn đầy bột của mình, dính được bao nhiêu cho lấy bấy nhiêu. Em làm theo lời, chỉ được bột vừa đủ làm nửa cái bánh, nhưng sau đó phơi bánh ở cửa sổ, gió thổi bay đi mất. Lại đến xin người anh lần nữa. Anh bảo đi tìm bà tiên chồn mà hỏi. Em đi ngay. Trong khi đi dường, em được một gốc đa che cho khỏi lạnh, cây nhờ hỏi hộ tại sao những cây khác đều có quả mà mình thì không. Lại được một con diều lớn nằm giữa đất cho nấp dưới cánh, chim cũng nhờ hỏi hộ vì sao mình lại không bay được. Một dòng suối mà chàng lội qua cũng nhờ hỏi vì sao những suối khác đều có cá mà mình thì không. Khi gặp bà tiên chồn, bà tiên trả lời ba câu hỏi hộ người, đến câu hỏi của mình thì bà trao cho một cái liềm vàng. Em về lội qua suối rồi nấp sau một đống đất nói với suối rằng – “muốn có cá phải nuốt một người”. Sau khi ngủ dưới cánh diều một đêm, sáng dậy chàng gỡ một hòn đá trong nách chim, chim liền bay được. Sau khi ngủ một đêm dưới gốc đa, chàng đào dưới gốc được hai hũ hạt, cây từ đó có quả. Đưa về nhà thì hòn đá ở nách chim hóa thành kim cương, hai hũ hạt thành hai hũ vàng.

Nghe tin em giàu có, người anh tìm đến hỏi, rồi vội bỏ đi gặp bà tiên chồn; nhưng cây đa đã có quả, chim đã bay mất, hắn không còn chỗ ẩn nấp, khi qua suối lội xuống bị nuốt chửng. Từ đó, suối trở nên lắm cá.

Truyện của người đảo Cor-xơ (Corse) Bạn của những người nghèo:

Một ông chúa vì làm phúc mà phá sản. Tin tưởng ở đức chúa Trời, ông đeo túi lên vai đi tìm để hỏi. Dọc đường, gặp một ông chúa lâu đài nhờ hỏi hộ vì sao đất của mình không sinh sản. Gặp một thầy cả nhà dòng nhờ hỏi vì sao nhà dòng trở thành địa ngục và các thầy tu lại sinh đánh nhau. Cuối cùng gặp một người đàn bà nghèo nhờ hỏi vì sao con gái mình không kiếm được chồng.

Khi đến nơi, chúa Trời trả lời cho ông các câu hỏi, rồi cho ông một túi sỏi đủ cho ông và vợ làm phúc suốt đời. Trở về qua chỗ người đàn bà nghèo, ông trao cho bà và các cô con gái mỗi người một hòn sỏi. Sỏi hiện thành kim cương, các cô gái liền kiếm được chồng. Đến chỗ nhà dòng, ông bảo thầy cả phải đem cây thập tự cho người đầu bếp và rung tất cả các chuông lên. Quỷ ốp vào người đầu bếp, làm hắn chạy trốn và kêu rống. Cả nhà dòng sợ hãi, từ đó các thầy tu không đánh nhau nữa. Đến chỗ ông chúa lâu đài, ông bảo hạ tường xuống đất thì đất sẽ sinh sản được[3].

Một số truyện khác của Việt-nam dường như xuất phát từ một số hình tượng chính của truyện Người dân nghèo và Ngọc hoàng mà phát triển thành, ví dụ truyện Nhà sư và cá kình (giống với hình tượng người học trò và con ba ba):

Một nhà sư trụ trì đã lâu năm mà chưa thành chính quả: một hôm mộng thấy thần linh bảo phải di đến nước Phật để tìm một câu tụng niệm, rồi tự mình tụng lấy thì đắc dạo. Sư ra đi với một đám đệ tử, nhưng đường sá gian nguy, các đệ tử rơi lại dọc dường, còn một mình sư vẫn không nản chí. Đến bờ biển không có thuyền bè nào dám chở. Một con cá kình ngẫu nhiên qua đó ghé cho sư lên. Biết sư đi tìm Phật, cá nhờ hỏi Phật cho một câu. Sư ta nhận lời (nhưng như vậy là phạm lỗi vì đáng lý phải ngậm thinh). Cá nói mình đã sống một nghìn một trăm năm nay và gần đây để chuộc lỗi lầm cũ, không hề ăn một con tép nhỏ, nhưng không hiểu sao vẫn chưa thành chính quả. Sư sợ cá bỏ mình dọc đường (ý nghĩ đó là phạm lỗi lần thứ hai) nên tuy biết không thể hỏi được nhưng cũng hứa liều (phạm lỗi lần thứ ba). Cám ơn sư, cá chở đến tận bờ. Đến nơi, sư nhận được của Phật một quyển kinh trong đó có câu tụng niệm, nhưng vì lỗi lầm làm mờ ám, sư chỉ dọc dược câu đầu sách và lặp đi lặp lại: “Nam-mô-a-di-đà-phật”. Sau đó sư bỏ kinh vào đãy trở về.

Đến bờ biển gặp lại con cá kình cũ. Sư lại trèo lên lưng cho nó chở về. Đến nơi cá hỏi, sư run rẩy vì lỗi lầm của mình nên đánh rơi đãy. Cá tưởng Phật cho mình bèn nuốt chửng đãy kinh rồi đi luôn. Sư bước lên bờ: đây là đảo Phú-quốc. Sư dừng lại ở đây trụ trì, và sau đó ghi lên hang núi một câu: “Kẻ đệ tử đã đi sang Tây-trúc tìm dược câu tụng niệm là “Nam-mô-a-di-đà Phật”[4].

Người châu Âu có khá nhiều truyện có nói tới một nhân vật đi tìm cho vua ba sợi tóc vàng (hay thuốc trẻ lại). Đặc biệt hầu như các truyện đó đều có hình ảnh người lái dò ngang từng làm việc lâu năm và muốn tìm người thay thế. Ví dụ truyện Thằng bé gù, có nói tới một hoàng tử đi tìm thuốc trẻ lại, dọc đường gặp một con chồn biếu một cái khăn có thể gọi ra thức ăn và dặn: thuốc trẻ lại ở trong một lâu đài rất xa. Lâu dài này có một ông chằng, một con hổ và một con sư tử canh giữ. Muốn đến lâu dài phải qua sông bằng đò ngang, người lái đò làm nghề này đã mười tám thế kỷ, xuống đò nếu người nào bước thụt lùi một bước, là phải thay chân người lái mãi mãi, v.v…

(HẾT TẬP III)

[1] Theo Lăng-đờ (Landes), sách đã dẫn.

[2] Theo Chàng xà trị hổ ác, sách đã dẫn.

[3] Chúng tôi chưa nắm được ý nghĩa của tình tiết sau cùng này.

[4] Theo Tạp chí Đông-dương tập XIII, số 1 (1910). Một dị bản của truyện này như sau: Một nhà sư sang Tây-trúc thỉnh kinh, đến bờ biển không có đò, nhờ có con rùa nổi lên chở đi. Dọc đường rùa dặn: – “Xin ông hỏi hộ với Phật tại sao tôi cứ phải ở nước mãi khổ lắm”. Sư ta nhận lời. Khi sư quay về lại được rùa đón chở. Đi được nửa đường rùa hỏi về điều mình nhờ hỏi hộ. Sư đáp: – “À quên”. Rùa giận lặn mất, vì thế kinh kệ ướt cả, may có con diều tha kinh lên phơi phóng. Do câu chuyện này người ta cho rằng rùa bị tội đội bia. Còn diều thì được biểu dương bằng cách ngậm phướn (Bản khai của sách Hữu-lập, sách Vĩnh-lại, sách Nhiêu-hợp đã dẫn, tập I). Xem thêm Khảo dị truyện số 13, tập I.

Ngày xưa, có một nhà kia trải đã mấy đời sống trong cảnh khố rách áo ôm. Đến đời người cháu nội là một anh học trò không đất cắm dùi. Ngày ngày anh cố công làm thuê làm mướn để tối đến học năm ba chữ, may chi thay đổi được số phận, nhưng mãi đến năm ba mươi tuổi, cuộc sống của anh vẫn không nhích lên được tí nào. Không chịu được nỗi đói khổ dằn vặt, một hôm anh ngồi than thở một mình:

– Tục ngữ có câu: – “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Ấy vậy mà đã ba đời nay dòng họ mình toàn là đói rách xơ xác. Ta nghe nói ngoài biển Đông có Ngọc Hoàng thượng đế thường xuống ngự trên một hòn đảo. Vậy ta phải đi tìm một phen để hỏi cho ra lẽ.

Nghĩ vậy, anh bèn khăn gói quả quyết lên đường.

Anh cứ ngày đi đêm nghỉ đã được mươi hôm. Vì tiền, lương mang đi không có bao nhiêu nên chóng cạn. Đành phải lần vào một nhà nọ để xin giúp đỡ. Người chủ nhà này là một phú ông. Phú ông sai người dọn cơm nước đãi anh tử tế, đoạn hỏi:

– Anh đi đâu có việc gì?

Người học trò không giấu giếm một tý nào cả:

– Nghe nói Ngọc Hoàng thượng đế thường xuống ngự trên một hòn đảo ngoài biển Đông, tôi cất công đi tìm Ngọc Hoàng để hỏi tại sao người ta thường nói: – “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, thế mà nhà tôi đói khổ từ ba đời nay không cất mặt lên được.

Nghe đoạn, phú ông đưa cho anh học trò một số tiền ăn đường, và nói:

– Thế thì nhân thể anh làm ơn hỏi giúp Ngọc Hoàng cho tôi một việc. Nhà tôi từ xưa đến rày không hề làm việc gì ác đức, vậy mà không hiểu tại sao vợ chồng tôi chỉ sinh hạ có mỗi một mụn con gái mà lại câm từ thuở nhỏ.

Người học trò gật đầu nhận lời, rồi lên đường, tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng số tiền ăn đường của anh chẳng mấy chốc lại hết veo. Anh lại lần vào nhà một người nọ ở dọc dường để cầu giúp đỡ. Người chủ nhà này cũng đãi đằng cơm nước tử tế, đoạn hỏi anh về mục đích chuyến đi. Anh cũng kể lại tỉ mỉ số phận đen đủi của mình cũng với ý định đi tìm Ngọc Hoàng thượng đế. Nghe thủng câu chuyện, người kia mang tiền gạo ra tặng anh, và nói:

– Nếu anh đi gặp Ngọc Hoàng thượng đế thì nhân thể làm ơn hỏi hộ cho tôi việc này một tý. Nguyên nhà tôi có trồng mây cây cam, không hiểu tại sao cây tốt sum suê mà lại không hề có quả.

Người học trò nhận lời và lại tiếp tục lên đường. Anh đi mãi rồi cũng đến đích. Nhưng khi muốn vượt biển để tìm đến hỏi đảo chỗ Ngọc Hoàng thường ngự xuống thì thấy một trời một nước mênh mông, chẳng có thuyền bè gì cả. Anh ngồi lại ở trên bờ chờ đợi. Chờ luôn ba hôm không thấy gì, anh không khỏi sốt ruột. Bỗng một hôm anh trông thấy một con ba ba khổng lồ nổi lên mặt nước bơi vào bờ, hỏi anh có việc gì mà ngồi chờ ở đây. Người học trò liền kể hết tâm sự của mình cho ba ba nghe và nói lên điều mong mỏi trước mắt là chờ gặp một con thuyền để đi nhờ ra đảo. Ba ba nghe vậy liền bảo:

– Anh cứ trèo lên lưng tôi, tôi sẽ vui lòng đưa giúp anh ra đến tận đảo. Nhưng nhân thể nhờ anh hỏi hộ Ngọc Hoàng cho tôi là tại sao tôi sống ở đây đã được một ngàn năm rồi mà vẫn cứ thế này mãi chứ không thay đổi.

Người học trò lại nhận lời của ba ba. Anh ngồi lên lưng ba ba để cho con vật rẽ sóng đưa mình băng qua muôn trùng sóng nước. Đảo xa mù tít ngày một rõ dần. Không bao lâu, bàn chân anh đã giẫm lên đảo. Anh còn tiếp tục đi một đoạn đường rất dài và trèo lên tận đỉnh một ngọn núi. Theo lời chỉ dẫn thì đây chính là chỗ Ngọc Hoàng thỉnh thoảng thường ngự xuống nghỉ ngơi. Cho nên, anh dừng chân lại và gắng sức chờ đợi. Quả nhiên ba hôm sau, vào một buổi sáng, bỗng có một vầng sáng từ trên trời bay vụt xuống đỉnh núi, Ngọc Hoàng từ trong vầng sáng bước ra rồi khoan thai tới ngự trên một cái ngai đầy châu báu rực rỡ. Không rụt rè một tí nào, anh học trò tiến đến trước mặt Ngọc Hoàng quỳ xuống tâu xin. Nhìn thấy anh, Ngọc Hoàng chau mày:

– Nhà ngươi muốn cái gì mà đến đây.

Người học trò chưa vội hỏi việc của mình, anh bắt đầu kêu hộ việc của ba ba. Ngọc Hoàng nghe xong, liền nói:

– Nó có hòn ngọc ở trong cổ nên không hóa kiếp dược. Chỉ cần bỏ ngọc ra là hóa được ngay.

Anh lại đem việc của người trồng cam ra tâu. Ngọc Hoàng bảo:

– Những cây cam ấy không có quả là vì dưới gốc của chúng có vàng. “Kim khắc mộc” nên mới như thế.

Anh học trò lại chuyển sang hỏi hộ cho người con gái câm. Ngọc Hoàng bảo:

– Nó không nói được là vì chưa có ông trạng nào đến “khai khẩu” cho nó.

Người học trò sắp sửa chuyển sang hỏi việc cho chính mình, thì không ngờ Ngọc Hoàng thượng đế thấy anh hỏi mãi nên học mình, gắt:

– Bực quá! Ta đến ngồi ở đây tưởng cách biệt với thiền đình để kiếm chút yên tĩnh, không ngờ lại bị bọn trần gian tìm đến quấy rầy.

Nói đoạn, Ngọc Hoàng vội cưỡi mây bay về trời. Cho là số phận của mình đen đủi nên mới xui ra vậy, anh học trò đành ngậm ngùi quay trở về. Đến bờ biển đã thấy ba ba chực sẵn ở đó, nó bảo anh trèo lên, chở vào đất liền, rồi hỏi:

– Việc của tôi thế nào?

– Tại trong cổ mày có hạt ngọc mà mày thì cứ khư khư giữ mãi không chịu bỏ ra, nên không thể hóa kiếp được?

Ba ba bèn nhả viên ngọc đưa ra biếu anh và chỉ một chốc sau nó đã được đầu thai làm kiếp khác.

Anh học trò lại lần theo đường cũ trở về. Đến nhà có cây cam, người chủ ra đón anh, hỏi:

– Việc của tôi thế nào?

– Vì dưới gốc cây có vàng chôn, cứ đào lên là khắc có quả.

Người làm vườn bèn lấy thuổng đào, quả tìm thấy dưới mỗi gốc cây có một chĩnh vàng. Ông ta vui lòng chia cho người có công đi hỏi giúp mình một chĩnh.

Anh học trò lại lên đường về. Đi ngang qua kinh thành nhà vua thì một không khí tấp nập làm anh chú ý. Ở đây người ta đang mở khoa thi để kén Trạng nguyên. Nhờ có viên ngọc, anh học trò đã trở nên sáng dạ lạ thường, bao nhiêu kinh sử ôn đến đâu thuộc làu đến đấy. Vì thế anh bèn nấn ná ở lại. Sẵn có vàng, anh sắm sửa mọi thứ: quyển thi, lều chiếu và lễ vật… để được có tên vào danh sách ứng thí. Khoa ấy, văn bài của anh làm rất xuất sắc. Chánh chủ khảo lấy anh lên đầu bảng. Nhà vua vô cùng khen ngợi vì kén được nhân tài xứng đáng, phong cho anh đậu Trạng nguyên.

Sau đó ít lâu Trạng cưỡi ngựa vinh quy. Một đoàn lính tiền hô hậu ủng theo Trạng cùng đi. Khi đi qua nhà phú ông, Trạng vẫn không quên lời hứa ngày nọ. Chàng bèn dừng ngựa ghé vào. Phú ông lấy làm ngạc nhiên khi thấy có quân gia kéo vào nhà mình, liền khăn áo chỉnh tề ra tiếp đón. Thấy Trạng không phải ai khác hơn người học trò nghèo đi hỏi Ngọc Hoàng dạo trước, phú ông lại càng bội phần kinh ngạc. Nhưng Trạng vừa kịp truyền cho phú ông biết câu trả lời của Ngọc Hoàng thượng đế, thì từ buồng trong, cô gái câm đã bước ra mỉm cười cúi chào Trạng và tự nhiên thốt lên thành lời. Để cám ơn người có công giúp mình, phú ông bèn đem con gái gả cho Trạng làm vợ[1].

KHẢO DỊ

Mô-típ trên phổ biến ở một số nước châu Á và châu Âu. Ở Triều-tiên, Trung-quốc đều có truyện giống với truyện của ta. Sau đây chỉ kể một số dị bản có tình tiết hơi khác.

Dân tộc Dáy có truyện Phìn pản phân (chia đôi):

Xưa có một chàng trai nghèo đi ở cho một nhà giàu, một hôm nhặt được một thoi vàng trên có ba chữ “phìn pản phân” anh bị tên nhà giàu cướp lấy, bảo ba chữ ấy là tên mình. Anh bèn bỏ chủ đi tìm tiên để hỏi. Dọc đường anh cũng lần lượt gặp một nhà có hai cây cam có hoa không quả, một nhà có cô gái câm và một con rắn sống mấy trăm năm mà chưa được lên trời, nhờ hỏi hộ lý do. Cũng như truyện trên, anh chỉ hỏi được ba việc cho người, mà không hỏi được việc của mình. Nhưng khi xong việc của con rắn, anh được nó tặng một viên ngọc lấy từ đầu rắn, xong việc thứ hai, anh được nhà nọ gả cho cô gái hết câm; xong việc thứ ba anh được chia đôi số thoi vàng và bạc mà trên mỗi thoi đều có ba chữ “phìn pản phân”. Qua đó anh tự giải đáp được luôn câu hai của mình: chính là tên nhà giàu đã cướp không thoi vàng của mình nhặt được. Kết cục câu chuyện, thoi vàng của tên nhà giàu tự nhiên biến thành cục phân[2].

Truyện cổ tích Grim (Grimm) có kể Ba sợi tóc vàng của chúa quỷ cũng là một dị bản của các truyện trên, khá phổ biến ở châu Âu.

Một đứa bé đẻ ra đã đội mũ, thầy số đoán nó sẽ lấy công chúa. Nghe nói, nhà vua muốn phá tiền định, bèn bắt thằng bé bỏ vào hộp thả sông. Một người chủ cối xay nhặt được hộp vướng vào hàng cừ, bèn đem về nuôi cho khôn lớn.

Vua đi qua, biết nó là đứa bé mình toan hại trước đây, bèn nhờ anh mang thư về cho hoàng hậu, trong thư dặn vợ giết chết người đưa thư. Nhưng một bọn cướp bắt được anh và bức thư, bèn bí mật chữa lại là “gả công chúa cho người đưa thư”. Vì thế anh được lấy công chúa. Khi vua trở về thì mọi việc đã xong đâu vào dấy. Tức giận, vua bèn bắt anh phải đi lấy ba sợi tóc vàng của quỷ, có được mới nhận làm rể.

Đến đây truyện giống với những truyện vừa kể ở trên. Anh đến một thành phố, người lính gác thành phố thấy anh nói gì cũng thông hiểu, bèn xin anh cho biết tại sao giếng ở chợ mọi ngày vẫn chảy ra rượu vang nay lại cạn. Anh hứa lúc về sẽ trả lời. Một người lính gác thành phố thứ hai hỏi anh vì sao cây đang ra quả vàng tự nhiên héo khô. Một người lái dò mà anh gặp sau đó, hỏi anh vì sao suốt đời phải đưa đò ở bến. Anh đều hứa khi về sẽ trả lời. Vào địa ngục, đến nhà chúa quỷ, gặp quỷ vợ, anh nói mục đích của mình và các câu hỏi. Vợ chúa quỷ biến anh thành con kiến nấp trong nếp áo để cho chúa quỷ khỏi ăn thịt – phần nào giống với nhân vật sư và Ác-lai trong Sự tích cá he (số 13, tập I). Chúa quỷ về, bảo vợ rằng mình đánh hơi thấy có mùi thịt người. Vợ đánh trống lảng cho qua chuyện, ăn xong, chúa quỷ nằm xuống gối đầu lên dùi vợ nhờ bắt chấy. Vợ nhổ lần lượt ba sợi tóc, mỗi lần nhổ chúa quỷ đau tỉnh giấc, là một lần vợ đem một câu hỏi của anh ra hỏi. Sáng hôm sau khi chúa quỷ đi khỏi nhà, anh được vợ quỷ làm phép trả lại hình người và trao cho ba sợi tóc vàng.

Trở về, anh lần lượt trả lời ba câu hỏi. Với anh lái đò, đợi khi qua sông xong, anh nói: – “Thấy người nào qua sông cứ ấn mái chèo vào tay rồi bỏ đi là từ giã được nghề cầm chèo”. Với người lính canh thứ hai. – “Bắt con chuột gặm rễ cây giết đi, cây lại có quả vàng”. Người ấy tặng anh một con la chở đầy vàng. Với người lính canh đầu tiên – “Bắt con cóc dưới đáy giếng thì lại có rượu vang”, cũng được tặng hai con la đầy vàng.

Vua được ba sợi tóc rất mừng. Nhưng nghe nói bên kia sông có nhiều vàng thì động lòng tham, quyết đi tìm vàng. Lúc vua qua sông, người lái đò dúi mái chèo vào tay vua rồi đi mất. Thế là vua phải ở lại làm nghề chèo dò.

Người Pháp có truyện Bà tiên chồn:

Một người anh chiếm hết cả gia tài, chỉ chia cho em một ít tiền. Em đông con, ăn hết tiền lại đến vay của anh. Anh bảo cởi truồng ra dầm mưa rồi lăn vào trong chạn đầy bột của mình, dính được bao nhiêu cho lấy bấy nhiêu. Em làm theo lời, chỉ được bột vừa đủ làm nửa cái bánh, nhưng sau đó phơi bánh ở cửa sổ, gió thổi bay đi mất. Lại đến xin người anh lần nữa. Anh bảo đi tìm bà tiên chồn mà hỏi. Em đi ngay. Trong khi đi dường, em được một gốc đa che cho khỏi lạnh, cây nhờ hỏi hộ tại sao những cây khác đều có quả mà mình thì không. Lại được một con diều lớn nằm giữa đất cho nấp dưới cánh, chim cũng nhờ hỏi hộ vì sao mình lại không bay được. Một dòng suối mà chàng lội qua cũng nhờ hỏi vì sao những suối khác đều có cá mà mình thì không. Khi gặp bà tiên chồn, bà tiên trả lời ba câu hỏi hộ người, đến câu hỏi của mình thì bà trao cho một cái liềm vàng. Em về lội qua suối rồi nấp sau một đống đất nói với suối rằng – “muốn có cá phải nuốt một người”. Sau khi ngủ dưới cánh diều một đêm, sáng dậy chàng gỡ một hòn đá trong nách chim, chim liền bay được. Sau khi ngủ một đêm dưới gốc đa, chàng đào dưới gốc được hai hũ hạt, cây từ đó có quả. Đưa về nhà thì hòn đá ở nách chim hóa thành kim cương, hai hũ hạt thành hai hũ vàng.

Nghe tin em giàu có, người anh tìm đến hỏi, rồi vội bỏ đi gặp bà tiên chồn; nhưng cây đa đã có quả, chim đã bay mất, hắn không còn chỗ ẩn nấp, khi qua suối lội xuống bị nuốt chửng. Từ đó, suối trở nên lắm cá.

Truyện của người đảo Cor-xơ (Corse) Bạn của những người nghèo:

Một ông chúa vì làm phúc mà phá sản. Tin tưởng ở đức chúa Trời, ông đeo túi lên vai đi tìm để hỏi. Dọc đường, gặp một ông chúa lâu đài nhờ hỏi hộ vì sao đất của mình không sinh sản. Gặp một thầy cả nhà dòng nhờ hỏi vì sao nhà dòng trở thành địa ngục và các thầy tu lại sinh đánh nhau. Cuối cùng gặp một người đàn bà nghèo nhờ hỏi vì sao con gái mình không kiếm được chồng.

Khi đến nơi, chúa Trời trả lời cho ông các câu hỏi, rồi cho ông một túi sỏi đủ cho ông và vợ làm phúc suốt đời. Trở về qua chỗ người đàn bà nghèo, ông trao cho bà và các cô con gái mỗi người một hòn sỏi. Sỏi hiện thành kim cương, các cô gái liền kiếm được chồng. Đến chỗ nhà dòng, ông bảo thầy cả phải đem cây thập tự cho người đầu bếp và rung tất cả các chuông lên. Quỷ ốp vào người đầu bếp, làm hắn chạy trốn và kêu rống. Cả nhà dòng sợ hãi, từ đó các thầy tu không đánh nhau nữa. Đến chỗ ông chúa lâu đài, ông bảo hạ tường xuống đất thì đất sẽ sinh sản được[3].

Một số truyện khác của Việt-nam dường như xuất phát từ một số hình tượng chính của truyện Người dân nghèo và Ngọc hoàng mà phát triển thành, ví dụ truyện Nhà sư và cá kình (giống với hình tượng người học trò và con ba ba):

Một nhà sư trụ trì đã lâu năm mà chưa thành chính quả: một hôm mộng thấy thần linh bảo phải di đến nước Phật để tìm một câu tụng niệm, rồi tự mình tụng lấy thì đắc dạo. Sư ra đi với một đám đệ tử, nhưng đường sá gian nguy, các đệ tử rơi lại dọc dường, còn một mình sư vẫn không nản chí. Đến bờ biển không có thuyền bè nào dám chở. Một con cá kình ngẫu nhiên qua đó ghé cho sư lên. Biết sư đi tìm Phật, cá nhờ hỏi Phật cho một câu. Sư ta nhận lời (nhưng như vậy là phạm lỗi vì đáng lý phải ngậm thinh). Cá nói mình đã sống một nghìn một trăm năm nay và gần đây để chuộc lỗi lầm cũ, không hề ăn một con tép nhỏ, nhưng không hiểu sao vẫn chưa thành chính quả. Sư sợ cá bỏ mình dọc đường (ý nghĩ đó là phạm lỗi lần thứ hai) nên tuy biết không thể hỏi được nhưng cũng hứa liều (phạm lỗi lần thứ ba). Cám ơn sư, cá chở đến tận bờ. Đến nơi, sư nhận được của Phật một quyển kinh trong đó có câu tụng niệm, nhưng vì lỗi lầm làm mờ ám, sư chỉ dọc dược câu đầu sách và lặp đi lặp lại: “Nam-mô-a-di-đà-phật”. Sau đó sư bỏ kinh vào đãy trở về.

Đến bờ biển gặp lại con cá kình cũ. Sư lại trèo lên lưng cho nó chở về. Đến nơi cá hỏi, sư run rẩy vì lỗi lầm của mình nên đánh rơi đãy. Cá tưởng Phật cho mình bèn nuốt chửng đãy kinh rồi đi luôn. Sư bước lên bờ: đây là đảo Phú-quốc. Sư dừng lại ở đây trụ trì, và sau đó ghi lên hang núi một câu: “Kẻ đệ tử đã đi sang Tây-trúc tìm dược câu tụng niệm là “Nam-mô-a-di-đà Phật”[4].

Người châu Âu có khá nhiều truyện có nói tới một nhân vật đi tìm cho vua ba sợi tóc vàng (hay thuốc trẻ lại). Đặc biệt hầu như các truyện đó đều có hình ảnh người lái dò ngang từng làm việc lâu năm và muốn tìm người thay thế. Ví dụ truyện Thằng bé gù, có nói tới một hoàng tử đi tìm thuốc trẻ lại, dọc đường gặp một con chồn biếu một cái khăn có thể gọi ra thức ăn và dặn: thuốc trẻ lại ở trong một lâu đài rất xa. Lâu dài này có một ông chằng, một con hổ và một con sư tử canh giữ. Muốn đến lâu dài phải qua sông bằng đò ngang, người lái đò làm nghề này đã mười tám thế kỷ, xuống đò nếu người nào bước thụt lùi một bước, là phải thay chân người lái mãi mãi, v.v…

(HẾT TẬP III)

[1] Theo Lăng-đờ (Landes), sách đã dẫn.

[2] Theo Chàng xà trị hổ ác, sách đã dẫn.

[3] Chúng tôi chưa nắm được ý nghĩa của tình tiết sau cùng này.

[4] Theo Tạp chí Đông-dương tập XIII, số 1 (1910). Một dị bản của truyện này như sau: Một nhà sư sang Tây-trúc thỉnh kinh, đến bờ biển không có đò, nhờ có con rùa nổi lên chở đi. Dọc đường rùa dặn: – “Xin ông hỏi hộ với Phật tại sao tôi cứ phải ở nước mãi khổ lắm”. Sư ta nhận lời. Khi sư quay về lại được rùa đón chở. Đi được nửa đường rùa hỏi về điều mình nhờ hỏi hộ. Sư đáp: – “À quên”. Rùa giận lặn mất, vì thế kinh kệ ướt cả, may có con diều tha kinh lên phơi phóng. Do câu chuyện này người ta cho rằng rùa bị tội đội bia. Còn diều thì được biểu dương bằng cách ngậm phướn (Bản khai của sách Hữu-lập, sách Vĩnh-lại, sách Nhiêu-hợp đã dẫn, tập I). Xem thêm Khảo dị truyện số 13, tập I.

Chọn tập
Bình luận