Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Ba Vành

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

Ngày xưa, ở làng Minh Giám có một chàng trai nổi tiếng khỏe mạnh. Lúc mới sinh có nhiều tướng lạ: tay dài quá gối, răng liền một hàng, trên trán có ba đường chỉ ngang.Vì thế lớn lên, người ta quen gọi chàng là Ba Vành. Còn một điều đặc biệt nữa là ở mỗi bên chân có một chòm lông xoăn. Hai chòm lông này có phép rất mầu nhiệm. Hễ lúc nào nắm lấy chòm lông mà vuốt thì thân thể tự nhiên nhẹ nhõm, có thể nhảy một phóc vọt qua nóc nhà, hay từ trên cây cao buông người rơi xuống đất mà không việc gì. Tuy có tướng lạ, Ba Vành vẫn giấu không cho ai biết.

Nhà nghèo, Ba Vành phải đi ở chăn trâu độ thân. Chàng thường chơi với bọn trẻ chăn trâu trong làng. Một hôm, cả bọn rủ nhau bày trò chia phe đánh trận. Phe Ba Vành sau một lúc chiến đấu, bị thua phải bỏ chạy; những đứa trẻ thuộc phe bên kia đuổi theo. Khi sắp tới một khe sâu, bị đuổi kíp quá, Ba Vành liền dừng lại vuốt hai chòm lông rồi làm một nhảy vượt sang tận bờ bên kia. Cả đám trẻ thấy vậy trố mắt đứng nhìn và kêu lên: -“Kìa, trông thằng Vành có phép phi thân!”. Từ đó, chúng thần phục Ba Vành, tôn chàng làm vua, gọi là vua Ba Vành.

Một hôm, Ba Vành để trâu ăn lúa của một mụ nhà giàu trong vùng. Mụ này nổi tiếng ngoa ngoắt, đã từng được người ta gọi là Chua Lừng. Nghe tin báo, mụ chạy ra réo tên Ba Vành mà chửi ầm ĩ. Không nhịn được chàng liền ra lệnh cho bọn trẻ bắt lấy mụ đưa vào bãi lau gần đấy để trị tội. Ba Vành lấy dao rạch mồm, và bảo: -“Muốn chửi, ta mở rộng mồm mà chửi cho sướng!”. Đoạn anh giết con trâu mình đang chăn cho bọn trẻ ăn khao.[1] Việc làm của Ba Vành bị bọn nhà giàu và bọn hào cường thù ghét. Chúng cho người truy lùng anh. Ba Vành trốn trên một lùm cây. Bọn chúng rình mò vây bọc trong mấy ngày trời. Nhưng khi chúng xông vào thì Ba Vành đã kịp thời vuốt lông xoăn làm một phóc vọt qua ngọn tre. Cả bọn kinh hãi bỏ dở cuộc vây bắt.

Từ đó, Ba Vành làm giặc chống lại triều đình. Nghe tin Ba Vành có võ nghệ phi thường, người ta theo về rất đông. Họ vẫn gọi tên chàng là vua Ba Vành. Quân của chàng đánh đâu thắng đấy. Nhờ hai chòm lông, Ba Vành xuất quỷ nhập thần. Có những lúc chàng nhẹ nhàng nhảy vào doanh trại địch diệt sạch những tên chỉ huy. Rồi lại nhẹ nhàng nhảy ra, sau đó đưa quân tiến đánh. Bọn lính địch mất tướng như rắn mất đầu, chỉ còn biết vắt chân lên cổ mà chạy.

Về sau, nhà vua sai Nguyễn Công Trứ làm tướng cầm mấy đạo quân triều đình đi đánh Ba Vành. Nhưng quan quân tuy đông, cũng không làm sao thu được thắng lợi. Dù bị vây bọc như thế nào, Ba Vành cũng phi thân nhảy ra được; việc đó làm cho quân triều đình hết sức ngơ ngác và khiếp đảm, tiếng đồn làm họ ngày một ngã lòng. Thấy kẻ địch có phép xuất quỷ nhập thần, Nguyễn Công Trứ cũng e ngại. Ông cho tra hỏi dân chúng các làng xem phép thuật của Vành ra làm sao, nhưng chẳng một ai biết mà trả lời. Nguyễn Công Trứ lại càng lo lắng.

Dò la mãi không được, Nguyễn Công Trứ bèn lập một mẹo mới. Ông ra lệnh cho quân sĩ làm bộ rút lui, và cho phép các cơ đội đón phường chèo về mở cuộc vui trong mười đêm ngày. Quả nhiên, mẹo của ông có kết quả tốt.

Quân lính của Ba Vành có nhiều người say mê hát chèo đến nỗi phải cải trang làm dân thường lẻn đến doanh trại triều đình, trà trộn trong đám dân làng xem hát. Nguyễn Công Trứ rình bắt được một số đem về tra hỏi, thì trong đó có hai người thân tín của Ba Vành. Ông chỉ cật vấn họ về những điều bí mật xung quanh phép lạ của Ba Vành. Hai người lúc đầu nhất định không chịu nói. Nhưng vị tướng của triều đình rất khôn ngoan, không hề dùng đến kìm kẹp mà vẫn cho tiếp đãi hai người rất hậu. Họ muốn gì có nấy. Quả nhiên, về sau hai người đành chịu khai ra hai chòm lông xoắn rất mầu nhiệm của chủ tướng. Nghe đoạn, Nguyễn Công Trứ liền lấn thêm một bước, dỗ dành hai người trở về tìm cách cắt cho được hai chòm lông của Ba Vành, để không những “đái tội lập công” mà còn mong ban thưởng quan cao lộc hậu.

Hai người vâng lời trở về. Gặp lại chủ tướng, họ nói dối là mình bị bắt nhưng nhờ mưu trí nên trốn thoát được. Ba Vành không ngờ họ đã trở thành những tên phản bội, vẫn đối đãi thân cận như xưa. Một hôm đến phiên hai người túc trực cho chủ tướng nằm ngủ, họ lén dùng kéo cắt phăng hai chòm lông ở chân Ba Vành, rồi mật báo cho Nguyễn Công Trứ biết. Được tin, Nguyễn Công Trứ vội thúc quân tiến đánh, vòng vây mỗi ngày một xiết chặt. Ở trong đồn lũy, bộ hạ của Ba Vành khuyên chàng sớm trốn ra. Nhưng tin vào hai chòm lông mầu nhiệm của mình, Ba Vành vẫn cười ha hả bảo rằng:

– Cho các ngươi lọt ra trước đi, còn ta, ta chờ chúng đến sẽ nhảy ra cũng chưa muộn.

Không ngờ đến lúc quân triều đình đã lọt vào tận cửa buồng, Ba Vành mới mó đến hai chòm lông thì ôi thôi, chúng đã bị cắt gọn từ lúc nào rồi. Không còn có cách gì trốn tránh được nữa, ông đành giơ tay chịu trói.[2]

KHẢO DỊ

Về loại truyện có tình tiết dùng mẹo bày cuộc hát chèo để đánh phá khởi nghĩa, ở Nghệ An còn có truyện như sau:

Vào thời hậu Lê, ở Sơn Nam có một nhóm khởi nghĩa nổi lên. Vì quân đóng ở làng Hóp nên người ta gọi là “giặc Hóp”. Giặc Hóp rất mạnh. Nhà vua sai bao nhiêu danh tướng đi đánh đều thất bại. Có một trận, đại quân triều đình bị đối phương tập kích ngã xuống ao sâu chết không biết bao nhiêu mà kể. Những xác rơi xuống ao bị thối rữa có giòi, nên người ta gọi là ao Giòi.

Sau cùng, nhà vua sai Trương Đắc Phú, một viên quan về hưu, quê ở làng Phú Nghĩa đi đánh dẹp. Trương Đắc Phú ra Sơn Nam không tiến công mà lại cho người đến giảng hòa với giặc Hóp. Rồi đánh tiếng là đi làm lễ cầu siêu cho quân sĩ triều đình tử trận, ông đến ao Giòi cho quân đóng lại, một mặt rước thầy cúng bầy đàn trăng làm lễ; mặt khác rước một đoàn hát chèo gồm nhiều cô gái đẹp, hát hay múa dẻo đến hát. Ông soạn một vở chèo gọi là “Sĩ nông công thương, ngư tiều canh mục” rất vui nhộn. Cuộc vui mở trong mười đêm. “Giặc Hóp” nghe tin, có nhiều người cải trang đến xem chèo. Đêm vui nhất cũng là đêm quân khởi nghĩa bỏ trại đi xem hầu hết. Thừa dịp đó, quân của Trương Đắc Phủ bí mật kéo đến vây trại, trong khi đó thì những tên làm nội ứng đã bí mật lấy trộm vũ khí của trại cất đi. Vì vậy, quân khởi nghĩa bị bắt gọn.[3]

Về truyện Ba Vành, người miền Bắc kể sự tích và những trận chiến đấu của quân khởi nghĩa có khác với người Nghệ Tĩnh. Đại khái là:

Ba Vành là người võ nghệ tinh thông, nổi bật là môn nhảy qua nóc nhà, ném cối đá qua tường, phóng và bắt mũi giáo mũi tên, trăm lần không sai,v,v…Thủ hạ của Vành có người sử dụng đại dao, có người phóng giáo tài tình, có người tướng lạ như tai to bằng lá bàng, mũi lớn lấp mặt, râu dài quá rốn, mặt to vuông tượng, bụng phệ tày bồ, v,v… Câu thành ngữ truyền tụng là: “Tai Tổng, mũi Ước, râu Nơi, mặt Tuần Nhưng, bụng huyện Xứng”.

Sau khi phá tan thủy đội của thống chế Cúc, uy danh Ba Vành lừng lẫy khắp Sơn Nam. Chiếm đóng phủ Kiến Xương. Vành cũng đồng thời chiếm được hai cô gái đẹp – hai chị em con Phủ Trúc – làm vợ.

Tiếp theo là những trận Vành giao chiến với thống chế Đặng. Hai bên tỷ thí với nhau suốt ba ngày. Đến ngày thứ ba, Đặng vút thiết côn, Vành làm bộ bị thương ngã ngựa, nhưng kỳ thực ra hiệu cho thủ hạ ném giáo tới cho mình bắt. Bắt được mũi giáo nào, lập tức Vành phóng vào đối phương. Đến mũi thứ năm, thống chế Đặng không tránh kịp, thủng bụng mà chết.

Mất hai tướng, triều đình tức giận dồn quân vây bọc căn cứ. Vành không đường tiến lui tưởng nguy đến nơi. Nhưng chàng đã kịp thời ra lệnh cho quân mình ngậm tăm khai một con sông từ căn cứ thông ra biển, chỉ trong một đêm là xong. Trời vừa sáng thì quân của Vành cùng quân nhu khí giới đều rút ra được ngoài biển làm cho tướng lĩnh nhà vua hết sức ngơ ngác.

Cuối cùng, bọn tướng lĩnh dùng mưu cố sức tiêu diệt Ba Vành. Chúng kết án Phủ Trúc vào tội ” thông phi”, bắt phải dụ bắt chàng rể cho kỳ được để “đái tội lập công”. Hôm ấy, nhà Phủ Trúc có giỗ, Vành đưa cả hai vợ về dự. Được tin báo, quân triều kéo về vây bọc trùng trùng điệp điệp. Vành khinh suất không nghe lời can của thủ hạ, đòi ngủ lại sau khi rượu say. Sắp đi nằm bỗng nghe tiếng động, Vành chạy ra. Mười thủ hạ liều chết mở một đường máu cho chủ tướng thoát. Nhưng sực nhớ tới hai người vợ yêu, Vành lại trở vào. Quân triều đổ dồn tới đông vô kể, Vành chạy ra đến bờ sông đã bị thương nặng. Tuy vậy, chàng còn phóng lao làm chết hàng đống mới chịu để chúng bắt. Đêm ấy Vành cắn lưỡi tự tử. Khi người ta đem đầu Vành bêu ở trấn, hai người vợ Vành đến cúng một tuần rồi cũng đâm cổ chết theo.[4]

Về hình tượng Ba Vành với hai chòm lông xoăn đặc biệt, làm cho chàng có phép nhảy cao, xem lại nhân vật Cố Bu trong truyện Cố Bu (số 96) cũng nhờ có lông dưới lòng bàn chân nên có phép lặn giỏi. Trong một số truyện của các dân tộc cũng có loại hình tượng nhân vật nhờ một dị dạng nào đó (như có một sợi lông mọc ở chỗ đặc biệt) mà trở nên có phép lạ, nhưng có khác là những nhân vật đó không được xây dựng thành nhân vật chính diện trung tâm của câu chuyện. Ví dụ, ở truyện Quỷ háng trắng của dân tộc Mèo, có một anh hùng đánh nhau với mụ quỷ trắng, anh dùng vải phép trói được mụ, rồi cầm dao chém, nhưng lưỡi dao bật ra như chém vào đá, cầm giáo đâm thì mũi giáo quằn lại. Bỗng có người mách rằng: nếu không nhổ cái lông dưới lòng bàn chân mụ thì không giết được. Anh bèn lấy dao khoét lòng bàn chân mụ quỷ, nhổ ra được một cái lông như lông nhím. Bị nhổ mất lông, mụ bỗng rùng mình, tự nhiên lông lá mọc đầy người, biến thành lợn lòi chạy vào rừng.[5]

[1] Đoạn này theo lời kể của người Thái Bình.

[2] Theo lời kể của người Hà Tĩnh (do Mạnh Sào Quan sưu tầm).

[3] Theo Thần tích xã Phú Nghĩa.

[4] Theo Thực nghiệp dân báo(1923) và theo lời kể của người Thái Bình, Nam Định

[5] Theo Truyện cổ dân tộc Mèo, sách đã dẫn.

Ngày xưa, ở làng Minh Giám có một chàng trai nổi tiếng khỏe mạnh. Lúc mới sinh có nhiều tướng lạ: tay dài quá gối, răng liền một hàng, trên trán có ba đường chỉ ngang.Vì thế lớn lên, người ta quen gọi chàng là Ba Vành. Còn một điều đặc biệt nữa là ở mỗi bên chân có một chòm lông xoăn. Hai chòm lông này có phép rất mầu nhiệm. Hễ lúc nào nắm lấy chòm lông mà vuốt thì thân thể tự nhiên nhẹ nhõm, có thể nhảy một phóc vọt qua nóc nhà, hay từ trên cây cao buông người rơi xuống đất mà không việc gì. Tuy có tướng lạ, Ba Vành vẫn giấu không cho ai biết.

Nhà nghèo, Ba Vành phải đi ở chăn trâu độ thân. Chàng thường chơi với bọn trẻ chăn trâu trong làng. Một hôm, cả bọn rủ nhau bày trò chia phe đánh trận. Phe Ba Vành sau một lúc chiến đấu, bị thua phải bỏ chạy; những đứa trẻ thuộc phe bên kia đuổi theo. Khi sắp tới một khe sâu, bị đuổi kíp quá, Ba Vành liền dừng lại vuốt hai chòm lông rồi làm một nhảy vượt sang tận bờ bên kia. Cả đám trẻ thấy vậy trố mắt đứng nhìn và kêu lên: -“Kìa, trông thằng Vành có phép phi thân!”. Từ đó, chúng thần phục Ba Vành, tôn chàng làm vua, gọi là vua Ba Vành.

Một hôm, Ba Vành để trâu ăn lúa của một mụ nhà giàu trong vùng. Mụ này nổi tiếng ngoa ngoắt, đã từng được người ta gọi là Chua Lừng. Nghe tin báo, mụ chạy ra réo tên Ba Vành mà chửi ầm ĩ. Không nhịn được chàng liền ra lệnh cho bọn trẻ bắt lấy mụ đưa vào bãi lau gần đấy để trị tội. Ba Vành lấy dao rạch mồm, và bảo: -“Muốn chửi, ta mở rộng mồm mà chửi cho sướng!”. Đoạn anh giết con trâu mình đang chăn cho bọn trẻ ăn khao.[1] Việc làm của Ba Vành bị bọn nhà giàu và bọn hào cường thù ghét. Chúng cho người truy lùng anh. Ba Vành trốn trên một lùm cây. Bọn chúng rình mò vây bọc trong mấy ngày trời. Nhưng khi chúng xông vào thì Ba Vành đã kịp thời vuốt lông xoăn làm một phóc vọt qua ngọn tre. Cả bọn kinh hãi bỏ dở cuộc vây bắt.

Từ đó, Ba Vành làm giặc chống lại triều đình. Nghe tin Ba Vành có võ nghệ phi thường, người ta theo về rất đông. Họ vẫn gọi tên chàng là vua Ba Vành. Quân của chàng đánh đâu thắng đấy. Nhờ hai chòm lông, Ba Vành xuất quỷ nhập thần. Có những lúc chàng nhẹ nhàng nhảy vào doanh trại địch diệt sạch những tên chỉ huy. Rồi lại nhẹ nhàng nhảy ra, sau đó đưa quân tiến đánh. Bọn lính địch mất tướng như rắn mất đầu, chỉ còn biết vắt chân lên cổ mà chạy.

Về sau, nhà vua sai Nguyễn Công Trứ làm tướng cầm mấy đạo quân triều đình đi đánh Ba Vành. Nhưng quan quân tuy đông, cũng không làm sao thu được thắng lợi. Dù bị vây bọc như thế nào, Ba Vành cũng phi thân nhảy ra được; việc đó làm cho quân triều đình hết sức ngơ ngác và khiếp đảm, tiếng đồn làm họ ngày một ngã lòng. Thấy kẻ địch có phép xuất quỷ nhập thần, Nguyễn Công Trứ cũng e ngại. Ông cho tra hỏi dân chúng các làng xem phép thuật của Vành ra làm sao, nhưng chẳng một ai biết mà trả lời. Nguyễn Công Trứ lại càng lo lắng.

Dò la mãi không được, Nguyễn Công Trứ bèn lập một mẹo mới. Ông ra lệnh cho quân sĩ làm bộ rút lui, và cho phép các cơ đội đón phường chèo về mở cuộc vui trong mười đêm ngày. Quả nhiên, mẹo của ông có kết quả tốt.

Quân lính của Ba Vành có nhiều người say mê hát chèo đến nỗi phải cải trang làm dân thường lẻn đến doanh trại triều đình, trà trộn trong đám dân làng xem hát. Nguyễn Công Trứ rình bắt được một số đem về tra hỏi, thì trong đó có hai người thân tín của Ba Vành. Ông chỉ cật vấn họ về những điều bí mật xung quanh phép lạ của Ba Vành. Hai người lúc đầu nhất định không chịu nói. Nhưng vị tướng của triều đình rất khôn ngoan, không hề dùng đến kìm kẹp mà vẫn cho tiếp đãi hai người rất hậu. Họ muốn gì có nấy. Quả nhiên, về sau hai người đành chịu khai ra hai chòm lông xoắn rất mầu nhiệm của chủ tướng. Nghe đoạn, Nguyễn Công Trứ liền lấn thêm một bước, dỗ dành hai người trở về tìm cách cắt cho được hai chòm lông của Ba Vành, để không những “đái tội lập công” mà còn mong ban thưởng quan cao lộc hậu.

Hai người vâng lời trở về. Gặp lại chủ tướng, họ nói dối là mình bị bắt nhưng nhờ mưu trí nên trốn thoát được. Ba Vành không ngờ họ đã trở thành những tên phản bội, vẫn đối đãi thân cận như xưa. Một hôm đến phiên hai người túc trực cho chủ tướng nằm ngủ, họ lén dùng kéo cắt phăng hai chòm lông ở chân Ba Vành, rồi mật báo cho Nguyễn Công Trứ biết. Được tin, Nguyễn Công Trứ vội thúc quân tiến đánh, vòng vây mỗi ngày một xiết chặt. Ở trong đồn lũy, bộ hạ của Ba Vành khuyên chàng sớm trốn ra. Nhưng tin vào hai chòm lông mầu nhiệm của mình, Ba Vành vẫn cười ha hả bảo rằng:

– Cho các ngươi lọt ra trước đi, còn ta, ta chờ chúng đến sẽ nhảy ra cũng chưa muộn.

Không ngờ đến lúc quân triều đình đã lọt vào tận cửa buồng, Ba Vành mới mó đến hai chòm lông thì ôi thôi, chúng đã bị cắt gọn từ lúc nào rồi. Không còn có cách gì trốn tránh được nữa, ông đành giơ tay chịu trói.[2]

KHẢO DỊ

Về loại truyện có tình tiết dùng mẹo bày cuộc hát chèo để đánh phá khởi nghĩa, ở Nghệ An còn có truyện như sau:

Vào thời hậu Lê, ở Sơn Nam có một nhóm khởi nghĩa nổi lên. Vì quân đóng ở làng Hóp nên người ta gọi là “giặc Hóp”. Giặc Hóp rất mạnh. Nhà vua sai bao nhiêu danh tướng đi đánh đều thất bại. Có một trận, đại quân triều đình bị đối phương tập kích ngã xuống ao sâu chết không biết bao nhiêu mà kể. Những xác rơi xuống ao bị thối rữa có giòi, nên người ta gọi là ao Giòi.

Sau cùng, nhà vua sai Trương Đắc Phú, một viên quan về hưu, quê ở làng Phú Nghĩa đi đánh dẹp. Trương Đắc Phú ra Sơn Nam không tiến công mà lại cho người đến giảng hòa với giặc Hóp. Rồi đánh tiếng là đi làm lễ cầu siêu cho quân sĩ triều đình tử trận, ông đến ao Giòi cho quân đóng lại, một mặt rước thầy cúng bầy đàn trăng làm lễ; mặt khác rước một đoàn hát chèo gồm nhiều cô gái đẹp, hát hay múa dẻo đến hát. Ông soạn một vở chèo gọi là “Sĩ nông công thương, ngư tiều canh mục” rất vui nhộn. Cuộc vui mở trong mười đêm. “Giặc Hóp” nghe tin, có nhiều người cải trang đến xem chèo. Đêm vui nhất cũng là đêm quân khởi nghĩa bỏ trại đi xem hầu hết. Thừa dịp đó, quân của Trương Đắc Phủ bí mật kéo đến vây trại, trong khi đó thì những tên làm nội ứng đã bí mật lấy trộm vũ khí của trại cất đi. Vì vậy, quân khởi nghĩa bị bắt gọn.[3]

Về truyện Ba Vành, người miền Bắc kể sự tích và những trận chiến đấu của quân khởi nghĩa có khác với người Nghệ Tĩnh. Đại khái là:

Ba Vành là người võ nghệ tinh thông, nổi bật là môn nhảy qua nóc nhà, ném cối đá qua tường, phóng và bắt mũi giáo mũi tên, trăm lần không sai,v,v…Thủ hạ của Vành có người sử dụng đại dao, có người phóng giáo tài tình, có người tướng lạ như tai to bằng lá bàng, mũi lớn lấp mặt, râu dài quá rốn, mặt to vuông tượng, bụng phệ tày bồ, v,v… Câu thành ngữ truyền tụng là: “Tai Tổng, mũi Ước, râu Nơi, mặt Tuần Nhưng, bụng huyện Xứng”.

Sau khi phá tan thủy đội của thống chế Cúc, uy danh Ba Vành lừng lẫy khắp Sơn Nam. Chiếm đóng phủ Kiến Xương. Vành cũng đồng thời chiếm được hai cô gái đẹp – hai chị em con Phủ Trúc – làm vợ.

Tiếp theo là những trận Vành giao chiến với thống chế Đặng. Hai bên tỷ thí với nhau suốt ba ngày. Đến ngày thứ ba, Đặng vút thiết côn, Vành làm bộ bị thương ngã ngựa, nhưng kỳ thực ra hiệu cho thủ hạ ném giáo tới cho mình bắt. Bắt được mũi giáo nào, lập tức Vành phóng vào đối phương. Đến mũi thứ năm, thống chế Đặng không tránh kịp, thủng bụng mà chết.

Mất hai tướng, triều đình tức giận dồn quân vây bọc căn cứ. Vành không đường tiến lui tưởng nguy đến nơi. Nhưng chàng đã kịp thời ra lệnh cho quân mình ngậm tăm khai một con sông từ căn cứ thông ra biển, chỉ trong một đêm là xong. Trời vừa sáng thì quân của Vành cùng quân nhu khí giới đều rút ra được ngoài biển làm cho tướng lĩnh nhà vua hết sức ngơ ngác.

Cuối cùng, bọn tướng lĩnh dùng mưu cố sức tiêu diệt Ba Vành. Chúng kết án Phủ Trúc vào tội ” thông phi”, bắt phải dụ bắt chàng rể cho kỳ được để “đái tội lập công”. Hôm ấy, nhà Phủ Trúc có giỗ, Vành đưa cả hai vợ về dự. Được tin báo, quân triều kéo về vây bọc trùng trùng điệp điệp. Vành khinh suất không nghe lời can của thủ hạ, đòi ngủ lại sau khi rượu say. Sắp đi nằm bỗng nghe tiếng động, Vành chạy ra. Mười thủ hạ liều chết mở một đường máu cho chủ tướng thoát. Nhưng sực nhớ tới hai người vợ yêu, Vành lại trở vào. Quân triều đổ dồn tới đông vô kể, Vành chạy ra đến bờ sông đã bị thương nặng. Tuy vậy, chàng còn phóng lao làm chết hàng đống mới chịu để chúng bắt. Đêm ấy Vành cắn lưỡi tự tử. Khi người ta đem đầu Vành bêu ở trấn, hai người vợ Vành đến cúng một tuần rồi cũng đâm cổ chết theo.[4]

Về hình tượng Ba Vành với hai chòm lông xoăn đặc biệt, làm cho chàng có phép nhảy cao, xem lại nhân vật Cố Bu trong truyện Cố Bu (số 96) cũng nhờ có lông dưới lòng bàn chân nên có phép lặn giỏi. Trong một số truyện của các dân tộc cũng có loại hình tượng nhân vật nhờ một dị dạng nào đó (như có một sợi lông mọc ở chỗ đặc biệt) mà trở nên có phép lạ, nhưng có khác là những nhân vật đó không được xây dựng thành nhân vật chính diện trung tâm của câu chuyện. Ví dụ, ở truyện Quỷ háng trắng của dân tộc Mèo, có một anh hùng đánh nhau với mụ quỷ trắng, anh dùng vải phép trói được mụ, rồi cầm dao chém, nhưng lưỡi dao bật ra như chém vào đá, cầm giáo đâm thì mũi giáo quằn lại. Bỗng có người mách rằng: nếu không nhổ cái lông dưới lòng bàn chân mụ thì không giết được. Anh bèn lấy dao khoét lòng bàn chân mụ quỷ, nhổ ra được một cái lông như lông nhím. Bị nhổ mất lông, mụ bỗng rùng mình, tự nhiên lông lá mọc đầy người, biến thành lợn lòi chạy vào rừng.[5]

[1] Đoạn này theo lời kể của người Thái Bình.

[2] Theo lời kể của người Hà Tĩnh (do Mạnh Sào Quan sưu tầm).

[3] Theo Thần tích xã Phú Nghĩa.

[4] Theo Thực nghiệp dân báo(1923) và theo lời kể của người Thái Bình, Nam Định

[5] Theo Truyện cổ dân tộc Mèo, sách đã dẫn.

Chọn tập
Bình luận