Sách ebook được sưu tầm từ Internet, Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Trang Web hiện đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì hoạt động, mong Quý Bạn đọc thông cảm ạ.

Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam

Người đàn bà bị vu oan

Tác giả: Nguyễn đổng Chi
Chọn tập

Ngày xưa, có hai người lái buôn tơ lụa, một người tên là Lý, một người tên là Tình. Tuy quê ở hai nơi nhưng họ thường đến bán hàng và thường gặp nhau ở một thị trấn nọ. Trong cuộc buôn bán kinh doanh, họ dần dần quen nhau, thỉnh thoảng mời nhau chè chén có vẻ thân mật.

Một hôm, Lý mời Tình đến nhà hàng dự tiệc cùng mấy người bạn buôn khác. Khi rượu đã ngà say, họ xoay sang nói chuyện đàn bà. Một người cho rằng theo hắn, thì hai tiếng tiết trinh dường như thật vô nghĩa giữa cõi đời này. Một người đàn bà giữ chính chuyên suốt đời với một người đàn ông, đó là chuyện kỳ quái khó ai tin được. Lý đắc chí nói thêm vào:

– Đối với tôi, chỉ mất một ít tiền và một vài lời nói ngọt thì dù là người đàn bà sắt đá đến đâu cũng phải mềm ra ngay.

Tình nghe nói thế, cố cãi cho bằng được. Hắn nói vợ hắn ở nhà là một người đàn bà đã đẹp người, lại tốt nết, một tấm gương sáng về sự đoan chính. Thấy mọi người cười mỉa, hắn đoan:

– Nếu bác nào quyến rũ được vợ tôi có bằng cớ hẳn hoi, tôi sẽ biếu bác đó tất cả gia tài!

Lý cười ha hả rồi nửa đùa nửa thật:

– Bác có dám đánh đố với tôi không?

Tình khẳng khái viết ngay một giấy giao ước, trong đó hắn tình nguyện nộp tất cả gia tư điền sản cho Lý nếu trong một tháng Lý quyến rũ được vợ mình. Ngược lại, nếu cũng trong một tháng ấy mà Lý không làm nổi việc đó thì sẽ mất hết gia tài cho mình. Giấy viết xong, Tình mời Lý ký vào và mời tất cả các bạn buôn cùng ký làm chứng, và hứa rằng mình sẽ ở lại đây cho đến tháng thứ hai mới trở về nhà.

Tìm đến đuợc quê hương của Tình, Lý bắt đầu giở thủ đoạn.

Gặp vợ Tình ở chợ, hắn theo sát nút, liếc mắt đưa tình giở giọng ve vãn. Hắn chỉ nghe đuợc những tiếng chửi đáp lại. Nhưng hắn vẫn kiên nhẫn đuổi theo tán tỉnh không ngớt. Cuối cùng nguời đàn bà ấy phải nhờ tuần phiên can thiệp, hắn mới ôm đầu tháo chạy.

Lần thứ hai, hắn mang những đồ trang sức rất đẹp đóng bộ một tay buôn giàu có và phong tình đến bán cho vợ Tình. Sau khi giới thiệu những món nữ trang quý giá và xinh xắn, hắn dùng lời đuờng mật để gạ nguời đàn bà đó. Hắn nói:

– Tôi rất sung sướng được bán hàng cho một vị tuyệt thế giai nhân. Truớc hết, tôi xin tặng nàng chiếc nhẫn này. Nếu nàng bằng lòng – chỉ một lần thôi – tất cả những vật nhỏ mọn này đều là của nàng cả.

Nhưng vợ Tình nghiêm sắc mặt cự tuyệt. Không những nàng quăng lại chiếc nhẫn mà còn mới hắn ra ngay khỏi cửa. Lần thứ ba hắn lại đến nhà Tình, nhưng đến một cách lén lút. Trong đêm hôm tối tăm. Hắn lẻn đuợc vào buồng nguời đàn bà với những thỏi vàng cầm tay. Khi liệu chừng mọi nguời đã ngủ yên, hắn mới tiến đến bên giuờng lấy giọng ngọt ngào gọi khẽ và ấn những thỏi vàng vào tay nàng. Hắn nói:

– Xin nàng chớ sợ! Tôi đến đây với rất nhiều vàng để giúp nàng khuây khỏa nỗi phòng không bóng chiếc.

Hắn sà xuống ôm lấy vợ Tình, nhưng nguời đàn bà đã tỉnh liền vùng dậy. Một cuộc vật lộn xẩy ra trên giuờng. Chỉ trong một chốc, nguời đàn bà đã cho hắn một đạp ngã lăn ra. Hắn lóp ngóp bò dậy và chạy trốn mất. Thấy công việc của mình không một mảy may kết quả mà kỳ hạn thì đã sắp hết. Lý sực nhớ đến tờ giấy giao ước đã trót ký với Tình, đâm ra lo lắng hết sức. Hắn bèn nghĩ một mưu rất thâm độc. Hắn đi dò hỏi và tìm đến một bà mụ đã từng đỡ cho vợ Tình đẻ. Hắn cho nguời này rất nhiều tiền, dỗ dành mụ cho mình biết một vài nét đặc biệt trong người vợ Tình. Bà mụ là người thấy của thì híp mắt lại, nên khi được tiền của Lý, mụ ta ghé vào tai hắn: – “Ở quá phía dưới rốn của nàng có một nốt ruồi nhỏ”.

Thế rồi Lý trở về gặp lại Tình, hớn hở nói cho Tình biết rằng mình đã quyến rũ đuợc vợ hắn. Tình hỏi bằng chứng và khi nghe Lý dẫn ra cái nốt ruồi kín đáo thì hắn không còn hồn vía nào nữa. Hắn đành giao gia sản cho Lý rồi vì ghen tức đầy ứ, hắn trở về quê đánh cho vợ một trận rất tàn nhẫn và đuổi nàng đi.

Bị vu oan và bị đánh oan, người vợ Tình vô cùng tức giận. Nàng nghĩ đến việc báo thù và tìm cách tự minh oan cho mình. Một hôm, nàng gặp Lý ở giữa đường, bèn xông tới xỉ vả và nắm lấy tóc giằng xé rất dữ dội. Người ta đưa hai người lên quan.

Khi quan hỏi nàng tại sao vô cớ làm nhục một người đàn ông giữa đường thì nàng trả lời:

– Bẩm quan, nó vay của con một số tiền là hai mươi quan, con tin ở nó quen biết không bắt làm giấy tờ gì cả, nào ngờ đến bây giờ nó trở mặt, đòi mấy cũng không chịu trả.

Thấy vợ Tình vu vạ, Lý chỉ cười nhạt. Hắn bẩm quan:

– Tôi xin đoan với quan lớn và mọi người ở đây rằng tôi chả hề quen thuộc gì với người đàn bà này cả chứ đừng nói tới vay hay mượn làm chi!

Nghe nói thế vợ Tình mới kể cho quan biết sự tình: việc chồng mình thách hắn, âm mưu gian giảo của hắn đối với mình, cùng là nông nỗi mất gia tài sản nghiệp như thế nào. Cuối cùng nàng nói:

– Nếu nó không hề quen tôi, thì làm sao nó lại ăn nằm với tôi được chứ.

Tên lái buôn gian giảo điếng người vì câu nói hớ. Sau một cuộc khảo đả, âm mưu của hắn bị bại lộ. Quan xử cho Tình không những không mất tài sản mà còn được thêm tài sản của đối phương, đúng như lời giao ước. Hai vợ chồng nhờ đó lại đoàn tụ. Còn người đàn bà làm nghề bà mụ thì không những có tội làm cho gia đình người khác bị tan nát, mà còn làm trái với lương tâm của nghề nghiệp. Quan xử mụ tù chung thân là tội rất nặng đối với đàn bà để răn những kẻ khác[1].

KHẢO DỊ

Truyện trên giống với truyện Người vợ chung thủy của Nga:

Nhi-cô-lai, con trai một người lái buôn giàu có, yêu cô con gái một người thợ rèn đã từng dắt nhau đi ăn mày, tên là Ma-sa. Để thực hiện việc kết hôn, Nhi-cô-lai bí mật làm cho cha con người yêu trở nên giàu sang: sắm cho một ngôi nhà lộng lẫy, với danh nghĩa bá tước, và học mọi cách sống quý tộc.

Sau lễ cưới, bố Nhi-cô-lai chết. Người bạn của bố chàng là I-va-nốp rủ chàng đi buôn. Cũng như truyện của ta, trong thời gian xa nhà, I-va-nốp tìm mọi cách để đánh cuộc với Nhi-cô-lai: hẹn trong một tháng nếu hắn quyến rũ được Ma-sa thì Nhi-cô-lai sẽ mất hết tài sản cho hắn; nếu trái lại, hắn sẽ nộp gia tài cho Nhi-cô-lai. Vật làm chứng phải là chiếc nhẫn cưới của Ma-sa.

I-va-nốp quay về hết sức tán tỉnh Ma-sa nhưng không ăn thua. Mãi đến khi gần hết hạn, nhờ mưu một bà già ăn mày, hắn lọt được vào buồng Ma-sa ban đêm, lấy trộm chiếc nhẫn, và nhờ đó, hắn chiếm tất cả gia tài của Nhi-cô-lai. Tin là người yêu phụ bạc, anh chàng thất vọng bỏ đi làm thợ đắp lò cho các trại lính. Còn Ma-sa sau đó cải trang làm đàn ông đăng lính, và nhờ dũng cảm tài trí nên cuối cùng thăng võ quan, đứng đầu đạo quân ngự lâm, được nhà vua tin cậy. Khi biết tin chồng mình đang làm thợ đắp lò, Ma-sa ra lệnh cho Nhi-cô-lai được đổi về kinh, chuyển thành người lính hầu của mình, nhưng không hề hở cho chồng biết mình là Ma-sa.

Một hôm võ quan ngự lâm, tức Ma-sa đãi tiệc, mời các thân hào tới dự, trong đó có cả vua và I-va-nốp. Trong bữa tiệc, câu chuyện của Ma-sa dẫn tới chỗ buộc I-va-nốp phải kể lý do vì sao hắn chiếm được gia tài của Nhi-cô-lai. Khi hắn nói đến việc mình dụ dỗ được Ma-sa có chiếc nhẫn làm chứng, thì Ma-sa xin phép ra ngoài một lát. Nàng lén bỏ những đồ cải trang rồi ăn mặc trở lại phụ nữ, đoạn trở vào, dẫn cả Nhi-cô-lai đến trước nhà vua, vạch âm mưu gian xảo của I-va-nốp. Hắn cứng lưỡi, phải nộp toàn bộ tài sản của mình cho Nhi-cô-lai. Kết quả, Nhi-cô-lai được vua ban cho chức tước của vợ, còn I-va-nốp và mụ già hiểm độc thì đều bị trừng trị[2].

Một truyện khác Hoắc sinh do tác giả Liêu trai chí dị kể, cũng có tình tiết phần nào giống truyện của ta:

Hoắc sinh và Nghiêm sinh lúc trẻ thân nhau, lớn lên dần dần ghét nhau. Một mụ láng giềng của Hoắc từng đỡ đẻ cho vợ Nghiêm vô tình nới riêng với vợ Hoắc rằng chỗ kín của vợ Nghiêm có hai cái bướu. Nghe tin ấy, Hoắc lập mưu, rình khi Nghiêm sắp đi qua, giả tảng nói với người quen: “Vợ Nghiêm có tình ý với ta”. Người quen làm bộ không tin, Hoắc kể một câu chuyện bịa đặt và nói đến hai cái bướu bí mật. Nghiêm đứng ngoài của nghe lỏm được câu chuyện, liền bỏ về nhà khảo vợ. Vợ không nhận, hắn đánh lại càng dữ dội. Vợ không chịu được, tự tử.

Nghe tin, Hoắc lấy làm hối nhưng cũng không dám nói thật với Nghiêm. Vợ Nghiêm hóa thành ma kêu khóc suốt đêm làm cho cả nhà không yên. Bỗng dưng Nghiêm chết, ma không khóc nữa. Vợ Hoắc mộng thấy một người đàn bà xõa tóc kêu gào đòi báo thù. Tỉnh dậy bị bệnh, được vài hôm thì chết. Hoắc cũng mộng thấy một người đàn bà chửi mắng mình và dùng ngón tay dí vào môi.

Tỉnh dậy, hắn thấy môi đau và sưng lên. Được ba ngày chỗ sưng nổi thành bướu. Hoắc không dám nói cười vì động mở mồm là đau.

Đồng bào Cham-pa có truyện Trạng (xem Khảo dị các truyện số 47 và số 80, tập II) ở phần cuối có tình tiết giống truyện Người đàn bà bị vu oan.

Khôn-ai, con một quan đại thần, tìm cách làm cho Trạng bị tội. Muốn thế, hắn phải cố tạo chứng cớ để vu cho vợ Trạng là gái mất nết. Hắn bèn về làng Trạng mở hội nhiều ngày rồi cho tiền bà mụ đỡ đẻ hồi vợ Trạng mới lọt lòng để bà mụ cho biết một vài dấu vết trong người vợ Trạng. Đoạn hắn về triều phao tin là đã ăn nằm với vợ Trạng trong mấy ngày hội, để cho vua xử tử Trạng (vì vua đã hạ lệnh nếu Trạng lấy vợ đức hạnh kém thua công chúa, thì Trạng phải tội chết).

Ngày Trạng sắp bị Khôn-ai vâng lệnh vua đi chém, vợ Trạng mở một ngôi hàng nước ở con đường dẫn đến pháp trường. Khi Khôn-ai đi qua quán, vợ Trạng níu áo đòi nợ: “Quan ăn chịu ở hàng tôi mấy lần chưa trả”. Mọi người đến xem rất đông, Khôn-ai phân bua: – “Con này điên. Tao biết mày là ai mà mày đòi nợ. Tao chưa gặp mày lần nào cả”. Vợ trạng đủ chứng cớ để chứng minh là mình bị hắn vu oan. Vua bèn lại cho phép Trạng chém đầu Khôn-ai, nhưng Trạng tha bổng cho hắn.[3]

[1] Theo Lăng-đờ (Landes) sách đã dẫn và truyện kể của người miền Nam.

[2]. Truyện dân gian Nga (bản dịch của Nguyễn Hải Sa)

[3]. Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam, tập I, đã dẫn

Ngày xưa, có hai người lái buôn tơ lụa, một người tên là Lý, một người tên là Tình. Tuy quê ở hai nơi nhưng họ thường đến bán hàng và thường gặp nhau ở một thị trấn nọ. Trong cuộc buôn bán kinh doanh, họ dần dần quen nhau, thỉnh thoảng mời nhau chè chén có vẻ thân mật.

Một hôm, Lý mời Tình đến nhà hàng dự tiệc cùng mấy người bạn buôn khác. Khi rượu đã ngà say, họ xoay sang nói chuyện đàn bà. Một người cho rằng theo hắn, thì hai tiếng tiết trinh dường như thật vô nghĩa giữa cõi đời này. Một người đàn bà giữ chính chuyên suốt đời với một người đàn ông, đó là chuyện kỳ quái khó ai tin được. Lý đắc chí nói thêm vào:

– Đối với tôi, chỉ mất một ít tiền và một vài lời nói ngọt thì dù là người đàn bà sắt đá đến đâu cũng phải mềm ra ngay.

Tình nghe nói thế, cố cãi cho bằng được. Hắn nói vợ hắn ở nhà là một người đàn bà đã đẹp người, lại tốt nết, một tấm gương sáng về sự đoan chính. Thấy mọi người cười mỉa, hắn đoan:

– Nếu bác nào quyến rũ được vợ tôi có bằng cớ hẳn hoi, tôi sẽ biếu bác đó tất cả gia tài!

Lý cười ha hả rồi nửa đùa nửa thật:

– Bác có dám đánh đố với tôi không?

Tình khẳng khái viết ngay một giấy giao ước, trong đó hắn tình nguyện nộp tất cả gia tư điền sản cho Lý nếu trong một tháng Lý quyến rũ được vợ mình. Ngược lại, nếu cũng trong một tháng ấy mà Lý không làm nổi việc đó thì sẽ mất hết gia tài cho mình. Giấy viết xong, Tình mời Lý ký vào và mời tất cả các bạn buôn cùng ký làm chứng, và hứa rằng mình sẽ ở lại đây cho đến tháng thứ hai mới trở về nhà.

Tìm đến đuợc quê hương của Tình, Lý bắt đầu giở thủ đoạn.

Gặp vợ Tình ở chợ, hắn theo sát nút, liếc mắt đưa tình giở giọng ve vãn. Hắn chỉ nghe đuợc những tiếng chửi đáp lại. Nhưng hắn vẫn kiên nhẫn đuổi theo tán tỉnh không ngớt. Cuối cùng nguời đàn bà ấy phải nhờ tuần phiên can thiệp, hắn mới ôm đầu tháo chạy.

Lần thứ hai, hắn mang những đồ trang sức rất đẹp đóng bộ một tay buôn giàu có và phong tình đến bán cho vợ Tình. Sau khi giới thiệu những món nữ trang quý giá và xinh xắn, hắn dùng lời đuờng mật để gạ nguời đàn bà đó. Hắn nói:

– Tôi rất sung sướng được bán hàng cho một vị tuyệt thế giai nhân. Truớc hết, tôi xin tặng nàng chiếc nhẫn này. Nếu nàng bằng lòng – chỉ một lần thôi – tất cả những vật nhỏ mọn này đều là của nàng cả.

Nhưng vợ Tình nghiêm sắc mặt cự tuyệt. Không những nàng quăng lại chiếc nhẫn mà còn mới hắn ra ngay khỏi cửa. Lần thứ ba hắn lại đến nhà Tình, nhưng đến một cách lén lút. Trong đêm hôm tối tăm. Hắn lẻn đuợc vào buồng nguời đàn bà với những thỏi vàng cầm tay. Khi liệu chừng mọi nguời đã ngủ yên, hắn mới tiến đến bên giuờng lấy giọng ngọt ngào gọi khẽ và ấn những thỏi vàng vào tay nàng. Hắn nói:

– Xin nàng chớ sợ! Tôi đến đây với rất nhiều vàng để giúp nàng khuây khỏa nỗi phòng không bóng chiếc.

Hắn sà xuống ôm lấy vợ Tình, nhưng nguời đàn bà đã tỉnh liền vùng dậy. Một cuộc vật lộn xẩy ra trên giuờng. Chỉ trong một chốc, nguời đàn bà đã cho hắn một đạp ngã lăn ra. Hắn lóp ngóp bò dậy và chạy trốn mất. Thấy công việc của mình không một mảy may kết quả mà kỳ hạn thì đã sắp hết. Lý sực nhớ đến tờ giấy giao ước đã trót ký với Tình, đâm ra lo lắng hết sức. Hắn bèn nghĩ một mưu rất thâm độc. Hắn đi dò hỏi và tìm đến một bà mụ đã từng đỡ cho vợ Tình đẻ. Hắn cho nguời này rất nhiều tiền, dỗ dành mụ cho mình biết một vài nét đặc biệt trong người vợ Tình. Bà mụ là người thấy của thì híp mắt lại, nên khi được tiền của Lý, mụ ta ghé vào tai hắn: – “Ở quá phía dưới rốn của nàng có một nốt ruồi nhỏ”.

Thế rồi Lý trở về gặp lại Tình, hớn hở nói cho Tình biết rằng mình đã quyến rũ đuợc vợ hắn. Tình hỏi bằng chứng và khi nghe Lý dẫn ra cái nốt ruồi kín đáo thì hắn không còn hồn vía nào nữa. Hắn đành giao gia sản cho Lý rồi vì ghen tức đầy ứ, hắn trở về quê đánh cho vợ một trận rất tàn nhẫn và đuổi nàng đi.

Bị vu oan và bị đánh oan, người vợ Tình vô cùng tức giận. Nàng nghĩ đến việc báo thù và tìm cách tự minh oan cho mình. Một hôm, nàng gặp Lý ở giữa đường, bèn xông tới xỉ vả và nắm lấy tóc giằng xé rất dữ dội. Người ta đưa hai người lên quan.

Khi quan hỏi nàng tại sao vô cớ làm nhục một người đàn ông giữa đường thì nàng trả lời:

– Bẩm quan, nó vay của con một số tiền là hai mươi quan, con tin ở nó quen biết không bắt làm giấy tờ gì cả, nào ngờ đến bây giờ nó trở mặt, đòi mấy cũng không chịu trả.

Thấy vợ Tình vu vạ, Lý chỉ cười nhạt. Hắn bẩm quan:

– Tôi xin đoan với quan lớn và mọi người ở đây rằng tôi chả hề quen thuộc gì với người đàn bà này cả chứ đừng nói tới vay hay mượn làm chi!

Nghe nói thế vợ Tình mới kể cho quan biết sự tình: việc chồng mình thách hắn, âm mưu gian giảo của hắn đối với mình, cùng là nông nỗi mất gia tài sản nghiệp như thế nào. Cuối cùng nàng nói:

– Nếu nó không hề quen tôi, thì làm sao nó lại ăn nằm với tôi được chứ.

Tên lái buôn gian giảo điếng người vì câu nói hớ. Sau một cuộc khảo đả, âm mưu của hắn bị bại lộ. Quan xử cho Tình không những không mất tài sản mà còn được thêm tài sản của đối phương, đúng như lời giao ước. Hai vợ chồng nhờ đó lại đoàn tụ. Còn người đàn bà làm nghề bà mụ thì không những có tội làm cho gia đình người khác bị tan nát, mà còn làm trái với lương tâm của nghề nghiệp. Quan xử mụ tù chung thân là tội rất nặng đối với đàn bà để răn những kẻ khác[1].

KHẢO DỊ

Truyện trên giống với truyện Người vợ chung thủy của Nga:

Nhi-cô-lai, con trai một người lái buôn giàu có, yêu cô con gái một người thợ rèn đã từng dắt nhau đi ăn mày, tên là Ma-sa. Để thực hiện việc kết hôn, Nhi-cô-lai bí mật làm cho cha con người yêu trở nên giàu sang: sắm cho một ngôi nhà lộng lẫy, với danh nghĩa bá tước, và học mọi cách sống quý tộc.

Sau lễ cưới, bố Nhi-cô-lai chết. Người bạn của bố chàng là I-va-nốp rủ chàng đi buôn. Cũng như truyện của ta, trong thời gian xa nhà, I-va-nốp tìm mọi cách để đánh cuộc với Nhi-cô-lai: hẹn trong một tháng nếu hắn quyến rũ được Ma-sa thì Nhi-cô-lai sẽ mất hết tài sản cho hắn; nếu trái lại, hắn sẽ nộp gia tài cho Nhi-cô-lai. Vật làm chứng phải là chiếc nhẫn cưới của Ma-sa.

I-va-nốp quay về hết sức tán tỉnh Ma-sa nhưng không ăn thua. Mãi đến khi gần hết hạn, nhờ mưu một bà già ăn mày, hắn lọt được vào buồng Ma-sa ban đêm, lấy trộm chiếc nhẫn, và nhờ đó, hắn chiếm tất cả gia tài của Nhi-cô-lai. Tin là người yêu phụ bạc, anh chàng thất vọng bỏ đi làm thợ đắp lò cho các trại lính. Còn Ma-sa sau đó cải trang làm đàn ông đăng lính, và nhờ dũng cảm tài trí nên cuối cùng thăng võ quan, đứng đầu đạo quân ngự lâm, được nhà vua tin cậy. Khi biết tin chồng mình đang làm thợ đắp lò, Ma-sa ra lệnh cho Nhi-cô-lai được đổi về kinh, chuyển thành người lính hầu của mình, nhưng không hề hở cho chồng biết mình là Ma-sa.

Một hôm võ quan ngự lâm, tức Ma-sa đãi tiệc, mời các thân hào tới dự, trong đó có cả vua và I-va-nốp. Trong bữa tiệc, câu chuyện của Ma-sa dẫn tới chỗ buộc I-va-nốp phải kể lý do vì sao hắn chiếm được gia tài của Nhi-cô-lai. Khi hắn nói đến việc mình dụ dỗ được Ma-sa có chiếc nhẫn làm chứng, thì Ma-sa xin phép ra ngoài một lát. Nàng lén bỏ những đồ cải trang rồi ăn mặc trở lại phụ nữ, đoạn trở vào, dẫn cả Nhi-cô-lai đến trước nhà vua, vạch âm mưu gian xảo của I-va-nốp. Hắn cứng lưỡi, phải nộp toàn bộ tài sản của mình cho Nhi-cô-lai. Kết quả, Nhi-cô-lai được vua ban cho chức tước của vợ, còn I-va-nốp và mụ già hiểm độc thì đều bị trừng trị[2].

Một truyện khác Hoắc sinh do tác giả Liêu trai chí dị kể, cũng có tình tiết phần nào giống truyện của ta:

Hoắc sinh và Nghiêm sinh lúc trẻ thân nhau, lớn lên dần dần ghét nhau. Một mụ láng giềng của Hoắc từng đỡ đẻ cho vợ Nghiêm vô tình nới riêng với vợ Hoắc rằng chỗ kín của vợ Nghiêm có hai cái bướu. Nghe tin ấy, Hoắc lập mưu, rình khi Nghiêm sắp đi qua, giả tảng nói với người quen: “Vợ Nghiêm có tình ý với ta”. Người quen làm bộ không tin, Hoắc kể một câu chuyện bịa đặt và nói đến hai cái bướu bí mật. Nghiêm đứng ngoài của nghe lỏm được câu chuyện, liền bỏ về nhà khảo vợ. Vợ không nhận, hắn đánh lại càng dữ dội. Vợ không chịu được, tự tử.

Nghe tin, Hoắc lấy làm hối nhưng cũng không dám nói thật với Nghiêm. Vợ Nghiêm hóa thành ma kêu khóc suốt đêm làm cho cả nhà không yên. Bỗng dưng Nghiêm chết, ma không khóc nữa. Vợ Hoắc mộng thấy một người đàn bà xõa tóc kêu gào đòi báo thù. Tỉnh dậy bị bệnh, được vài hôm thì chết. Hoắc cũng mộng thấy một người đàn bà chửi mắng mình và dùng ngón tay dí vào môi.

Tỉnh dậy, hắn thấy môi đau và sưng lên. Được ba ngày chỗ sưng nổi thành bướu. Hoắc không dám nói cười vì động mở mồm là đau.

Đồng bào Cham-pa có truyện Trạng (xem Khảo dị các truyện số 47 và số 80, tập II) ở phần cuối có tình tiết giống truyện Người đàn bà bị vu oan.

Khôn-ai, con một quan đại thần, tìm cách làm cho Trạng bị tội. Muốn thế, hắn phải cố tạo chứng cớ để vu cho vợ Trạng là gái mất nết. Hắn bèn về làng Trạng mở hội nhiều ngày rồi cho tiền bà mụ đỡ đẻ hồi vợ Trạng mới lọt lòng để bà mụ cho biết một vài dấu vết trong người vợ Trạng. Đoạn hắn về triều phao tin là đã ăn nằm với vợ Trạng trong mấy ngày hội, để cho vua xử tử Trạng (vì vua đã hạ lệnh nếu Trạng lấy vợ đức hạnh kém thua công chúa, thì Trạng phải tội chết).

Ngày Trạng sắp bị Khôn-ai vâng lệnh vua đi chém, vợ Trạng mở một ngôi hàng nước ở con đường dẫn đến pháp trường. Khi Khôn-ai đi qua quán, vợ Trạng níu áo đòi nợ: “Quan ăn chịu ở hàng tôi mấy lần chưa trả”. Mọi người đến xem rất đông, Khôn-ai phân bua: – “Con này điên. Tao biết mày là ai mà mày đòi nợ. Tao chưa gặp mày lần nào cả”. Vợ trạng đủ chứng cớ để chứng minh là mình bị hắn vu oan. Vua bèn lại cho phép Trạng chém đầu Khôn-ai, nhưng Trạng tha bổng cho hắn.[3]

[1] Theo Lăng-đờ (Landes) sách đã dẫn và truyện kể của người miền Nam.

[2]. Truyện dân gian Nga (bản dịch của Nguyễn Hải Sa)

[3]. Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam, tập I, đã dẫn

Chọn tập
Bình luận
720
× sticky