Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Sự tích công chúa Liễu Hạnh

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

  1. Trong phần kho tàng truyện cổ tích trình bày sau đây, chúng tôi đã gắng chọn lọc lấy những truyện tiêu biểu, sắp xếp theo thột hệ thống nhất định, bỏ bớt đi một số những truyện hoặc không phải là truyện cổ tích Việt-nam, hoặc không có giá trị tiêu biểu cho truyện cổ tích Việt-nam. Nói chọn lọc không phải những truyện được đem vào đây là hoàn toàn có tư tưởng tiến bộ. Chúng tôi cũng đem vào một số truyện lạc hậu về phương diện này hay phương diện khác: để bạn đọc thấy được toàn diện truyện cổ tích nước nhà.

  2. Phương pháp kể chuyện của chúng tôi là không đơn giản hóa, cũng không tiểu thuyết hóa. Chúng tôi cố gắng kể theo thột hình thức riêng, để vẫn giữ được ít nhiều phong vị và không khí cổ của câu chuyện; tất nhiên sẽ vẫn dùng một số từ ngữ quen dùng trước đây. Trừ những truyện cần kể một cách vắn tắt trong mục Khảo dị chúng tôi sẽ chú ý không thêm hoặc bớt những tình tiết quan trọng trong khi xây dựng từng truyện một.

  3. Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng có hai phần:

– Tài liệu trong các báo chí sách vở (một số lớn là do nhớ lại hoặc do ghi được từ trước, chứ không có trong tay khi viết bộ sách này, cho nên hầu hết các đơn vị không ghi chú được đầy đủ các chi tiết, ví dụ số bài, số trang…). Xem Thư mục tham khảo ở cuối tập V.

– Tài liệu do các người thân và quen biết kể lại (trong đó có một số do phụ thân của chúng tôi lưu lại).

Những tài liệu trên có truyện kể rất vắn tắt, có truyện kể hơi khác nhau về chi tiết. Trong khi xây dựng lại từng truyện, chúng tôi sẽ căn cứ ở tài liệu nào đầy đủ hơn và được nhân dân truyền tụng nhiều hơn, nhưng vẫn không quên tóm tắt dị bản ở các Khảo dị.

  1. Chúng tôi có ý tập hợp những truyện giống nhau về một mặt nào đấy vào từng mục riêng như. Nguồn gốc sự vật; Sự tích các câu ví; Thông minh tài trí và sức khỏe, v.v… để tiện cho việc sắp xếp bộ sách, chứ không phải phân loại truyện cổ tích.

SỰ TÍCH CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH

Ngày xưa, ở trên thiên đình có cô con gái Ngọc Hoàng tên là Liễu Hạnh. Tính tình cô phóng túng ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô chứng nào vẫn giữ tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư không thể làm vì cho thiên hạ, Ngọc Hoàng quyết trị tội để cho con tu tỉnh. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng bèn đày nàng xuống trần trong ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái đẹp, dựng một cái quán ở chân núi đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi con đường thiên lý từ Bắc vào Nam vắt qua, nên hàng ngày không bao giờ ngớt bộ hành đi lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách. Bất kỳ ai lên đèo xuống đèo, đã đi qua quán không thể không ghé lại nghỉ chân, huống gì trong quán lại có cô gái tuyệt sắc.

Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao. Nhưng hễ thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhả, hoặc có ý cậy sức, cậy thế, cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội không tha: lúc trở về nếu không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.

Hồi ấy là thời vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ. Tiếng đồn về một cô gái đẹp một mình mở quán ở đèo Ngang không mấy chốc lan truyền rất rộng. Khắp nơi bàn tán xôn xao. Người thì nói chủ quán là một cô gái võ nghệ hơn đời, mình nàng địch nổi trăm người một lúc. Kẻ thì cho cô là một ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến rũ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác. Cũng có người cho cô là một nàng tiên xuống thử người phàm trần. Mỗi người nói một phách không biết thế nào mà tin. Nhưng tiếng đồn xa gần về cô chủ quán đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ. Hoàng tử con vua Lê bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê. Hoàng tử muốn sai ngay quân lính đi bắt người con gái kia về, nhưng vốn biết tính vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cả một phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép. Vả lại nghe nói người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại.

Sau cùng không ngăn nổi lòng ao ước và trí tò mò, một hôm, hoàng tử giấu vua cha và hoàng hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười ngày đường, hoàng tử vượt qua sông Lam, rồi núi Nam-giới, và sắp bước chân lên đèo cao nhất.

Từ trên đèo Ngang, Liễu Hạnh đã biết có hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó là một chàng trai tầm thường, không có bản lĩnh gì, nhưng lại kiêu căng, dật lạc. Để ngăn cản, nàng hóa phép thành một cây đào tiên mọc ở vệ đường, chỗ hoàng tử đang nghỉ chân; trên cây có một quả chín mọng rất đẹp mắt. Hoàng tử vừa chợt thấy quả đào đã thèm rỏ giãi, bèn không đợi sai lính hầu, vội trèo lên ngắt xuống toan ăn. Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp bỏ vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa. “Quả đào này có ma?”. Bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên hoàng tử hãy nên cẩn thận. Hoàng tử cũng cảm thấy rờn rợn. Nhưng vì vẫn không thể hiểu được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh, nên một chốc sau chàng lại giục phu cáng tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.

Khi giáp mặt Liễu Hạnh quả nhiên cả thầy lẫn tớ ai nấy đều thảng thốt sững sờ. Chưa bao giờ hoàng tử lại mê mẩn đến như thế. Người con gái này có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung đình vua cha dễ không có người nào sánh kịp. Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn đến uống kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:

– Đường xa trời tối. Chúng ta muốn nghỉ lại ở đây một đêm. Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?

Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của hoàng tử, bèn khước từ:

– Thưa công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, công tử và các vị ở lại sợ không tiện. Cách đây nửa dặm về phía Đông có làng xóm. Các vị đến đó trú sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.

– Chúng ta chỉ cần nghỉ ở đây thôi! Nữ chủ nhân đừng lo. Chỉ cần một chỗ trong quán để căng màn là đủ. Ngoài ra xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.

– Nếu thế thì công tử cứ tùy tiện.

Tối lại, mọi người ăn cơm xong sửa soạn đi ngủ. Những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân. Riêng hoàng tử đã có hai thị vệ căng màn trướng ở trong quán. Trời mùa hè mát mẻ, trăng gió hữu tình. Dưới ánh đèn dầu, hoàng tử dựa cột trò chuyện với nữ chủ quán không rời. Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp. Mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách làm cho hoàng tử càng thêm mê hồn. Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu tả lơi. Liễu Hạnh cự tuyệt và chạy vào buồng. Trong cơn si mê, hoàng tử không cần gì thể diện nữa, bèn chạy theo vào. Có ngờ đâu chỉ trong nháy mắt, Liễu Hạnh đã biến hình, phi thân lên núi bắt một con khỉ cái về cho hóa thành một cô gái đẹp để đánh lừa hoàng tử. Không thấy chủ quán đâu nhưng thấy một cô gái khác trong buồng, hoàng tử liền cầm lấy tay dắt tới trước đèn. Nhìn thấy cô gái này cũng đẹp không kém gì cô chủ, hoàng tử liền giở trò suồng sã. Nhưng bỗng chốc hắn rú lên một cách dễ sợ làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy. Trong tay hoàng tử không phải là một cô gái nõn nà nữa mà là một con khỉ cái lông lá đầy người. Bọn lính hầu xông lại. Vụt một cái, con khỉ lại biến thành một con rắn hổ mang hoa từ trên người hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất. Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì hoàng tử đã ngã vật ra quán mê man, mặt cắt không còn giọt máu.

Nửa đêm hôm đó người ta cắt ngựa trạm đưa hoàng tử về kinh. Về đến cung, hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nói một mình. Hoàng hậu và phi tần hết sức lo sợ. Một mặt, Hoàng hậu cho giấu kín chuyện “vi hành” khinh suất đó, mặt khác cho mời các bậc ngự y và thầy thuốc giỏi khắp kinh thành. Tuy nhiên, các danh sư được đón vào chữa chạy cho hoàng tử đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối hoảng hốt. Sau cùng, có người mách nên vào xứ Thanh xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi.

Lại kể chuyện một ngàn năm về trước, Phật bà Quan âm một hôm hiện ra ở biển Đông hóa phép thành hai cái túi: một nổi lên ở giữa biển, còn một, ở trên núi Ói làng An-đông xứ Thanh. Sau một thời kỳ lâu dài, hai cái túi nở ra hai đóa hoa, và từ trong mỗi đóa hoa hiện ra bốn vị tướng có phép biến hóa cực kỳ huyền diệu. Theo lệnh của Phật bà, tám vị tướng thân chinh đi tám phương đánh dẹp tà ma quỷ quái đang hoành hành quấy nhiễu. Dẹp xong, Phật bà gọi họ về ở lại chỗ cũ. Người ta quen gọi là Bát bộ Kim Cang.

Lập tức bọn thị vệ được lệnh vua vào Thanh-hóa để xin bùa phép của tám vị Kim Cang. Nhờ có bùa phép, hoàng tử dần dần khỏi bệnh. Sau khi bình phục, hoàng tử cúi đầu nhận tội với vua cha, kể lại cho vua nghe tất cả câu chuyện gặp gỡ giữa mình với nữ chủ quán ở đèo Ngang. Vua Thái Tổ hết sức giận dữ, vì hoàng tử đã dám khinh thường lệnh vua, bỏ phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại, nên xuống chiếu cất ngôi hoàng tử mà lập con thứ lên thay. Nhưng vua còn hết sức giận dữ vì ở trên bờ cõi mình trị vì lại có một người con gái dám khinh nhờn phép nước. Vua bèn ban lệnh hỏi quan trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán đèo Ngang. Sau một thời gian cho người cất công dò la, quan trấn thủ mới gửi sớ về tâu bày, trong sớ nói đó là một nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.

Vua lại lệnh cho với các pháp sư phù thủy cao tay đi trừ yêu. Nhưng chẳng bao lâu họ đã trở về triều xin chịu tội vì chẳng những không trị nổi yêu mà mọi phép giở ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả. Vua lại đành phải cầu cứu tám vị Kim Cang. Nhận lời vua, tám vị phi thân vào đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh ra ứng chiến. Cuộc chiến đấu dần dần trở lên dữ dội. Mới đầu Tám vị Kim Cang làm một trận bão lớn, mưa dồn gió giật khủng khiếp, cây đổ khắp lượt, nước tràn vào vây lấy đèo Ngang. Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại. Nàng làm cho cây rừng đã đổ lại đứng dậy cùng với đất đá bay rào rào vào kẻ thù. Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang lại hóa phép thành thú dữ tập hợp nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đàn toan xé cắn, nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung, rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.

Trận đánh diễn ra ba ngày ba đêm. Đèo Ngang trở thành một bãi chiến trường rùng rợn. Mọi phép thuật của hai bên lần lượt giở ra mà chưa phân thắng phụ. Về sau tám vị Kim Cang biết mình bất lực, bèn bay lên trời cầu khẩn Phật bà. Phật bà ném cho họ một cái túi. Nhờ đó nên cuối cùng Liễu Hạnh sa vào túi của Phật bà. Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp.

Vua lập tức ra sân điện tra hỏi.

– Ngươi là ai?

– Tâu bệ hạ, là con gái Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần, lấy vùng đèo Ngang làm nơi trú ngụ.

– Là con Ngọc Hoàng sao lại phá phách dân sự và làm hại hoàng tử con ta?

– Việc trừng trị bọn con trai chòng ghẹo nhi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước, không phải phạm phép nước.

Thấy Liễu Hạnh nói là con Ngọc Hoàng, lại thấy nàng đối đáp khôn ngoan, vua đổi giận làm vui. Cho nên sau cuộc thẩm vấn, vua hạ lệnh tha bổng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và tàn hại dân lành.

Ít lâu sau Liễu Hạnh sinh một đứa con trai, mỗi bàn tay có sáu ngón, nàng mang con đến ngôi chùa trên núi Hồng-lĩnh gửi cho một nhà sư nuôi dạy, dặn nhà sư hãy giúp cho con mình được lừng danh trong nước. Rồi đó, đủ ba năm. Liễu Hạnh trở về trời.

Nhưng không bao lâu Liễu Hạnh lại bị Ngọc Hoàng đày xuống trần một lần nữa. Lần này Liễu Hạnh đến đèo Ba-dội cũng là nơi vắng vẻ, rồi dựng lên ở đây một cái lầu ba tầng, bốn bên có thành bao bọc. Trong thành có vườn, đủ các thứ hoa thơm cỏ lạ. Trong vườn tập hợp đủ các giống chim. Cạnh vườn có ao, thả đủ các giống cá. Hàng ngày nàng sai mở cửa cho khách bộ hành đi qua về lại được tự do vào nghỉ chân và nhìn ngắm. Ở đây có quán xá, và cũng như lần trước, Liễu Hạnh thường hóa mình cô gái bán hoa quả, quà bánh, trầu nước và đồ chơi. Ai ăn uống mua bán rồi đi thì không sao, nếu giở chuyện trộm cướp trăng hoa, lập tức bị nàng trừng trị.

Ở được mấy năm, Liễu Hạnh lại sinh một con trai thứ hai. Đứa bé thiếu mất ở mỗi bàn tay một ngón. Nàng đem con gửi cho một sư nữ ở chùa Bà-đỏ, bảo sư rằng:

– Ta hai lần xuống trần đẻ được hai đứa con, cũng định cho chúng trở thành vương giả nhưng không đạt, vì một đứa quá thừa, một đứa lại quá thiếu. Hãy làm cho nó được nổi tiếng, ít nhất cũng trở thành Trạng.

Rồi đó, hết hạn ở trần. Liễu Hạnh đốt tất cả lâu đài mà trở về trời.

Những đứa con của Liễu Hạnh về sau quả nhiên nổi tiếng, trong đó có một đứa tên là Trạng Quỳnh. Chỗ di tích ngôi đền của Liễu Hạnh xây lên ở xứ Thanh và ở xứ Nghệ, người ta dựng thành đền thờ trên núi. Không một ai dám động đến một vật gì ở các ngôi đền này cả, vì sợ Liễu Hạnh báo thù.

KHẢO DỊ

Truyện Liễu Hạnh từ lâu đã được nho sĩ cải biến thành một truyện đượm màu sắc tôn giáo và nho hóa khác với truyện dân gian, mặc dầu cho đến nay, truyện kể trong dân gian cũng đã ít nhiều biến đổi về chủ đề: các hình tượng và tình tiết đã được cắt xén, sàng lọc.

Theo Thính văn dị lục và một số thần tích thì Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc bị giáng xuống trần đầu thai ở nhà Lê Thái Công, xã Vân-cát (Nam-định) mang tên là Giáng Tiên. Lớn lên làm con nuôi một viên quan hưu họ Trần, được học hành nên có tài văn chương, giỏi đàn sáo. Năm mười tám tuổi lấy chồng là Đào lang, con một viên quan ở làng. Được ba năm hết hạn đày không bệnh mà chết, để lại cho chồng một trai, một gái. Nhưng vì “trần duyên chưa dứt”, Ngọc Hoàng lại cho xuống trần, lần này với phép biến hóa huyền diệu. Nàng gặp lại bố mẹ và chồng con, nhưng sau đó lại bỏ đi, tính tình phóng túng, tung tích vô định: khi làm cô gái thổi sáo, khi hóa bà già chống gậy, ẩn hiện bất thường. Ở Lạng-sơn, nàng làm thơ ghẹo nho sĩ, ở hồ Tây làm cô hàng rượu ngâm vịnh và dự tiệc với các ông Phùng Khắc Khoan, họ Ngô, họ Lý, v.v… Lại vào Nghệ-an kết duyên với người học trò, thường ngày thơ ca xướng họa với chồng, sau sinh được một trai, rồi lại trở về trời.

Sau ba năm nhớ cõi trần, Liễu Hạnh lại xin vua cha cho xuống trần một lần nữa. Lần này có đem theo hai người thị nữ. Họ trú ngụ ở phố Cát (Thanh-hóa) về sau được dân địa phương ở đây lập đền thờ. Triều đình sau một thời kỳ sai thuật sĩ tiễu trừ mà không xong, đành thừa nhận và sắc phong là Mã hoàng công chúa .

Sách vở của phái Nội đạo tràng miêu tả cuộc chiến tranh giữa Tiền quan với Liễu Hạnh như sau:

Khi đày Liễu Hạnh xuống trần, Ngọc Hoàng thấy chân bên tả của con đi dón gót, biết là xuống dưới ấy sẽ thành yêu, liền sai Tiền quan giáng sinh luôn để kịp thời ngăn chặn.

Có thói tàn nhẫn, Liễu Hạnh đi đến đâu gặp điều không vừa ý thì ra tay sát hại. Cho nên ở đâu nàng cũng làm cho người và vật tử thương. Thành hoàng phải “xuất ngoại”. Người ta sợ nàng đến nỗi bỏ công ăn việc làm, ban ngày đóng cổng không dám lên tiếng hoặc phải bày đàn ở ven đường cúng lễ.

Về sau đến Sùng-sơn (Thanh-hóa) thấy cảnh đẹp, Liễu Hạnh báo mộng cho hào trưởng vùng ấy phải lập cung miếu. Thấy họ còn dùng dằng, nàng làm cho trong năm ngày chết hơn một nửa dân. Khi cung miếu dựng xong, nàng thường hoá thành gái đẹp bán hàng, hễ bọn trai trẻ và nho sĩ trêu ghẹo thì tâu về triều. Vua sai các vị pháp sư nổi tiếng đến trị, nhưng họ không trở về được. Có lần chúa Trịnh vào Lam-sơn. Liễu Hạnh cùng bộ hạ đón đường quấy phá. Chúa trở về giận lắm, sai người mời tất cả pháp sư phù thủy và hội tất cả thành hoàng vào đánh nhưng họ chỉ chuốc lấy thất bại.

Lại nói chuyện vị Tiền quan được giáng sinh làm con trai thứ ba một vị Thượng sư – là tổ sư phái Nội đạo tràng – cả ba anh em đều được Phật tổ truyền cho phép thuật, hai anh là Tả quan và Hữu quan tu tại Côn-sơn, còn Tiền quan thì ở ngay lại làng quê, tức là làng Từ-minh (Thanh-hóa) luyện đạo và truyền đạo cho học trò. Sau lần thất bại của các pháp sư phù thủy, nhà vua sai sứ đi triệu Tiền quan về kinh phong làm Thượng tướng cầm ba vạn quân đi đánh Liễu Hạnh.

Đến Tam-điệp. Tiền quan sai đóng quân lại, còn mình thì cải trang làm dân thường, cưỡi ngựa trắng tìm đến Sùng-sơn. Gặp Liễu Hạnh, Tiền quan làm bộ thân mật: – “Ta báo cho biết sắp sửa có nạn lớn vì nàng đã trêu chọc vua chúa. Họ sắp cử đến đây một pháp sư cao cường. E rằng nàng không địch nổi, nên ta đến xem nàng có phép gì, nêu thiếu ta sẽ dạy cho”. Liễu Hạnh không ngờ gì cả, giở tất cả ba ngàn phép cho khách xem. Tiền quan hết lời ca ngợi, nói: – “Như thế này thì không cần phải học gì nữa”. Khi Tiền quan về rồi, Liễu Hạnh mới biết là mình bị mắc mưu, nhưng đã muộn. Cuộc giao chiến bắt đầu. Bên Liễu Hạnh có các thần bộ hạ đến giúp. Bên phía Tiền quan có hai ông anh cùng với bát bộ Kim Cang làm tiên phong, hai bên tả hữu có hắc hổ, bạch xà, trung tâm có lục đinh lục giáp. Sau ba ngày ba đêm chiến đấu, trời nổi mưa to lớn, bụi cát mù mịt, sấm sét đùng đùng, cây cối nhà cửa tơi tả, người vật chết khắp nơi, nước sông đỏ như máu. Cuối cùng, quân của Liễu Hạnh thất bại. Quỳnh Hoa, Quế Hoa bỏ chạy. Tiền quan ngồi trên voi chín ngà giục thần tượng đem lưới sắt vây bọc. Liễu Hạnh hóa làm một đứa trẻ nhưng bị đuổi kíp quá, lại hóa thành con rồng trốn trong một cái giếng. Tiền quan bắt được trói bằng dây đồng giải về kinh đô. Vua chúa đang ngồi trong điện bỗng thấy một đám mây đen đầu rồng đuôi lân, rơi xuống văng lên ba lần ở sân điện, biết là Tiền quan đã thắng trận.

Nhưng Phật tổ không muốn để con gái Ngọc Hoàng chịu sự trừng phạt của người trần, nên đã kịp thời xuống gặp ba anh em, bảo họ giao cho mình làm cho nàng cải tà quy chính .

Có người kể thêm đoạn kết như sau:

Khi Liễu Hạnh bị bắt thì Phật tổ hiện ra giải cứu. Ngọc sư (tức Tiền quan) vâng lời Phật tổ cho nàng một bộ áo cà sa, một cái mũ ni-cô để quy phật. Vì vậy, ngày nay ở nhiều chùa có dựng thêm điện ở phía sau để thờ Liễu Hạnh .

Ở vùng Hà-tĩnh, Quảng-bình trước đây, dân gian thường lưu truyền nhiều mẩu chuyện về một cô gái thỉnh thoảng hiện hình trêu ghẹo những khách bộ hành đàn ông, nhất là các thầy khóa, thầy cử đi lại trên đường quốc lộ. Ví dụ truyện Cô Doạt (Hà-tĩnh). Nàng Ha (Quảng-bình). Có người nói những mẩu chuyện ấy vốn xuất phát từ Sự tích công chúa Liễu Hạnh mà phát triển ra. Lưu Trọng Lư đã từng viết một truyện lãng mạn nhan đề là: Người nữ tỳ của bà chúa Liễu có lẽ cũng hư cấu từ những truyện loại ấy.

Ở vùng Hà-đông cũng có lưu truyền nhiều mẩu chuyện về Liễu Hạnh, ví dụ một mẩu chuyện sau đây:

Liễu Hạnh bị một pháp sư lừa bắt được bỏ vào một cái lọ nút kín, phía ngoài dán bùa rồi treo lên cây đa ở rừng vắng trên đường đi Vạn-phúc. Có hai vợ chồng đi bán dâu qua đó, nghe tiếng nói văng vẳng phát ra: – “Các con đến đây cứu mẹ, mẹ sẽ hậu tạ”. Hai vợ chồng trước sợ hãi, nhưng sau đánh bạo trèo lên cây, đưa lọ xuống. Khi đập vỡ lọ thì thấy có một con bướm trắng bay ra, tự xưng là Liễu Hạnh, rồi biến mất.

Ở nhà mình, pháp sư, do tín hiệu riêng, biết giờ chết đã đến vì Liễu Hạnh đã trốn thoát và sẽ báo thù. Bèn sai con đem tro sàng khắp nền nhà, đoạn tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm, đóng cửa lại, dặn vợ con đến giờ ngọ hãy mở ra. Khi vợ con mở cửa thì thấy pháp sư đã chết, trên nền nhà có dấu bàn chân đi lại chi chít, v.v… .

Trong phần kho tàng truyện cổ tích trình bày sau đây, chúng tôi đã gắng chọn lọc lấy những truyện tiêu biểu, sắp xếp theo thột hệ thống nhất định, bỏ bớt đi một số những truyện hoặc không phải là truyện cổ tích Việt-nam, hoặc không có giá trị tiêu biểu cho truyện cổ tích Việt-nam. Nói chọn lọc không phải những truyện được đem vào đây là hoàn toàn có tư tưởng tiến bộ. Chúng tôi cũng đem vào một số truyện lạc hậu về phương diện này hay phương diện khác: để bạn đọc thấy được toàn diện truyện cổ tích nước nhà.

Phương pháp kể chuyện của chúng tôi là không đơn giản hóa, cũng không tiểu thuyết hóa. Chúng tôi cố gắng kể theo thột hình thức riêng, để vẫn giữ được ít nhiều phong vị và không khí cổ của câu chuyện; tất nhiên sẽ vẫn dùng một số từ ngữ quen dùng trước đây. Trừ những truyện cần kể một cách vắn tắt trong mục Khảo dị chúng tôi sẽ chú ý không thêm hoặc bớt những tình tiết quan trọng trong khi xây dựng từng truyện một.

Những tài liệu mà chúng tôi sử dụng có hai phần:

– Tài liệu trong các báo chí sách vở (một số lớn là do nhớ lại hoặc do ghi được từ trước, chứ không có trong tay khi viết bộ sách này, cho nên hầu hết các đơn vị không ghi chú được đầy đủ các chi tiết, ví dụ số bài, số trang…). Xem Thư mục tham khảo ở cuối tập V.

– Tài liệu do các người thân và quen biết kể lại (trong đó có một số do phụ thân của chúng tôi lưu lại).

Những tài liệu trên có truyện kể rất vắn tắt, có truyện kể hơi khác nhau về chi tiết. Trong khi xây dựng lại từng truyện, chúng tôi sẽ căn cứ ở tài liệu nào đầy đủ hơn và được nhân dân truyền tụng nhiều hơn, nhưng vẫn không quên tóm tắt dị bản ở các Khảo dị.

SỰ TÍCH CÔNG CHÚA LIỄU HẠNH

Ngày xưa, ở trên thiên đình có cô con gái Ngọc Hoàng tên là Liễu Hạnh. Tính tình cô phóng túng ngang bướng, không chịu theo khuôn phép nhà trời. Ngọc Hoàng hết lòng dạy dỗ nhưng vô ích, cô chứng nào vẫn giữ tật ấy. Giận vì trong nhà có con gái hư không thể làm vì cho thiên hạ, Ngọc Hoàng quyết trị tội để cho con tu tỉnh. Nhân một lần Liễu Hạnh phạm lỗi, Ngọc Hoàng bèn đày nàng xuống trần trong ba năm. Sau khi xuống trần, Liễu Hạnh hóa thân thành một cô gái đẹp, dựng một cái quán ở chân núi đèo Ngang. Đây là nơi rừng núi vắng vẻ nhưng cũng là nơi con đường thiên lý từ Bắc vào Nam vắt qua, nên hàng ngày không bao giờ ngớt bộ hành đi lại. Từ xưa đến nay, vì sợ giặc cướp và thú dữ, không ai dám đến đó mở quán bán hàng. Vì vậy ngôi hàng độc nhất của Liễu Hạnh ngày nào cũng đông khách. Bất kỳ ai lên đèo xuống đèo, đã đi qua quán không thể không ghé lại nghỉ chân, huống gì trong quán lại có cô gái tuyệt sắc.

Từ khi bị đày, Liễu Hạnh vẫn chưa bỏ được nết cũ, khinh mạn và trêu chọc mọi người. Cho nên, hễ ai vào quán ăn bánh uống nước rồi tiếp tục ra đi thì không sao. Nhưng hễ thấy chủ quán xinh đẹp mà giở thói cợt nhả, hoặc có ý cậy sức, cậy thế, cậy thần làm điều bất chính thì nàng quyết trị tội không tha: lúc trở về nếu không lăn ra chết cũng trở thành điên rồ ngây dại.

Hồi ấy là thời vua Lê Thái Tổ trị vì thiên hạ. Tiếng đồn về một cô gái đẹp một mình mở quán ở đèo Ngang không mấy chốc lan truyền rất rộng. Khắp nơi bàn tán xôn xao. Người thì nói chủ quán là một cô gái võ nghệ hơn đời, mình nàng địch nổi trăm người một lúc. Kẻ thì cho cô là một ả giang hồ thành thạo, không những giỏi quyến rũ trai tơ mà còn làm nhiều nghề không lương thiện khác. Cũng có người cho cô là một nàng tiên xuống thử người phàm trần. Mỗi người nói một phách không biết thế nào mà tin. Nhưng tiếng đồn xa gần về cô chủ quán đèo Ngang cũng thu hút vô số chàng trai vô công rồi nghề từ làng quê đến kẻ chợ. Hoàng tử con vua Lê bấy giờ đang trẻ người non dạ, nghe tin ấy bụng cũng say mê. Hoàng tử muốn sai ngay quân lính đi bắt người con gái kia về, nhưng vốn biết tính vua cha rất nghiêm khắc, làm náo động cả một phương là chuyện không bao giờ nhà vua cho phép. Vả lại nghe nói người con gái ấy đã giỏi võ nghệ lại có nhiều phép thuật nên cũng ngần ngại.

Sau cùng không ngăn nổi lòng ao ước và trí tò mò, một hôm, hoàng tử giấu vua cha và hoàng hậu, sắm sửa cáng xá hành lý, đóng vai một nhà quý tộc trẻ tuổi dẫn đoàn thị vệ cải trang ra đi. Sau hơn mười ngày đường, hoàng tử vượt qua sông Lam, rồi núi Nam-giới, và sắp bước chân lên đèo cao nhất.

Từ trên đèo Ngang, Liễu Hạnh đã biết có hoàng tử đến tìm mình, lại cũng biết đó là một chàng trai tầm thường, không có bản lĩnh gì, nhưng lại kiêu căng, dật lạc. Để ngăn cản, nàng hóa phép thành một cây đào tiên mọc ở vệ đường, chỗ hoàng tử đang nghỉ chân; trên cây có một quả chín mọng rất đẹp mắt. Hoàng tử vừa chợt thấy quả đào đã thèm rỏ giãi, bèn không đợi sai lính hầu, vội trèo lên ngắt xuống toan ăn. Quả đào đang thơm ngát và ngon lành, bỗng đâu khi sắp bỏ vào miệng thì trở nên mềm nhũn trên tay hoàng tử, rồi thu nhỏ, cuối cùng mất biến không còn tý gì nữa. “Quả đào này có ma?”. Bọn thị vệ kinh hãi la lên và khuyên hoàng tử hãy nên cẩn thận. Hoàng tử cũng cảm thấy rờn rợn. Nhưng vì vẫn không thể hiểu được ý nghĩa răn đe kín đáo của Liễu Hạnh, nên một chốc sau chàng lại giục phu cáng tiếp tục đi nhanh đến chân đèo.

Khi giáp mặt Liễu Hạnh quả nhiên cả thầy lẫn tớ ai nấy đều thảng thốt sững sờ. Chưa bao giờ hoàng tử lại mê mẩn đến như thế. Người con gái này có nhan sắc kiều diễm đúng như lời đồn, trong cung đình vua cha dễ không có người nào sánh kịp. Hoàng tử bèn kín đáo hạ lệnh cho cả đoàn dừng chân ở quán, lân la hết ăn đến uống kéo dài đến tận chiều, rồi khi mặt trời gần lặn, bảo với chủ nhân:

– Đường xa trời tối. Chúng ta muốn nghỉ lại ở đây một đêm. Chẳng hay nữ chủ nhân có bằng lòng không?

Liễu Hạnh đã thừa rõ tâm tư của hoàng tử, bèn khước từ:

– Thưa công tử, ở đây hàng quán chật chội, vả lại chỉ có mấy chị em là đàn bà con gái, công tử và các vị ở lại sợ không tiện. Cách đây nửa dặm về phía Đông có làng xóm. Các vị đến đó trú sẽ có sẵn nhà cửa và dân phu phục dịch.

– Chúng ta chỉ cần nghỉ ở đây thôi! Nữ chủ nhân đừng lo. Chỉ cần một chỗ trong quán để căng màn là đủ. Ngoài ra xin hứa là không làm gì phiền đến nữ chủ nhân cả.

– Nếu thế thì công tử cứ tùy tiện.

Tối lại, mọi người ăn cơm xong sửa soạn đi ngủ. Những phu cáng và lính hầu trải chiếu nằm la liệt giữa sân. Riêng hoàng tử đã có hai thị vệ căng màn trướng ở trong quán. Trời mùa hè mát mẻ, trăng gió hữu tình. Dưới ánh đèn dầu, hoàng tử dựa cột trò chuyện với nữ chủ quán không rời. Liễu Hạnh vẫn chịu khó ngồi nán lại tiếp. Mỗi lời nói của nàng đều đẹp lòng khách làm cho hoàng tử càng thêm mê hồn. Chàng quên mất lời hứa, đánh rơi cả vẻ đạo mạo lúc mới tới và bắt đầu tả lơi. Liễu Hạnh cự tuyệt và chạy vào buồng. Trong cơn si mê, hoàng tử không cần gì thể diện nữa, bèn chạy theo vào. Có ngờ đâu chỉ trong nháy mắt, Liễu Hạnh đã biến hình, phi thân lên núi bắt một con khỉ cái về cho hóa thành một cô gái đẹp để đánh lừa hoàng tử. Không thấy chủ quán đâu nhưng thấy một cô gái khác trong buồng, hoàng tử liền cầm lấy tay dắt tới trước đèn. Nhìn thấy cô gái này cũng đẹp không kém gì cô chủ, hoàng tử liền giở trò suồng sã. Nhưng bỗng chốc hắn rú lên một cách dễ sợ làm cho bọn lính hầu đều tỉnh dậy. Trong tay hoàng tử không phải là một cô gái nõn nà nữa mà là một con khỉ cái lông lá đầy người. Bọn lính hầu xông lại. Vụt một cái, con khỉ lại biến thành một con rắn hổ mang hoa từ trên người hoàng tử vươn lên kèo nhà, há miệng phun lửa phì phì, rồi biến mất. Khi bọn lính hầu thắp được đèn lên thì hoàng tử đã ngã vật ra quán mê man, mặt cắt không còn giọt máu.

Nửa đêm hôm đó người ta cắt ngựa trạm đưa hoàng tử về kinh. Về đến cung, hoàng tử trở nên mất trí, ai hỏi cũng không trả lời, chỉ cười nói một mình. Hoàng hậu và phi tần hết sức lo sợ. Một mặt, Hoàng hậu cho giấu kín chuyện “vi hành” khinh suất đó, mặt khác cho mời các bậc ngự y và thầy thuốc giỏi khắp kinh thành. Tuy nhiên, các danh sư được đón vào chữa chạy cho hoàng tử đều lắc đầu bó tay. Trong cung càng thêm bối rối hoảng hốt. Sau cùng, có người mách nên vào xứ Thanh xin bùa phép ở tám vị Kim Cang họa may mới khỏi.

Lại kể chuyện một ngàn năm về trước, Phật bà Quan âm một hôm hiện ra ở biển Đông hóa phép thành hai cái túi: một nổi lên ở giữa biển, còn một, ở trên núi Ói làng An-đông xứ Thanh. Sau một thời kỳ lâu dài, hai cái túi nở ra hai đóa hoa, và từ trong mỗi đóa hoa hiện ra bốn vị tướng có phép biến hóa cực kỳ huyền diệu. Theo lệnh của Phật bà, tám vị tướng thân chinh đi tám phương đánh dẹp tà ma quỷ quái đang hoành hành quấy nhiễu. Dẹp xong, Phật bà gọi họ về ở lại chỗ cũ. Người ta quen gọi là Bát bộ Kim Cang.

Lập tức bọn thị vệ được lệnh vua vào Thanh-hóa để xin bùa phép của tám vị Kim Cang. Nhờ có bùa phép, hoàng tử dần dần khỏi bệnh. Sau khi bình phục, hoàng tử cúi đầu nhận tội với vua cha, kể lại cho vua nghe tất cả câu chuyện gặp gỡ giữa mình với nữ chủ quán ở đèo Ngang. Vua Thái Tổ hết sức giận dữ, vì hoàng tử đã dám khinh thường lệnh vua, bỏ phủ đi chơi, hãm mình vào cảnh thân tàn ma dại, nên xuống chiếu cất ngôi hoàng tử mà lập con thứ lên thay. Nhưng vua còn hết sức giận dữ vì ở trên bờ cõi mình trị vì lại có một người con gái dám khinh nhờn phép nước. Vua bèn ban lệnh hỏi quan trấn thủ xứ Nghệ về lai lịch nữ chủ quán đèo Ngang. Sau một thời gian cho người cất công dò la, quan trấn thủ mới gửi sớ về tâu bày, trong sớ nói đó là một nữ yêu không biết từ đâu đến, hay bắt hồn đàn ông con trai, nếu không có phép cả tài cao thì khó lòng khuất phục.

Vua lại lệnh cho với các pháp sư phù thủy cao tay đi trừ yêu. Nhưng chẳng bao lâu họ đã trở về triều xin chịu tội vì chẳng những không trị nổi yêu mà mọi phép giở ra đều bị Liễu Hạnh thu mất cả. Vua lại đành phải cầu cứu tám vị Kim Cang. Nhận lời vua, tám vị phi thân vào đèo Ngang. Được tin chẳng lành, Liễu Hạnh ra ứng chiến. Cuộc chiến đấu dần dần trở lên dữ dội. Mới đầu Tám vị Kim Cang làm một trận bão lớn, mưa dồn gió giật khủng khiếp, cây đổ khắp lượt, nước tràn vào vây lấy đèo Ngang. Liễu Hạnh cũng hóa phép chống lại. Nàng làm cho cây rừng đã đổ lại đứng dậy cùng với đất đá bay rào rào vào kẻ thù. Thấy Liễu Hạnh pháp thuật cao cường, tám vị Kim Cang lại hóa phép thành thú dữ tập hợp nhe nanh múa vuốt xông vào hàng đàn toan xé cắn, nhưng Liễu Hạnh đã kịp thời bay lên không trung, rồi dùng phép tiêu diệt hết bầy mãnh thú.

Trận đánh diễn ra ba ngày ba đêm. Đèo Ngang trở thành một bãi chiến trường rùng rợn. Mọi phép thuật của hai bên lần lượt giở ra mà chưa phân thắng phụ. Về sau tám vị Kim Cang biết mình bất lực, bèn bay lên trời cầu khẩn Phật bà. Phật bà ném cho họ một cái túi. Nhờ đó nên cuối cùng Liễu Hạnh sa vào túi của Phật bà. Tám vị Kim Cang mang túi về kinh báo tiệp.

Vua lập tức ra sân điện tra hỏi.

– Ngươi là ai?

– Tâu bệ hạ, là con gái Ngọc Hoàng bị đày xuống cõi trần, lấy vùng đèo Ngang làm nơi trú ngụ.

– Là con Ngọc Hoàng sao lại phá phách dân sự và làm hại hoàng tử con ta?

– Việc trừng trị bọn con trai chòng ghẹo nhi nữ, ăn hiếp người cô đơn là tuân theo phép nước, không phải phạm phép nước.

Thấy Liễu Hạnh nói là con Ngọc Hoàng, lại thấy nàng đối đáp khôn ngoan, vua đổi giận làm vui. Cho nên sau cuộc thẩm vấn, vua hạ lệnh tha bổng, chỉ khuyên nàng đừng gây náo động và tàn hại dân lành.

Ít lâu sau Liễu Hạnh sinh một đứa con trai, mỗi bàn tay có sáu ngón, nàng mang con đến ngôi chùa trên núi Hồng-lĩnh gửi cho một nhà sư nuôi dạy, dặn nhà sư hãy giúp cho con mình được lừng danh trong nước. Rồi đó, đủ ba năm. Liễu Hạnh trở về trời.

Nhưng không bao lâu Liễu Hạnh lại bị Ngọc Hoàng đày xuống trần một lần nữa. Lần này Liễu Hạnh đến đèo Ba-dội cũng là nơi vắng vẻ, rồi dựng lên ở đây một cái lầu ba tầng, bốn bên có thành bao bọc. Trong thành có vườn, đủ các thứ hoa thơm cỏ lạ. Trong vườn tập hợp đủ các giống chim. Cạnh vườn có ao, thả đủ các giống cá. Hàng ngày nàng sai mở cửa cho khách bộ hành đi qua về lại được tự do vào nghỉ chân và nhìn ngắm. Ở đây có quán xá, và cũng như lần trước, Liễu Hạnh thường hóa mình cô gái bán hoa quả, quà bánh, trầu nước và đồ chơi. Ai ăn uống mua bán rồi đi thì không sao, nếu giở chuyện trộm cướp trăng hoa, lập tức bị nàng trừng trị.

Ở được mấy năm, Liễu Hạnh lại sinh một con trai thứ hai. Đứa bé thiếu mất ở mỗi bàn tay một ngón. Nàng đem con gửi cho một sư nữ ở chùa Bà-đỏ, bảo sư rằng:

– Ta hai lần xuống trần đẻ được hai đứa con, cũng định cho chúng trở thành vương giả nhưng không đạt, vì một đứa quá thừa, một đứa lại quá thiếu. Hãy làm cho nó được nổi tiếng, ít nhất cũng trở thành Trạng.

Rồi đó, hết hạn ở trần. Liễu Hạnh đốt tất cả lâu đài mà trở về trời.

Những đứa con của Liễu Hạnh về sau quả nhiên nổi tiếng, trong đó có một đứa tên là Trạng Quỳnh. Chỗ di tích ngôi đền của Liễu Hạnh xây lên ở xứ Thanh và ở xứ Nghệ, người ta dựng thành đền thờ trên núi. Không một ai dám động đến một vật gì ở các ngôi đền này cả, vì sợ Liễu Hạnh báo thù.

KHẢO DỊ

Truyện Liễu Hạnh từ lâu đã được nho sĩ cải biến thành một truyện đượm màu sắc tôn giáo và nho hóa khác với truyện dân gian, mặc dầu cho đến nay, truyện kể trong dân gian cũng đã ít nhiều biến đổi về chủ đề: các hình tượng và tình tiết đã được cắt xén, sàng lọc.

Theo Thính văn dị lục và một số thần tích thì Liễu Hạnh là con gái Ngọc Hoàng, vì đánh vỡ chén ngọc bị giáng xuống trần đầu thai ở nhà Lê Thái Công, xã Vân-cát (Nam-định) mang tên là Giáng Tiên. Lớn lên làm con nuôi một viên quan hưu họ Trần, được học hành nên có tài văn chương, giỏi đàn sáo. Năm mười tám tuổi lấy chồng là Đào lang, con một viên quan ở làng. Được ba năm hết hạn đày không bệnh mà chết, để lại cho chồng một trai, một gái. Nhưng vì “trần duyên chưa dứt”, Ngọc Hoàng lại cho xuống trần, lần này với phép biến hóa huyền diệu. Nàng gặp lại bố mẹ và chồng con, nhưng sau đó lại bỏ đi, tính tình phóng túng, tung tích vô định: khi làm cô gái thổi sáo, khi hóa bà già chống gậy, ẩn hiện bất thường. Ở Lạng-sơn, nàng làm thơ ghẹo nho sĩ, ở hồ Tây làm cô hàng rượu ngâm vịnh và dự tiệc với các ông Phùng Khắc Khoan, họ Ngô, họ Lý, v.v… Lại vào Nghệ-an kết duyên với người học trò, thường ngày thơ ca xướng họa với chồng, sau sinh được một trai, rồi lại trở về trời.

Sau ba năm nhớ cõi trần, Liễu Hạnh lại xin vua cha cho xuống trần một lần nữa. Lần này có đem theo hai người thị nữ. Họ trú ngụ ở phố Cát (Thanh-hóa) về sau được dân địa phương ở đây lập đền thờ. Triều đình sau một thời kỳ sai thuật sĩ tiễu trừ mà không xong, đành thừa nhận và sắc phong là Mã hoàng công chúa .

Sách vở của phái Nội đạo tràng miêu tả cuộc chiến tranh giữa Tiền quan với Liễu Hạnh như sau:

Khi đày Liễu Hạnh xuống trần, Ngọc Hoàng thấy chân bên tả của con đi dón gót, biết là xuống dưới ấy sẽ thành yêu, liền sai Tiền quan giáng sinh luôn để kịp thời ngăn chặn.

Có thói tàn nhẫn, Liễu Hạnh đi đến đâu gặp điều không vừa ý thì ra tay sát hại. Cho nên ở đâu nàng cũng làm cho người và vật tử thương. Thành hoàng phải “xuất ngoại”. Người ta sợ nàng đến nỗi bỏ công ăn việc làm, ban ngày đóng cổng không dám lên tiếng hoặc phải bày đàn ở ven đường cúng lễ.

Về sau đến Sùng-sơn (Thanh-hóa) thấy cảnh đẹp, Liễu Hạnh báo mộng cho hào trưởng vùng ấy phải lập cung miếu. Thấy họ còn dùng dằng, nàng làm cho trong năm ngày chết hơn một nửa dân. Khi cung miếu dựng xong, nàng thường hoá thành gái đẹp bán hàng, hễ bọn trai trẻ và nho sĩ trêu ghẹo thì tâu về triều. Vua sai các vị pháp sư nổi tiếng đến trị, nhưng họ không trở về được. Có lần chúa Trịnh vào Lam-sơn. Liễu Hạnh cùng bộ hạ đón đường quấy phá. Chúa trở về giận lắm, sai người mời tất cả pháp sư phù thủy và hội tất cả thành hoàng vào đánh nhưng họ chỉ chuốc lấy thất bại.

Lại nói chuyện vị Tiền quan được giáng sinh làm con trai thứ ba một vị Thượng sư – là tổ sư phái Nội đạo tràng – cả ba anh em đều được Phật tổ truyền cho phép thuật, hai anh là Tả quan và Hữu quan tu tại Côn-sơn, còn Tiền quan thì ở ngay lại làng quê, tức là làng Từ-minh (Thanh-hóa) luyện đạo và truyền đạo cho học trò. Sau lần thất bại của các pháp sư phù thủy, nhà vua sai sứ đi triệu Tiền quan về kinh phong làm Thượng tướng cầm ba vạn quân đi đánh Liễu Hạnh.

Đến Tam-điệp. Tiền quan sai đóng quân lại, còn mình thì cải trang làm dân thường, cưỡi ngựa trắng tìm đến Sùng-sơn. Gặp Liễu Hạnh, Tiền quan làm bộ thân mật: – “Ta báo cho biết sắp sửa có nạn lớn vì nàng đã trêu chọc vua chúa. Họ sắp cử đến đây một pháp sư cao cường. E rằng nàng không địch nổi, nên ta đến xem nàng có phép gì, nêu thiếu ta sẽ dạy cho”. Liễu Hạnh không ngờ gì cả, giở tất cả ba ngàn phép cho khách xem. Tiền quan hết lời ca ngợi, nói: – “Như thế này thì không cần phải học gì nữa”. Khi Tiền quan về rồi, Liễu Hạnh mới biết là mình bị mắc mưu, nhưng đã muộn. Cuộc giao chiến bắt đầu. Bên Liễu Hạnh có các thần bộ hạ đến giúp. Bên phía Tiền quan có hai ông anh cùng với bát bộ Kim Cang làm tiên phong, hai bên tả hữu có hắc hổ, bạch xà, trung tâm có lục đinh lục giáp. Sau ba ngày ba đêm chiến đấu, trời nổi mưa to lớn, bụi cát mù mịt, sấm sét đùng đùng, cây cối nhà cửa tơi tả, người vật chết khắp nơi, nước sông đỏ như máu. Cuối cùng, quân của Liễu Hạnh thất bại. Quỳnh Hoa, Quế Hoa bỏ chạy. Tiền quan ngồi trên voi chín ngà giục thần tượng đem lưới sắt vây bọc. Liễu Hạnh hóa làm một đứa trẻ nhưng bị đuổi kíp quá, lại hóa thành con rồng trốn trong một cái giếng. Tiền quan bắt được trói bằng dây đồng giải về kinh đô. Vua chúa đang ngồi trong điện bỗng thấy một đám mây đen đầu rồng đuôi lân, rơi xuống văng lên ba lần ở sân điện, biết là Tiền quan đã thắng trận.

Nhưng Phật tổ không muốn để con gái Ngọc Hoàng chịu sự trừng phạt của người trần, nên đã kịp thời xuống gặp ba anh em, bảo họ giao cho mình làm cho nàng cải tà quy chính .

Có người kể thêm đoạn kết như sau:

Khi Liễu Hạnh bị bắt thì Phật tổ hiện ra giải cứu. Ngọc sư (tức Tiền quan) vâng lời Phật tổ cho nàng một bộ áo cà sa, một cái mũ ni-cô để quy phật. Vì vậy, ngày nay ở nhiều chùa có dựng thêm điện ở phía sau để thờ Liễu Hạnh .

Ở vùng Hà-tĩnh, Quảng-bình trước đây, dân gian thường lưu truyền nhiều mẩu chuyện về một cô gái thỉnh thoảng hiện hình trêu ghẹo những khách bộ hành đàn ông, nhất là các thầy khóa, thầy cử đi lại trên đường quốc lộ. Ví dụ truyện Cô Doạt (Hà-tĩnh). Nàng Ha (Quảng-bình). Có người nói những mẩu chuyện ấy vốn xuất phát từ Sự tích công chúa Liễu Hạnh mà phát triển ra. Lưu Trọng Lư đã từng viết một truyện lãng mạn nhan đề là: Người nữ tỳ của bà chúa Liễu có lẽ cũng hư cấu từ những truyện loại ấy.

Ở vùng Hà-đông cũng có lưu truyền nhiều mẩu chuyện về Liễu Hạnh, ví dụ một mẩu chuyện sau đây:

Liễu Hạnh bị một pháp sư lừa bắt được bỏ vào một cái lọ nút kín, phía ngoài dán bùa rồi treo lên cây đa ở rừng vắng trên đường đi Vạn-phúc. Có hai vợ chồng đi bán dâu qua đó, nghe tiếng nói văng vẳng phát ra: – “Các con đến đây cứu mẹ, mẹ sẽ hậu tạ”. Hai vợ chồng trước sợ hãi, nhưng sau đánh bạo trèo lên cây, đưa lọ xuống. Khi đập vỡ lọ thì thấy có một con bướm trắng bay ra, tự xưng là Liễu Hạnh, rồi biến mất.

Ở nhà mình, pháp sư, do tín hiệu riêng, biết giờ chết đã đến vì Liễu Hạnh đã trốn thoát và sẽ báo thù. Bèn sai con đem tro sàng khắp nền nhà, đoạn tắm rửa sạch sẽ rồi lên giường nằm, đóng cửa lại, dặn vợ con đến giờ ngọ hãy mở ra. Khi vợ con mở cửa thì thấy pháp sư đã chết, trên nền nhà có dấu bàn chân đi lại chi chít, v.v… .

Chọn tập
Bình luận